1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

phân tích chi phí sản xuất

12 262 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 180,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp . Từ năm 1986, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới , hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường thì công tác phân tích tài chính cũng có nhiều thay đổi, bổ sung theo hướng phù hợp với nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Nhu cầu đòi hỏi thông tin cho nhà quản trị ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập để đáp ứng thông tin cho nhà quản trị. Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứuđể đánh giá toàn bộ hiện tượng và quá trình kinh tế của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng kinh doanh kỳ đã qua, các nguồn tiềm năng cần được khai thác trên cơ sở đó đề ra các phương án và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích như một hoạt động thực tiễn , vì phân tích hoạt động kinh doanh luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh như một ngành khoa học, nó nghiên cứu các phương pháp phân tích có hệ thống và tìm ra những giải pháp ứng dụng chúng ở doanh nghiệp Trong quá trình phân tích thì nội dung “ Phân tích chi phí sản xuất và giá thành của doanh nghiệp” là một phần rất quan trọng trong công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Nó sẽ giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình thực hiện xem kết quả đạt đươc tốt hay xấu, nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng. Từ đó ra quyết đinh đúng đắn và tích cực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. PHẦN I: VỀ MẶT LÝ THUYẾT A- Chi phí sản xuất 1, Khái niệm: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra cho sản xuất, chế tạo ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định( tháng, quý, năm) 2, Phân loại : Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán mà có nhiều cách phân loại khác nhau. a. Phân loại theo nội dung kinh tế: Chia chi phí thành các yếu tố chi phí khác nhau như chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. b. Phân loại chi phí theo công dụng, mức phân bổ và địa điểm phát sinh: Chia chi phí thành các khoản mục giá thành như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. c. Phân loại chi phí theo chức năng kinh doanh: Chia chi phí theo chức năng sản xuất, tiêu thụ, quản lý. d. Phân loại chi phí theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành: Gồm biến phí và định phí. B- Giá thành sản phẩm 1, Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động bằng vật hoá kết tinh trong sản phẩm hoàn thành. 2, Phân loại: a. Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu : Gồm giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế b. phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí: Gồm giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ PHẦN II : NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH (VÍ DỤ MINH HOẠ) I.Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1, phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố Xét theo nội dung kinh tế, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm những yếu tố sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền Phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh nhằm xác định tỷ trọng của từng yếu tố chi phí trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó có những đánh giá về đặc trưng chi phí của doanh ngiệp Ví dụ: Phân tích chi phí sản xuất của doanh nghiệp Văn Toàn năm 2008 BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2008 (ĐVT: 1000đ) yếu tố chi phí Kế hoạch Thực tế Mức Tỷ trọng % Mức Tỷ trọng% Chi phí nguyên vật liệu 115 5,09 140 5,81 Chi phí nhân công 85 3,76 95 3,94 Chi phí khấu hao TSCĐ 1250 55,31 1350 55,99 Chi phí dv mua ngoài 690 30,53 720 2,86 Chi phí khác bằng tiền 86 3,81 106 4,40 Tổng cộng 2260 100 2411 100 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy trong tổng số chi phí của doanh nghiệp thì chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng lớn(khoảng 56% và 30%)và thực tế biến động không đáng kể so với kế hoạch, các loại chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Với tỷ trọng chi phí sản xuất như trên thì doanh nghiệp Văn Toàn có yêu cầu lớn về đầu tư máy móc thiết bị, nhu cầu về chi phí nguyên vật liệu, nhân công thấp. 2. Phân tích cơ cấu giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định Căn cứ theo tính chất của khoản chi biến động hay không biến động của khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ thì chi phí được chia thành biến phí và định phí - Phân tích cơ cấu giữa biến phí và định phí:do tổng biến phí luôn gắn liền với một mức sản xuất và tiêu thụ nên phân tích cơ cấu của hai loại này tại mỗi mức hoạt động sẽ chỉ ra tác động của chúng đối với lợi nhuận khi sản lượng thay đổi. Nếu định phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh và tỷ trọng này không giảm khi số lượng sản xuất và tiêu thụ giảm thì cơ cấu định phí trong trường hợp này làm giảm lợi nhuận đáng kể - Phân tích cơ cấu của từng yếu tố thuộc biến phí: việc phân tích này sẽ cho thấy loại biến phí gì, phát sinh ở khấu nào, bộ phận nào ảnh hưởng đến tổng biến phí, qua đó chỉ ra khả năng cắt giảm từng yếu tố biến phí nhằm nâng cao hiệu qủa hạt động của doanh nghiệp. - phân tích cơ cấu của từng yếu tố thuộc định phí: về nguyên tắc thì tổng định phí không thay đổi nhưng xét theo khả năng kiểm soát chi phí thì chi phí được chia thành định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý. việc phân tích này sẽ cho ta thấy tỷ trọng của từng loại định phí trong tổng định phí. II. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm Căn cứ vào nguồn tài liệu và thời điẻm tính giá thành, chỉ tiêu giá thành được chia làm giá thành kế hoạch và giá thành thực tế, giá thành định mức. Mặt khác tuỳ thuộc vào phạm vi tập hợp chi phí, chỉ tiêu giá thành còn được chia thành giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ. Giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, vì vậy ta cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác quản lý giá thành Nội dung phân tích giá thành bao gồm: - Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được - Phân tích tình hình thực hiện chi phí trên 1000 giá trị sản phẩm - Phân tích các khoản mục giá thành *, Đánh giá chung biến động giá thành của toàn bộ sản phẩm a- Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị - Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ chênh lệch Tz = (Z1: Zk)*100% Trong đó: Tz: tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành Z1: giá thành đơn vị thực tế Zk: giá thành đơn vị kế hoạch Ví dụ: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ (ĐVT: 1.000đ) sản phẩm Zđv năm trước Zđv năm nay TT/NT TT/KH KH TT Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ A 385 380 390 +5 +1.3 +10 +2.63 B 490 485 480 -10 -2 -5 -1.03 C 250 250 240 -10 -4 -10 -4 D - 300 310 - - +10 +3.33 Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy doanh nghiệp sản xuất 4 loại sản phẩm nhưng sản phẩm D mới đưa vào sản xuất kỳ này , doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm với tinh thần tích cực, giá thàn kế hoạch đều thấp hơn so với năm trước đối với tất cả các sản phẩm Kết quả thực hiện giá thành của các sản phẩm giữa hai năm đều thấp, chỉ có sản phẩm A cao hơn năm trước 1,3%, tương ứng với mức tăng 5 đồng/sản pẩm Kết quả thực hiện giá thành cho thấy chỉ có sản phẩm B và C có mức hạ, còn A và D cao hơn kế hoạch đặt ra b- Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành Căn cứ vào phương pháp quản lý toàn bộ toàn bộ sản phẩm hàng hoá, người ta thương chia sản phẩm thành hai loại là sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được Ví dụ: sử dụng số liệu về giá thành đơn vị ở bảng trên, bổ sung thêm số lượng sản phẩm sản xuất như sau: Sản phẩm ĐVT Kế hoạch Thực hiên - Sản phẩm so sánh được A cái 300 320 B cái 200 300 C cái 400 360 - Sản phẩm không so sánh được D cái 300 250 Căn cứ vào tài liệu trên ta lập bảng phân tích sau BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỔNG GIÁ THÀNH (ĐVT: 1000đ) sản phẩm Sản lượng thực tế tính theo giá thành Chênh lệch TT/KH Q1Zo Q1Zk Q1Z1 Mức TL(%) - SPSSĐ A 123.200 121.600 124.800 +3.200 +2.63 B 147.000 145.500 144.000 -1.500 -1.03 C 90.000 90.000 86.400 -3.600 -4.00 cộng 360.200 357.100 355.200 -1.900 -0.53 -SPKSSĐ D - 75.000 77.500 +2.500 +3.33 tổng cộng 360.200 432.100 432.700 -1.300 -0.30 Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy kết quả hạ thấp giá thành giảm 0.3%, tương ứng với mức giảm 1.300 đồng. Như vậy doanh nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch hạ thấp giá thành, là khả năng tăng lợi nhuận cho doanh nghiêp. III.Phân tích tình hình hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được Mục tiêu của doanh nghiệp sản xuất là phấn đấu hạ thấp giá thành, mức hạ càng nhiều thì khả năng sinh lợi càng cao. Sản phẩm so sánh được là những sản phẩm được sản xuất ở những kì trước, có đầy đủ tài liệu hạch toán chính xác Đối tượng phân tích: mức hạ và tỉ lệ Phân tích tình hình hạ thấp giá thành cuả sản phẩm so sánh được phải thực hiện qua các bước sau: Bước 1: xác định nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch - Mức hạ của nhiệm vụ hạch toán giá thành kế hoạch(Mk) Mk= tổng Qkzk - tổng Qkzo - Tỷ lệ hạ của nhiệm vụ hạch toán hạ giá thành sản phẩm(Tk) Tk =(Mk chia tổng Qkzo)*100% Bước 2: xác định kết quả hạ giá thành thực tế - Mức hạ của nhiệm vụ hạch toán giá thành thực tế( M1) M1=tổng Q1z1 - tổng Q1zo - Tỷ lệ hạ của nhiệm vụ hạch toán giá thành thực tế( T1) T1 = (M1 chia tổng Q1zo)*100% Bước 3: Xác định kết quả hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch - Mức hạ của kết quả hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch (▲M) (▲M) = M1 - Mk - Tỷ lệ hạ của kết quả hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch (▲T) (▲T) = T1 - Tk Bước 4: xác định các nhân tố ảnh hưởng a) Ảnh hưởng của (Q): Q đổi từ Qk thành Q’ với Q’ = Qk * t Và t = [(tổng Q1 * zo) : (tổng Qk * zo)] *100% Khi Q thay đổi thì ảnh hưởng đến: + mức hạ giá thành: ▲M = ▲M(Q) = MQ - Mk = Mk(t - 1) Với MQ = Mk * t + tỷ lệ hạ: ▲T = ▲T(Q) - Tk = 0 Với T(Q) = Tk b) Ảnh hưởng của kết cấu ( Q đổi từ Q’ thành Q1) Khi kết cấu thay đổi thì ảnh hưởng đến: + mức hạ giá thành: ▲M(k/c) = M(k/c) - M(Q) = tổng Q1zk - tổng Q1z0 - MQ + tỷ lệ hạ: ▲T(k/c) = T(k/c) - T(Q) = (M(k/c) : tổng Q1z0)* 100% - T(Q) c) Ảnh hưởng của giá thành đơn vị + mức hạ giá thành: ▲M(z) = Mz1 - Mk/c + tỷ lệ hạ ▲T(z) = Tz1 - Tk/c Bước 5: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ▲M = ▲M(Q) + ▲M(k/c) +▲M(z) ▲T = ▲T(Q) +▲T(k/c) + ▲T(z) Ví dụ : BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HẠ THÂP GIÁ THÀNH CỦA SẢN PHẨM SO SÁNH ĐƯỢC (ĐVT: 1000đ) SP SLSPSX GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SP (1000đ) KH TT NT KH TT A 200 220 10 12 11 B 400 390 8 9 10 C 150 200 - 20 30 • Yêu cầu: Phân tích nhiệm vụ hạ thấp giá thành sản phẩm Giải: SP Qkzo Qkzk Q1zo Q1zk Q1z1 Mk M1 Tk T1 A 2000 2400 2200 2640 2420 400 220 20 10 B 3200 3600 3120 3510 3900 400 780 12.5 25 TỔNG 5200 6000 5320 6510 6320 800 1000 15.38 18.8 Nhận xét: qua bảng phân tích ta thấy doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành ở cả hai chỉ tiêu mức hạ và tỷ lệ hạ IV. Phân tích các khoản mục giá thành sản phẩm 1, phân tích khái quát giá thành sản phẩm theo khoản mục Phân tích giá thành theo khoản mục của sản phẩm có vị trí rất quan trọng trong hỗn hợp sản phẩm của doanh nghiệp Phương pháp phân tích: so sánh biến động tương đối và tuyệt đối Ví dụ: PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CỦA SẢN PHẨM A Khoản mục giá thành Giá thành đơn vị (đồng) Kế hoạch thực tế 1.chi phí vật liệu trực tiếp 4.000 3.800 - vật liệu chính trực tiếp 3.200 3.150 - vật liệu phụ trực tiếp 80 650 2. chi phí nhân công trực tiếp 1.000 1.050 - tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp 900 950 - các khoản trích theo lương 100 100 3. chi phí sản xuất chung 3.000 2.580 cộng 8.000 7.430 Cho biết số lượng sản phẩm A thực tế sản xuất 300 sản phẩm BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẢM A THEO KHOẢN MỤC (ĐVT: 1000đ) khoản mục giá thành tổng giá thành theo sản lượng thực tế Chênh lệch tỷ trọng (%) KH TT mức TL(%) KH TT 1.chi phí vật liệuTT 1200 1140 -60 -5.0 50 51.1 + vlc trực tiếp 960 945 -15 -1.5 40 42.4 + vlp trực tiếp 240 195 -45 -18.7 10 8.7 2.chi phí nhân công trực tiếp 300 315 +15 +5.0 12.5 14.1 +tiền lương công nhân sản xuất 270 285 +15 +5.5 11.3 12.8 +các khoản theo lương 30 30 0 0 1.2 1.3 3.chi phí sản xuất chung 900 774 -126 -14.0 37.5 34.8 cộng 2400 2229 -171 -7.1 100 100 Nhận xét: qua bảng phân tích ta thấy tổng giá thành sản xuất 300 sản phẩm thực tế thấp hơn kế hoạch 171000 đồng, giảm 7,1%. Do chi phí sản xuất chung giảm 126000 giảm 14%, chi phí vật liệu trực tiếp giám 60000đồng, chi phí nhân công trực tiếp tăng 15000 đồng tăng 5%. Nếu khoản mục này không đổi thì giá thành SP A giảm thêm 15000 đồng 2, Phân tích tình hình khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm, phân tích khoản mục này nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rất cần thiết cho nhà quản lý, từ đó giúp họ thấy ưu, nhược điểm trong công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, là biện pháp chủ yếu để hạ thấp giá thành sản phẩm * Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch 3, phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Phân tích chi phí nhân công trực tiếp bao gồm hai bộ phận: chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng trong việc trả lương công nhân , để xây dựng chỉ tiêu phân tích chi phí nhân công trực tiếp cần hiểu mấy vấn đề sau: - Phương pháp tính lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất ở doanh nghiệp - hệ thống định mức lao động tại doanh nghiệp - hệ thống thông tin nghiệp vụ kỹ thuật về thời gian, kết quả lao động tại doanh nghiệp * Phương pháp phân tích: phương pháp số chênh lệch 4, Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung * Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, phục vụ cho quá trình sản xuất Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại, có tính chất khác nhau, nên việc phân tích cần tổ chức chi tiết số liệu để tăng cường kiểm soát chi phí * Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh [...]... cao hoạt động sản xuất kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều loại chi phí gọi là chi phí sản xuất kinh doanh; giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra Chi phí sản xuất là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất, chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí, còn giá thành... mặt hao phí, còn giá thành phản ánh mặt kết quả Phân tích chi phí và giá thành sản xuất là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm biến động, ảnh hưởng tới chi phí và giá thành Từ đó, người sử dụng thông tin sẽ ra quyết định quản lý tối uư hơn Muốn tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác(chất lượng công nghệ sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu, trình độ tay...KẾT LUẬN Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và gía thành sản phẩm chi m một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Qua công tác phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, chỉ ra được những mặt mạnh, những mặt hạn... phí hạ giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác(chất lượng công nghệ sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu, trình độ tay nghề người lao động, trình độ tổ chức, quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh) . bộ PHẦN II : NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH (VÍ DỤ MINH HOẠ) I .Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1, phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu. pháp phân tích: phương pháp số chênh lệch 4, Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung * Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, phục vụ cho quá trình sản xuất Chi. cách phân loại khác nhau. a. Phân loại theo nội dung kinh tế: Chia chi phí thành các yếu tố chi phí khác nhau như chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w