CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT ài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Một phần của tài liệu Sinh 11 CB - HKI (Trang 39 - 45)

VI. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi: *Hoàn thiện sơ đồ

B CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT ài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Bài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 1. Mục tiêu bài dạy:

- Học sinh phải nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật. - Trình bày được cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh.

- Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới.

- Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

2. Phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ Hình 26.1- 26.2 SGK .

- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)

3. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.

4. Kiểm tra bài cũ:

-

5. Giảng bài mới:

Bài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT *Thế nào là phản xạ - cung phản xạ?

-(PX là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh) -PX là 1 dạng của cảm ứng thực hiện qua cung phản xạ . *1cung phản xạ gồm có những bộ I. Khái niệm cảm ứng ở động vật: 1. Khái niệm: -Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống( thông qua các phản xạ) đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

phận nào? *Trả lời câu lệnh: KT (gai)→ tiếp nhận KT (cq thụ cảm tay)→ Bộ phận phân tích tổng hợp(tuỷ sống)→ Bộ phận thực hiện(cơ tay).

* Động vật nào chưa có hệ thần kinh?

+Trùng roi hướng tới ánh sáng,trùng biến hình tránh xa ánh sáng chói.

*Hình thức cảm ứng trước các kích thích của chúng?

Tranh hình 26.1

*Em hãy nêu cấu tạo hệ thần kinh của thuỷ tức?

*Trả lời câu lệnh: Thuỷ tức co dúm toàn thân trả lời kích thích( tốn nhiều năng lượng và không chính xác)

Tranh hình 26.2

* Em hãy mô tả cấu tạo hệ thần kinh

dạng chuỗi hạch?

*Khi kích thích vào phần đầu hoặc cuối con giun đất nó phản ứng như thế nào?( Hoặc giữ cố định con châu chấu và kích thích vào chân nó→quan sát hình thức trả lời)

-Bộ phận tiếp nhận kích thích( các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).

- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng( hệ thần kinh). -Bộ phận thực hiện phản ứng(cơ, tuyến…)

II.Cảm ứng ở ĐV chưa có hệ thần kinh: 1.Các đại diện:

-Động vật đơn bào: trùng giày,trùng roi…

2.Hình thức cảm ứng:

- Rất đơn giản chỉ là hướng dương hoặc âm với kích thích.

III.Cảm ứng ở ĐV có tổ chức thần kinh:

1.Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới:

(ruột khoang)

-Cấu tạo: các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

-Hình thức cảm ứng: Cả cơ thể phản ứng trước kích thích.

2.Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:(giun dẹp, chân khớp...)

- Cấu tạo: các tế bào tập trung lại thành hạch thần kinh.Các hạch được nối với nhau bởi dây thần kinh tạo chuỗi hạch thần kinh

- Hình thức cảm ứng:Có sự định khu trả lời kích thích thông qua các phản xạ( chủ yếu là phản xạ không điều kiện).

6. Củng cố:

HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP

ĐV chưa có HTK HTK Dạng lưới HTK chuỗi hạch Đại diện ĐV đơn bào Ruột khoang Giun tròn,giun dẹp..

Cấu tạo - Chưa có tổ chức thần kinh. - Hệ thần kinh dạng mạng lưới. - Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

Cảm ứng

- Rất đơn giản chỉ là hướng dương hoặc âm với kích thích.

- Cả cơ thể phản ứng trước kích thích.Tốn nhiều năng lượng và không chính xác.

- Có sự định khu trả lời kích thích thông qua các phản xạ.

7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tiết 28 Ngày soạn: Ngày giảng:

Bài 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT ( tiếp theo)

1. Mục tiêu bài dạy:

- Học sinh phải nêu được sự phân hoá về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.

- Trình bày được sự ưu việt trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống với các dạng hệ thần kinh khác.

2. Phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ Hình 26.1- 26.2- 27.1- 27.2 SGK .

- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)

3. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.

4. Kiểm tra bài cũ:

-Hãy nêu đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. So sánh với hệ thần kinh dạng mạng lưới.

5. Giảng bài mới:

Bài 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT( tiếp theo)

Tranh hình26.1- 26.2- 27.1 * Hãy nêu cấu tạo hệ thần kinh ở người.(hoặc động vật có xương sống).

*Điểm tiến hoá hơn về cấu tạo của hệ thần kinh ống so với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh chuỗi hạch. (Số lượng các tế bào thần kinh ngày càng nhiều và càng có sự tập trung cao độ các tế bào thần kinh)

*Trả lời câu lệnh:

-Não bộ, tuỷ sống, hạch thần kinh,

dây thần kinh. Tranh hình 27.2 *Trả lời câu lệnh: -5 bộ phận -Cung phản xạ đơn,không ĐK *Trả lời câu lệnh: - Gặp chó dại…phản xạ có điều kiện.Đây là phản xạ dựa vào kinh nghiệm( học tập).

3.Cảm ứng ở sinh vật có hệ thần kinh dạng ống:

(ĐV có xương sống)

a)Cấu trúc hệ thần kinh dạng ống:

- Có sự tập trung ngày càng cao độ các tế bào thần kinh hình thành ống thần kinh và được chia thành 2 phần.

-Phần thần kinh trung ương: Gồm não bộ và tuỷ sống được bao bọc bởi xương bảo vệ hình thành ống thần kinh.

-Phần thần kinh ngoại biên: Gồm các dây thần kinh và hạch thần kinh nối thần kinh trung ương với các cơ quan trong cơ thể

- Số lượng các tế bào thần kinh rất lớn.

b)Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống:

- Hình thức trả lời kích thích thông qua các phản xạ thần kinh: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

- Các sinh vật càng tiến hoá số lượng các phản xạ ngày càng nhiều đặc biệt là các phản xạ có điều kiện.

- Các phản xạ ngày càng nhanh và chính xác hơn.

6. Củng cố:

HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện -Là phản xạ đơn

-Số lượng tế bào thần kinh tham gia ít. -Mang tính bẩm sinh và di truyền. -Mang tính chất chung của chủng loại. -Có tính bền vững khó bị mất đi. -Di truyền được.

-Số lượng hạn chế. -Trung ương là tuỷ sống.

-Là phản xạ phức tạp

-Số lượng tế bào thần kinh tham gia nhiều.

-Do cá thể hình thành trong cuộc sống (học tập được)

-Mang tính cá biệt của từng cá thể.

-Không bền, dễ bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố.

-Không di truyền được. -Số lượng ngày càng nhiều. -Trung ương là vỏ não.

* Chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh

- Số lượng tế bào thần kinh trong cơ thể ngày càng nhiều. - Cấu tạo ngày càng phức tạp hơn và hoàn thiện hơn.

- Có sự tập trung ngày càng cao độ các tế bào thần kinh-Sự đầu hoá.

( Tứ chưa có tế bào thần kinh→Có tế bào thần kinh nhưng các tế bào thần kinh nằm rải rác→Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch thần kinh→ Các tế bào thần kinh tập trung cao độ thành ống thần kinh và sự đầu hoá).

- Các hình thức phản xạ ngày càng đa dạng, nhanh, chính xác

7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tiết 29 Ngày soạn: Ngày giảng:

Bài 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ 1. Mục tiêu bài dạy:

- Học sinh phải nêu được khái niệm điện thế nghỉ. - Trình bày được cơ chế hình thành điện thế nghỉ.

2. Phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ Hình 28.1- 28.2- 28.3 và bảng 28 SGK .

- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)

3. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.

4. Kiểm tra bài cũ:

-Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

5. Giảng bài mới:

Tranh hình 28.1 *Trả lời câu lệnh:

-Đồng hồ đo có 2 điện cực.Một điện cực để sát mặt ngoài màng tế bào còn điện cực kia cắm vào phía trong màng để sát màng phía trong.

* Em hãy nêu khái niệm điện thế nghỉ là gì?

*Tại sao điện thế nghỉ lại là âm(tế bào nón ong mật-50mV)

Bảng 28 *Trả lời câu lệnh:

-Ion K+ ở trong>K+ ngoài -Ion Na+ ở ngoài >Na+ trong

Tranh hình 28.2 *Trả lời câu lệnh:

- Cổng K+ chỉ cho ion K+ đi ra ngoài màng, cổng Na+ chỉ cho ion Na+ đi vào trong màng - Cổng Na+ đóng, cổng K+ mở ion K+đi ra ngoài màng nằm sát màng ngoài. Tranh hình 28.3 * Em có nhận xét gì về sự vận chuyển ion của bơm Na-K?

* Tại sao lại phải vận chuyển ion K+ vào trong?

* Bơm Na-K còn vận chuyển ion Na+ từ trong ra ngoài?

(Bài sau đề cập tới)

1. Khái niệm điện thế nghỉ:

- Là điện thế đo được sát phía trong và phía ngoài màng khi tế bào đang ở trạng thái nghỉ ngơi( không bị kích thích).

- Sát phía trong màng tế bào tích điện âm so với ngoài màng tế bào tích điện dương.

- Trị số điện thế nghỉ là rất bé ( tế bào thần kinh mực ống là -70mV)

2. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ:

a)Sự phân bố ion ở 2 bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào:

- Nồng độ ion K+ ở bên trong màng (150)cao hơn ở bên ngoài màng (5).

- Nồng độ ion Na+ ở bên ngoài màng (150) cao hơn ở bên ngoài màng (15).

- Cổng K+ cho các ion K+ đi ra ngoài. Cổng Na+ cho các ion Na+ đi vào trong tế bào.

b)Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion:

- Màng tế bào có tính thấm cao với ion K+ nên cổng K thường mở.

- Ion K+ ra ngoài màng nằm lại sát ngay phía ngoài màng làm cho mặt ngoài màng tích điện dương hơn so với mặt trong âm.

c)Bơm Na – K:

- Bơm Na-K có chức năng vận chuyển các ion K+ từ ngoài trả vào trong giúp duy trì nồng độ K+ bên trong luôn cao hơn bên ngoài màng.

- Bơm Na-K còn vận chuyển ion Na+ từ trong ra ngoài để giúp hình thành điện thế hoạt động.

6. Củng cố:

+Kiến thức bổ sung:

- Điện thế nghỉ hay còn gọi là điện thế màng.

- Vai trò bơm Na-K là chỉ bơm ion K+ vào và bơm ion Na+ ra ngoài

- Bơm Na-K hoạt động thường xuyên cứ bơm 3 ion K+vào thì lại bơm 2 ion Na+ra để duy trì nồng độ ion K+ ở bên trong luôn cao hơn ở bên ngoài và nồng độ ion Na+ ở ngoài cao hơn ở bên trong màng.

- Khi ion Na+ từ bên ngoài thấm ồ ạt vào trong màng gây nên hiện tượng đảo cực màng tế bào hình thành điện thế hoạt động.(Xét trong tiết học sau).

Tiết 30 Ngày soạn: Ngày giảng:

Bài 29: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH 1. Mục tiêu bài dạy:

- Học sinh phải vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và điền được tên các giai đoạn của điện thế hoạt động vào đồ thị.

- Trình bày được cơ chế hình thành điện thế hoạt động.

- Trình bày được cách lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin.

2. Phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ Hình 29.1- 29.2- 29.3- 29.4 SGK .

- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)

3. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.

4. Kiểm tra bài cũ:

-Hãy trình bày cách đo điện thế nghỉ. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ?

5. Giảng bài mới:

Bài 29: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH Tranh hình 29.1 * Em có nhận xét gì về sự biến đổi điện thế màng khi có kích thích? Tranh hình 29.2 *Trả lời câu lệnh: - Cổng Na+mở rộng và ion Na+ thấm ồ ạt từ ngoài vào trong còn cổng K+ đóng lại→làm đảo lại điện thế 2 bên màng.

I.Điện thế hoạt động:

1.Đồ thị điện thế hoạt động:

-Gồm 3 giai đoạn:mất phân cực( khử cực), đảo cực, tái phân cực.

2.Cơ chế hình thành điện thế hoạt động:

-Giai đoạn mất phân cực và đảo cực: cổng Na+mở rộng và ion Na+ thấm ồ ạt từ ngoài vào trong còn cổng K+ đóng lại → trong màng trở thành tích điện dương và ngoài màng tích điện âm.Mất phân cực→ đảo cực

- Cổng Na+đóng lại và cổng K+ lại mở rộng nên ion K+ lại thấm ồ ạt ra ngoài→Điện thế màng lại được thiết lập lại.

* Hoạt động nào giúp cân bằng lại các ion Na+và ion K+ trở về trạng thái ban đầu?

( Bơm Na-K)

Tranh hình 29.3

* Em có nhận xét gì về sự lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh

Một phần của tài liệu Sinh 11 CB - HKI (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w