Khái quát về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành
Trang 1A.PHẦN MỞ ĐẦU
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã khiến tranh chấp thương mại trởthành một hiện tượng khách quan tất yếu và ngày càng trở nên phong phú, đa dạngvà phức tạp Tranh chấp thương mại đã trở thành thuật ngữ quen thuộc trong đờisống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới Hiện tượng này tất yếu đòi hỏi nhữngcách thức giải quyết cho phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cácchủ thể, góp phần duy trì ổn định và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nước tađang tiến hành chính sách phát triển kinh tế đối ngoại theo hướng tham gia ngàycàng sâu rộng vào thị trường quốc tế, tham gia khối mậu dịch tự do AFTA, tổ chứcthương mại thế giới WTO, áp dụng các chuẩn mực thương mại quốc tế Tranh chấpphát sinh trong nền kinh tế đang trên tiến trình hội nhấp thương mại quốc tế đangngày càng diễn ra phổ biến, đa dạng, phong phú Hiện nay, tranh chấp thương mại cóthể được giải quyết bằng các phương thực: thương lượng, hòa giải, trọng tài thươngmại hoặc tòa án Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, và việclựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp tùy thuộc vào hiệu quả màphương thức đó có thể đem lại cho những bên trong cuộc đối với mỗi vụ việc cụ thể.Hiểu biết và nắm cững về mỗi phương thức là cơ hội và chìa khóa đề các doanhnhân tìm ra được con đường giải quyết tranh chấp thích hợp nhất cho mình Tuynhiên, cũng còn nhiều vấn đề liên quan tới các phương thức giải quyết tranh chấpthương mại chưa được quy định đầy đủ và hợp lý trong hệ thống pháp luật nước ta,việc áp dụng các phương thức trong thực tiễn còn nhiều bất cập, vấn đề hoàn thiệncác phương thức để phát huy tối đa vai trò của chúng trong nền kinh tế là một nhucầu bức thiết Tìm hiểu, phân tích làm rõ nội dung các phương thức giải quyếtthương mại, từ đó tìm ra ưu nhược điểm của mỗi phương thức và hướng hoàn thiệnlà công việc hoàn toàn cần thiết.
I.Khái quát về tranh chấp thương mại và các phương thức giải quyết:
1 Định nghĩa tranh chấp thương mại.
Điều 3 LTM 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mụcđích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thươngmại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Các tranh chấp phát sinh tronghoạt động thương mại của các thương nhân được gọi là tranh chấp thương mại Làmột hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu xuất hiện trong điều kiện kinh tế thị trường,hiểu một cách khái quát, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hayxung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động
Trang 2thương mại Dưới tác động của quy luật cạnh tranh và sự tự do hóa thương mại,tranh chấp thương mại có xu hướng ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loai,phức tạp về nội dung.
2 Đặc điểm.
Chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân Quan hệ thương mạicó thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bênkhông phải là thương nhân Một tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi cóít nhất một bên là thương nhân Ngoài ra cũng có một số trường hợp, các cá nhân tổchức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại: tranh chấp giữa công ty– thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đếnviệc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách…công ty; …
Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc viphạm pháp luật Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do cácbên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên cũng có thể cónhững vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp.
Nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ vàlợi ích của các bên trong hoạt động thương mại Các quan hệ thương mại có bản chấtlà các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thương liên quan trực tiếp tới lợi íchkinh tế của các bên.
3 Về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại đòi hỏi được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyềnlợi của các bên, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần ngănngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỷcương xã hội Hiện nay tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương
thực : thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án Mỗi phương thức có
sự khác nhau về tính chất pháp lý, nội dung của thủ tục, trình tự tiến hành Các bêncó quyền tự do lựa chọn phương thức phù hợp, phụ thuộc vào lợi thế mà mỗiphương thức có thể mang lại, mức độ phù hợp của phương thức so với nội dung tínhchất của tranh chấp và thiện chí của các bên.
II.Phương thức thương lượng và hòa giải:
1 Giới thiệu chung về phương thức lương lượng, hòa giải:
a Thương lượng:
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bêntranh chấp cùng nhau bàn bạc, dàn xếp để tháo gỡ những bất đồng phát sinh nhằmloại bỏ tranh chấp mà không cần có sự giúp hay phán quyết của bên thứ ba
Trang 3Thương lượng được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranhchấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh màkhông cần có sự hiện diện của bên thứ ba; quá trình thương lượng không chịu sựràng buộc của các nguyên tắc pháp lý; việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toànphụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháplý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thươnglượng.
Quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp thương mại có thể được thựchiện bằng nhiều cách thức: thương lượng trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả hai.Việc lựa chọn cách thức thương lượng nào phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh củacác bên.
b Hòa giải:
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ balàm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giảipháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh
Phương thức hòa giải khác thương lượng ở chỗ có sự tham gia của nhân tố trunggian Người trung gian này không có vai trò quyết định trong việc giải quyết tranhchấp mà chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ cho các bên trong việc tìm ra giải pháp tốt nhấtđể giải quyết tranh chấp, còn việc giải quyết tranh chấp vẫn là do các bên quyếtđịnh Hòa giải cũng không chịu sự chi phối của bất kỳ một thủ tục tố tụng pháp lýnào mà do các bên tranh chấp tự quyết định Kết quả của quá trình hòa giải thànhcũng chỉ là sự thỏa thuận của các bên có tranh chấp và việc thực hiện thỏa thuận nàycũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất kỳ mộtquyết định pháp lý nào.
2 Cơ sở pháp lý
Điều 327 LTM 2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp : “Thương
lượng giữa các bên; hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhânđược các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải…”
Điều 259 Bộ luật hàng hải 2005 quy định : “Các bên liên quan có thể giải quyết
tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, thỏa thuận hoặc khởi kiện tại trọng tài hoặctòa án có thẩm quyền…”
Điều 12 Luật đầu tư 2005 quy đinh : “Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu
tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòaán theo quy định của pháp luật…”
Các Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định về khuyến khích và bảo hộđầu tư giữa Việt Nam – Ấn Độ, Việt Nam – Bungari, Việt Nam – Lào…đều
Trang 4khuyến khích việc sử dụng các phương thức giải quyết ngoài tòa án như là nhữngphương thức giải quyết phù hợp với các bên tranh chấp.
Như vậy, cả pháp luật trong nước lẫn điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia,ký kết đều đã ghi nhận thương lượng, hòa giải là những phương thức giải quyếttranh chấp thương mại giữa các bên song còn nhiều nội dung liên quan chưa đượcquy định cụ thể.
3 Chủ thể của thương lượng, hòa giải
Chủ thể của hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại bằng các phương thứcthương lượng, hòa giải là các nhà kinh doanh hoặc đại diện ủy quyền, các nhàthương nhân Các nhà kinh doanh khi tham gia hoạt động thương mại phải chịu tráchnhiệm về hoạt động của mình, khi có tranh chấp xảy ra, họ là người đầu tiên có tráchnhiệm xử lý, giải quyết Tuy nhiên, khi các tranh chấp thương mại phát sinh khôngnhất thiết phải do các đại diện có thẩm quyền của các bên đứng ra giải quyết mà cóthể có cơ chế ủy quyền.
Các bên tranh chấp cần có các nhà thương lượng để thay mặt, giúp đỡ họ trongquá trình thương lượng, đó là những người đủ các phẩm chất cần thiết để thực hiệnnhiệm vụ thương lượng của mình.
Chủ thể của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải còn làngười trung gian – hòa giải viên Đó là các cá nhân, pháp nhân được các bên yêu cầuđứng ra làm trung gian hòa giải để giải quyết tranh chấp
Pháp luật hiện chưa có quy định về phẩm chất, điều kiện cần có của một nhàthương lượng, một hòa giải viên, tuy nhiên nếu họ là luật sư hay hòa giải viên thìphải đáp ứng được điều kiện được quy định trong điều 10 Luật luật sư 2006 và Điều12 Pháp lệnh trọng tài Thương mại 2003.
4 Điều kiện của thương lượng, hòa giải:
Các bên đương sự được đảm bào quyền tự định đoạt, có quyền tự thương lượng,hòa giải với nhau mà không bị giới hạn bởi điều luật nào, nếu không thành thì sẽđược giải quyết bằng con đường trọng tài hay tòa án Điều kiện để thương lượng,hòa giải một tranh chấp thương mại, trước hết phải xem xét thỏa mãn : có tranh chấpthương mại xảy ra, các bên mong muốn loại bỏ mâu thuẫn, khắc phục tổn thất, tiếptục duy trì quan hệ hợp tác và các bên đều có tinh thần thiện chí, nhân nhượng, tôntrọng và giữ gìn uy tín cho nhau Các tranh chấp sử dụng phương thức này thườngcó giá trị nhỏ, ít phức tạp, chưa trở nên gay gắt, các bên hiểu về nhau, sẵn sàng nhânnhượng và duy trì mối quan hệ lâu dài Nói vậy không có nghĩa là các tranh chấpphức tạp, giá trị tài sản lớn, liên quan đến nhiều tổ chức, quốc gia thì không thể
Trang 5thương lượng hòa giài mà vấn đề là các bên phải có thiện chí hợp tác mà mongmuốn dùng phương pháp này để giải quyết nhanh chóng các tranh chấp đó.
5 Phương pháp thương lượng, hòa giải:
Pháp luật không có quy định nào về phương pháp tiến hành thương lượng, hòagiải, nhưng trên thực tế chủ thể có thể tiến hành các phương pháp như:
- Chủ động khai thác yếu tố tâm lý, tình cảm; khéo léo thuyết phục, khuyên nhủ;mềm mỏng, kiên trì, sáng tạo; phân tích rõ lợi hại, cho thấy thiện chí đôi bên…Điềunày làm cho các bên ôn hòa, nhường nhịn, thông cảm cho nhau, dễ tìm được tiếngnói chung để giải quyết tranh chấp.
- Nhanh chóng đưa ra được nhiều phương án giải quyết để các bên cùng lựachọn, quyết định; dành cho nhau những khoảng thời gian hợp lý để chọn đượcphương án tối ưu, biết dung hòa các lợi ích khác biệt, đáp ứng mong muốn của cảđôi bên.
- Kết hợp đàm phán trực tiếp với việc đưa ra các tài liệu, dẫn chứng Điều nàythể hiện việc giải quyết tranh chấp linh động, khôn khéo, vừa có lý vừa có tình, tạora sự tin tưởng và tính thuyết phục đối với mỗi bên.
- Luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên cùng được thể hiện quan điểm,nguyện vọng, ý tưởng của mình để dễ dàng hơn trong việc tìm ra tiếng nói chung vàđi đến thống nhất, có như vậy vụ tranh chấp mới được giải quyết nhanh chóng vàthỏa đáng.
6 Nội dung của thương lượng, hòa giải:
Có thể nêu ra một số công việc cần tiến hành như : xác định trách nhiệm cụ thểđối với các bên; xác định những biện pháp chế tài nếu một bên hoặc các bên khôngthực thi đầy đủ kết quả thương lượng, hòa giải đã thống nhất Ngoài ra, các bên cóthể phải tiến hành nhiều công việc khác tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể Mọi côngviệc tiến hành không trái đạo đức xã hội, không gây tổn hại cho bất kỳ ai.
7 Hiệu lực của thương lượng, hòa giải:
Thương lượng, hòa giải là các phương thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở tựnguyện của các bên Biên bản thỏa thuận, hòa giải không phải là một bản án nênviệc thực hiện phương án thương lượng, hòa giải mà các bên đã đạt được khôngmang tính cưỡng chế Đây là điểm làm hạn chế hiệu lực thi hành các kết quả thuđược từ quá trình giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải Về vấn đề này,pháp luật hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ.
8 Ưu, nhược điểm:a Thương lượng:
Trang 6Ưu điểm nổi bật của phương thức giải quyết này là sự thuận tiện, đơn giản,nhanh chóng, tính linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém Mặt khác, giải quyết tranh chấpbằng thương lượng còn bảo vệ uy tín cho các bên tranh chấp cũng như bí mật kinhdoanh của các nhà kinh doanh Các nhà kinh doanh hơn ai hết tự biết bảo vệ quyềnlợi của bản thân, hiểu rõ những bất đồng và nguyên nhân phát sinh tranh chấp nênquá trình đàm phán, thương lượng dễ hiểu và cảm thông với nhau hơn để có thể thỏathuận các giải pháp tối ưu theo nguyện vọng mỗi bên mà không phải cơ quan tàiphán nào cũng làm được Bởi vậy, nếu thương lượng thành công không những cácbên đã loại bỏ được những bất đồng phát sinh mà mức độ phương hại đến mối quanhệ kinh doanh giữa các bên cũng thấp, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhautrong tương lai.
Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất đinh Thương lượng thành công haykhông hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết, thái độ thiện chí, hợp tác của các bên.Khi một hoặc các bên thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực đang tranh chấp, không nhậnthức được vị thế của mình, khả năng thắng thua nếu phải theo đuổi vụ kiện tại cơquan tài phán hoặc không có thái độ nỗ lực hợp tác, thiếu sự thiện chí, trung thựctrong quá trình thương lượng thì khả năng thành công là rất mong manh, kết quảthường bế tắc.
b Hòa giải:
Ưu điểm của phương thức hòa giải là đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, sự linhhoạt, hiệu quả, ít tốn kém Hòa giải còn có thêm ưu điểm vượt trội do người thứ ba(thường là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực đangtranh chấp) mang lại Họ sẽ là người biết cách làm cho ý chí của các bên dễ gặpnhau trong quá trình đàm phán để loại trừ tranh chấp Trường hợp các bên tranhchấp khả năng nhận thức hạn chế trong lĩnh vực đang tranh chấp thì dùng phươngthức hòa giải sẽ có khả năng thành công cao hơn thương lượng Kết quả hòa giảiđược ghi nhận và chứng kiến của người thứ ba nên mức độ tôn trọng và tuân thủ cáccam kết đạt được trong quá trình hòa giải cũng cao hơn.
Hạn chế của hòa giải là dù có sự trợ giúp của người thứ ba làm trung gian màmột bên không trung thực, thiếu sự thiện chí, hợp tác trong quá trình đàm pashn thìhòa giải cũng khó có thể đạt được kết quả mong đợi Ngoài ra, chính phải sử dụngđến bên trung gian nên uy tín, bí mật kinh doanh cũng dễ bị ảnh hưởng hơn quá trìnhthương lượng Bên cạnh đó, chi phí cho quá trình giải quyết bằng hòa giải cũng tốnkém hơn do phải trả phí cho bên trung gian.
III.Trọng tài thương mại:
Trang 71 Giới thiệu chung về phương thức trọng tài thương mại:
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chínhphủ do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại.Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra để giúp cácbên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự địnhđoạt của các bên Cũng giống như thương lượng và hòa giải, phương thức trọng tàibắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sử tự nguyện Để đưa tranh chấp ratrọng tài giải quyết các bên phải có thoả thuận trọng tài Sau khi xem xét sự việc,trọng tài có thể đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.Nhằm khuyến khích các bên sử dụng Trọng tài trong giải quyết các tranh chấpthương mại và các tranh chấp khác, nhà nước đã ban hành một đạo luật mới về trọngtài thương mại - Luật Trọng tài thương mại để thay thế Pháp lệnh Trọng tài Thươngmại 2003 trên cơ sở kế thừa những chế định tiến bộ, phù hợp kết hợp với những quyđịnh mới, hoàn chỉnh hơn.
2 Hình thức tồn tại:
Trọng tài thương mại tồn tại dưới 2 hình thức: trọng tài vụ việc (trọng tài ad –hoc) và trọng tài vụ việc.
a Trọng tài vụ việc:
Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuậnthành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tạikhi giải quyết xong vụ tranh chấp
Bản chất của trọng tài vụ việc thể hiện qua các đặc trưng cơ bản: Một là, trọngtài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khigiải quyết xong tranh chấp; Hai là, trọng tài vụ việc không có cơ sở thường trực,không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên; Ba là, trọng tài vụviệc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình.
Ưu thế của trọng tài vụ việc là có thể giải quyết nhanh chóng và ít tốn kém vì nóvẫn chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp; quyển lựa chọn trọng tàiviên của các bên không bị giới hạn bởi danh sách trọng tài viên như trọng tài quychế; các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giảiquyết tranh chấp giữa các bên, khi nếu lựa chọn hình thức trọng tài quy chế, các bênsẽ bị ràng buộc bởi quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài.
b Trọng tài quy chế:
Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tàitheo quy định của Luật trọng tài thương mại và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng
Trang 8tài đó Luật trọng tài thương mại sử dụng thuật ngữ trọng tài quy chế để thay chokhái niệm Hội đồng trọng tài được thành lập tại Trung tâm trọng tài
Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu,có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định Các trung tâm trọng tài có một số cácđặc trưng cơ bản: là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhànươc; có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau; tổ chức và quản lý ở các trungtâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ; luật mới cho phép các Trung tâm trọng tài đượcban hành quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp với quy định của Luật và đảm bảo đặcthù của mỗi Trung tâm để tăng thêm tính hấp dẫn đối với các bên tranh chấp, mỗitrung tâm tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng; và hoạtđộng xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trungtâm.
3 Các nguyên tắc tố tụng trọng tài:
Một là, nguyên tắc thỏa thuận trọng tài Điều 3 khoản 2 Luật trọng tài quy định:
“Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài
tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh” Điều 5 khoản 1 luật trọng tài quy
định: “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng
tài, thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp ”
Thỏa thuận trọng tài được xem là vấn đề then chốt và có vai trò quyết định đối vớiviệc áp dụng phương thức trọng tài Không có thỏa thuận trọng tài hợp pháp thìkhông có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, và thỏa thuận này có thể đượcghi trong hợp đồng hoặc là thỏa thuận riêng, có thể là một phụ lục đính kèm tại thờiđiểm ký hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp Quy địnhnhư vậy là thông thoáng, linh hoạt cho các bên khi lựa chọn.
Hai là, nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan Khoản 2 điều 4 Luật
trọng tài thương mại quy định: “Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư vàtuân theo quy định của pháp luật.” Điều 42 quy định về việc thay đổi Trọng tài
viên: “1 Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu
cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:a)Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên; b) Trọng tàiviên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp; c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọngtài viên không vô tư, khách quan; d) Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư củabất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trườnghợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.2 Kể từ khi được chọn hoặc được chỉđịnh, Trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội
Trang 9đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan,vô tư của mình.”
Ba là, nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật Trong toàn bộ quátrình giải quyết tranh chấp, tư tưởng chỉ đạo đối với trọng tài viên là pháp luật, nếutrọng tài viên không căn cứ vào pháp luật, nhận hối lộ, có hành vì vi phạm đạo đứctrọng tài bên thì các bên có quyền yêu cầu đổi trọng tài Chỉ có dựa vào pháp luật,trọng tài viên mới giải quyết được tranh chấp một cách chính xác, công bằng và hợplý.
Bốn là, nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt và tôn trọng sự thỏa thuận củacác bên tranh chấp Trong quá trình giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài, cácbên có quyền quyết định hoặc thỏa thuận quyết định về những vấn đề liên quan tớitranh chấp Đây là nguyên tắc cốt lõi của toàn bộ quá trình tố tụng vì thực chất sựhình thành trọng tài là do ý chí tự nguyện của cấc bên đương sự.
Năm là, nguyên tắc giải quyết một lần Phán quyết của trọng tài có giá trị chungthẩm, và chỉ bị hủy theo quyết định của Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phánquyết trọng tài Luật mới hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyênhủy bởi quy định không phù hợp của Pháp lệnh TTTM như quy định về quyền củamột bên được gửi đơn lên Toà án yêu cầu huỷ quyết định trọng tài nếu “không đồngý với quyết định trọng tài”, bởi vì các quy định này của Pháp lệnh đã làm cho tố tụngtrọng tài trở nên rất rủi ro và làm mất đi tính chung thẩm của phán quyết trọng tài màpháp luật của hầu hết các nước đều công nhận.
4 Thẩm quyền của trọng tài
Về thẩm quyền giải quyết của trọng tài : Điều 2 Luật trọng tài thương mại quyđịnh gồm có : Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranhchấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.Một tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài ngoài điều kiện trên cònphải đáp ứng điều kiện giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài LuậtTrọng tài thương mại đã khắc phục những tồn tại của Pháp lệnh Trọng tài thươngmại năm 2003: khắc phục việc phân định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền củaTrọng tài đối với các tranh chấp thương mại, trên cơ sở đó bảo đảm sự tương thíchgiữa các văn bản pháp luật hiện hành Luật TTTM đã dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnhTTTM về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại của Trọng tài thông quaviệc mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài tới nhiều loại tranh chấp liên quanđến quyền và lợi ích của các bên (Điều 2 Luật TTTM) Đây là một trong những điểm
Trang 10mới quan trọng nhất của Luật TTTM so với Pháp lệnh TTTM và hoàn toàn phù hợpvới thực tiễn sử dụng Trọng tài của các nước trên thế giới.
Khi các bên đã thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, họ traocho trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phủ định thẩm quyền xét xử đócủa tòa án trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc các bên hủy thỏa thuận trọng tài.
5 Thủ tục tố tụng trọng tài
Thủ tục tố tụng trọng tài được Luật trọng tài thương mại quy định có sự khácnhau giữa hai phương thức trọng tài là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế Nhữngnội dung cơ bản của thủ tục tố tụng trọng tài bao gồm:
- Khởi kiện và thụ lý đơn kiện- Thông báo đơn khởi kiện- Bị đơn gửi bản tự bảo vệ.
- Bị đơn gửi đơn kiện lại nguyên đơn (có thể có hoặc không)- Thành lập hội đồng trọng tài
- Chuẩn bị giải quyết tranh chấp- Hòa giải
- Phiên họp giải quyết tranh chấp- Ra quyết định trọng tài.
6 Thi hành quyết định trọng tài
Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài, tuynhiên nếu hết thời hạn thi hành phán quyết mà các bên không tự nguyện thi hành,cũng không yêu cầu hủy phán quyết thì luật quy định bên được thi hành có quyềnyêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.Việc đảm bảo thi hành trên thực tế quyết định trọng tài bằng sức mạnh cưỡng chếnhà nước là yếu tố quyết định khắc phục những hạn chế của phương thức tài phántrọng tài.
7 Ưu, nhược điểm:
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài có nhiều ưu điểm:thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng; các bên tranh chấp có khả năng tác độngđến quá trình trọng tài; khả năng chỉ định trọng tài viên giúp cho các bên lựa chọnđược trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấpqua đó có điều kiện giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác; nguyên tắc trọngtài không công khai giúp cho các bên hạn chế sự tiết lộ bí mật kinh doanh, giữ đượcuy tín của các bên trên thương trường Trọng tài không đại diện cho quyền lực tưpháp của nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nướcngoài.