1.Tập tính là gì:
-Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường( bên trong hay bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại, phát triển.
-
*Trả lời câu lệnh:
-Tập tính làm tổ,…đẻ…của tò vò là tập tính bẩm sinh.
- Tập tính của chuồn chuồn là tập tính bẩm sinh. - Tập tính của người là tập tính học tập. Tranh hình 31.2 *Trả lời câu lệnh: - Tập tính của các động vật thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch chủ yếu là các tập tính bẩm sinh do cấu tạo thần kinh đơn giản, số lượng nơron ít, đời sống ngắn…
-Người và động vật có hệ thần kinh phát triển,tuôỉ thọ dài…
a)Tập tính bẩm sinh:
- Là do bố mẹ di truyền cho và mang tính đặc trưng cho loài.
- Có tính bền vững, khó bị mất đi.
b)Tập tính học được:
-Hình thành trong đời sống cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
- Tập tính học được kém bền và không di truyền được cho thế hệ sau.
- Các nhóm động vật càng tiến hoá tập tính học được càng nhiều và càng phức tạp.
3.Cơ sở thần kinh của tập tính:
a)Tập tính bẩm sinh: Là chuỗi phản xạ không điều
kiện được gen quy định sẵn từ khi sinh ra.( Do bố mẹ di truyền cho).
b)Tập tính học được: Là chuỗi phản xạ có điều kiện
được hình thành trong đời sống cá thể.( Hình thành đường liên hệ tạm thời giữa các nơron)
6. Củng cố: HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP So sánh tập tính bẩm sinh và tập tính học được Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Giống nhau
- Xảy ra khi có kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài lên cơ thể. - Đều là các chuỗi phản xạ kế tiếp nhau.
- Cơ sở thần kinh của các tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Khác nhau
- Là các chuỗi phản xạ không điều kiện kế tiếp nhau.
- Mang tính bẩm sinh và di truyền - Mang tính chất chung của chủng loại( cá thể nào trong loài cũng có tập tính đó).
- Bền vững khó bị mất đi. - Số lượng không nhiều.
- Là các chuỗi phản xạ có điều kiện kế tiếp nhau.
- Do cá thể tiếp thu được trong đời sống và không di truyền được.
- Không phải cá thể nào cũng có, do mỗi cá thể hình thành trong đời sống riêng của mình.
- Kém bền vững, dễ bị mất đi. - Số lượng ngày càng nhiều.
Tiết 33 Ngày soạn: Ngày giảng:
Bài 32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (tiếp)
1. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải nêu được 1 số hình thức học tập chủ yếu của Đ.vật. - Liệt kê và lấy được các ví dụ về 1 số dạng tập tính phổ biến ở Đ vật. - Nêu được ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính vào đời sống s. xuất.
2. Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ Hình 32.1- 32.2 SGK .
- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)
3. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là tập tính học được? Phân biệt với tập tính bẩm sinh.
5. Giảng bài mới:
Bài 32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (tiếp)
Học sinh tự nghiên cứu sách và trả lời các câu hỏi sau
* Thế nào là học tập quen nhận? cho ví dụ.
Tranh hình 32.1
* Thế nào là học tập in vết? cho ví dụ.
* Thế nào là học điều kiện hoá? cho ví dụ * Thế nào là học ngầm, học khôn? cho ví dụ. Tranh hình 32.2 *Trả lời câu lệnh: - Câu 1: B - Câu 2: D - Câu 3: B 4.Một số hình thức học tập ở động vật:
a)Quen nhờn: Kích thích không gây nguy hiểm được
lặp lại nhiều lần.
b)In vết: Sự di chuyển của con non theo vật di chuyển
đầu tiên thấy khi chào đời.
c)Điều kiện hoá:
- Đáp ứng (kiểu Paplôp): Hình thành đường liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời.
- Hành động (kiểu Skinnơ) Sự liên kết giữa 1 hành vi và 1 tín hiệu mới.
d)Học ngầm: Là kiểu học không có ý thức để nhớ song
khi cần có thể tái hiện lại được.
e)Học khôn:
- Chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển( Bộ Linh trưởng- con người).
- Là học có chủ định, có chú ý.
- Là sự kết hợp các tập tính học được để giải quyết những vấn đề mới gặp phải.
5.Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật:
a)Tập tính kiếm ăn: Là tập tính bẩm sinh ở các động vật có hệ thần kinh chưa phát triển và là
b)Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Các động vật thường bảo vệ khu vực sống của mình( nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
c)Tập tính sinh sản: Phần lớn mang tính bẩm sinh và bản năng.
d)Tập tính di cư: Sự di cư của 1 số loài thú chim, cá theo mùa nhất định.
e)Tập tính xã hội: xảy ra với các loài sống thành bày đàn như ong, kiến, mối…
*Tập tính thứ bậc: Con đầu đàn, thứ 2…
*Tập tính vị tha: Sẵn sàng hy sinh quyền lợi, tính mạng bản thân vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.
* Con người vận dụng những hiểu biết về tập tính ở người và động vật vào cuộc sống như thế nào?
6.Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất:
- Hình thành các tập tính học được có lợi ở con người cũng như các tập tính học được ở vật nuôi có ích cho con người.
- Chủ động điều khiển các tập tính của động vật. Tạo điều kiện để các tập tính có lợi thực hiện và hạn chế các tập tính không có lợi. 6. Củng cố: HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP Tập tính Bẩm sinh Học tập Ví dụ Kiếm ăn Bảo vệ lãnh thổ Sinh sản Dicư Xã hội Thứ bậcVị tha
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 34 Ngày soạn: Ngày giảng:
Bài 33: THỰC HÀNH
XEM PHIM VỀ TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT 1. Mục tiêu bài dạy: 1. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải phân tích được các dạng tập tính của động vật thuộc loại tập tính nào (tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản...)
2. Phương tiện dạy học:
- Đĩa CD về vài dạng tập tính của một, vài loài động vật.
- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)
3. Ổn định tổ chức:
4. Kiểm tra bài cũ:
-
5. Giảng bài mới:
Bài 33: THỰC HÀNH
XEM PHIM VỀ TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
1)Một số câu hỏi gợi ý trước khi xem phim:
- Động vật rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi con mồi, giết chết con mồi... như thế nào? - Động vật ve vãn, giành con cái, giao hoan, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc con non... như thế nào?
- Động vật bảo vệ lãnh thổ ( cách đe doạ, tấn công, cách đánh dấu lãnh thổ... như thế nào?
- Trong các tập tính trên đâu là tập tính bẩm sinh, đâu là tập tính học được?
2. Thu hoạch:
- Sau khi xem phim xong thảo luận nhóm dựa theo các câu hỏi trên.
- Dựa trên kết quả thảo luận nhóm, mỗi học sinh viết 1 bản tóm tắt về những biểu hiện của từng dạng tập tính của động vật.( So sánh tập tính giữa các loài)
6. Củng cố:
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 35: ÔN TẬP Ngày soạn: Ngày giảng:
1. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải so sánh được các hình thức cảm ứng ở thực vật và động vật.
- Hiểu được cơ chế hình thành điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh trên dây thần kinh( có và không có miêlin).
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Biết vận dụng vào thực tế đời sống và sản xuất.
Tiêt 36: KIỂM TRA HỌC KỲ I