a Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định bởi công thức: CNVL = Qi.mi.gi – F 103 đồngTrong đó: Qi: Số lượng của mặt hàng i mi: Mức tiê
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì cạnh tranh luôn là vấn đềnóng mà các doanh nghiệp quan tâm Làm sao để hạ giá thành sản phẩm tăngtính cạnh tranh và làm sao để tiết kiệm chi phí nhằm tăng lợi nhuận luôn là bàitoán khó đối với các doanh nghiệp, nhất là trong môi trường kinh tế hội nhậpnhư ngày nay Để tận dụng những cơ hội và hạn chế những thách thức trên bướcđường hội nhập thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh
và hoạt động phải có lãi Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút đượcnhiều vốn đầu tư, tạo lòng tin cho các đối tác, giúp doanh nghiệp cạnh tranhđược với các công ty khác Vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên phân tíchhoạt động kinh doanh để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp mình Các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình những giải pháp để nângcao hiệu quản sản xuất kinh doanh Việc quan tâm đến chi phí, tiết kiệm chi phí
hạ giá thành sản phẩm là vấn đề hàng đầu trong việc đảm bảo và nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh Đồng thời đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chỉtiêu chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm còn cho phép đánh giá một cáchchính xác toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất để tìm ra nhữngnguyên nhân khách quan cũng như chủ quan tác động đến sự biến đổi chung củatổng chi phí sản xuất Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảmcủa chi phí sản xuất và giá thành, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cụ thể đểkhai thác tiềm năng, khắc phục nhược điểm nhằm quản lý và sử dụng chi phísản xuất có hiệu quả hơn bằng cách lập kế hoạch và ra các quyết định sản xuấtcho tương lai
Thấy rõ được tầm quan trọng của chi phí sản xuất đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp, trong bài tập lớn này, em chọn đề tài: “ Phân tích chi phí sản xuấttheo khoản mục của doanh nghiệp”
Nội dung bài tập lớn gồm 3 phần chính:
Phần I: Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế
Trang 3Phần II: Nội dung phân tích
Phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất theo khoản mục của doanh nghiệp
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trong quá trình thực hiệ chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất, e kínhmong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa bổ sung thêm của các thầy cô để bài làmđược hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
+ Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụđước giao, đánh giá việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước, + Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Xácđịnh nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân tố làm ảnh hưởng trựctiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế
+ Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh doanh,khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
Đứng trên góc độ là một nhà quản lý doanh nghiệp thì bất kỳ ai cũngmuốn doanh nghiệp của mình phát triển không ngừng, đem lại lợi nhuận và lợiích kinh tế cao Để làm được điều đó cần phải thường xuyên và kịp thời đưa ranhững quyết định đúng đắn Có nhận thức đúng mới đưa ra các quyết địnhđúng, tổ chức và thực hiện kịp thời các quyết định đó đương nhiên sẽ thu đướccác kết quả mong muốn Ngược lại nhận thức sai sẽ dẫn đến các quyết định sai
và khi thực hiện sẽ gây ra những hậu quả khôn lường Do đó mối quyết định
Trang 5đưa ra điều hành quản lý doanh nghiệp cần phải có sự khoa học, phù hợp vớitừng loại hình doanh nghiệp Và người ta sử dụng công cụ là phân tích hoạtđộng kinh tế để nghiên cứu các hiện tượng và kết quả kinh tế từ đó cung cấpnhững căn cứ khoa học cho các quyết định đúng đắn trong tương lai Vì vậyphân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức,
nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạtđộng kinh tế Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước
1.2 Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài
: Mức độ biến động tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu
1: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế
y0: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ gốc
So sánh bằng số tương đối
Cho ta thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, kết cấu của tổng thể, mức
độ phổ biến của hiện tượng
Trang 6a) Số tương đối động thái
+ Dùng để biểu hiện xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theothời gian:
t = y1/ y0 100 (%) Trong đó: y1, y0 là mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế, kỳ kế hoạch
b) Số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu nhằm xác định tỷ trọng của bộ phận so với tổng thể:
D = ybp/ytt 100 (%)Trong đó:
ybp: mức độ của bộ phận
ytt : mức độ của tổng thể
Phương pháp cân đối
Phương pháp cân đối này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố cómối quan hệ tổng đại số Cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nàođến chỉ tiêu nghiên cứu đúng bằng chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số
kỳ gốc của nhân tố đó, không cần quan tâm đến các nhân tố khác
Khái quát nội dung của phương pháp:
• Chỉ tiêu phân tích: y
• Các nhân tố ảnh hưởng: a, b, c
+ Phương trình kinh tế: y = a + b – c
• Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: y0 = a0 +b0 – c0
• Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu: y1 = a1 + b1 – c1
+ Xác đinh đối tượng phân tích: y = y1 – y0 = (a1 + b1 – c1) – (a0 – b0 – c0)
Trang 7+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y:
• Ảnh hưởng tuyệt đối: ya = a1 – a0
• Ảnh hưởng tương đối: ya = (ya.100)/y0 (%)
Ảnh hưởng của nhân tố thứ hai (b) đến y:
• Ảnh hưởng tuyệt đối: yb = b1 – b0
• Ảnh hưởng tương đối: yb = (yb.100)/y0 (%)
Ảnh hưởng của nhân tố thứ ba (c) đến y:
• Ảnh hưởng tuyệt đối: yc = c1 – c0
• Ảnh hưởng tương đối: yc = (yc.100)/y0 (%)
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
ya + yb + yc = y
ya + yb + yc = y = (y.100)/y0 (%)Lập bảng phân tích
STT
Chỉ tiêu
Kỳ gốc Kỳ n/c
So sánh
Chênhlệch
MĐAH
y (%)
Quymô
Tỷtrọng(%)
Quymô
Tỷtrọng(%)
Trang 8-PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ SẢN
XUẤT THEO KHOẢN MỤC CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Mục đích, ý nghĩa
2.1.1 Ý nghĩa
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì vấn đề về tài chính luôn là yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó Lợi nhuận hàng nămphải cao, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phải ổn định thì mới có thểduy trì và phát triển, thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư cũng như giữ vữngđược vị trí trên thị trường Vậy để có được lợi nhuận cao, bên cạnh việc tăngdoanh thu thì giảm chi phí cũng là một trong những cách tối ưu nhất Trong đó,chi phí sản xuất là chỉ tiêu rất được quan tâm và chú trọng vì nó ảnh hưởng trựctiếp đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp Phân tích chi phísản xuât cũng vì thế mà trở nên vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp
Trước hết ta đã biết chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộhao phí về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác màdoanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiệncung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định
Trang 9Vậy nên khi phân tích chi phí sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giámột cách khách quan, chính xác, toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng chiphí, nhận diện được các chi phí, những nơi chịu chi phí và những hoạt động sinh
ra chi phí, phát hiện những khoản chi nào lãng phí, bất hợp lý để có kế hoạchđiều chỉnh lại từ đó doanh nghiệp nhìn nhận rõ các vấn đề, xác định cácnguyên nhân chủ quan, khách quan, tích cực hay tiêu cực ảnh hưởng đến sựbiến động của chi phí sản xuất từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp, thiết thựctrong công tác quản lý đối với chi phí sản xuất nhằm quản lý chi phí hiệu quảhơn
Bên cạnh đó, việc phân tích chi phí sản xuất còn cung cấp cho doanhnghiệp những thông tin hữu dụng cần thiết để phục vụ công tác quản lý chi phí,lập kế hoạch chi cho phù hợp, tiết kiệm chi phí để hạ thấp giá thành, tính toán
và lập kế hoạch đầu ra đảm bảo đáp ứng nhu cầu thi trường, góp phần làm tănglợi nhuận của doanh nghiệp, đạt hiệu quả cao trong xản xuất kinh doanh
Thông qua phân tích chi phí sản xuất ta có thể đánh giá tổng hợp tìnhhình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ta có thể chỉ ra các mặt mạnh, cáckhuyết điểm, các nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh để
đề xuất các biện pháp thích hợp
Ngoài ra, phân tích chi phí sản xuất còn giúp doanh nghiệp phát hiện vàkhai thác những khả năng tiềm ẩn trong doanh nghiệp để có thể khai thác triệt
để nhằm đạt hiệu quả cao
Với ý ngĩa to lớn đó, phân tích chi phí sản xuất là điều không thể thiếutrong bất cứ hoạt động kinh doanh nào của bất kỳ doanh nghiệp nào
2.1.2 Mục đích
Có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau và mỗi cách phân loại đều cónhững ưu điểm và mục đích khác nhau Một trong những cách phân loại đó làcăn cứ vào đối tượng chi phí và vị trí của khoản chi phí để chia chi phí sản xuấtthành khoản mục chi phí Cách phân loại này sẽ giúp chúng ta xác định chí phí
Trang 10sản xuất ở từng đơn vị sản xuất, từng bộ phận sản xuất, xác định được giá thànhsản phẩm.
Mục đích của phân tích chi phí theo khoản mục bao gồm các nội dungsau:
+ Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chi phí và các nhân tố
Thông qua phân tích chúng ta sẽ thấy được sự biên động tăng, giảm của chi phísản xuất và từng nhân tố ảnh hưởng tác động trực tiếp đến chi phí để có thểđánh giá một cách khái quát nhất về sự biến động đó
+Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và phân tích nguyên nhân biếnđộng các chi phí, phát hiện những bất hợp lý trong chi phí
Từ các số liệu trong bảng phân tích, chúng ta sẽ thấy được mức độ ảnh hưởngcủa các nhân tố đến chi phí sản xuất, xem xét nhân tố nào ảnh hưởng nhiều,nhân tố nào ảnh hưởng ít, nhân tố nào tác động theo chiều hướng tích cực, nhân
tố nào tác động theo chiều hướng tiêu cực, sự tác động của nhân tố nào là hợp lý
và sự biên động của nhân tố nào là bất hợp lý và chỉ ra nguyên nhân dẫn đếnnhững ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đó
+ Đề xuất những biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ ảnh hưởng của nhữngnhân tố tiêu cực, động viên, phát huy những nhân tố tác động tích cực đến chiphí sản xuất
Mỗi một nhân tố tác động đến chi phí sản xuất dù tích cực hay tiêu cực cũngcần phải đề xuất các biện pháp thích hợp để khai thác các tiềm năng, phát huyđiểm mạnh, khắc phục điểm yếu, cải tiến và thay đổi những bất hợp lý trongcông tác quản lý chi phí, sử dụng nguồn vật tư, lao động, tiền vốn nhằm khôngngừng hạ thấp giá thành sản phẩm trong các kỳ tiếp theo
+ Phân tích chi phí sản xuất cũng là căn cứ và cơ sở quan trọng cho việc thànhlập các kế hoạch và chiến lược trong sản xuất
Trang 11Từ việc phân tích, chúng ta có thể lập kế hoạch sản xuất cụ thể trong những kỳtiếp theo, đồng thời lập chiến lược tiêu thụ sản phẩm cho hợp lý, đáp ứng nhucầu kịp thời trên thị trường.
Trang 12Với CNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CNVLTT: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
CSXC : Chi phí sản xuất chung
ΣC1 = CNVL1 + CNC1 + Csxc1 + CBH1 + CQL1
=77.213.456 (103 đồng)
Xác định đối tượng phân tích:
Đối tượng phân tích: Tiết kiệm tuyệt đối C = ΣC1 – ΣC0
= 77.213.456 – 82.146.143
= – 4.932.687 (103 đồng)
Lập bảng phân tích:
Trang 13Bội chi hoặc tiết kiệm
Mức
độ ảnh hưởng đến ∑
C (%)
QM (103 đ)
TT (%)
QM (103 đ)
TT (%)
Tuyệt đối (103 đ)
Tương đối (103 đ)
1 Chi phí sản xuất
chế tạo sản phẩm
53,115,69 6
C) 82,146,143 100 77,213,456 100 94.00 4,932,687- 3,281,927
Trang 142.2.2: Phân tích
Đánh giá chung
Qua bảng phân tích tình hình thực hiện chi phí theo khoản mục ta thấy:Tổng chi phí ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc đạt 94%, như vậy là giảm đi 6%tương ứng với số tiền tiết kiệm được là 4.932.687 (103 đồng) Xét về số tuyệtđối thì doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí còn xét về số tương đối, với chỉ số giátrị sản xuất IG =0,9 thì doanh nghiệp lại bội chi số tiền là 3.282.927 (103
đồng) Điều này chứng tỏ rằng việc tổ chức sản xuất và quản lý chi phí củadoanh nghiệp chưa hợp lý
Nhìn chung các nhân tố tác động đến tổng chi phí sản xuất đều có sự biếnđộng rất khác nhau, ngoại trừ nhân tố chi phí sản xuất chung tăng lên thì hầu hếtcác nhân tố còn lại đều có xu hướng giảm dần so với kỳ gốc Tuy nhiên mứcgiảm chưa thực sự sâu, mức so sánh vẫn đạt ở ngưỡng trên 90% so với kỳ gốc( lớn hơn chỉ số giá trị sản xuất IG ) nên mức giảm này chưa hợp lý và chưa thực
sự đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp
Nhìn vào bảng ta thấy khoản mục chi phí biến động nhiều nhất là Chi phíquản lý doanh nghiệp, đạt 79,68% tức giảm 20,32% làm cho tổng chi phí giảm3,1% Khoản mục biến động ít nhất là Chi phí sản xuất chung thuộc Chi phí sảnxuất chế tạo sản phẩm, đạt 100,61% tức tăng 0,61% tác động làm cho tổng chiphí tăng một mức là 0,11%
Tổng chi phí có sự biến động như vậy là bởi một số nguyên nhân chính sau:+ Do công nhân ngày càng có tay nghề cao hơn, đỡ tốn kém chi phí đào tạo+ Do nguyên vật liệu đầu vào kỳ nghiên cứu thấp hơn so với kỳ gốc
+ Do chế độ khen thưởng đối với công, nhân viên hợp lý
+ Do cắt giảm nhân viên, sắp xếp lại bộ máy quản lý doanh nghiệp
Trang 15Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nhưng ảnh hưởng không nhiều đếntổng chi phí sản xuất
Vậy từ đây ta có thể rút ra nhận xét sau: Các khoản mục chi phí biến động trong
kỳ nghiên cứu hầu hết đều có xu hướng giảm đi nhưng sự giảm đó chưa thực sựhợp lý nên chưa đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp Do đó doanh nghiệpcần có các biện pháp pù hợp và lập kế hoạch quản lý chi phí cụ thể để tiết kiệmhơn, tránh lãng phí hơn và đạt kết quả kinh doanh tốt
Phân tích chi tiết
Tổng chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục sau:
- Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
đồng) làm cho tổng chi phí giảm 2,38% Đây là khoản mục chi phí chiếm lớnnhất trong các khoản mục và có ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí Và với mứcgiảm như vậy thì chứng tỏ doanh nghiệp rất chú trọng đến khoản mục chi phínày để có thể tiết kiệm hơn Nhưng với mức giảm 3,68% thì doanh nghiệp vẫnchỉ dừng lại ở mức tiết kiệm tuyệt đối chứ chưa đạt được tiết kiệm tương đối,thậm chí còn bội chi tương đối số tiền là 3.357.509 (103 đồng) Sự giảm này làchưa hợp lý và có thể do một số nguyên nhân sau đây:
Trang 16+ Chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm.
+ Máy móc thiết bị hoạt động tốt
+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất
+ Tay nghề công nhân ngày càng cao
a) Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định bởi công thức:
CNVL = Qi.mi.gi – F (103 đồng)Trong đó: Qi: Số lượng của mặt hàng i
mi: Mức tiêu hao gi: Giá cả mặt hàng iThông qua bảng phân tích ta có thể thấy rằng: ở kỳ nghiên cứu, chi phínguyên vật liệu trực tiếp là 18.384.524 (103 đồng) chiếm 23,81% trong tổng chiphí toàn doanh nghiệp Trong khi đó kỳ gốc đạt 20.298.312 (103 đồng) chiếm24,71% tổng chi phí Như vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở kỳ nghiên cứu
so với kỳ gốc đã giảm 0,9% tương ứng với số tiền tiết kiệm tuyệt đối là1.913.788 (103 đồng), tuy nhiên lại bội chi tương đối số tiền là 116.043 (103
đồng), điều này là chưa hợp lý Với sự biến động đó thì chi phí nguyên vật liệutrực tiếp đã làm cho tổng chi phí biến đổi theo hướng giảm với mức độ ảnhhưởng là 2,33%
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chịu ảnh hưởng của các nhân tố: số lượngmặt hàng sản xuất, mức tiêu hao, giá cả nên sự biến động cúa các nhân tố nàytác động trực tiếp đến sự tăng giảm của chi phí nguên vật liệu Vì vậy ta sẽ phântích chi tiết từng nhân tố để chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến sự giảm chi phínguyên vật liệu của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu
Trang 17Nhân tố đầu tiên làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm đi là do số lượng sảnxuất sản phẩm (Qi) trong kỳ nghiên cứu giảm đi so với kỳ gốc Và đây là một sốnguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm đó.
Thứ nhất, do các đơn hàng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp giảmxuống Tại kỳ gốc, doanh nghiệp tung ra một số loại sản phẩm mới với mẫu mãhấp dẫn nên thu hút được nhiều khách hàng, làm cho đơn hàng tăng lên, chi phínguyên vật liệu cũng vì thế mà tăng Trong khi đó ở kỳ nghiên cứu, sản phẩm
mà doanh nghiệp sản xuất đang bão hòa, cầu thị trường đang có xu hướng giảmtrong khi cung lại tăng, nhiều doanh nghiệp khác cũng sản xuất ồ ạt với cácchương trình khuyến mại, giảm giá nên cạnh tranh cao hơn, vì thế mà đơn đặthàng trong kỳ nghiên cứu giảm xuống, làm cho sản lượng giảm Đây là nguyênnhân chủ quan, tiêu cực
Biện pháp: Doanh nghiệp cần có các chiến lược phát triển sản phẩm mới, đổi
mới về mẫu mã, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng, đồng thời cũngcần phải có các chiến lược marketing phù hợp để tăng tính cạnh tranh trên thịtrường, có vật mới có thể tăng được sản lượng sản xuất
Nguyên nhân thứ hai làm cho sản lượng giảm trong kỳ nghiên cứu đó lànăng suất không đồng đều giữa các bộ phận sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp.Tại kỳ gốc, năng suất hoạt động khá đều và ổn giữa các bộ phận trong dâychuyền sản xuất, bộ phận này cung ứng hàng cho bộ phận kia một cách đều đặn
và hoàn thành kế hoạch đặt ra, bộ phận nào cũng làm tốt nhiệm vụ của mình,lượng sản phẩm cũng vì thế mà được hoàn thành vượt mục tiêu Trong khi đó ở
kỳ nghiên cứu, bộ phận gia công, chế biến trong giai đoạn đầu sản xuất sảnphẩm thì làm việc năng suất cao, ồ ạt làm hàng, chuyển xuống cho bộ phậnhoàn chỉnh thì năng suất làm việc lại kém, hàng hóa ứ đọng không hoàn thànhkịp lượng sản phẩm giao xuống dẫn đến sản phẩm dở dang thì thừa mà sảnphẩm hoàn thành lại thiếu hụt Đây là nguyên nhân tiêu cực, chủ quan
Trang 18Biện pháp: Doanh nghiệp cần có các biện pháp xử lý như điều chuyển lao
động cho hợp lý giữa các bộ phận trong dây chuyền sản xuất, đào tạo chuyênmôn cho công nhân ở bộ phận hoàn chỉnh để năng suất giữa các bộ phận đồngđều hơn, có vậy thì số lượng sản phẩm mới được cải thiện
Sản lượng giảm còn do trong kỳ nghiên cứu sản xuất, vì gặp vấn đề về tàichính nên doanh nghiệp đã thu hẹp quy mô sản xuất, loại bỏ không sản xuất một
số mặt hàng có lượng tiêu thụ kém Kỳ nghiên cứu, một số mặt hàng bão hòatrên thị trường nên doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm này giảm đi rất nhiều,
mà lợi nhuận từ những sản phẩm đó không cao, người tiêu dùng không còn ưachuộng chúng nữa Vì vậy doanh nghiệp đã quyế định ngưng sản xuất chúnglàm cho sản lượng giảm Đây là nguyên nhân tích cực, chủ quan Biện pháp đưa
ra là doanh nghiệp ngoài việc loại bỏ các sản phẩm trên thì nên nghiên cứu vàtung ra thị trường dòng sản phẩm mới để thu hút người tiêu dùng và khôngngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh
Nhân tố thứ hai làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm là mức tiêuhao nguyên vật liệu trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp giảm so với kỳ gốc.Nguyên nhân làm giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu bao gồm các nguyên nhânsau:
Nguyên nhân thứ nhất là do tình trạng hoạt động của máy móc ở kỳ nghiêncứu tốt hơn kỳ gốc Tại kỳ gốc, máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu, hoạt độngkhông tốt, tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu Còn trong kỳ nghiên cứu, doanhnghiệp đã cho cải tiến một số máy móc thiết bị làm cho chúng hoạt động tốthơn, nâng cấp chúng với các chứng năng hữu hiệu nên trong quá trình sản xuấttiêu tốn ít nguyên liệu hơn, tiết kiệm hơn, mức tiêu hao nguyên liệu cũng vì vậy
mà giảm đi, làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm Đây là nguyên nhân tích cực,chủ quan
Biện pháp: Doanh nghiệp nên áp dụng khoa học công nghệ và cái tiến kỹ
thuật trong sản xuất để có thể tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu hơn nữa trong
Trang 19các kỳ sản xuất tiếp theo như mua thêm máy móc công nghệ, cải tiến dâychuyền sản xuất, nâng cấp máy móc,
Mức tiêu hao cũng giảm trong kỳ nghiên cứu còn vì chất lượng nguyên liệuđầu vào tốt hơn so với kỳ gốc Tại kỳ gốc, doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu
có chất lượng không được tốt, do đó trong quá trình sản xuất sản phẩm dễ bịhỏng nguyên liệu dẫn đến hao phí nhiều nguyên vật liệu Đến kỳ nghiên cứu thìnguyên vật liệu doanh nghiệp mua vào có chất lượng cao hơn, sản xuất ít haophí hơn nên tiêu tốn ít nguyên vật liệu hơn so với kỳ gốc, làm cho chi phí muanguyên vật liệu trực tiếp cũng vì thế mà giảm xuống Đây là nguyên nhân tíchcực, chủ quan
Biện pháp: Doanh nghiệp nên lựa chọn nguyên vật liều đầu vào một cách kỹ
lưỡng và đạt chất lượng tốt, vừa đảm bảo chất lượng của sản phẩm vừa tiết kiệmđược chi phí nguyên vật liệu
Việc thay đổi mẫu mã sản phẩm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp cũng
là một nguyên nhân làm cho mức tiêu hao nguyên vật liệu giảm Tại kỳ gốc, sảnphẩm của doanh nghiệp còn tốn nhiều nguyên vật liệu Thấy vậy, trong kỳnghiên cứu, doanh nghiệp đã nghiên cứu và cải tiến mẫu mã sản phẩm Mẫu mãmới có kiểu dáng đẹp hơn với các chi tiết được cải thiện làm cho sản phẩm vừađẹp vừa đảm bảo chất lượng không đổi và quan trọng là lượng nguyên vật liệu
để tạo ra sản phẩm đó cũng giảm đi, làm cho mức tiêu hao nguyên liệu giảm,góp phần làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm Đây là nguyên nhân tích cực,chủ quan
Biện pháp: Doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu sản phẩm của mình
để có thể cải tiến mẫu mã tốt hơn sao cho mức tiêu hao giảm đi nhỏ nhất có thể.Mức tiêu hao nguyên vật liệu còn giảm là nhờ công tác sử dụng nguyên vậtliệu trong kỳ nghiên cứu đã được kiểm soát chặt chẽ hơn so với kỳ gốc Ở kỳgốc, việc sử dụng nguyên vật liệu còn chưa quy củ, nguyên vật liệu chuyển vàosản xuất ồ ạt không theo một trật tự quy định nào, một số nguyên vật liệu dù
Trang 20chưa hỏng, vẫn có thể sử dụng nhưng vẫn bị loại bỏ ra khỏi sản xuất Nhận thấyđược sự lãng phí đó, trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã xiết chặt công tácquản lý và sử dụng nguyên vật liệu hơn Nguyên vật liệu trước khi chuyển từkho sang bộ phận sản xuất phải được kiểm tra cụ thể, rõ ràng, không còn ồ ạtnhư trước Nguyên vật liệu trước khi bị loại bỏ cũng cần kiểm tra rõ ràng đểxem xét có thể sử dụng được không Điều đó đã góp phần không nhỏ trong việcgiảm mức tiêu hao nguyên vật liệu xuống Đây là nguyên nhân tích cực, chủquan
Biện pháp: Doanh nghiệp cần phát huy, áp dụng các biện pháp cứng rắn và
chặt chẽ hơn trong công tác sử dụng nguyên vật liệu, có thể đưa ra các hình phạtđối với công nhân viên khộng chấp hành các quy định về sử dụng nguyên liệutrong sản xuất để đạt hiệu quả cao
Mặt khác, mức tiêu hao nguyên vật liệu trong kỳ nghiên cứu của doanhnghiệp giảm xuống còn bởi trình độ tay nghề của người công nhân ngày càngcao Tại kỳ gốc, một số công nhân trong doanh nghiệp nghỉ làm, do đó công typhải tuyển thêm công nhân mới Tay nghề của công nhân mới còn non kém,chưa thuần thục do đó thường xuyên làm hỏng sản phẩm, tiêu tốn nhiều nguyênvật liệu Đến kỳ nghiên cứu, trình độ tay nghề của công nhân đã được nâng cao
và qua thời gian thì công nhân ngày càng thuần thục hơn trong sản xuất, lượngnguyên vật liệu dùng trong sản xuất sản phẩm cũng giảm đi, mức tiêu hao giảmxuống, chi phí nguyên vật liệu giảm xuống Đây là nguyên nhân tích cực, kháchquan
Biện pháp: Doanh nghiệp cần có các phương pháp đào tạo công nhân hợp lý
để nâng cao tay nghề của họ trong thời gian càng nhanh càng tốt Bên cạnh đóthì trong quá trình tuyển dụng cũng nên xem xét các yếu tố của người công nhân
để xem họ có phù hợp với bộ phận nào, có khả năng làm tốt công việc haykhông
Trang 21Nhân tố thứ ba làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm là giá cả của nguyên vậtliệu đầu vào của doanh nghiệp giảm trong kỳ nghiên cứu.
Nguyên nhân đầu tiên làm cho giá nguyên vật liệu giảm là do trong kỳnghiên cứu, mức cung trên thị trường lớn, nhiều nhà cung cấp đua nhau cungứng ra thị trường loại nguyên vật liệu đó, để tăng tính cạnh tranh họ đã giảmgiá Cụ thể là trong kỳ nghiên cứu vừa qua, thời tiết thuận lợi nên người nôngdân trồng trọt tốt, đem lại năng suất cây trồng cao, chất lượng tốt Cũng chính vì
số lượng nông sản nhiều nên cung ứng một lượng lớn trên thị trường làm chogiá cả giảm đi so với năm trước Nhà cung cấp nguyên vật liệu cho doanhnghiệp nhập vào chế biến với giá rẻ hơn nên khi bán cũng hạ thấp giá xuống đểtăng tính cạnh tranh với các nhà cung cấp khác Doanh nghiệp cũng vì thế màđược lợi trong việc nhập nguyên vật liệu đầu vào với giá thấp hơn so với kỳgốc Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực
Nguyên nhân thứ hai làm cho giá nguyên vật liệu giảm là do kỳ nghiên cứudoanh nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán tiền mua nguyên vật liệu Tại
kỳ gốc, doanh nghiệp mới sửa chữa lớn nhà xưởng nên tốn kém chi phí do đókhông thanh toán ngay tiền nguyên vật liệu trực tiếp cho nhà cung cấp mà trảgóp theo từng đợt nên không được hưởng chiết khấu Nhưng trong kỳ nghiêncứu, tình hình tài chính của doanh nghiệp đã tốt hơn, hơn nữa giá cả nhập vàocũng thấp hơn so với năm trước nên Giám đốc đã thanh toán ngay tiền hàng chobên cung cấp sau khi nhập kho nguyên vật liệu đầy đủ và được họ ưu đãi giảm2% tổng thanh toán Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực và doanh nghiệpnên tiếp tục phát huy Các kỳ sau nếu không có vấn đề về tài chính, chất lượng
và số lượng nguyên vật liệu nhập kho đảm bảo thì doanh nghiệp nên thanh toántiền luôn cho nhà cung cấp để có thể được hưởng các ưu đãi của họ dành chodoanh nghiệp
Giá cước vận chuyển nguyên vật liệu về kho trong kỳ nghiên cứu giảm cũng
là một nguyên nhân làm cho giá nguyên vật liệu giảm Kỳ gốc, một số loạinguyên vật liệu có khối lượng lớn, lại cách rất xa doanh nghiệp và do thời gian