1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chi phí sản xuất theo khoản mục của doanh nghiệp

43 351 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 99,57 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 4 1.1 Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế 4 1.1.1 Mục đích 4 1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế 4 1.2 Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài 5 1.2.1 Phương pháp so sánh 5 1.2.2 Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. 6 PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO KHOẢN MỤC CỦA DOANH NGHIỆP 8 2.1 Mục đích, ý nghĩa 8 2.1.1 Ý nghĩa 8 2.1.2 Mục đích 9 2.2: Phân tích 11 2.2.1: Xây dựng công thức phản ánh chi phí sản xuất và lập bảng phân tích 11 2.2.2: Phân tích 13 2.3: Kết luận 37 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 4

1.1 Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế 4

1.1.1 Mục đích 4

1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế 4

1.2 Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài 5

1.2.1 Phương pháp so sánh 5

1.2.2 Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 6

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO KHOẢN MỤC CỦA DOANH NGHIỆP 8

2.1 Mục đích, ý nghĩa 8

2.1.1 Ý nghĩa 8

2.1.2 Mục đích 9

2.2: Phân tích 11

2.2.1: Xây dựng công thức phản ánh chi phí sản xuất và lập bảng phân tích 11

2.2.2: Phân tích 13

2.3: Kết luận 37

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 2

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì cạnh tranh luôn là vấn đề nóng

mà các doanh nghiệp quan tâm Làm sao để hạ giá thành sản phẩm tăng tính cạnhtranh và làm sao để tiết kiệm chi phí nhằm tăng lợi nhuận luôn là bài toán khó đối vớicác doanh nghiệp, nhất là trong môi trường kinh tế hội nhập như ngày nay Để tậndụng những cơ hội và hạn chế những thách thức trên bước đường hội nhập thì đòi hỏicác doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động phải có lãi Doanhnghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo lòng tin cho cácđối tác, giúp doanh nghiệp cạnh tranh được với các công ty khác Vì vậy doanh nghiệpphải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh để thấy được kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp mình Các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình nhữnggiải pháp để nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh Việc quan tâm đến chi phí, tiếtkiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm là vấn đề hàng đầu trong việc đảm bảo và nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh Đồng thời đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chỉtiêu chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm còn cho phép đánh giá một cách chínhxác toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất để tìm ra những nguyên nhânkhách quan cũng như chủ quan tác động đến sự biến đổi chung của tổng chi phí sảnxuất Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm của chi phí sản xuất vàgiá thành, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cụ thể để khai thác tiềm năng, khắc phụcnhược điểm nhằm quản lý và sử dụng chi phí sản xuất có hiệu quả hơn bằng cách lập

kế hoạch và ra các quyết định sản xuất cho tương lai

Thấy rõ được tầm quan trọng của chi phí sản xuất đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp, trong bài tập lớn này, em chọn đề tài: “ Phân tích chi phí sản xuất theo khoảnmục của doanh nghiệp”

Nội dung bài tập lớn gồm 3 phần chính:

Phần I: Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế

Phần II: Nội dung phân tích

Phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất theo khoản mục của doanh nghiệp

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trang 3

Trong quá trình thực hiệ chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất, e kính mong nhậnđược sự góp ý, chỉnh sửa bổ sung thêm của các thầy cô để bài làm được hoàn thiệnhơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

1.1 Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế

Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế luôn giữ vai trò rất quan trọng trong

sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung Nógiống như kim chỉ nam giúp định hướng hoạt động, đồng thời là thước đo, đánh giákết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tùy theo từng trường hợp cụ thể của phântích như đối tượng, chỉ tiêu, nguồn lực, mà xác định các mục đích phân tích cho phùhợp nhưng nhìn chung đều xoay quanh các vấn đề sau đây:

+ Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ đướcgiao, đánh giá việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước,

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Xác địnhnguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức

độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế

+ Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh doanh, khaithác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh

1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế

Đứng trên góc độ là một nhà quản lý doanh nghiệp thì bất kỳ ai cũng muốndoanh nghiệp của mình phát triển không ngừng, đem lại lợi nhuận và lợi ích kinh tếcao Để làm được điều đó cần phải thường xuyên và kịp thời đưa ra những quyết địnhđúng đắn Có nhận thức đúng mới đưa ra các quyết định đúng, tổ chức và thực hiệnkịp thời các quyết định đó đương nhiên sẽ thu đước các kết quả mong muốn Ngượclại nhận thức sai sẽ dẫn đến các quyết định sai và khi thực hiện sẽ gây ra những hậuquả khôn lường Do đó mối quyết định đưa ra điều hành quản lý doanh nghiệp cầnphải có sự khoa học, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp Và người ta sử dụngcông cụ là phân tích hoạt động kinh tế để nghiên cứu các hiện tượng và kết quả kinh tế

từ đó cung cấp những căn cứ khoa học cho các quyết định đúng đắn trong tương lai

Vì vậy phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức,

Trang 5

nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt độngkinh tế Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước.

1.2 Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài

Phương pháp so sánh là phương pháp được vận dụng phổ biến trong phân tíchnhằm xác định vị trí và xu hướng biến động Đánh giá được kết quả Có thể có cáctrường hợp so sánh khác nhau tùy theo mục đích nhưng trong bài tập lớn này em sửdụng trong trường hợp: So sánh giữa kỳ nghiên cứu với kỳ gốc để xác định nhịp độ,tốc độ phát triển của hiện tượng

∆ y: Mức độ biến động tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu

y1 : Mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế

y 0: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ gốc

So sánh bằng số tương đối

Cho ta thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, kết cấu của tổng thể, mức độphổ biến của hiện tượng

a) Số tương đối động thái

+ Dùng để biểu hiện xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theo thờigian:

t = y1/ y0× 100 (%) Trong đó: y1, y0 là mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế, kỳ kế hoạch

Trang 6

b) Số tương đối kết cấu

Số tương đối kết cấu nhằm xác định tỷ trọng của bộ phận so với tổng thể:

D = ybp/ytt× 100 (%)Trong đó:

ybp: mức độ của bộ phận

ytt : mức độ của tổng thể

1.2.2 Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

Phương pháp cân đối

Phương pháp cân đối này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tổng đại số Cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu nghiên cứu đúng bằng chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của nhân tố đó, không cần quan tâm đến các nhân tố khác

Khái quát nội dung của phương pháp:

 Chỉ tiêu phân tích: y

 Các nhân tố ảnh hưởng: a, b, c

+ Phương trình kinh tế: y = a + b – c

 Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: y0 = a0 +b0 – c0

 Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu: y1 = a1 + b1 – c1

+ Xác đinh đối tượng phân tích: y = y1 – y0 = (a1 + b1 – c1) – (a0 – b0 – c0)

+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:

Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y:

 Ảnh hưởng tuyệt đối: ya = a1 – a0

 Ảnh hưởng tương đối: δya = (ya.100)/y0 (%)

Ảnh hưởng của nhân tố thứ hai (b) đến y:

 Ảnh hưởng tuyệt đối: yb = b1 – b0

Trang 7

 Ảnh hưởng tương đối: δyb = (yb.100)/y0 (%)

Ảnh hưởng của nhân tố thứ ba (c) đến y:

 Ảnh hưởng tuyệt đối: yc = c1 – c0

 Ảnh hưởng tương đối: δyc = (yc.100)/y0 (%)

Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:

ya + yb + yc = y

δya + δyb + δyc = δy = (y.100)/y0 (%)Lập bảng phân tích

STT

Chỉ tiêu

Kỳ gốc Kỳ n/c

So sánh Chênhlệch MĐAHž y (%)Quy

Trang 8

-PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT

THEO KHOẢN MỤC CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Mục đích, ý nghĩa

2.1.1 Ý nghĩa

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì vấn đề về tài chính luôn là yếu tốquyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó Lợi nhuận hàng năm phải cao,tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phải ổn định thì mới có thể duy trì và pháttriển, thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư cũng như giữ vững được vị trí trên thịtrường Vậy để có được lợi nhuận cao, bên cạnh việc tăng doanh thu thì giảm chi phícũng là một trong những cách tối ưu nhất Trong đó, chi phí sản xuất là chỉ tiêu rấtđược quan tâm và chú trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và lợinhuận của doanh nghiệp Phân tích chi phí sản xuât cũng vì thế mà trở nên vô cùngcần thiết đối với doanh nghiệp

Trước hết ta đã biết chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí

về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp

đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch

vụ trong một kỳ nhất định

Vậy nên khi phân tích chi phí sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá mộtcách khách quan, chính xác, toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng chi phí, nhậndiện được các chi phí, những nơi chịu chi phí và những hoạt động sinh ra chi phí, pháthiện những khoản chi nào lãng phí, bất hợp lý để có kế hoạch điều chỉnh lại từ đódoanh nghiệp nhìn nhận rõ các vấn đề, xác định các nguyên nhân chủ quan, kháchquan, tích cực hay tiêu cực ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí sản xuất từ đó đưa

ra các biện pháp thích hợp, thiết thực trong công tác quản lý đối với chi phí sản xuấtnhằm quản lý chi phí hiệu quả hơn

Bên cạnh đó, việc phân tích chi phí sản xuất còn cung cấp cho doanh nghiệpnhững thông tin hữu dụng cần thiết để phục vụ công tác quản lý chi phí, lập kế hoạch

Trang 9

chi cho phù hợp, tiết kiệm chi phí để hạ thấp giá thành, tính toán và lập kế hoạch đầu

ra đảm bảo đáp ứng nhu cầu thi trường, góp phần làm tăng lợi nhuận của doanhnghiệp, đạt hiệu quả cao trong xản xuất kinh doanh

Thông qua phân tích chi phí sản xuất ta có thể đánh giá tổng hợp tình hình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Ta có thể chỉ ra các mặt mạnh, các khuyết điểm,các nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh để đề xuất các biệnpháp thích hợp

Ngoài ra, phân tích chi phí sản xuất còn giúp doanh nghiệp phát hiện và khaithác những khả năng tiềm ẩn trong doanh nghiệp để có thể khai thác triệt để nhằm đạthiệu quả cao

Với ý ngĩa to lớn đó, phân tích chi phí sản xuất là điều không thể thiếu trongbất cứ hoạt động kinh doanh nào của bất kỳ doanh nghiệp nào

2.1.2 Mục đích

Có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau và mỗi cách phân loại đều có những

ưu điểm và mục đích khác nhau Một trong những cách phân loại đó là căn cứ vào đốitượng chi phí và vị trí của khoản chi phí để chia chi phí sản xuất thành khoản mục chiphí Cách phân loại này sẽ giúp chúng ta xác định chí phí sản xuất ở từng đơn vị sảnxuất, từng bộ phận sản xuất, xác định được giá thành sản phẩm

Mục đích của phân tích chi phí theo khoản mục bao gồm các nội dung sau:+ Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chi phí và các nhân tố

Thông qua phân tích chúng ta sẽ thấy được sự biên động tăng, giảm của chi phí sảnxuất và từng nhân tố ảnh hưởng tác động trực tiếp đến chi phí để có thể đánh giá mộtcách khái quát nhất về sự biến động đó

+Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và phân tích nguyên nhân biến độngcác chi phí, phát hiện những bất hợp lý trong chi phí

Từ các số liệu trong bảng phân tích, chúng ta sẽ thấy được mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến chi phí sản xuất, xem xét nhân tố nào ảnh hưởng nhiều, nhân tố nào ảnhhưởng ít, nhân tố nào tác động theo chiều hướng tích cực, nhân tố nào tác động theo

Trang 10

chiều hướng tiêu cực, sự tác động của nhân tố nào là hợp lý và sự biên động của nhân

tố nào là bất hợp lý và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng tích cực, tiêu cựcđó

+ Đề xuất những biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ ảnh hưởng của những nhân tốtiêu cực, động viên, phát huy những nhân tố tác động tích cực đến chi phí sản xuất.Mỗi một nhân tố tác động đến chi phí sản xuất dù tích cực hay tiêu cực cũng cần phải

đề xuất các biện pháp thích hợp để khai thác các tiềm năng, phát huy điểm mạnh, khắcphục điểm yếu, cải tiến và thay đổi những bất hợp lý trong công tác quản lý chi phí, sửdụng nguồn vật tư, lao động, tiền vốn nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩmtrong các kỳ tiếp theo

+ Phân tích chi phí sản xuất cũng là căn cứ và cơ sở quan trọng cho việc thành lập các

kế hoạch và chiến lược trong sản xuất

Từ việc phân tích, chúng ta có thể lập kế hoạch sản xuất cụ thể trong những kỳ tiếptheo, đồng thời lập chiến lược tiêu thụ sản phẩm cho hợp lý, đáp ứng nhu cầu kịp thờitrên thị trường

Trang 11

Với CNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp

CNVLTT: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

CSXC : Chi phí sản xuất chung

C1 = CNVL1 + CNC1 + Csxc1 + CBH1 + CQL1

=77.213.456 (103 đồng)

Xác định đối tượng phân tích:

Đối tượng phân tích: Tiết kiệm tuyệt đối C = C1 – C0

= 77.213.456 – 82.146.143

= – 4.932.687 (103 đồng)

Lập bảng phân tích:

Trang 12

QM (103 đ) (%) TT (10 QM3 đ) (%) TT Tuyệt đối (103 đ) Tương đối (103 đ)

1 Chi phí sản xuất

chế tạo sản phẩm

53,115,69 6

a Chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp

20,298,31 2

b Chi phí nhân công

trực tiếp

17,521,77 2

c Chi phí sản xuất

chung

15,295,61 2

Tổng chi phí ( ∑ C) 82,146,14

3

Trang 13

2.2.2: Phân tích

Đánh giá chung

Qua bảng phân tích tình hình thực hiện chi phí theo khoản mục ta thấy:

Tổng chi phí ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc đạt 94%, như vậy là giảm đi 6%tương ứng với số tiền tiết kiệm được là 4.932.687 (103 đồng) Xét về số tuyệt đối thìdoanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí còn xét về số tương đối, với chỉ số giá trị sản xuất

IG =0,9 thì doanh nghiệp lại bội chi số tiền là 3.282.927 (103 đồng) Điều này chứng tỏrằng việc tổ chức sản xuất và quản lý chi phí của doanh nghiệp chưa hợp lý

Nhìn chung các nhân tố tác động đến tổng chi phí sản xuất đều có sự biến động rấtkhác nhau, ngoại trừ nhân tố chi phí sản xuất chung tăng lên thì hầu hết các nhân tốcòn lại đều có xu hướng giảm dần so với kỳ gốc Tuy nhiên mức giảm chưa thực sựsâu, mức so sánh vẫn đạt ở ngưỡng trên 90% so với kỳ gốc ( lớn hơn chỉ số giá trị sảnxuất IG ) nên mức giảm này chưa hợp lý và chưa thực sự đem lại lợi ích tối đa chodoanh nghiệp

Nhìn vào bảng ta thấy khoản mục chi phí biến động nhiều nhất là Chi phí quản lýdoanh nghiệp, đạt 79,68% tức giảm 20,32% làm cho tổng chi phí giảm 3,1% Khoảnmục biến động ít nhất là Chi phí sản xuất chung thuộc Chi phí sản xuất chế tạo sảnphẩm, đạt 100,61% tức tăng 0,61% tác động làm cho tổng chi phí tăng một mức là0,11%

Tổng chi phí có sự biến động như vậy là bởi một số nguyên nhân chính sau:

+ Do công nhân ngày càng có tay nghề cao hơn, đỡ tốn kém chi phí đào tạo

+ Do nguyên vật liệu đầu vào kỳ nghiên cứu thấp hơn so với kỳ gốc

+ Do chế độ khen thưởng đối với công, nhân viên hợp lý

+ Do cắt giảm nhân viên, sắp xếp lại bộ máy quản lý doanh nghiệp

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nhưng ảnh hưởng không nhiều đến tổng chiphí sản xuất

Trang 14

Vậy từ đây ta có thể rút ra nhận xét sau: Các khoản mục chi phí biến động trong kỳnghiên cứu hầu hết đều có xu hướng giảm đi nhưng sự giảm đó chưa thực sự hợp lýnên chưa đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp cần có cácbiện pháp pù hợp và lập kế hoạch quản lý chi phí cụ thể để tiết kiệm hơn, tránh lãngphí hơn và đạt kết quả kinh doanh tốt.

Phân tích chi tiết

Tổng chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục sau:

- Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

tỏ doanh nghiệp rất chú trọng đến khoản mục chi phí này để có thể tiết kiệm hơn.Nhưng với mức giảm 3,68% thì doanh nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở mức tiết kiệm tuyệtđối chứ chưa đạt được tiết kiệm tương đối, thậm chí còn bội chi tương đối số tiền là3.357.509 (103 đồng) Sự giảm này là chưa hợp lý và có thể do một số nguyên nhânsau đây:

+ Chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm

+ Máy móc thiết bị hoạt động tốt

Trang 15

+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.

+ Tay nghề công nhân ngày càng cao

a) Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định bởi công thức:

C NVL = Q i m i g i – F (103 đồng)Trong đó: Qi: Số lượng của mặt hàng i

mi: Mức tiêu hao gi: Giá cả mặt hàng iThông qua bảng phân tích ta có thể thấy rằng: ở kỳ nghiên cứu, chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp là 18.384.524 (103 đồng) chiếm 23,81% trong tổng chi phí toàn doanhnghiệp Trong khi đó kỳ gốc đạt 20.298.312 (103 đồng) chiếm 24,71% tổng chi phí.Như vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc đã giảm 0,9%tương ứng với số tiền tiết kiệm tuyệt đối là 1.913.788 (103 đồng), tuy nhiên lại bội chitương đối số tiền là 116.043 (103 đồng), điều này là chưa hợp lý Với sự biến động đóthì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã làm cho tổng chi phí biến đổi theo hướng giảmvới mức độ ảnh hưởng là 2,33%

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chịu ảnh hưởng của các nhân tố: số lượng mặthàng sản xuất, mức tiêu hao, giá cả nên sự biến động cúa các nhân tố này tác độngtrực tiếp đến sự tăng giảm của chi phí nguên vật liệu Vì vậy ta sẽ phân tích chi tiếttừng nhân tố để chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến sự giảm chi phí nguyên vật liệu củadoanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu

Nhân tố đầu tiên làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm đi là do số lượng sản xuấtsản phẩm (Qi) trong kỳ nghiên cứu giảm đi so với kỳ gốc Và đây là một số nguyênnhân chính dẫn đến sự sụt giảm đó

Thứ nhất, do các đơn hàng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp giảm xuống.Tại kỳ gốc, doanh nghiệp tung ra một số loại sản phẩm mới với mẫu mã hấp dẫn nênthu hút được nhiều khách hàng, làm cho đơn hàng tăng lên, chi phí nguyên vật liệu

Trang 16

cũng vì thế mà tăng Trong khi đó ở kỳ nghiên cứu, sản phẩm mà doanh nghiệp sảnxuất đang bão hòa, cầu thị trường đang có xu hướng giảm trong khi cung lại tăng,nhiều doanh nghiệp khác cũng sản xuất ồ ạt với các chương trình khuyến mại, giảmgiá nên cạnh tranh cao hơn, vì thế mà đơn đặt hàng trong kỳ nghiên cứu giảm xuống,làm cho sản lượng giảm Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực.

Biện pháp: Doanh nghiệp cần có các chiến lược phát triển sản phẩm mới, đổi mới

về mẫu mã, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng, đồng thời cũng cần phải cócác chiến lược marketing phù hợp để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, có vật mới

có thể tăng được sản lượng sản xuất

Nguyên nhân thứ hai làm cho sản lượng giảm trong kỳ nghiên cứu đó là năng suấtkhông đồng đều giữa các bộ phận sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp Tại kỳ gốc,năng suất hoạt động khá đều và ổn giữa các bộ phận trong dây chuyền sản xuất, bộphận này cung ứng hàng cho bộ phận kia một cách đều đặn và hoàn thành kế hoạchđặt ra, bộ phận nào cũng làm tốt nhiệm vụ của mình, lượng sản phẩm cũng vì thế màđược hoàn thành vượt mục tiêu Trong khi đó ở kỳ nghiên cứu, bộ phận gia công, chếbiến trong giai đoạn đầu sản xuất sản phẩm thì làm việc năng suất cao, ồ ạt làm hàng,chuyển xuống cho bộ phận hoàn chỉnh thì năng suất làm việc lại kém, hàng hóa ứđọng không hoàn thành kịp lượng sản phẩm giao xuống dẫn đến sản phẩm dở dang thìthừa mà sản phẩm hoàn thành lại thiếu hụt Đây là nguyên nhân tiêu cực, chủ quan

Biện pháp: Doanh nghiệp cần có các biện pháp xử lý như điều chuyển lao động

cho hợp lý giữa các bộ phận trong dây chuyền sản xuất, đào tạo chuyên môn cho côngnhân ở bộ phận hoàn chỉnh để năng suất giữa các bộ phận đồng đều hơn, có vậy thì sốlượng sản phẩm mới được cải thiện

Sản lượng giảm còn do trong kỳ nghiên cứu sản xuất, vì gặp vấn đề về tài chínhnên doanh nghiệp đã thu hẹp quy mô sản xuất, loại bỏ không sản xuất một số mặthàng có lượng tiêu thụ kém Kỳ nghiên cứu, một số mặt hàng bão hòa trên thị trườngnên doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm này giảm đi rất nhiều, mà lợi nhuận từ nhữngsản phẩm đó không cao, người tiêu dùng không còn ưa chuộng chúng nữa Vì vậydoanh nghiệp đã quyế định ngưng sản xuất chúng làm cho sản lượng giảm Đây lànguyên nhân tích cực, chủ quan Biện pháp đưa ra là doanh nghiệp ngoài việc loại bỏ

Trang 17

các sản phẩm trên thì nên nghiên cứu và tung ra thị trường dòng sản phẩm mới để thuhút người tiêu dùng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnhtranh.

Nhân tố thứ hai làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm là mức tiêu haonguyên vật liệu trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp giảm so với kỳ gốc Nguyênnhân làm giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu bao gồm các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân thứ nhất là do tình trạng hoạt động của máy móc ở kỳ nghiên cứu tốthơn kỳ gốc Tại kỳ gốc, máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu, hoạt động không tốt, tiêu tốnnhiều nguyên vật liệu Còn trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã cho cải tiến một sốmáy móc thiết bị làm cho chúng hoạt động tốt hơn, nâng cấp chúng với các chứngnăng hữu hiệu nên trong quá trình sản xuất tiêu tốn ít nguyên liệu hơn, tiết kiệm hơn,mức tiêu hao nguyên liệu cũng vì vậy mà giảm đi, làm cho chi phí nguyên vật liệugiảm Đây là nguyên nhân tích cực, chủ quan

Biện pháp: Doanh nghiệp nên áp dụng khoa học công nghệ và cái tiến kỹ thuật

trong sản xuất để có thể tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu hơn nữa trong các kỳ sảnxuất tiếp theo như mua thêm máy móc công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất, nângcấp máy móc,

Mức tiêu hao cũng giảm trong kỳ nghiên cứu còn vì chất lượng nguyên liệu đầuvào tốt hơn so với kỳ gốc Tại kỳ gốc, doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu có chấtlượng không được tốt, do đó trong quá trình sản xuất sản phẩm dễ bị hỏng nguyên liệudẫn đến hao phí nhiều nguyên vật liệu Đến kỳ nghiên cứu thì nguyên vật liệu doanhnghiệp mua vào có chất lượng cao hơn, sản xuất ít hao phí hơn nên tiêu tốn ít nguyênvật liệu hơn so với kỳ gốc, làm cho chi phí mua nguyên vật liệu trực tiếp cũng vì thế

mà giảm xuống Đây là nguyên nhân tích cực, chủ quan

Biện pháp: Doanh nghiệp nên lựa chọn nguyên vật liều đầu vào một cách kỹ lưỡng

và đạt chất lượng tốt, vừa đảm bảo chất lượng của sản phẩm vừa tiết kiệm được chiphí nguyên vật liệu

Việc thay đổi mẫu mã sản phẩm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp cũng làmột nguyên nhân làm cho mức tiêu hao nguyên vật liệu giảm Tại kỳ gốc, sản phẩmcủa doanh nghiệp còn tốn nhiều nguyên vật liệu Thấy vậy, trong kỳ nghiên cứu,

Trang 18

doanh nghiệp đã nghiên cứu và cải tiến mẫu mã sản phẩm Mẫu mã mới có kiểu dángđẹp hơn với các chi tiết được cải thiện làm cho sản phẩm vừa đẹp vừa đảm bảo chấtlượng không đổi và quan trọng là lượng nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm đó cũnggiảm đi, làm cho mức tiêu hao nguyên liệu giảm, góp phần làm cho chi phí nguyên vậtliệu giảm Đây là nguyên nhân tích cực, chủ quan

Biện pháp: Doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu sản phẩm của mình để có

thể cải tiến mẫu mã tốt hơn sao cho mức tiêu hao giảm đi nhỏ nhất có thể

Mức tiêu hao nguyên vật liệu còn giảm là nhờ công tác sử dụng nguyên vật liệutrong kỳ nghiên cứu đã được kiểm soát chặt chẽ hơn so với kỳ gốc Ở kỳ gốc, việc sửdụng nguyên vật liệu còn chưa quy củ, nguyên vật liệu chuyển vào sản xuất ồ ạtkhông theo một trật tự quy định nào, một số nguyên vật liệu dù chưa hỏng, vẫn có thể

sử dụng nhưng vẫn bị loại bỏ ra khỏi sản xuất Nhận thấy được sự lãng phí đó, trong

kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã xiết chặt công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệuhơn Nguyên vật liệu trước khi chuyển từ kho sang bộ phận sản xuất phải được kiểmtra cụ thể, rõ ràng, không còn ồ ạt như trước Nguyên vật liệu trước khi bị loại bỏ cũngcần kiểm tra rõ ràng để xem xét có thể sử dụng được không Điều đó đã góp phầnkhông nhỏ trong việc giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu xuống Đây là nguyên nhântích cực, chủ quan

Biện pháp: Doanh nghiệp cần phát huy, áp dụng các biện pháp cứng rắn và chặt

chẽ hơn trong công tác sử dụng nguyên vật liệu, có thể đưa ra các hình phạt đối vớicông nhân viên khộng chấp hành các quy định về sử dụng nguyên liệu trong sản xuất

để đạt hiệu quả cao

Mặt khác, mức tiêu hao nguyên vật liệu trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệpgiảm xuống còn bởi trình độ tay nghề của người công nhân ngày càng cao Tại kỳ gốc,một số công nhân trong doanh nghiệp nghỉ làm, do đó công ty phải tuyển thêm côngnhân mới Tay nghề của công nhân mới còn non kém, chưa thuần thục do đó thườngxuyên làm hỏng sản phẩm, tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu Đến kỳ nghiên cứu, trình độtay nghề của công nhân đã được nâng cao và qua thời gian thì công nhân ngày càngthuần thục hơn trong sản xuất, lượng nguyên vật liệu dùng trong sản xuất sản phẩm

Trang 19

cũng giảm đi, mức tiêu hao giảm xuống, chi phí nguyên vật liệu giảm xuống Đây lànguyên nhân tích cực, khách quan

Biện pháp: Doanh nghiệp cần có các phương pháp đào tạo công nhân hợp lý để

nâng cao tay nghề của họ trong thời gian càng nhanh càng tốt Bên cạnh đó thì trongquá trình tuyển dụng cũng nên xem xét các yếu tố của người công nhân để xem họ cóphù hợp với bộ phận nào, có khả năng làm tốt công việc hay không

Nhân tố thứ ba làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm là giá cả của nguyên vật liệuđầu vào của doanh nghiệp giảm trong kỳ nghiên cứu

Nguyên nhân đầu tiên làm cho giá nguyên vật liệu giảm là do trong kỳ nghiên cứu,mức cung trên thị trường lớn, nhiều nhà cung cấp đua nhau cung ứng ra thị trường loạinguyên vật liệu đó, để tăng tính cạnh tranh họ đã giảm giá Cụ thể là trong kỳ nghiêncứu vừa qua, thời tiết thuận lợi nên người nông dân trồng trọt tốt, đem lại năng suấtcây trồng cao, chất lượng tốt Cũng chính vì số lượng nông sản nhiều nên cung ứngmột lượng lớn trên thị trường làm cho giá cả giảm đi so với năm trước Nhà cung cấpnguyên vật liệu cho doanh nghiệp nhập vào chế biến với giá rẻ hơn nên khi bán cũng

hạ thấp giá xuống để tăng tính cạnh tranh với các nhà cung cấp khác Doanh nghiệpcũng vì thế mà được lợi trong việc nhập nguyên vật liệu đầu vào với giá thấp hơn sovới kỳ gốc Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực

Nguyên nhân thứ hai làm cho giá nguyên vật liệu giảm là do kỳ nghiên cứu doanhnghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán tiền mua nguyên vật liệu Tại kỳ gốc, doanhnghiệp mới sửa chữa lớn nhà xưởng nên tốn kém chi phí do đó không thanh toán ngaytiền nguyên vật liệu trực tiếp cho nhà cung cấp mà trả góp theo từng đợt nên khôngđược hưởng chiết khấu Nhưng trong kỳ nghiên cứu, tình hình tài chính của doanhnghiệp đã tốt hơn, hơn nữa giá cả nhập vào cũng thấp hơn so với năm trước nên Giámđốc đã thanh toán ngay tiền hàng cho bên cung cấp sau khi nhập kho nguyên vật liệuđầy đủ và được họ ưu đãi giảm 2% tổng thanh toán Đây là nguyên nhân khách quan,tích cực và doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy Các kỳ sau nếu không có vấn đề về tàichính, chất lượng và số lượng nguyên vật liệu nhập kho đảm bảo thì doanh nghiệp nênthanh toán tiền luôn cho nhà cung cấp để có thể được hưởng các ưu đãi của họ dànhcho doanh nghiệp

Trang 20

Giá cước vận chuyển nguyên vật liệu về kho trong kỳ nghiên cứu giảm cũng làmột nguyên nhân làm cho giá nguyên vật liệu giảm Kỳ gốc, một số loại nguyên vậtliệu có khối lượng lớn, lại cách rất xa doanh nghiệp và do thời gian gấp rút nên doanhnghiệp phải thuê ngoài vận chuyển với giá cước khá cao Đến kỳ nghiên cứu, thôngqua tìm hiểu doanh nghiệp đã lựa chọn được nhà thầu chuyên vận chuyển nguyên vậtliệu với giá cước thấp hơn nên chi phí tính vào giá của nguyên vật liệu cũng giảm.Đây là nguyên nhân tích cực, chủ quan

Biện pháp: Doanh nghiệp nên tìm hiểu và lựa chọn đối tác vận chuyển nguyên vật

liệu cho mình một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng để tìm ra nguồn vận chuyển với giá cước ưuđãi thấp nhất Điều đó rất cần thiết cho doanh nghiệp

Nguyên nhân thứ tư làm cho giá nguyên vật liệu trực tiếp giảm đó là sự thay đổiphương tiện vận tải nguyên vật liệu trong kỳ nghiên cứu Ngoài những nguyên vật liệuvận chuyển từ nơi xa với số lượng lớn thì một số loại nguyên vật liệu được doanhnghiệp tự bố trí sắp xếp vận chuyển về kho Kỳ gốc, doanh nghiệp chuyên chở bằngđường bộ nên chi phí vận chuyển cao Còn kỳ nghiên cứu thì doanh nghiệp đã thayđổi phương tiện vận tải bằng hình thức vận chuyển qua đường thủy nên tiết kiệm chiphí hơn, làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm xuống Nguyên nhân này mang tínhtích cực, chủ quan

Biện pháp: Doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức vận tải phù hợp và tiện lợi nhất

đối với nguyên vật liệu để có thể tiết kiệm chi phí hơn Tùy thuộc vào vị trí địa lý,khối lượng hàng hóa mà chọn cho tiết kiệm nhất Đối với nguyên vật liệu vận chuyển

từ xa, đường núi gập ghềnh, khối lượng lớn thì nên vận chuyển bằng đường thủy hoặcđường hàng không

Bên cạnh đó, thì chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu của Chính phủ cũng là mộtnguyên nhân làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ nghiên cứu của doanhnghiệp giảm Ngoài các nguyên vật liệu sẵn có trong nước thì doanh nghiệp cũng cầnphải nhập khẩu một số loại nguyên vật liệu từ nước ngoài Những nguyên vật liệu đótrong nước thường khan hiếm và chất lượng cũng không đảm bảo tiêu chuẩn nêndoanh nghiệp buộc phải nhập khẩu, nếu không sản phẩm tạo ra sẽ không đáp ứngđược yêu cầu của khách hàng Mà trong kỳ gốc thì thuế nhập khẩu các nguyên liệu đó

Trang 21

là 10% nhưng đến kỳ nghiên cứu thì Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệpphát triển và mở rộng nên đã giảm mức thuế đối với loại nguyên vật liệu mà doanhnghiệp nhập khẩu xuống còn 5% Điều này làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vàocủa doanh nghiệp giảm xuống Nguyên nhân này mang tính tích cực, khách quan Ngoài ra, chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp giảm còn là vì kỳnghiên cứu doanh nghiệp được nhà cung cấp tặng thêm một lượng nguyên vật liệudùng cho sản xuất trực tiếp Bên cung cấp nguyên vật liệu là nhà thầu chuyên cungcấp nguyên vật liệu hằng năm cho doanh nghiệp đồng thời doanh nghiệp là kháchhàng tiềm năng của họ Kể từ khi thành lập doanh nghiệp đến nay thì kỳ sản xuất nàochúng ta cũng nhập nguyên vật liệu của họ nên mối quan hệ giữa doanh nghiệp vớinhà cung cấp rất tốt Do vậy, năm nay nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập công ty thìnhà cung cấp đã tặng cho doanh nghiệp một lượng nguyên vật liệu để sản xuất trựctiếp nên tiết kiệm được một khoản tiền cho chi mua nguyên vật liệu Nguyên nhân nàymang tính khách quan, tích cực

Biện pháp: Doanh nghiệp nên mở rộng mối quan hệ với các nhà cung cấp đồng

thời duy trì và nâng cao mối quan hệ trong tương lai để có thể nhận được các ưu đãicũng như có thể thúc đẩy các cơ hội trong kinh doanh

Với các nguyên nhân tác động như trên, doanh nghiệp cần nhìn nhận lại từngnguyên nhân khách quan, chủ quan, tích cực, tiêu cực để điều chỉnh sao cho hợp lý.Mặc dù hầu hết các nguyên nhân tác động đến các nhân tố đều mang tính tích cực vàdoanh nghiệp có thể tiết kiệm cả về mặt tuyệt đối và tương đối Tuy nhiên trên thực tếdoanh nghiệp chỉ đạt tiết kiệm tuyệt đối và bội chi tương đối, đây là điều bất hợp lý

Do đó doanh nghiệp cần có các biện pháp khắc phục và điều chỉnh chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp hợp lý hơn nữa, khai thác triệt để các tiềm năng bên trong cũng như bênngoài doanh nghiệp, tận dụng thời cơ giá cả trên thị trường, các chính sách ưu đãi củaNhà nước, các mối quan hệ xã hội ngoại giao cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vàotrong sản xuất để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hơn

Ngày đăng: 12/12/2019, 07:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w