PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí sản xuất theo khoản mục và theo yếu tố của doanh nghiệp (Trang 60)

g. Chi phí khác bằng tiền:

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.1 Kết luận

Sau khi phân tích chi phí sản xuất theo khoản mục và theo yếu tố của doanh nghiệp. Nhìn chung trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự hiệu quả. hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều có xu hướng tăng. Đặc biệt các chỉ tiêu như chi phí về nguyên liệu vật liệu, Chi phí khác bằng tiền tăng mạnh dẫn tới tình trạng tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên.. Nguyên nhân của các vấn đề trên bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã được nêu rõ ở từng phần phân tích và có thể được tổng hợp lại như sau:

* Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân chủ quan tích cực

1. Tuyển thêm công nhân có trình độ tay nghề cao

3. Đầu tư trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại

4. Động viên khuyến khích người lao động bằng việc điều chỉnh hệ số lương

5. Chủ động tìm nguồn nguyên liệu mới

6. Chú trọng công tác tiếp thị quảng cáo

7. Nâng cao công suất máy móc cũng như năng xuất lao động

8. Doanh nghiệp xây dựng thêm xưởng sản xuất mới, do vậy có một số lượng lớn công nhân được tuyển thêm.

9. Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất

10. Do nhu cầu về sản phẩm trên thị trường có nhiều biến động

11. Do cách tính lương của doanh nghiệp thay dổi theo xu hướng tăng

12. Số lao động trong doanh nghiệp tăng

13. Sô tiền vay ngân hàng của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu ít đi

14. Với việc phát hành thêm cổ phiếu, doanh nghiệp tăng được năng lực tài chính nên ít phải vay vốn hơn.

15. Doanh nghiệp thay đổi phương pháp tính khấu hao TSCĐ

16. Số giờ sử dụng tài sản cố định tăng do doanh nghiệp tăng ca sản xuất

17. Doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới nên đặt chi phí khấu hao của sản phẩm này ở mức cao trong giai đoạn đầu

18. chi phí sử dụng dịch vụ kỹ thuật của doanh nghiệp giảm đi

19. Doanh nghiệp bán một số máy móc thiết bị cũ nên giảm chi phí thuê sửa chữa ngoài.

20. Doanh nghiệp không phải trả tiền vận chuyển chính.

21. Nhiều mặt hàng mới của doanh nghiệp sản xuất ra cần xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa

- Nguyên nhân chủ quan tiêu cực.

1. Việc quản lý doanh nghiệp chưa tốt, năng lực quản lý của cán bộ nhân viên còn hạn chế, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, sắp xếp công việc chưa phù hợp với khả năng và trình độ lao động

3. Doanh nghiệp chi nhiều cho hoạt động hội họp, giao dịch ký kết hợp đồng .

4. Máy móc thiết bị lạc hậu, dẫn đến hao tốn nguyên liệu trong quá trình sản xuất.

* Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân khách quan tích cực

1. Lãi suất cho vay của ngân hàng giảm so với kỳ gốc

2. ở kỳ nghiên cứu, theo chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay

3. Mức trích khấu hao tăng

4. Tiết kiệm được tiền nguyên nhiên liệu cung cấp điện cho quá trình sản xuất liên tục của công ty.

5. Chi phí về kiểm tra hàng hoá, kiểm dịch tăng. - Nguyên nhân khách quan tiêu cực.

1. Giá cả thị trường thế giới biến động tăng cao

2. Sự điều chỉnh chính sách của nhà nươc

3. Sự cạnh tranh khốc từ phía các đối thủ cạnh tranh nhằm vào việc thu mua nguyên, vật liệu

4. Thời tiết không thuận lợi cho việc thu mua, vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu

5. Nhà nước tăng mức lương tối thiểu.

6. Giá nguyên vật liệu trong kỳ nghiên cứu tăng

7. Mức lương cơ bản của người lao động tăng lên so với kỳ gốc.

8. Quy định tăng đơn giá lưu kho hàng hóa tại các cảng trong nước, làm chi phí lưu kho hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp tăng

2. KIẾN NGHỊ.

• Việc đầu tư máy móc thiết bị phải dựa trên năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Có phương án bảo dưỡng thường xuyên máy móc thiết bị.Tránh tình trạng hỏng vặt

• Chủ động nguồn nguyên liệu.Có kế hoạch mua tích trữ nguyên, vật liệu khi thị trường có dấu hiệu tăng giá

• Cơ cấu lại bộ máy quản lý cho thật hợp lý, Sử dụng nhân công đúng với trình độ tay nghề

• Tiết kiệm năng lượng ở mức thật hợp lý nhưng vẫn đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh

• Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động

• Siết chặt kỷ luật lao động. Động viên khen thưởng khuyến khích kịp thời đối với những lao động điển hình tiên tiến

• Có kế hoạch thanh lý những máy móc thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu để bù đắp chi phí Nâng cao công tác tiếp thị quảng cáo mở rộng thị trường

• Do giá cả nguyên vật liệu trên thị trường tăng, có nhiều biến động do vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu tìm ra những nguyên vật liệu thay thế cho nguyên vật liệu đang dùng nhằm hạn chế chi phí nguyên vật liệu cho doanh nghiệp.

• Ký kết những hợp đồng ngắn hạn với nhiều nhà cung cấp khác nhau nhằm giảm lượng chi phí cho quá trình tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu. • Phân phối chi phí cho hoạt động mở rộng quy mô hợp lý, tránh lãng phí, tận

dụng tối đa mọi tiềm năng của doanh nghiệp.

• Có những chính sách hấp dẫn cổ đông, nhằm thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn góp đầu tư, qua đó giảm thiểu tối đa chi phí lãi vay ngân hàng.

• căn cứ vào nhu cầu đầu tư cho sản xuất, doanh nghiệp cần ra quyết định mở các đợt phát hành cổ phiếu khi cần thiết để huy động được vốn trong thời gian ngắn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn để sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay.

• Doanh nghiệp cần tính toán để đưa ra những phương pháp khấu hao TSCĐ một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

• bộ phận quản lý doanh nghiệp cần tính toán phân bố ca kíp hợp lý để số giờ sử dụng máy móc là tối đa, thúc đẩy nhanh quá trình khấu hao tài sản, sớm thu hồi quay vòng vốn, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

• cần cân nhắc hợp lý trong việc trích khấu hao cao cho sản phẩm mới, nhằm đưa ra mức giá phù hợp cho cả doanh nghiệp với người tiêu dùng, qua đó mang lại doanh thu và lợi nhuận cao, thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn cho doanh nghiệp.

• khuyến khích công nhân viên nâng cao tinh thần học hỏi, nắm vững quy trình thủ tục kỹ thuật để tối giản chi phí tư vấn, sữa chữa, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

• Thường xuyên phải bảo dưỡng các máy móc thiết bị sản xuất, thay thế máy móc thiết bị hỏng do sử dụng lâu.

• Doanh nghiệp trong khi đàm phán ký kết hợp đồng nên lựa chọn điều kiện giao hàng cho đối tác phù hợp khả năng, năng lực của mình để tránh rủi ro trong khi thực hiện hợp đồng mà tiết kiệm chi phí.

• Các cuộc họp ban lãnh đạo, cũng như các bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp được tổ chức khi cần thiết và khi họp cần tập trung bàn bạc giải quyết vấn đề nhanh chóng, triệt để tránh dàn trải tổ chức nhiều lần gây tốn kém.

• Đàm phán ký kết hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp lợi ích của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao và có kinh nghiệm đảm trách công việc này, để công việc ký kết hợp đồng được thành công mà không tốn kém nhiều chi phí.

• cần luôn kịp thời đăng ký quyền sở hữu sản phẩm các sản phẩm mới kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi của công ty, tránh tổn thất về tiền bạc và uy tín do việc ăn cắp bản quyền.

• Trong thời gian tới doanh nghiệp cần chú trọng công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân để đảm bảo tay nghề của công nhân đáp ứng được nhu cầu sản phẩm ngày càng có chất lượng cao.

• Để nâng cao chất lượng của nguyên vật liệu thu mua, góp phần làm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tăng cường, hợp tác chặt chẽ với một số nhà cung ứng nguyên vật liệu lớn, có uy tín, nhằm đảm bảo sự ổn định về chất lượng cũng như khối lượng của nguồn nguyên vật liệu.

• Doanh nghiệp cần điều cán bộ quản lý lưu kho có kinh nghiệm trung thực, tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có.

• Doanh nghiệp cần tăng cường việc tuyên truyền cho người lao động về tầm quan trọng của việc giữ gìn máy móc thiết bị đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và thực hiện tốt công tác kiểm tra tình hình sử dụng, bảo quản máy móc tại các phân xưởng, phát hiện trường hợp thiếu ý thức giữ gìn máy móc để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở.

• Cần tính toán chính xác thời gian cần cung cấp nguyên vật liệu, lượng nguyên vật liệu. Để làm được điều này doanh nghiệp cần có đội ngũ kỹ sư vững chắc về chuyên môn.

• Doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư máy móc, thiết bị có chất lượng tốt cho bộ phận kiểm tra chất lượng để đáp ứng kịp thời nhu cầu khi cần

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí sản xuất theo khoản mục và theo yếu tố của doanh nghiệp (Trang 60)