1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chi phí sản xuất theo khoản mục và theo yếu tố của doanh nghiệp

67 4,8K 120

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 93,65 KB

Nội dung

Các doanh nghiệp hoạt động hầu hết vì mục tiêu lợi nhuận , để đạt được điềunày thì công tác phân tích tình hình sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp làđiều cần thiết bởi vì : Thông

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp diễn ra hết sức phứctạp Các doanh nghiệp hoạt động hầu hết vì mục tiêu lợi nhuận , để đạt được điềunày thì công tác phân tích tình hình sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp làđiều cần thiết bởi vì : Thông qua việc phân tích các nhà quản lý mới có cơ sở đểđưa ra được những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp mới thấy được hết cáctiềm năng trong doanh nghiệp từ đó có biện pháp để khai thác có hiệu quả vànhững mặt hạn chế cần khắc phục Ngày nay công tác phân tích là không thể thiếutrong mỗi doanh nghiệp, để làm tốt được điều này đòi hỏi người phân tích phải cómột trình độ nhất định, phải có một cái nhìn bao quát, tổng thể, phát hiện ra nhữngnguyên nhân chủ yếu làm biến động các chỉ tiêu kinh tế đồng thời phải đề ra đượcnhững biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quảcủa các quá trình hoạt động đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp

Là một sinh viên được học môn : Phân tích các hoạt động kinh tế trong nhàtrường là điều hết sức cần thiết đối với chúng em bởi vì chúng em được tiếp cậnlàm quen dần với công tác phân tích tình hình kinh tế của doanh nghiệp , trang bịthêm những kiến thức phục vụ cho công việc sau này.Để hiểu rõ hơn về công tácphân tích kinh tế trong doanh nghiệp, trong nội dung bài đồ án này em xin trìnhbày 3 phần:

Phần 1: Cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh tế

Phần 2: Phân tích

Trang 2

PHẦN I: - CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 2.1- MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 2.1.1- Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế

Phân tích hoạt động kinh tế là quá trình phân chia, phân giải các loại hiệntượng, các quá trình và kết quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành, sau đódùng các phương pháp liên hệ, so sánh đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tínhquy luật, xu hướng vận động, phát triển của hiện tượng nghiên cứu

Trong lĩnh vực quản lý kinh tế người ta sử dụng phân tích nhận thức được cáchiện tượng và kết quả kinh tế, để xác định được nguồn gốc hình thành và quy luậtphát triển của chúng cũng như để phát hiện quan hệ cấu thành của quan hệ nhậnquả, của hiện tượng và kết quả kinh tế, trên cơ sở đó mà cung cấp những căn cứkhoa học cho các quyết định đúng đắn cho tương lai trong hệ thống các môn khoahọc quản lý, phân tích hoạt động kinh tế thực hiện một chức năng cơ bản đó là dự

Trang 3

Để xác định được mục tiêu đúng đắn người ta sử dụng kết quả của phân tích

dự đoán, đương nhiên phải là dự đoán khoa học Cho nên với vị trí là công cụ củanhận thức, với chức năng dự đoán và điều chỉnh các hoạt động kinh tế, phân tíchhoạt động kinh tế trở thành công cụ quản lý khoa học có hiệu quả không thể thiếuđược đối với các nhà quản lý

2.1.3- Mục đích

Phân tích hoạt động kinh doanh nhắm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh,kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được giao đồng thời cũng đánh giá việcchấp hành các chính sách, chế độ quy định của Đảng và Nhà nước

- Phân tích sẽ giúp cho việc tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đếnkết quả và hiện tượng kinh tế cần nghiên cứu xác định các nguyên nhân dẫn đến sựbiến động của các nhân tố nhằm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng củahiện tượng nghiên cứu

- Phân tích hoạt động kinh tế góp phần giúp đề xuất phương hướng và biệnpháp cải tiến công tác khai thác hết các khả năng tiềm năng trong nội bộ doanhnghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

2.2- CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

2.2.1- Phương pháp phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 1) Phương pháp so sánh

a) Khái niệm:

So sánh và phương pháp phân tích được sử dụng nhiều, kết quả so sánh sẽ cho

ta biết xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, mức độ tiên tiến hay lạc hậu

Trang 4

Phương pháp này cho ta thấy xu hưóng biến động, kết cầu mối quan hệ trình

độ phổ biến của chỉ tiêu kinh tế

Chúng ta thường so sánh bằng 4 loại số tương đối:

- Số tương đối kế hoạch dạng đơn giản

Với: ykh: Mức độ của kỳ kế hoạch

Trang 5

Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ thực hiện

Tỷ lệ hoàn thành = x Hệ số tính chuyển

Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ kế hoạch

- Dạng kết hợp:

Mức độ tương đối trị số chỉ tiêu nghiên cứu trị số chỉ tiêu n/c hệ số

Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ thực hiện kỳ kế hoạch tính chuyển

+ Số tương đối động thái:

Phương pháp này dùng để biểu hiện sự biến động của hiện tượng hay tốc độ

- Khi kỳ gốc thay đổi

+ Số tương đối kết cấu:

Xác định tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể

x -

x

y 1 = mức độ kỳ nghiên cứu

y 0 = mức độ của kỳ gốc

(i = 2,3, ,n)

y BP : số tuyệt đối của từng bộ phận

y tf : Số tuyệt đối của tổng thể

t= y BP

y tf x 100 %

Trang 6

Và thông qua sự thay đổi kết cấu ta sẽ biết được sức thay đổi đó tốt hay xấu.+ Số tương đối cường độ

Phản ánh trình độ phổ biến hay phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinhdoanh

+ So sánh bằng số bình quân:

Phương pháp so sánh bằng số bình quân cho ta thấy mức độ mà đơn vị đạtđược so với số bình quân chung của tổng thể

2) Phương pháp chi tiết:

Các hiện tượng và kết quả kinh tế thường rất đa dạng và phức tạp Để nhậnthức được chúng cần thiết phân chia các hoạt động và kết quả kinh tế theo nhữngtiêu thức khác nhau:

- Chi tiết theo thời gian

- Chi tiết theo địa điểm

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu

a) Chi tiết theo thời gian

Trang 7

Ta biết ở bất kỳ doanh nghiệp nào, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh làkết quả của cả một quá trình Để xác định kết quả kinh doanh của một năm tàichính ta phải nghiên cứu sự biến động trong từng quý, rồi trong từng tháng của quý

đó Bởi lẽ các thời kỳ khác nhau có những nguyên nhân khác nhau Và cùng mộtnguyên nhân nhưng nó tác động đến hiện tượng kinh tế với các mức độ khác nhau.Đồng thời doanh nghiệp cũng như những hoạt động sản xuất kinh doanh của nókhông thể tồn tại độc lập mà nó phải có mối quan hệ mật thiết đối với các doanhnghiệp khác Phải chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh khách quan cho nêntrong từng thời điểm khác nhau sẽ có hoặc xuất hiện các cơ hội hay rủi ro màdoanh nghiệp phải nghiên cứu chi tiết để đưa ra quyết định đúng đắn

Vì vậy tuỳ theo đặc tính của các quá trình, nội dung của các chỉ tiêu và mục đíchphân tích mà ta chọn thời gian cần chi tiết: Theo quý hoặc theo tháng, theo 6 tháng

b) Chi tiết theo địa điểm:

Có những hiện tượng kinh tế xảy ra ở nhiều địa điểm khác nhau với nhữngtính chất mức độ khác nhau vì vậy cần phải chi tiết theo địa điểm:

Tác dụng:

- Xác định những đơn vị cá nhân tiên tiến hay lạc hậu

- Đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh trong nội bộ

- Xác định sự hợp lý hay không hợp lý trong việc phân phối nhiệm vụ giữacác đơn vị sản xuất hay các cá nhân

c) Chi tiết theo bộ phận cấu thành

Căn cứ vào sự cấu thành của hiện tượng người ta phân chỉ tiêu thành 2 loại:

Trang 8

- Chỉ tiêu tổng thể đơn giản bao gồm những chỉ tiêu cá biệt cả mối quan hệtổng hoặc hiệu.

- Chỉ tiêu tổng thể phức tạp bao gồm các chỉ tiêu cá biệt có mối quan hệ tích

số, thương số.Chỉ tiêu theo bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thànhcủa các hiện tượng và kết quả kinh tế Nhận thức được bản chất của các chỉ tiêukinh tế Từ đó giúp ta đánh giá được kết quả của doanh nghiệp được chính xác cụthể Xác định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý nhìnchung ở phương pháp phân tích chi tiết bổ sung cho nhau Trong phân tích muốn đạt được nhu cầu toàn diện và triệt để cần kết hợp cả 3 phương pháp đó 1cách hợp lý

Phân tích hoạt động kinh tế góp phần giúp đề xuất phương hướng và biệnpháp cải tiến công tác khai thác hết các khả năng tiềm năng trong nội bộ doanhnghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

2.2.2- Phương pháp xác định mức dộ ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ tiêu phân tích.

1) Phương pháp thay thế liên hoàn

Được vận dụng trong các trường hợp khi các nhân tố có mối quan hệ tích thương, hoặc kết hợp cả tích và thương

Nội dung: Xác lập công thức, biểu thị mối quan hệ giữa các nhân tố ảnhhưởng tới chỉ tiêu phân tích, sắp xếp các nhân tố theo thứ tự nhất định Nhân tố sốlượng đứng trước, nhân tố chất lượng đứng sau hoặc theo mối quan hệ nhân quả.Thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố Giá trị kỳ gốc sang kỳ nghiên cứutheo thứ tự trên Tính giá trị số của chỉ tiêu khi thay thế nhân tố sau đó so sánh với

Trang 9

trị số của chỉ tiêu khi chưa thay thế nhân tố đó hoặc giá trị của lần thay thế trước

đó chính là mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố vừa thay thế

Có bao nhiêu nhân tố tăng giảm bấy nhiêu lần, mỗi lần chỉ tăng giảm mộtnhân tố Nhân tố nào thay thế mà giữ nguyên giá trị ở kỳ phân tích cho đến lầntăng giảm cuối cùng, nhân tố nào chưa tăng giảm giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc Cuốicùng tổng hợp của các nhân tố ảnh hưởng với biến động của chỉ tiêu phân tích.Khát quát:

ảnh hưởng tuyệt đối: yx = yx - y0

ảnh hưởng tương đối: yx= ya/y0 x 100%

Xác định ảnh hương của b đến y

Thay thế lần 2 y=a1b1c0

Trang 10

Ảnh hưởng tuyệt đối: y0 = yb - ya

Ảnh hưởng tương đối: y0 = yb : y0 x100%

Xác định ảnh hưởng của c đến y

Thay thế lần 3 yc=a1b1c1

Ảnh hưởng tuyệt đối: yc = yc - yb

Ảnh hưởng tương đối: yc = yc /y0 x100%

Kiểm tra:

ya + yb + y0=y

ya + yb + y0=y

Lập bảng phân tích loại 1

T

T C.tiêu

Kýhiệu

đơnvị

Kỳgốc

Kỳnghiê

n cứu

Chên

h lệch

Sosánh

Mức độ ảnhhưởngTuyệtđối

Tươngđối

Trang 11

Điều kiện vận dụng phương pháp này giống như phương pháp thay thế liênhoàn chỉ khác nhau ở chỗ khi xác định mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tốnào đó đến chỉ tiêu phân tích thì trực tiếp dùng số chênh lệch giữa giá trị kỳ nghiêncứu với kỳ gốc của nhân tố đó

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

Được thực hiện hoàn toàn tương tự việc xác định mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố trong phương pháp thay thế liên tiếp

Lưu ý: Khi giữa các nhân tố chỉ có mối quan hệ tích đơn thuần y= abc thì nên

Phuơng pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan

hệ tổng , hiệu Cụ thể khi xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đúng bằng chênh lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của nhân tố đó

Trang 12

Ảnh hưởng của nhân tố b đến y

Ảnh hưởng tuyệt đối

yb = b1 - b0

Ảnh hưởng tương đối

yb = yb : y0 x100%

Ảnh hưởng của nhân tố c đến y

Ảnh hưởng tuyệt đối

yc = c1 - c0

Ảnh hưởng tương đối

yc = yc : y0 x100%

Trang 13

Kiểm tra

ya + yb + yc=y

ya + yb + yc=y

Mức độ ảnh hưởng đến y

Quy mô

Tỷ trọng

Quy mô

Tỷ trọng

-2.2.3 Các phương pháp được vận dụng trong bài phân tích

Vận dụng khi các nhân tố có mối quan hệ tích hoặc thương

Trong bài thiết kế môn học của em với nội dung: phân tích chi phí sản xuấttheo khoản mục và theo yếu tố của doanh nghiệp em có sử dụng các phương phápphân tích sau:

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Trang 14

- Phương pháp cân đối

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO KHOẢN MỤC

§1: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất là lưu thônghàng hóa Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu diễn bằng tiền trong quátrình hoạt động kinh doanh Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phátsinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từkhâu mua bán nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó

Hiểu biết và tính toán đầy đủ các chi phí liên quan đến hoạt động của doanhnghiệp tạo điều kiện tính toán các chỉ tiêu được chính xác như giá thành, lợi tức,thuế, các khoản phải nộp ngân sách… trên cơ sở đó đánh giá đúng hiện trạng hoạtđộng của doanh nghiệp đồng thời đề ra được những biện pháp cần thiết và hợp lý

để quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh một cách hợp lý nhất

Chỉ tiêu chi phí sản xuất là một trong những chỉ tiêu chất lượng tổng hợpquan trọng vào bậc nhất của doanh nghiệp Nó phản ánh đồng thời vấn đề củadoanh nghiệp như quy mô sản xuất, năng lực sản xuất, đặc điểm sản xuất, trình độ

tổ chức quản lý và sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất.Và do vậy, trongdoanh nghiệp nó luông được quan tâm mốt cách thỏa đáng Nó có ý nghĩa đặc biệtquan trọng trong hệ thống phân tích hoạt động kinh tế, hệ thống sản xuất kinhdoanh Qua chỉ tiêu phân tích này nhà quản lý doanh nghiệp mới có thể nhìn nhận

Trang 16

đúng về năng lực sản xuất kinh doanh của mình, đánh giá được trình độ tổ chứcquản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất, chỉ ra những bất cập lãng phí trong việctiêu dùng các yếu tố này Đồng thời phân tích tình hình thực hiện chi phí còn cungcấp các thông tin cho công tác quản lý lập kế hoạch chi phí đề xuất các biện phápnhàm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, Ngoài ra khi phân tích chỉ tiêu nàycác nhà quản lý doanh nghiệp mới có thể có những thông tin kinh tế làm cơ sở chocác quyết định kinh doanh như lựa chọn mặt hàng, xác dịnh giá bán, xác định điểmhòa vốn, xác đinh đơn giá thu mua, xác định cung cầu thị trường.

Phân tích chi phí giúp cho doanh nghiệp nhận diện được các loại chi phí,những hoạt động sinh ra chi phí và những nơi chịu chi phí để trên cơ sở đó cónhững biện pháp thiết thực quản lý và ứng xử với chi phí sản xuất kinh doanh

Ngoài ra phân tích chi phí còn nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tácquản lý chi phí, lập kế hoạch chi phí, hạ giá thành sản phẩm

II MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH

- Đánh giá khái quát tình hình thực hiện tổng chi phí và các nhân tố ảnh hưởng

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và phân tích nguyên nhân biếnđộng các chi phí, phát hiện những bất hợp lý trong chi phí

- Khi phân tích chi tiết chỉ tiêu này ta sẽ xác định được các thành phần, bộ phận,phân tích được các nhân tố ảnh hưởng và tính toán được mức độ ảnh hưởng của chiphí đến chỉ tiêu phân tích và phân tích nguyên nhân biến động của các chi phí, pháthiện những bất hợp lý trong chi phí Trên cơ sở đó doanh nghiệp có xu hướng bộichi hoặc tiết kiệm hợp lý

Trang 17

- Đề xuất các biện pháp cần thiết để hạn chế loại trừ ảnh hưởng của nhữngnhân tố tiêu cực, phát huy được ảnh hưởng của những nhân tố tích cực, khai tháckhả năng tiềm tàng trong quản lý sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuấtkhông ngừng hạ thấp giá thành.

- Để giúp phân biệt và nhận định đúng về chi phí trong thực tiễn chúng taphân loại chi phí trên những góc độ khác nhau và thường phân loại trêncác tiêu thức sau:

- Phân theo tính chất hoạt động kinh doanh

- Phân theo các khoản mục chi phí

- Phân theo các yếu tố chi phí

- Phân theo sự phụ thuộc và sự thay đổi của khối lượng sản xuấtkinh doanh

Để thuận lợi cho công tác hạch toán và theo chế độ kế toán hiện hành chúng

ta có các khoản mục sau đây

 Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm

 Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

 Chi phí nhân công trực tiếp

 Chi phí sản xuất chung

 Chi phí bán hàng

 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 18

C: Tổng chi phí sản xuất Cnvl: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Cnc: Chi phí nhân công trực tiếp Csxc: Chi phí sản xuất chung Cql: Chi phí quản lý doanh nghiệp Cbh: Chi phí bán hàng

- Xác định giá trị của chỉ tiêu kỳ nghiên cứu

Trang 19

2 Phân tích

a Đánh giá chung

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy rằng: tổng chi phí kỳ nghiên cứu so với kỳgốc tăng lên đáng kể, với tốc độ tăng là 19,15 % tương ứng với mức tăng là41.018.177.000 (đồng) Như vậy xét về số tuyệt và tương đối doanhnghiệp đã bội chi Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc vẫn có nhiều lãng phí

Trong các khoản mục chi phí, có thể thấy chi phí bán hàng tăng với tỷ lệ caonhất, kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc là 126,12% tức tăng 26,12% tương ứng với bộichi tuyệt đối là 11.471.503.000 đồng và bội chi tương đối là 12.848.084.000 đồng.Mức tăng chi phí bán hàng đã làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp trong năm kỳnghiên cứu tăng 5,36% đây là khoản mục có mức ảnh hưởng lớn nhất đến tổng chiphí của toàn doanh nghiệp trong năm

Ngoài khoản mục chi phí bán hàng tăng mạnh thì các chi phí còn lại cũng cómức tăng khá lớn Điển hình là chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp,chi phí sản xuấtchung, chi phí nhân công trực tiếp , chi phí quản lý doanh nghiệp Nhìn chung việccác khoản chi tăng mạnh đã làm cho doanh nghiệp bội chi trong năm kỳ nghiêncứu Chính điều đó đã làm tổng chi phí của doanh nghiệp bội chi tuyệt đối

Các nguyên nhân chủ yếu làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên là do:

Trang 20

- Xu hướng tăng giá trên thị trường chung đang diễn ra mạnh mẽ bở nềnkinh tế thế giới đang lấy lại đã tăng trưởng sau chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh và

xu hướng toàn cầu hoá thế giới

- Do doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất cả ở trong nước và xuấtkhẩu nên doanh nghiệp tuyển thêm nhiều nhân công đặc biệt ưu tiên những người

có tay nghề, trình độ cao, đồng thời mua sắm thêm máy móc thiết bị mới hiện đạinhằm đảm bảo cho khối lượng sản phẩm cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Vìvậy chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp và chi phí quản lýchung tăng lên

- Do khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều, doanh nghiệp muốn tăng doanhthu và lợi nhận nên trong kỳ doanh nghiệp đã chú trọng tới công tác tiêu thụ sảnphẩm, tuyển thêm nhân viên bán hàng, tăng cường tiếp thị, quảng cáo, khuyếnmãi Nên chi phí bán hàng tăng Điều đó góp phần làm tổng chi phí doanh nghiệptăng

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác mà sự ảnh hưởng là không đáng kể

Như vậy, qua việc đánh giá khái quát sự biến động tổng chi phí và các khoảnmục chi phí giữa hai kỳ: kỳ nghiên cứu và kỳ gốc cho ta nhận xét: Sự tăng cáckhoản mục chi phí của doanh nghiệp như vậy là không hợp lý Do đó doanh nghiệpcần phải có các biện pháp phù hợp để điều chỉnh các khoản mục chi phí cho hợp lýnhằm tiết kiệm, tránh sử dụng lãng phí đồng vốn mà vẫn đạt được kết quả sản xuấtkinh doanh là tốt nhất

b Phân tích chi tiết các khoản mục chi phí

Trang 21

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Từ bảng số liệu trên ta thấy: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kỳ nghiên cứu

là 54.874.756.000 (đồng), chiếm 21,5% tổng chi phí doanh nghiệp So sánh với kỳgốc thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tăng 11.175.254.000(đồng), tương ứngvới tốc độ tăng là 25,57% Như vậy khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đãbội chi với mức bội chi tuyệt đối là 11.175.254.000 (đồng), mức tiết kiệm tươngđối là 12.516.284.000 (đồng) Đây là một trong 2 nhân tố góp phần bội chi đượcchi phí cho toàn doanh nghiệp Xét đến mức độ ảnh hưởng của khoản mục chi phínguyên vật liệu trực tiếp tới tổng chi phí thì mức độ ảnh hưởng của nó là 5,22%

So với mức độ ảnh hưởng của cá khoản mục chi phí khác với tổng chi phí thì mức

độ ảnh hưởng này là tương đối lớn Vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp tới mức tăng củatổng chi phí

Việc tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bị tác động bởi các nguyên nhânchủ yếu sau đây:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Do doanh nghiệp mua sắm thêm máy móc thiết bị hiện đại, quy trình côngnghệ kỹ thuật cao thay thế cho những máy móc thiết bị cũ lạc hậu, quy trình côngnghệ thấp Mục tiêu của doanh nghiệp trong giai đoạn này là tăng năng suất laođộng, tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp Do vậy doanh nghiệp đã áp dụngnhiều biện pháp Một trong những biện pháp có hiệu quả nhất đó là: thanh lýnhững máy móc thiết bị cũ lạc hậu, năng suất thấp quy trình công nghệ lạc hậuthay thế bằng quy trình công nghệ tiên tiến hiện đại, mua sắm thêm nhiều máy móc

Trang 22

thiết bị hiện đại Điều này đồng nghĩa với việc năng suất lao động tăng lên , sảnphẩm làm ra nhiều hơn vì vậy cần nhiều nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.Điều nàymột phần đã làm tăng chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp tăng

+ Trong kỳ nghiên cứu do doanh nghiệp tìm được nguồn cung ứng Nguyên,vật liệu mới có cùng chất lượng nhưng giá thành lại rẻ hơn, mặt khác điều kiện vậnchuyển lại gần nơi sản xuất và thuận lợi trong công tác nhập nên doanh nghiệp chủđộng mua nguyên, vật liệu nhập kho để dự trữ đề phòng giá cả tăng Vì vậy đây lànguyên nhân làm cho chi phí nguyên, vật liệu tăng cao

- Nguyên nhân khách quan:

Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên thì việc tăng chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp còn bị tác động bởi các nguyên nhân khách quan sau:

+ Do quan hệ cung cầu trên thị trường: Trong giai đoạn này rất nhiều đối thủcạnh tranh của doanh nghiệp cũng đã tận dụng thời cơ thu mua nguyên vật liệu vìvậy đã phần nào đẩy giá lên cao Trong khi đó doanh nghiệp lại tăng công xuấtmáy mở rộng quy mô sản xuất, mua nguyên, vật liệu tích trữ do vậy giá cả nguyênvật liệu trực tiếp tăng Có thể thấy đây chính là nguyên nhân làm cho chi phínguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp tăng

+ Điều kiện tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng cũng không nhỏ đến chi phínguyên vật liệu trực tiếp Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên công tác thumua nguyên vật liệu gặp khó khăn, làm tăng chi phí thu mua, chi phí vận chuyểnnguyên vật liệu trực tiếp

Trang 23

Bốn nguyên nhân vừa phân tích trên đều là những nguyên nhân góp phầnlàm tăng chi phí của doanh nghiệp Do vậy doanh nghiệp cần có các biện pháphiệu quả để góp phần giảm yếu tố tiêu cực, Phát huy mặt tích cực để giảm chi phícho doanh nghiệp

* Chi phí nhân công trực tiếp: Từ bảng số liệu trên ta thấy: chi phí nhân

công trực tiếp kỳ gốc về quy mô là: 54.410.164.000 (đồng), chiếm 25,4% tổng chiphí kỳ gốc Đến kỳ nghiên cứu, chi phí nhân công trực tiếp tăng lên, với tốc độtăng là 13,99%, chiếm 24,3% tổng chi phí kỳ nghiên cứu Như vậy khoản mục chiphí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp là bội chi với mức độ bội chi tuyệt đối là7.611.071.000 (đồng), mức bội chi tương đối là 8.524.400.000 (đồng) So sánh vớicác khoản mục chi phí khác thì đây cũng là nhân tố biến động lớn với mức bội chi

là cao Xét về mức độ ảnh hưởng của nó tới tổng chi phí thì khoản mục chi phí nàyảnh hưởng tương đối tới tổng chi phí, mức độ ảnh hưởng tới tổng chi phí là 3,55%khoản mục chi phí nhân công trực tiếp đã góp phần làm cho tổng chi phí trongdoanh nghiệp tăng

Việc tăng chi phí nhân công trực tiếp bị tác động bởi các nguyên nhân chủyếu sau:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Một là số lượng lao động bình quân trong kỳ tăng lên

Trong kỳ nghiên cứu, để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục thìdoanh nghiệp tuyển thêm nhiều nhân công, đặc biệt ưu tiên cho những lao động cótay nghề cao Đặc biệt trong giai đoạn này số công nhân đi học để nâng cao trình

Trang 24

độ tay nghề, số công nhân làm nghĩa vụ quân sự xong nay trở về cơ quan Tất cảđều tác động làm tăng số lượng lao động trong doanh nghiệp

Số lượng lao động tăng lên chi phí nhân công trực tiếp cũng sẽ tăng

Mặt khác do doanh nghiệp tuyển thêm lao động có trình độ, bậc thợ cao, taynghề giỏi thay thế cho những lao động tay nghề trình độ thấp Điều đó làm cho bậclương của công nhân tăng lên, góp phần làm cho thành phần lương thời gian trongdoanh nghiệp tăng lên Đồng thời trình độ của người công nhân được nâng cao,năng suất lao động tăng, số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều, kéo theo thành phầnlương theo sản phẩm tăng, tổng quỹ lương của doanh nghiệp cũng tăng

+ Hai là: Số ngày làm việc thực tế của doanh nghiệp trong kỳ tăng lên Đểđảm bảo số nhân công phục vụ cho quá trình sản xuất, doanh nghiệp đã chú trọngđến công tác chăm lo đến sức khoẻ cho người lao động, đảm bảo an toàn cho họnên đã giảm được số ngày vắng mặt của công nhân

Mặt khác đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp đầu tư dây truyền côngnghệ cao, máy móc hiện đại thay thế cho máy móc cũ lạc hậu nên số ngày ngừngviệc do máy móc hỏng giảm, kết hợp với khâu cung cấp đủ nguyên vật liệu, cácyếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, do vậy số ngày mà công nhân phảichờ do thiếu nguyên vật liệu không còn Tất cả đều góp phần làm tăng thời gianlàm việc thực tế của người công nhân

Thời gian làm việc thực tế của người công nhân tăng, số sản phẩm làm ranhiều, chi phí nhân công trực tiếp sẽ tăng

Trang 25

Hai nguyên nhân vừa phân tích ở trên đều là những nguyên nhân tích cựcgóp phần tăng năng suất lao động Tuy nhiên doanh nghiệp cần làm tốt công tácquản lý công nhân hơn nữa để họ phát huy tối đa năng lực sở trường của mình,không để lãng phí về nhân công, tiền lương mà họ nhận được, kết hợp với chế độkhen thưởng hợp lý kích thích tăng năng suất lao động Đồng thời nâng cao trình

độ tay nghề của họ để đảm bảo nguồn nhân lực trong tương lai

- Nguyên nhân khách quan:

+ Một là: Việc thay đổi chính sách tiền lương

Theo như tình hình hiện nay thì giá cả đầu vào tăng đang là xu hướng chungcủa toàn thế giới Nguyên nhân biến động giá thị trường bắt nguồn cả từ khía cạnhcung cầu lẫn chi phí Hầu như các doanh nghiệp đang phải đối đầu với cơn sốt giávật tư Đồng thời dân cư, đặc biệt là người lao động, những người có thu nhập thấtlại gặp rất nhiều khó khăn do giá sinh hoạt đồng loạt cao Do đó yêu cầu trước mắt

là việc việc tăng lương cho công nhân cần giải quyết ngay Mặc dù mức tăng lương

so với mức tăng của giá cả là không cân xứng nhưng nó vẫn giải quyết được các vấn

đề bức xúc trong cuộc sống hiện nay của người lao động

Tuy nhiên việc tăng thêm thu nhập cho người lao động thì lại đồng nghĩa vớiviệc tăng chi phí của doanh nghiệp Vì vậy doanh nghiệp phải đưa ra được các giảipháp tốt nhất Doanh nghiệp phải dựa vào nhà nước thông qua việc hướng dẫn,cung cấp thông tin và các chính sách điều tiết vĩ mô có ý nghĩa rất quan trọng.Nhưng sự lỗ lực của bản thân doanh nghiệp mới là yếu tố quyết định Giải pháptrước hết và có thể là hạn chế sự ảnh hưởng của tăng giá thông qua việc giữ ổn

Trang 26

định mức lương cho nhân viên Chi phí tiền lương không thể co hẹp quá mức chophép, nếu không sẽ dẫn đến tác hại cho chính doanh nghiệp Doanh nghiệp phảiđiều chỉnh lại kế hoạch phân công lao động cho hợp lý, đổi mới công tác quản lýchế độ khen thưởng Nếu như trước đây doanh nghiệp trả lương theo thời gian thìbây giờ có thể áp dụng phương pháp trả lương theo sản phẩm đối với công nhântrực tiếp sản xuất Ngoài ra việc xét khen thưởng cần phải thực hiện theo chế độchặt chẽ hơn, xác định đúng đối tượng nào xứng đáng khen thưởng và khen thưởng

ở mức nào cho hợp lý mà vẫn khuyến khích, nâng cao tinh thần làm việc hết mìnhcủa cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp

+ Trong kỳ nghiên cứu do điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho quá trìnhsản xuất kinh doanh Thời gian mà người công nhân bị ngừng việc do yếu tố kháchquan tác động như mưa bão, thời tiết xấu… giảm Thời gian lao động tăng, chi phítiền công tiền lương tăng Hơn nữa điều kiện sản xuất thuận lợi cùng với sự thuậnlợi của điều kiện tự nhiên, năng suất lao động của người công nhân tăng lên rõ rệt,người công nhân hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao Do vậy lương củangười công nhân và các khoản thưởng của họ nâng lên Đây là một trong nhữngnguyên nhân tích cực giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận như mong muốn

* Chi phí sản xuất chung:

Từ bảng phân tích, so sánh giữa 2 kỳ: kỳ nghiên cứu và kỳ gốc ta nhận thấyrằng: Chi phí sản xuất chung là một trong ba khoản mục chi phí tăng, góp phầnlàm tăng tổng chi phí của doanh nghiệp,kỳ gốc, chi phí sản xuất chung là40.057.877.000 đồng chiếm 18,7% Đến kỳ nghiên cứu chi phí sản xuất tăng rõ rệt,

Trang 27

mức tăng là 49.259.665.000 (đồng), tương ứng với tốc độ tăng là 22,97%, kỳ gốc

tỷ trọng của khoản mục chi phí này chỉ chiếm 18,7% thì đến kỳ nghiên cứu tỷtrọng đó đã tăng lên 19,3% tổng chi phí Như vậy doanh nghiệp đã bội chi khoảnmục chi phí sản xuất chung, mức bội chi tuyệt đối là 9.201.788.000(đồng), mứcbội chi tương đối là 10.306.002.000 (đồng) Xét mức độ ảnh hưởng của nó đếntổng chi phí thì đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều đến tổng chiphí Mức độ ảnh hưởng của nó đến tổng chi phí là 4,30%

Trong 3 bộ phận cấu thành nên chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm thì cả 3 bộphận chi phí, nhân công trực tiếp ,chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên, vật liệutrực tiếp đều bội chi Như vậy, sự biến động, tăng các khoản mục chi phí này là chưahợp lý Doanh nghiệp cần có các biện pháp đưa ra để tiết kiệm được các khoản mụcchi phí đạt mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận

Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh ở các phân xưởng, tổ đội sản xuấtbao gồm:

- Chi phí cho nhân viên quản lý phân xưởng

- Chi khấu hao TSCĐ

- Chi công cụ dụng cụ phục vụ ở phân xưởng sản xuất

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Các chi phí khác bằng tiền

Các tiểu khoản chi phí trên đều tăng, trong đó chi phí khấu hao TSCĐ, chiphí cho nhân viên quản lý phân xưởng biến động nhiều nhất Nên tổng chi phí sảnxuất chung tăng

Trang 28

+ Trong giai đoạn này doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, có giátrị lớn thay thế cho những máy móc thiết bị cũ lạc hậu Tài sản có giá trị lớn,nguyên giá tăng, chi phí khấu hao tăng Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng chi phí sản xuất chung Nên kéo theo chi phí sản xuất chung tăng, tổngchi phí trong doanh nghiệp tăng Mặc dù việc thay thế máy móc thiết bị hiện đại cólàm cho tổng chi phí tăng nhưng việc làm này lại là cơ sở tạo tiền đề cho việc tăngnăng suất lao động, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu và tiết kiệm sức laođộng của con người

+ Để đảm bảo chất lượng công tác quản lý phân xưởng sản xuất có hiệu quả,doanh nghiệp tuyển mộ thêm nhân viên có trình độ cao thay thế cho những nhânviên trình độ quản lý còn thấp kém, không hiệu quả Điều này đồng nghĩa với việc

hệ số lương của nhân viên quản lý phân xưởng tăng, chi phí lương của nhân viênphân xưởng cũng như chi phí sản xuất chung tăng

Đây là 2 nguyên nhân chủ quan chủ yếu làm tăng chi phí sản xuất chung củadoanh nghiệp

+ Theo như tình hình hiện nay thì giá cả đầu vào tăng đang là xu hướngchung của toàn thế giới Hầu hết các doanh nghiệp đang phải đối đầu với cơn sốtgiá cả tăng đột biến Đứng trước tình hình đó, doanh nghiệp nào không quản lý tốtcác yếu tố đầo vào, không quản lý tốt quá trình sản xuất đẫn đến chi phí tăngnhanh, giá thành cao, doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh Trong xu thế chung đó,các chi phí về dịch vụ mua ngoài, chi về vật liệu công cụ phục vụ cho sản xuất ởphân xưởng, tổ đội sản xuất tăng, kéo theo chi phí sản xuất chung tăng

Trang 29

+ Mặt khác do xu hướng tăng giá chung, nên nhà nước cũng tăng mức lươngtối thiểu, tăng hệ số lương cho cán bộ công nhân viên Bởi vì giá cả hầu hết cácmặt hàng bao gồm cả những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngàycủa công nhân tăng nếu như không có chính sách để tăng lương cho công nhânviên, người công nhân, các nhân viên không đảm bảo mức sống thì sẽ dẫn đếnnhững tác hại cho chính doanh nghiệp, cho chính nền kinh tế quốc dân Vì vậy yêucầu tăng lương cho công nhân viên cần được giải quyết ngay Mặc dù mức tănglương so với mức tăng của giá cả là không cân xứng nhưng nó vẫn giải quyết đượccác vấn đề bức xúc trong cuộc sống hiện nay của người lao động

Đây là 2 nguyên nhân khách quan tác động đến chi phí sản xuất chung củadoanh nghiệp Trong đó chúng đều là những nguyên nhân tiêu cực gây ra lạm phát,làm biến động toàn bộ nền kinh tế quốc dân, gây biến động không nhỏ đến doanhnghiệp

* Chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng (chi phí tiêu thụ sản phẩm): là các chi phí lao động trựctiếp hay gián tiếp liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, bao gồm:

- Chi phí về lương và các khoản theo lương của nhân viên bán hàng

- Chi phí về vật liệu, khấu hao sửa chữa cửa hàng phục vụ cho việc bán hàng

- Chi phí về vận chuyển bốc xếp thuê kho bãi

- Chi phí về môi giới, đại lý

- Chi phí marketing như chi phí tiếp thị, quảng cáo, hậu mãi

Trang 30

Từ bảng phân tích ở trên ta thấy rằng: chi phí bán hàng kỳ nghiên cứu so với

kỳ gốc tăng lên với tốc độ tăng là 26,12% Ở kỳ gốc chi phí bán hàng là43.913.715.000 đồng Chiếm đến 20,5% đến kỳ nghiên cứu tăng 55.385.219.000đồng chiếm 21,7% nhìn vào kết cấu chi phí của hai kỳ thì chi phí bán hàng chiếm

tỷ trọng rất lớn Điều đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp rất chú trọng đến công táctiêu thụ sản phẩm Như vậy khoản mục chi phí bán hàng là bội chi, mức bội chituyệt đối là 11.471.503.000 đồng,mức bội chi tương đối là 12.848.084.000 đồng

Do đó khoản mục chi phí này cũng tác động làm tăng tổng chi phí của doanhnghiệp, giảm lợi nhuận

Trong các bộ phận cấu thành nên chi phí bán hàng của doanh nghiệp thì chiphí về lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên bán hàng, chi phí về cửahàng, thuê kho bãi và chi phí marketing là các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất

Sự biến động chi phí bán hàng chủ yếu là do các nhân tố này

Các nguyên nhân chủ yếu tác động đến chi phí bán hàng bao gồm:

- Nguyên nhân chủ quan:

Khối lượng sản xuất ra nhiều, để tiêu thụ được lượng lớn khối lượng sảnxuất đó doanh nghiệp đã tập trung chú trọng đến công tác tiêu thụ sản phẩm bằngcách sau:

+ Tuyển thêm nhân viên bán hàng, tăng lương cho họ, có biện pháp khenthưởng thích đáng nếu họ hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao Nên chi vềlương cho nhân viên bán hàng tăng

Trang 31

+ Chi thêm tiền sửa chữa cửa hàng cửa hiệu phục vụ cho việc bán hàng đượcthuận tiện, thuê thêm nhiều chi nhánh bán hàng mới để tìm kiếm nơi tiêu thụ, đẩymạnh khối lượng tiêu thụ sản phẩm

+ Mặt khác doanh nghiệp rất chú trọng đến công tác tiếp thị quảng cáo để mọingười đều biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, hiểu và mua sản phẩm của doanhnghiệp Đặc biệt để tăng khối lượng tiêu thụ doanh nghiệp đẩy mạnh công tác khuyếnmãi, các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, lắp đặt… Tất cả đều có tác động khôngnhỏ đến người tiêu dùng Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhanh

Nhưng để đạt được kết quả trên doanh nghiệp đã phải chi ra một khoản chikhông nhỏ so với kỳ gốc, khoản mục chi bán hàng của doanh nghiệp đã bội chi

Những nguyên nhân nêu trên đều là những nguyên nhân tích cực, góp phầntăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phát huy hơnnữa các biện pháp chính xác trên

- Nguyên nhân khách quan:

Xu hướng tăng giá trên thị trường diễn ra mạnh mẽ dẫn đến các khoản chi

mà doanh nghiệp chi ra phục vụ cho bán hàng tăng nhanh, như các chi phí về thuêcửa hàng, sửa chữa, các chi phí vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi tăng cao Bêncạnh đó giá cả tiền lương cũng tăng Tất cả đều tác động làm tăng chi phí bánhàng

Đặc biệt điều kiện tự nhiên không thuận lợi, giao thông khó khăn nên chi phívận chuyển tăng cao hơn rất nhiều so với kỳ gốc

Đây là những nguyên nhân tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp

Trang 32

* Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí có liên quan đến mọi hoạtđộng trong doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến các bộ phận trong doanh nghiệp như:

- Chi phí về khấu hao, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ thuộc bộ phận quản lýdoanh nghiệp

- Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhânviên quản lý doanh nghiệp

- Chi phí về điện nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm

- Chi phí về giao dịch

- Chi phí về thuế môn bài, sử dụng nhà đất

Đây cũng là một trong những khoản mục chi phí tăng Ở kỳ gốc, chi phíquản lý doanh nghiệp là 32.131.987.000 đồng chiếm 15% tổng chi phí kỳ nghiêncứu tăng lên 33.690.548.000 đồng chiếm 13,2% tổng chi phí Mức bội chi tuyệt đối

là 1.558.561.000 đồng, mức bội chi tương đối là 1.745.588.000 đồng

Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do: Công tác tổ chứcquản lý doanh nghiệp chưa tốt, năng lực quản lý của cán bộ nhân viên còn hạn chế,

bộ máy quản lý còn cồng kềnh, sắp xếp công việc chưa phù hợp với khả năng vàtrình độ lao động Do vậy đã bội chi chi phí, giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp.Đây là một trong những nhân tố làm kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp trongtương lai.Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực

Trong kỳ nghiên cứu vừa qua do sự thay đổi về chính sách thuế của nhànước nên các khoản chi về chi phí quản lý doanh nghiệp tăng Ngoài ra các yếu tố

Trang 33

đầu vào như văn phòng phẩm thiết bị in ấn đều tăng về giá cả vì vậy là cho doanhnghiệp bội chi Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

§3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

a Kết luận

Qua đánh giá phân tích các nhân tố cho ta thấy tổng chi phí kỳ nghiên cứu

so với kỳ gốc tăng lên đáng kể, với tốc độ tăng là 19,15% tương ứng với mức tăng

là 41.018.177.000 (đồng) Như vậy xét về số tuyệt và tương đối doanhnghiệp đã bội chi Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc vẫn còn nhiều bất cập và gây nhiều lãng phí

Theo nguyên tắc chung nếu chi phí sản xuất kinh doanh được trang trải ởmức hợp lý mà sản lượng sản xuất ra không đổi thì lợi nhuận của doanh nghiệp thuđược càng cao Để thực hiện tốt việc quản lý chi phí nhằm tiết kiệm được được chiphí, tránh gây lãng phí đồng vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra thì doanh nghiệp cầnxem xét các khoản mục chi phí.Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu chi phínhư

a) Nhóm các nguyên nhân chủ quan

* Nhóm các nguyên nhân chủ quan tiêu cực

Ngày đăng: 01/05/2015, 23:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w