MỞ ĐẦU 1. “Tính cấp thiết của đề tài” Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế, tạo thành hệ thống xương sống đối với kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm vừa qua, mặc dù đã cố gắng mở rộng SXKD bằng nguồn vốn cho vay của các NHTM song doanh nghiệp vẫn gặp phải những rào cản: đó là môi trường vĩ mô không ổn định, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, chính sách cho vay của các NHTM thắt chặt hơn so với những năm trước đây... Đồng thời, nguồn vốn tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam vẫn rất dồi dào mà NHTM không mạnh dạn cho doanh nghiệp vay với khối lượng lớn do sợ sức nặng rủi ro. Ngoài ra cũng do nền kinh tế còn nhiều khó khăn mà số lượng doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ ngày càng tăng cao, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ với ngân hàng, làm giảm chất lượng của hoạt động cho vay tại ngân hàng. Việc kiểm soát chất lượng nguồn vốn cho vay của các NHTM tại Việt Nam cũng như VCB Chi nhánh Ba Đình chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu trước đây. Làm thế nào để vừa giải quyết được nhu cầu vay vốn của các KHDN vừa mang lại hiệu quả và an toàn vốn vay cho ngân hàng vẫn là vấn đề đang được bàn luận. Trong thực tế, để có thể giải quyết vấn đề này một cách thấu đáo cần trả lời được câu hỏi sau: Chất lượng của hoạt động cho vay đối với KHDN ở NHTM đóng vai trò như thế nào đối với khả năng phát triển nói chung của NHTM đó? “Làm thế nào để NHTM nói chung và VCB Chi nhánh Ba Đình nói riêng có thể nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với KHDN trên cơ sở tăng trưởng quy mô một cách hợp lý nhưng vẫn đảm bảo DN được đáp ứng đầy đủ nhu cầu?” Đã có một số nghiên cứu của các tác giả khác tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với đề tài hoạt động cho vay KHDN, tuy nhiên tính ứng dụng vẫn chưa cao do đa phần đều nghiên cứu về vấn đề phát triển quy mô mà chưa đi đôi với việc đánh giá cụ thể chất lượng của hoạt động này. Vì vậy sau khi nghiên cứu, học tập chuyên ngành ngân hàng tài chính thuộc chương trình đào tạo sau đại học, tôi xin chọn đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình” làm đề tài luận văn thạc sỹ, mong muốn được vận dụng những kiến thức lý luận để đánh giá thực tế, để từ đó có thể nêu ra những giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ba Đình trong giai đoạn 2017-2019 tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu “Hệ thống hóa các vấn đề căn bản về hoạt động cho vay cũng như chất lượng hoạt động cho vay trong ngân hàng, trên cơ sở đó tìm hiểu và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động cho vay tại ngân hàng;” Quy chế, quy trình về hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động cho vay đối với KHDN tại VCB Chi nhánh Ba Đình; Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với KHDN tại chi nhánh Ba Đình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng hoạt động cho vay đối với KHDN tại NHTM, bao gồm nghiên cứu cụ thể về các chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn, doanh số cho vay và một số chỉ tiêu khác. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chất lượng hoạt động cho vay đối với KHDN tại VCB Chi nhánh Ba Đình trong giai đoạn 2014-2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Thực hiện việc thu thập các số liệu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm, Báo cáo tình hình cho vay đối với doanh nghiệp qua các năm hoặc qua việc phỏng vấn cán bộ nhân viên của Chi nhánh. Phương pháp phân tích số liệu. Phương pháp thống kê mô tả: Tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu trong các bảng biểu để có cái nhìn tổng quát về các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó nhận xét và đánh giá để làm rõ vấn đề nghiên cứu; Phương pháp phân tích nhân tố bằng số tuyệt đối và số tương đối: So sánh số liệu để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm, tìm ra nguyên nhân biến động và các giải pháp phù hợp. 5. Kết cấu của nghiên cứu Ngoài các phần như mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, đồ thị, kết luận, kết cấu của bài nghiên cứu gồm: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình.
Trang 1- -PHẠM MINH NGỌC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH
HÀ NỘI - 2017
Trang 2- -PHẠM MINH NGỌC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN THỊ TỐ LINH
HÀ NỘI - 2017
Trang 3Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện vàkhông vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận văn
Phạm Minh Ngọc
Trang 4Lời đầu tiên tôi xin trân trọng tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Trần Thị Tố Linh,Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, người đã hướng dẫn tôi hết sức tận tâm, nhiệttình, khoa học để tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáocủa trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Ngân hàngTài chính và Viện Đào tạo sau Đại học
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, những người đã quantâm, sát cánh bên cạnh và ủng hộ tôi là động lực cho tôi hoàn thành luận văn nàymột cách thuận lợi
Tác giả luận văn
Phạm Minh Ngọc
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại 6
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại 8
1.2 Khái quát về hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 10
1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 10
1.2.2 Phân loại hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 11
1.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 14
1.2.4 Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 15
1.3 Chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 18
1.3.1 Quan niệm về chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 18
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 18
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM 20
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH 28
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình 28
Trang 62.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 31
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình 38
2.2.1 Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 38
2.2.2 Số lượng DN có quan hệ cho vay với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình 43
2.3 Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình 45
2.3.1 Chỉ tiêu định tính: Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp đi vay .45
2.3.2 Các chỉ tiêu định lượng 47
2.4 Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình 55
2.4.1 Những kết quả đạt được 55
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH 62
3.1 Định hướng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình 62
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình 64
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 64
3.2.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay 66
3.2.3 Hoàn thiện chính sách cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 69
3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin tín dụng của khách hàng doanh nghiệp 73
3.3 Một số kiến nghị 74
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 74
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 75
3.3.3 Kiến nghị với Nhà nước 76
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 7Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
“VCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”
“Vietcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”
Trang 8Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
-Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2014-2016 32
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2014 – 2016” 35
Bảng 2.3 Tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam -Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2014 – 2016” 37
Bảng 2.4 Cơ cấu doanh nghiệp có quan hệ cho vay với chi nhánh” 43
Bảng 2.5 Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp” 47
Bảng 2.6 Chỉ tiêu nợ quá hạn trong cho vay đối với DN” 49
Bảng 2.7 Chỉ tiêu nợ xấu cho vay đối với DN” 52
Bảng 2.8 Vòng quay vốn cho vay đối với DN 53
Bảng 2.9 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp” 55
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam -Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2014-2016 33
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu loại hình doanh nghiệp có quan hệ cho vay với ngân hàng năm 2016” 44
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016 50
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức tại Vietcombank Chi nhánh Ba Đình 29
Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 39
9”
Trang 9- -PHẠM MINH NGỌC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2017
Trang 10CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 do Quốchội thông qua, NHTM được định nghĩa “Ngân hàng thương mại là loại hình ngânhàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Trong đó hoạt độngngân hàng được định nghĩa trong Luật NHNN được Quốc hội thông qua cũng vàongày 16/06/2010 ấy: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thườngxuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c)Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”
1.1.2 Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, NHTM đóng vai trò quan trọng, nó
là “hệ thần kinh”, “hệ tuần hoàn” trong sự sống của nền kinh tế
Ngân hàng cung cấp nguồn vốn cho toàn bộ nền kinh tế
Với nền kinh tế, NHTM như một trái tim trong cơ thể, nó cung cấp vốn đầu
tư cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanhthuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, bằng các hoạt động cơ bản của mình nhưtín dụng, thanh toán
Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường
Với nguồn vốn huy động dồi dào của mình, Ngân hàng có khả năng cấp cho
DN một khoản vay đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đầu tư của DN, giúp DN có thểcải thiện về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh, từ đó giúp DN tạo dựng được uytín của mình trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh Vì vậy có thể nói các NHTMđóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường
“ Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh
Trang 11của mình có hiệu quả trên thị trường.
“ Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế ”
Với mức độ hội nhập toàn cầu trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội ngày nay,không một quốc gia nào có thể tách mình ra khỏi cộng đồng quốc tế Hoạt độngngoại thương có điều kiện thuận lợi để phát triển là nhờ có các hoạt động kinhdoanh của NHTM như huy động tiền gửi, cấp tín dụng, làm trung gian thanh toántrong nước cũng như quốc tế, kinh doanh ngoại tệ
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Ngoài nguồn vốn tự có, huy động vốn là hoạt động chính yếu và có ý nghĩaquan trọng bậc nhất với NHTM trong việc tạo ra nguồn vốn phục vụ hoạt động kinhdoanh Trong phạm vi pháp luật cho phép, NHTM sử dụng các biện pháp để thu hútlượng vốn nhàn rỗi, biến nguồn vốn này thành nguồn vốn vay đáp ứng nhu cầuchung của toàn bộ nền kinh tế
1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn trực tiếp tạo ra các tài sản có của NHTM Các ngânhàng tồn tại và phát triển được trên thị trường hay không phụ thuộc rất nhiều vàohoạt động này “Hoạt động sử dụng vốn của NHTM được thực hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau, bao gồm:”Hoạt động cho vay, chiết khấu, thấu chi; Hoạt động đầu
tư vào trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng khác, đầu tư tráiphiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc; Góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoạt độngsản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực khác
1.2 Khái quát về hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
Hoạt động cho vay KHDN là một trong những hình thức NHTM cấp tín dụngnhằm tài trợ cho nhu cầu tài chính của doanh nghiệp Nguồn vốn này giúp cho doanh
Trang 12nghiệp thực hiện các mục đích: SXKD, thương mại, dịch vụ, đầu tư tài sản cố định,…(mục đích, quy trình, thời hạn sử dụng vốn đã được thỏa thuận giữa hai bên).
Một số đặc điểm của hoạt động cho vay đối với KHDN tại NHTM:
Thứ nhất, Quy mô khoản vay lớn đem lại lợi nhuận cao cho NH
Thứ hai, do khoản vay có giá trị thường lớn nên cho vay đối với KHDN cómức độ rủi ro tương đối cao
Thứ ba, chi phí cho mỗi khoản cho vay KHDN là khá lớn
“Thứ tư, các quy định, quy trình và chính sách cho vay đối với KHDN yêu cầu sựnghiêm ngặt, chặt chẽ do đó cán bộ tín dụng cần phải có chuyên môn nghiệp vụ tốt
1.2.2 Phân loại hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
Căn cứ theo thời hạn vay
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung dài hạn
Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp
- Cho vay KHDN lớn
- Cho vay KHDN vừa và nhỏ
Căn cứ vào hình thức cho vay
“- Cho vay từng lần”
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay theo dự án đầu tư
- Cho vay hợp vốn
- Cho vay trả góp
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
- Cho vay theo hạn mức thấu chi
- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm
Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay:
- Cho vay có tài sản đảm bảo
- Cho vay không có tài sản đảm bảo (hay còn gọi là tín chấp)
1.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
1.2.3.1 Đối với nền kinh tế
Doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, là bộphận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Thông qua hoạt động chovay, nguồn vốn nhàn rỗi được ngân hàng huy động một cách tối đa và cung cấp cho
Trang 13các DN có nhu cầu thực hiện các phương án SXKD
1.2.3.2 Đối với hoạt động của ngân hàng
Việc cho vay đối với KHDN giúp nâng cao uy tín của ngân hàng, nâng caonăng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, nhờ đó mở rộng cơ sở kháchhàng, tăng quy mô huy động vốn cho ngân hàng
1.2.3.3 Đối với khách hàng doanh nghiệp
Vốn vay ngân hàng là nguồn bổ sung vốn ngắn hạn phục vụ hoạt độngSXKD của các doanh nghiệp
1.2.4 Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
Mỗi NHTM sẽ có riêng cho mình một quy trình phù hợp với đặc điểm và cáchthức quản lý hoạt động của ngân hàng đó, nhưng nhìn chung đều tiến hành qua cácbước như sau:
Bước 1: Thu thập hồ sơ vay vốn của KHDN
Bước 2: Phân tích cho vay
Bước 3: Ra quyết định cho vay
Bước 4: Giải ngân vốn vay
Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát sau giải ngân
Bước 6: Thu nợ
Bước 7: Thanh lý hợp đồng cho vay
1.3 Chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
1.3.1 Quan niệm về chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
Chất lượng hoạt động cho vay đối với KHDN tại NHTM là chất lượng của cáckhoản cho vay đối với KHDN của NHTM Chất lượng của các khoản cho vay đượccoi là tốt khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả thểhiện ở sự tăng trưởng quy mô doanh thu và lợi nhuận, tạo ra nguồn trả nợ ổn địnhcho doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
1.3.2.1 Đối với các ngân hàng thương mại
Nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay sẽ giúp ngân hàng tăng cường khảnăng cạnh tranh của mình trong việc thu hút khách hàng so với các đối thủ Bởi chất
Trang 14lượng dịch vụ là mục tiêu hướng đến trong sự phát triển lâu dài, của các NHTM, khi
mà chính sách lãi suất chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn cho ngân hàng Chất lượng chovay KHDN còn phản ánh chính sách cho vay của NHTM, qua đó đánh giá đượcphần nào năng lực quản lý điều hành, hiệu quả của bộ máy tổ chức của ngân hàng 1.3.2.2 Đối với các khách hàng doanh nghiệp
Chất lượng khoản vay của các KHDN tại NHTM được nâng cao sẽ giúp chochính doanh nghiệp đó nâng cao được uy tín của mình đối với ngân hàng, dễ dàng hơntrong việc vay vốn tại ngân hàng, giảm bớt các thủ tục rườm rà Điều này làm cácdoanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian, có điều kiện khai thác kịp thời các cơ hộiđầu tư, mở rộng SXKD, tại ra lợi nhuận lớn hơn và tăng cường khả năng cạnh tranh.1.3.2.3 Đối với nền kinh tế
Nâng cao chất lượng cho vay của NHTM đối với các KHDN giúp cho nềnkinh tế có được sự ổn định và tăng trưởng; góp phần thực hiện các chính sách kinh
tế tốt hơn Bởi doanh nghiệp và ngân hàng là hai loại hình quan trọng đặc biệt củanền kinh tế Sự ổn định, phát triển của chúng có tác động rất mạnh mẽ và sâu rộngđến nền kinh tế quốc dân
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM
1.3.3.1 Chỉ tiêu định tính: Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp đi vayChất lượng cho vay của NHTM với KHDN được cho là tốt khi mà ngân hàng cókhả năng đáp ứng kịp thời và đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp lý của doanhnghiệp đó là: quy mô vốn đáp ứng đủ nguyện vọng của doanh nghiệp, thời gian vaytương đương với thời gian vòng quay vốn của doanh nghiệp, lãi suất cho vay hợp
lý, thời gian giải quyết thủ tục vay vốn nhanh, thủ tục vay vốn đơn giản…
1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng
Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
“Doanh số cho vay đối với KHDN là tổng số tiền giải ngân vốn vay đối với toàn
bộ khách hàng doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Doanh số cho vay với từngKHDN cụ thể, đặc biệt là các KHDN vay vốn lưu động, phản ánh chất lượng cho vay củangân hàng đối với KHDN đó Doanh nghiệp có doanh số cho vay càng lớn (đồng nghĩavới doanh số thu nợ cũng lớn) chứng tỏ khả năng thu hồi vốn nhanh, vốn vay được sửdụng có hiệu quả, tức là càng nâng cao được chất lượng của khoản vay đối với KHDN
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn của doanh nghiệp là phần dư nợ (bao gồm gốc và/hoặc lãi) của
Trang 15doanh nghiệp đi vay đã đến thời hạn thanh toán với ngân hàng nhưng doanh nghiệpkhông thanh toán được mà vẫn chưa được ngân hàng đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Dư nợ quá hạn cho vay đối với DN càng lớn, nguy cơ mất vốn càng cao gâykhó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm giảm khả năng thanh khoảncũng như lợi nhuận chung của ngân hàng Như vậy chất lượng cho vay đối với DN
càng cao khi tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp.
Dự phòng rủi ro tín dụng đối với cho vay đối với doanh nghiệp
“Dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền được trích lập và hạch toán vào chiphí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với dư nợ của tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Dự phòng rủi ro gồm dự phòng
cụ thể và dự phòng chung NHTM có dư nợ quá hạn cũng như nợ xấu càng thấp thì
số tiền cần phải trích lập dự phòng rủi ro (đặc biệt là dự phòng cụ thể) càng thấp,đồng nghĩa với chất lượng hoạt động cho vay càng cao và ngược lại
Vòng quay vốn cho vay đối với doanh nghiệp
Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay đối với doanh nghiệp phản ánh tốc độ luân chuyểnnguồn vốn vay KHDN tại NHTM So với kỳ trước nếu số vòng quay vốn cho vay lớn hoặc
số ngày của một vòng quay vốn cho vay ngắn, chứng tỏ tốc độ quay vòng vốn cho vay trong
kỳ tăng nhanh, phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay là tốt
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
1.3.4.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng
- Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại
- Trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ ngân hàng”
- Mức độ đầy đủ và tin cậy của thông tin tín dụng
- Công nghệ thông tin của ngân hàng
- Hoạt động marketing ngân hàng
- Khả năng huy động vốn
- Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
1.3.4.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
- Môi trường thể chế pháp lý
- Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội
Trang 16- Môi trường văn hóa
- Yếu tố cạnh tranh trên thị trường
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
“Vietcombank Chi nhánh Ba Đình chính thức hoạt động từ ngày 15 tháng 9năm 2004, là chi nhánh cấp hai trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Hà Nội, với tên giao dịch là Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chinhánh cấp hai Ba Đình Ngày 08 tháng 12 năm 2006, Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam – Chi nhánh Hà Nội chi nhánh cấp hai Ba Đình được sắp xếp lại theoquyết định 888/2005/QĐ-NHNN và trở thành chi nhánh cấp một với tên giao dịch
là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Ba Đình trực thuộc Ngân hàngNgoại thương Việt Nam Vietcombank Chi nhánh Ba Đình đang từng bước pháttriển, củng cố vị trí của mình trong hệ thống Vietcombank nói riêng và hệ thốngngân hàng Việt Nam nói chung
* Các Phòng giao dịch Đào Tấn, Trần Duy Hưng, Tây Hồ, Pacific Place
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình giaiđoạn 2014-2016
Thu nhập của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình tăng đều qua các năm, tăng53,18% năm 2015 và 48,41% năm 2016 Bên cạnh tăng thu nhập thì chi phí qua các
Trang 17năm cũng tăng mạnh: Năm 2015 tăng so với năm 2014 (tăng 77,06%), năm 2016chi phí tiếp tục tăng, tương ứng tăng 62,37% so với năm 2015
Chi phí có tăng nhưng vẫn có sự tăng trưởng lợi nhuận qua các năm: năm 2015tăng so với năm 2014 tương ứng 8,45%, năm 2016 tăng 5,73% so với năm 2015.Như vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2014-2016 là có lãinhưng tỷ trọng chưa thực sự cao
2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn
Trong 3 năm qua, quy mô huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng rất nhanh:Năm 2016 chi nhánh đã huy động được tổng số tiền là 9.529 tỷ đồng, tương ứngtăng 83% so với năm 2015, và huy động có kỳ hạn vẫn giữ vai trò chủ đạo trongtổng vốn huy động Huy động vốn không kỳ hạn cũng có sự tăng trưởng nhanh,nhiều tài khoản tiền gửi được mở để phục vụ cho nhu cầu thanh toán Chính vì thế
mà nguồn vốn huy động cũng tăng lên tương ứng
2.1.3.3 Hoạt động cho vay
Dư nợ cho vay có sự tăng trưởng rõ rệt trong giai đoạn 2014-2016 Tổng dư nợnăm 2015 tăng mạnh, đạt 173% so với năm 2014 Năm 2016, chi nhánh vẫn tiếp tụcđạt được sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay mặc dù có chậm lại So với năm
2015, dư nợ cho vay tăng 58,9%
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình
Số lượng DN có quan hệ cho vay với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Chi nhánh Ba Đình
So với năm 2014, số lượng DN năm 2015 tăng lên 30 doanh nghiệp tương ứngvới 15,3%, tuy nhiên sang đến năm 2016 tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệpchỉ còn 5,3% tương ứng với tăng 12 doanh nghiệp Có 1 loại hình doanh nghiệpgiảm về số lượng trong năm 2016, đó là các doanh nghiệp nhà nước Về cơ cấu loạihình doanh nghiệp, dễ dàng thấy được loại hình doanh nghiệp cổ phần là loại hìnhdoanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong quan hệ cho vay với chi nhánh, loại hìnhcông ty trách nhiệm hữu hạn cũng chiếm tỉ trọng cao Tỉ lệ doanh nghiệp nhà nướcchỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ
2.3 Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình
2.3.1 Chỉ tiêu định tính: Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp đi vay
Với sự hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ ngân hàng về thủ tục vay vốn cùng những
Trang 18gói ưu đãi của chi nhánh dành riêng cho doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp
đủ điều kiện vay vốn đều được cung cấp vốn đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời Có thểthấy đây là một dấu hiệu cho thấy chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp tốt Thếnhưng, để chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp hoàn thiện hơn nữa,Vietcombank chi nhánh Ba Đình vẫn phải tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh công tác chovay nhanh chóng, linh hoạt nhưng vẫn bảo đảm những nguyên tắc an toàn cần thiết
và theo những quy trình nhất định
2.3.2 Các chỉ tiêu định lượng
2.3.2.1 “Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp”
“Doanh số cho vay đối với KHDN của chi nhánh luôn tăng lên qua các năm
Tỷ trọng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm, đồngthời cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, cho thấy hoạt động chovay đối với KHDN đang ngày càng phát triển và chất lượng cho vay đối với KHDNcũng đã được cải thiện hơn
2.3.2.2 Về nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp tại Vietcombank chi nhánh Ba Đình đang códấu hiệu giảm mạnh, chứng tỏ chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngày càng đượccải thiện Năm 2016 là năm đánh dấu bước ngoặt trong công tác thu hồi xử lý nợ của chinhánh, dư nợ quá hạn doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn 104,52 tỷ đồng và tỷ lệ nợ quáhạn ở mức rất thấp là 1,56% Có thể nói trong 3 năm trở lại đây, không chỉ hiệu quảtrong công tác phát triển khách hàng mới, chi nhánh Ba Đình còn thực hiện quá tốt côngtác kiểm tra giám sát sau cho vay cũng như thu hồi các khoản nợ quá hạn
2.3.2.3 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Dễ dàng nhận thấy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng biến động tương tự như tỷ lệ nợquá hạn, và phần lớn dư nợ quá hạn của chi nhánh trong các năm gần đây là nợ xấu.Với những chủ trương, chính sách quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu trong năm
2016 mà ban Giám đốc đề ra, công tác thực hiện đã cho thấy hiệu quả khi mà dư nợxấu đã giảm đáng kể với tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,47%
2.3.2.4 Vòng quay vốn cho vay đối với DN
Vòng quay vốn cho vay của chi nhánh đối với các KHDN biến động không ổn định,giảm trong năm 2015 và sau đó lại tăng vào năm 2016 Vòng quay vốn cho vay đốivới doanh nghiệp năm 2016 tăng lên là 1,88 vòng, cho thấy công tác trả nợ và thuhồi nợ của chi nhánh đạt hiệu quả cao Tuy vậy, cùng với sự tăng lên của doanh sốthu nợ, thì Chi nhánh cũng cần phải có các biện pháp hợp lý để gia tăng dư nợ cho
Trang 19vay đối với doanh nghiệp trong những năm tới, góp phần nâng cao hiệu quả cho vayđối với KHDN của Chi nhánh.
2.3.2.5 Dự phòng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Dự phòng chung tăng đều qua các năm thể hiện được sự tăng trưởng về dư nợcho vay Đối với dự phòng cụ thể cũng thể hiện được chiều hướng biến động của cáckhoản nợ quá hạn và nợ xấu, do tỷ lệ trích lập các khoản này cao Năm 2016, dự phòng
cụ thể giảm tương đối so với năm 2015 do nợ xấu giảm mạnh (20,72%), do đó số dưtrích lập dự phòng chỉ tăng 2,07% so với năm 2015 Số liệu trên chứng minh chi nhánh
đã rất nỗ lực trong việc thu hồi nợ xấu để giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
2.4 Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình
Một là: Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp chưa tương xứng.
Hai là: Thời gian xử lý hồ sơ của khách hàng còn chậm.
Ba là: Nợ quá hạn, nợ xấu mới vẫn còn phát sinh.
- Trình độ cán bộ tại Vietcombank chi nhánh Ba Đình chưa đồng đều
Hai là: Công tác kiểm tra kiểm soát, chăm sóc khách hàng sau cho vay chưa
hiệu quả
Trang 20Ba là: Chính sách cho vay tương đối nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn so với các
ngân hàng khác và còn nhiều bất hợp lý
Bốn là: Công tác thu thập thông tin tín dụng của KHDN chưa thực sự tốt.
b) Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng
Một là: Một số chính sách của Nhà nước và NHNN cũng ảnh hưởng đáng kể
đến hoạt động cho vay đối với KHDN nói chung và chất lượng hoạt động cho vayđối với KHDN nói riêng
Hai là: Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ cạnh tranh.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH
3.1 Định hướng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình
Đối với hoạt động cho vay đối với KHDN, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình nói riêng và toàn hệ thống VCB nóichung cũng có những quan điểm nhất định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảhoạt động cho vay đối với KHDN Cụ thể như sau:
Một là: Giữ gìn và nuôi dưỡng nguồn khách hàng vốn có.
Hai là: Rà soát và kiểm tra lại dư nợ cho vay đối với từng KHDN.
Ba là: Tiếp tục khuyến khích, phát huy những thành tựu đã đạt được, và thẳng
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của các chuyên viên tín dụng,VietcomBank Ba Đình cần chú trọng các giải pháp sau:
- Thường xuyên tổ chức các buổi Hội thảo cán bộ nghiệp vụ
- Trang bị thêm phương tiện làm việc, đào tạo nghiệp vụ vi tính đối vớichuyên viên tín dụng
- Xử lý nghiêm các chuyên viên tín dụng làm việc trái với các quy chế, quytrình của phát luật và VCB
Trang 21- Bản thân các cán bộ tín dụng phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thứcchuyên môn để có thể đảm nhận tốt công tác được giao.
3.2.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Ngân hàng cần thu thập, tìm kiếm thông tin và dữ liệu từ nhiều kênh, chọn lọcnhững thông tin cần thiết và chính xác liên quan đến doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro tíndụng khi ra quyết định cho vay Ngân hàng nên cập nhật thường xuyên về tình hình củacác DN, chủ động đi khảo sát tình hình SXKD thực tế của doanh nghiệp để có nhữngthông tin hợp lý, thực tế nhất về mọi mặt của doanh nghiệp Bởi thực tế và những gìdoanh nghiệp đưa ra trong hồ sơ vay vốn không phải giống nhau hoàn toàn Ngân hàngcần thẩm định khách hàng và phương án vay vốn nhằm đánh giá khả năng hoàn vốn vaycho Ngân hàng trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện chính xác về kháchhàng Tính khả thi của dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của KHDN là điều kiện tiênquyết và không thể thiếu được trong hồ sơ vay Doanh nghiệp có vay được vốn haykhông là phụ thuộc vào tính khả thi của dự án, kế hoạch SXKD đó, nguồn thu để trả nợvốn vay của Khách hàng Vì thế, công tác thẩm định tốt sẽ giúp Ngân hàng sàng lọc, chọlựa khách hàng hiệu quả, hạn chế rủi ro của các khoản vay về sau
3.2.2.2 Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay đối với KHDNBên cạnh việc thường xuyên theo dõi, quản lý các khoản vay, trích lập dự phòngrủi ro theo Thông tư 02 của NHNN, chi nhánh cần đẩy mạnh dịch vụ bảo hiểm tiền vayđối với những khoản vay lớn hay những khách hàng đặc biệt Ngoài ra, việc thiết lập quỹ
dự phòng rủi ro cho vay đối với KHDN là rất cần thiết Chi nhánh nên tính toán mức dựphòng cụ thể cho từng giai đoạn gắn liền với tình hình thực tế tại chi nhánh
3.2.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tiền vay
Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, dùng vốn
đó trục lợi cá nhân, kinh doanh ngành nghề trái với hợp đồng nguy cơ rủi ro rất cao,
dễ dẫn đến không trả được nợ Vì vậy, bên cạnh giám sát vốn vay, cán bộ tín dụng phảiluôn giám sát quá trình SXKD của doanh nghiệp, nhanh chóng phát hiện những tìnhhuống có vấn đề, từ đó kịp thời xác định nguyên nhân của nó Ngân hàng cần tiến hànhthu thập báo cáo tài chính và thẩm định tình hình tài chính của KHDN thường xuyên,tìm ra những điểm chưa tốt trong hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúpdoanh nghiệp đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời
3.2.3 Hoàn thiện chính sách cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
3.2.3.1 Tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ quy trình cho vay
Trang 22Để tạo được lòng tin đối với khách hàng, xử lý tác nghiệp một cách nhanhchóng, chính xác, Chi nhánh phải xây dựng một quy trình phục vụ khách hàng linhhoạt và khoa học dựa trên sự phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp Đối vớinhóm khách hàng VIP, ngoài việc ưu tiên đặc biệt trong khâu phục vụ và xử lý cácgiao dịch phát sinh hàng ngày, các khâu trong xử lý hồ sơ khoản vay cũng đượcthực hiện nhanh chóng hơn, đảm bảo tính cạnh tranh so với các Ngân hàng khác 3.2.3.2 Thiết lập chính sách lãi suất, phí linh hoạt, hợp lý
Để tăng khả năng cạnh tranh, thu hút các doanh nghiệp đến vay vốn, Ngânhàng có thể đưa ra một mức lãi suất chung đối với tất cả các KHDN, nhưng có sự
ưu tiên với nhóm khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín tín dụng cao Tuỳtừng đối tượng khách hàng cụ thể, ngành nghề SXKD, đặc điểm khoản vay, Ngânhàng nên đưa ra những mức lãi suất linh hoạt, phù hợp, trên cơ sở thoả thuận giữangân hàng với khách hàng nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của cả hai bên
3.2.3.3 Xây dựng cơ cấu ngành nghề cho vay hợp lý
Chi nhánh cần đẩy mạnh các sản phẩm cho vay cho các các ngành nghề có tính
ổn định, có giá trị gia tăng cao Các sản phẩm này không những đem lại thu nhậpcao từ lãi cho ngân hàng mà còn đem lại nhiều nguồn thu nhập khác như: dịch vụchuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ, sản phẩm tiền gửi, thu phí từ cáchoạt động tài trợ thương mại … từ chính người vay vốn đem lại
3.2.3.4 Tăng cường chủ động tìm kiếm khách hàng, lựa chọn khách hàng vay
Hướng phát triển của Chi nhánh là xây dựng giao tiếp, khuếch trương sảnphẩm, tìm kiếm phát triển đa dạng các loại hình khách hàng kể cả khách hàng lớn
và khách hàng nhỏ
Đẩy mạnh phát triển Cho vay thông qua các đối tác liên kết
Đảm bảo phát triển khách hàng mới có sự chọn lựa kỹ càng, khách hàng mới lànhững khách hàng tốt và việc phát triển khách hàng mới phải nằm trong tầm kiểm soát.Cần tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào việc phát triển khách hàng mớidẫn đến ảnh hưởng đến sự quan tâm, chất lượng phục vụ các khách hàng hiện cócủa Chi nhánh
Cần chủ động theo dõi, đánh giá để duy trì hệ thống khách hàng hiện có
3.2.3.5 Đa dạng hoá các hình thức đảm bảo tiền vay
Ngân hàng nên có sự linh hoạt trong việc ra quyết định cho vay đối với KHDN.Ngân hàng sẽ xem xét nới lỏng các điều kiện vay vốn, điều kiện về TSBĐ để có thể
hỗ trợ tốt nhất có doanh nghiệp và cho chính bản thân Ngân hàng Ngân hàng nên áp
Trang 23dụng linh hoạt các hình thức thế chấp, tín chấp, bảo lãnh sao cho phù hợp với nhucầu vay vốn của doanh nghiệp, và mức độ có thể đáp ứng từ phía Ngân hàng.
3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin tín dụng của khách hàng doanh nghiệp
Cần xây dựng một bộ phận chuyên trách trong việc tổng hợp, phân tích, lưutrữ thông tin khách hàng và các thông tin kinh tế khác có liên quan
Ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hệ thống mạng thông tin nội bộ
Để thu thập thông tin từ phía KHDN, chi nhánh có thể thu thập, tìm kiếm thông tinđồng thời từ các nguồn khác nhau như:
- Thông qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
- Thông tin từ khách hàng của chính doanh nghiệp vay vốn
- Thông tin từ các cơ quan quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý thuế vàquản lý môi trường…
- Ngoài các thông tin từ báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng cần phải chủ động
đi khảo sát tình hình tại cơ sở của các doanh nghiệp
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Khi có bất cứ văn bản, quy định mới nào từ Ngân hàng Nhà nước, hay xa hơn
là từ Chính phủ và các cơ quan ban ngành khác có liên quan đến hoạt động ngânhàng, VCB phải có văn bản chỉ đạo đúng đắn, kịp thời
“VCB tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ xây dựng và hoàn thiện hệthống văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động của Ngân hàng
VCB chỉ đạo giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện các quy trình quy địnhcủa Ngân hàng, cùng với việc đẩy mạnh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, hạn chế tối đaphát sinh nợ quá hạn mới.”
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
“NHNN có thể tổ chức nhiều hơn nữa những buổi tập huấn, trao đổi kinhnghiệm trong toàn ngành Ngân hàng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, tăng cườnghiểu biết và sự hợp tác giữa các NHTM.”
“NHNN cần phối hợp với các NHTM để tạo nên khối liên minh các Ngân hàngvững mạnh, tránh tình trạng hoạt động riêng lẻ, cạnh tranh không lành mạnh, chạyđua trên thị trường lãi suất huy động vốn, cho vay…
“Tăng cường vai trò của trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
3.3.3 Kiến nghị với Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế chính trị ổn định, khuyến khíchđầu tư
Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với DN
Trang 24Thứ ba, Nhà nước nên khuyến khích và hỗ trợ Hiệp hội DN Việt Namphát triển
Trang 25- -PHẠM MINH NGỌC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN THỊ TỐ LINH
HÀ NỘI - 2017
Trang 26MỞ ĐẦU
1 “ Tính cấp thiết của đề tài ”
Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế, tạothành hệ thống xương sống đối với kinh tế xã hội của đất nước Trong những nămvừa qua, mặc dù đã cố gắng mở rộng SXKD bằng nguồn vốn cho vay của cácNHTM song doanh nghiệp vẫn gặp phải những rào cản: đó là môi trường vĩ môkhông ổn định, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh,chính sách cho vay của các NHTM thắt chặt hơn so với những năm trước đây Đồng thời, nguồn vốn tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam vẫn rất dồi dào màNHTM không mạnh dạn cho doanh nghiệp vay với khối lượng lớn do sợ sức nặngrủi ro Ngoài ra cũng do nền kinh tế còn nhiều khó khăn mà số lượng doanh nghiệpkinh doanh thua lỗ ngày càng tăng cao, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toánnghĩa vụ nợ với ngân hàng, làm giảm chất lượng của hoạt động cho vay tại ngânhàng Việc kiểm soát chất lượng nguồn vốn cho vay của các NHTM tại Việt Namcũng như VCB Chi nhánh Ba Đình chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứutrước đây
Làm thế nào để vừa giải quyết được nhu cầu vay vốn của các KHDN vừamang lại hiệu quả và an toàn vốn vay cho ngân hàng vẫn là vấn đề đang được bànluận Trong thực tế, để có thể giải quyết vấn đề này một cách thấu đáo cần trả lờiđược câu hỏi sau:
Chất lượng của hoạt động cho vay đối với KHDN ở NHTM đóng vai trò nhưthế nào đối với khả năng phát triển nói chung của NHTM đó?
“Làm thế nào để NHTM nói chung và VCB Chi nhánh Ba Đình nói riêng có thểnâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với KHDN trên cơ sở tăng trưởng quy
mô một cách hợp lý nhưng vẫn đảm bảo DN được đáp ứng đầy đủ nhu cầu?”
Đã có một số nghiên cứu của các tác giả khác tại Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam với đề tài hoạt động cho vay KHDN, tuy nhiên tính ứng dụng vẫnchưa cao do đa phần đều nghiên cứu về vấn đề phát triển quy mô mà chưa đi đôi vớiviệc đánh giá cụ thể chất lượng của hoạt động này Vì vậy sau khi nghiên cứu, học
Trang 27tập chuyên ngành ngân hàng tài chính thuộc chương trình đào tạo sau đại học, tôi
xin chọn đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình” làm
đề tài luận văn thạc sỹ, mong muốn được vận dụng những kiến thức lý luận để đánhgiá thực tế, để từ đó có thể nêu ra những giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệuquả trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ba Đình trong giai đoạn 2017-2019tới
2 Mục tiêu nghiên cứu
“Hệ thống hóa các vấn đề căn bản về hoạt động cho vay cũng như chất lượnghoạt động cho vay trong ngân hàng, trên cơ sở đó tìm hiểu và phân tích các điểmmạnh, điểm yếu của hoạt động cho vay tại ngân hàng;”
Quy chế, quy trình về hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam;
Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động cho vay đối với KHDNtại VCB Chi nhánh Ba Đình;
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối vớiKHDN tại chi nhánh Ba Đình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng hoạt động cho vay đối vớiKHDN tại NHTM, bao gồm nghiên cứu cụ thể về các chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn,doanh số cho vay và một số chỉ tiêu khác
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chất lượng hoạt động cho vay đối với
KHDN tại VCB Chi nhánh Ba Đình trong giai đoạn 2014-2016.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Thực hiện việc thu thập các số liệu tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình từ Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh của Chi nhánh qua các năm, Báo cáo tình hình cho vay đối với doanhnghiệp qua các năm hoặc qua việc phỏng vấn cán bộ nhân viên của Chi nhánh
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu trong các bảngbiểu để có cái nhìn tổng quát về các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó nhận xét và đánh giá
Trang 28để làm rõ vấn đề nghiên cứu;
Phương pháp phân tích nhân tố bằng số tuyệt đối và số tương đối: So sánh sốliệu để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm, tìm ra nguyên nhân biếnđộng và các giải pháp phù hợp
5 Kết cấu của nghiên cứu
Ngoài các phần như mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, đồthị, kết luận, kết cấu của bài nghiên cứu gồm:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng hoạt động cho vay đối vớikhách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàngdoanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba ĐìnhChương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàngdoanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
Trang 29CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một bộ phận không tách rời của xã hội, là sảnphẩm tương đối đặc biệt được tạo ra từ sự phát triển của kinh tế thị trường Khi hìnhthức NHTM ra đời, sự phát triển của thế giới như được bước sang một trang mới.Một nền kinh tế đặt tiền tệ làm trung tâm của sự phát triển tất yếu sẽ tạo ra hệ thốngNHTM như ngày nay Không giống như những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanhkhác, sự hình thành, phát triển của hệ thống NHTM có những đặc điểm rất riêng.Mầm mống ban đầu là những địa điểm có chức năng lưu giữ, bảo quản tiền, vàngcho những người có nhu cầu gửi, đồng thời thu về một khoản phí được gọi là hoahồng Những cơ sở này lúc đầu chỉ lưu giữ tiền vàng cho khách hàng, tuy nhiên sau
đó họ nhận ra rằng không nhất thiết phải giữ toàn bộ số tiền vàng đó, bởi vì khôngthể xảy ra trường hợp cùng lúc tất cả các khách hàng đều rút tiền vàng Từ suy nghĩ
đó, họ chỉ giữ lại một phần trong tất cả lượng tiền vàng của khách hàng, phần cònlại được sử dụng để cung cấp cho những người có nhu cầu (hay còn gọi là cho vay),
và thu lãi từ hoạt động này Dần dần, ngoài việc sử dụng tiền để cho vay, họ còn bắtđầu thực hiện các hoạt động khác như chuyển tiền, thanh toán hộ Điều này đã đánhdấu sự ra đời của Ngân hàng với ba hoạt động chính: nhận tiền gửi từ khách hàng;
sử dụng nguồn tiền gửi đó để cho vay; và chuyển tiền, thanh toán hộ
Ngày nay, trong gần như tất cả các hoạt động của nền kinh tế hay trong đờisống xã hội, NHTM đều có mặt và đóng vai trò quan trọng Điều này thể hiện rằng:
“Ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển thì ở đó có sự phát triển cao của nền kinh
tế xã hội và ngược lại”
Định nghĩa NHTM của Đạo luật Ngân hàng Cộng hòa Pháp năm 1941:
“NHTM là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công
Trang 30chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực
đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 do Quốc hội
thông qua, NHTM được định nghĩa “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Trong đó hoạt động ngân
hàng được định nghĩa trong Luật NHNN được Quốc hội thông qua cũng vào ngày
16/06/2010 ấy: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên
một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.
Qua các định nghĩa trên có thể thấy NHTM là tổ chức trung gian tài chínhlàm cầu nối giữa người gửi tiền và người vay tiền, thu lợi nhuận từ các hoạt độngkinh doanh của mình Điều nay đồng nghĩa với việc NHTM đóng vai trò là trunggian trên thị trường giữa một bên là người cho vay và một bên là người đi vay
Đối với “người cho vay”, thông qua việc sử dụng các biện pháp, áp dụng cácchính sách thuận lợi, ngân hàng thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi từ những ngườigửi tiền, chẳng hạn như: đưa ra các kỳ hạn và lãi suất tiền gửi đa dạng, cung cấpdịch vụ thanh toán, séc với mức phí hợp lý Hiện tại để thu hút được ngày càngnhiều tiền gửi của khách hàng, ngân hàng áp dụng nhiều hình thức huy động vốnnhư phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngân hàng…
Đối với “người đi vay", những người ngoài nguồn vốn tự có của mình vẫncần thêm nguồn vốn mới để bổ sung cho hoạt động SXKD hay nhu cầu tiêu dùng,ngân hàng sẽ cung cấp lượng vốn phù hợp với nhu cầu của họ dưới hình thức chovay Và bởi vì mục tiêu hoạt động của ngân hàng là lợi nhuận, nên ngân hàng sẽ ápdụng lãi suất đối với người đi vay cao hơn lãi suất tiền gửi sao cho bù đắp được cảcác chi phí khác phát sinh
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, vai trò của NHTM là thực sự rấtquan trọng khi nó đảm bảo cho hệ tuần hoàn (dòng vốn) của nền kinh tế được lưuthông và từ đó, góp phần bôi trơn cho các hoạt động của một nền kinh tế đang trongquá trình phát triển
Trang 311.1.2 Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, NHTM đóng vai trò quan trọng, nó
là “hệ thần kinh”, “hệ tuần hoàn” trong sự sống của nền kinh tế Nền kinh tế chỉ cóthể cất cánh, phát triển nhanh và bền vững khi hệ thống NH ổn định và lành mạnh.NHTM luôn có mặt ở những tụ điểm kinh tế thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầuphát triển của quá trình sản xuất tiêu thụ hàng hoá Hệ thống các NHTM càng pháttriển mạnh mẽ và rộng khắp thì nền kinh tế hàng hoá cũng phát triển tương xứng.Như vậy hệ thống các NHTM là nhân tố thiết yếu ảnh hưởng đến sự phát triển củatoàn bộ nền kinh tế
Ngân hàng cung cấp nguồn vốn cho toàn bộ nền kinh tế
Với nền kinh tế, NHTM như một trái tim trong cơ thể, nó cung cấp vốn đầu
tư cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanhthuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, bằng các hoạt động cơ bản của mình nhưtín dụng, thanh toán
Quá trình tiết kiệm, tích lũy của Nhà nước, của doanh nghiệp và của các cánhân trong nền kinh tế tạo ra nguồn vốn Các nguồn vốn này bao gồm các nguồntiền nhàn rỗi từ tất cả các cá nhân và tổ chức như: nguồn tiền tiết kiệm của dân cư,nguồn lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được sử dụng để tái đầutư… Các NHTM huy động từ các nguồn vốn này và cung cấp cho tất cả các cá nhân
và tổ chức kinh tế trong các hoạt động kinh tế, hoạt động đầu tư và quá trình sảnxuất kinh doanh, thông qua hoạt động cấp tín dụng của mình Từ nguồn vốn tíndụng được cung cấp từ các NHTM, các cá nhân có điều kiện nâng cao đời sống vậtchất của mình, các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đưa vào quá trình SXKD, đầu
tư thêm máy móc thiết bị, cơ sở sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,góp phần nâng cao lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường
Hoạt động kinh doanh của DN trong nền kinh tế thị trường chịu sự ảnhhưởng rất lớn từ các quy luật về kinh tế, như: quy luật cung cầu, quy luật cạnhtranh, quy luật giá trị, quá trình sản xuất phải được tính toán dựa trên nhu cầu củathị trường Đứng trước các yêu cầu ngày càng khắt khe và đòi hỏi cao của thị
Trang 32trường, để đứng vững trên thị trường, các DN phải liên tục đổi mới phương thứckinh doanh, đổi mới cơ sở vật chất, nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm,hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường Tuy nhiên đểthực hiện được các hoạt động đó, doanh nghiệp cần có một lượng vốn lớn, mànguồn vốn tự có của doanh nghiệp thường không đáp ứng được Và đây chính là lúccần thiết phải có sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng Với nguồn vốn huy động dồi dào củamình, Ngân hàng có khả năng cấp cho DN một khoản vay đáp ứng được đầy đủ nhucầu đầu tư của DN, giúp DN có thể cải thiện về mọi mặt trong hoạt động kinhdoanh, từ đó giúp DN tạo dựng được uy tín của mình trên thị trường, tăng khả năngcạnh tranh Vì vậy có thể nói các NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa các doanhnghiệp với thị trường.
“ Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh
“ Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế ”
Với mức độ hội nhập toàn cầu trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội ngày nay,không một quốc gia nào có thể tách mình ra khỏi cộng đồng quốc tế Sự phát triểncủa kinh tế thế giới được tạo nên bởi các bộ phận nhỏ đó là sự phát triển kinh tế của
Trang 33các quốc gia Do đó, hệ thống tài chính của mỗi quốc gia cũng cần được gắn liềnvới hệ thống tài chính thế giới, và vai trò của hệ thống NHTM là cực kỳ quan trọngtrong mối liên kết này Hoạt động ngoại thương có điều kiện thuận lợi để phát triển
là nhờ có các hoạt động kinh doanh của NHTM như huy động tiền gửi, cấp tíndụng, làm trung gian thanh toán trong nước cũng như quốc tế, kinh doanh ngoại tệ.Khi các NHTM thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệcũng thể hiện được vai trò quan trọng của mình là điều tiết hệ thống tài chính hòahợp với hệ thống tài chính thế giới
Như vậy, với việc xác lập đúng đắn hệ thống các NHTM, Nhà nước đã đưanền kinh tế đi lên, phát triển lành mạnh và có hiệu quả, tiến tới sánh kịp và hội nhậpsâu rộng hơn với nền kinh tế toàn cầu Với các chức năng hoạt động của mình, đặcbiệt là chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã khẳng định vai trò thiết yếu củamình đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần to lớn trong việc tạo động lực để pháttriển nền kinh tế
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Ngoài nguồn vốn tự có, huy động vốn là hoạt động chính yếu và có ý nghĩaquan trọng bậc nhất với NHTM trong việc tạo ra nguồn vốn phục vụ hoạt động kinhdoanh Trong phạm vi pháp luật cho phép, NHTM sử dụng các biện pháp để thu hútlượng vốn nhàn rỗi, biến nguồn vốn này thành nguồn vốn vay đáp ứng nhu cầuchung của toàn bộ nền kinh tế Hoạt động huy động vốn của NHTM bao gồm:
“Hoạt động mang tính chất thường xuyên: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửitiết kiệm của các cá nhân, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, tổ chức tíndụng, định chế tài chính…”
Hoạt động mang tính chất không thường xuyên: Phát hành kỳ phiếu; Pháthành trái phiếu; Các hoạt động huy động vốn khác
1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn trực tiếp tạo ra các tài sản có của NHTM Các ngânhàng tồn tại và phát triển được trên thị trường hay không phụ thuộc rất nhiều vàohoạt động này “Hoạt động sử dụng vốn của NHTM được thực hiện dưới nhiều hình
Trang 34thức khác nhau, bao gồm:”
- Hoạt động cho vay, chiết khấu, thấu chi
- Hoạt động đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp hoặc tổ chức tíndụng khác, đầu tư trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc; Góp vốn để thành lậpdoanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực khác
Dịch vụ tư vấn tài chính: dựa trên mối quan hệ rộng với các thành phần kinh
tế, độ hiểu biết sâu và đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo lành nghề trong lĩnhvực tài chính, ngân hàng sẽ tư vấn các vấn đề về tài chính cho các đối tượng kháchhàng muốn bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó nhưng chưa có đủ thông tin, kiếnthức và kinh nghiệm thực tế cần thiết Các lĩnh vực tài chính mà ngân hàng tư vấncho khách hàng có thể bao gồm: tư vấn tiền gửi, tư vấn đầu tư bất động sản, tư vấnđầu tư chứng khoán,
Dịch vụ bảo lãnh: Là một cam kết của ngân hàng được lập trên một văn bản
để cam kết với bên có quyền (gọi là bên thụ hưởng bảo lãnh) Nếu khi đến hạn bên
có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cácnghĩa vụ được bảo lãnh thì ngân hàng sẽ đứng ra thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đó chobên được bảo lãnh Thực chất đây là hình thức tín dụng bằng chữ ký, không xuấtvốn nhưng lại có rủi ro vì Ngân hàng bảo lãnh buộc phải thực hiện cam kết bảo lãnhkhi người bảo lãnh vì lý do nào đó không thực hiện hoặc thực hiện không đúngnghĩa vụ của mình
Trang 35động khác theo luật định.
1.2 Khái quát về hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
Theo khoản 14 và 16, điều 4, luật các TCTD năm 2010:
“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Như vậy hoạt động cho vay KHDN là một trong những hình thức NHTM cấptín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu tài chính của doanh nghiệp Nguồn vốn nàygiúp cho doanh nghiệp thực hiện các mục đích: SXKD, thương mại, dịch vụ, đầu
tư tài sản cố định,… (mục đích, quy trình, thời hạn sử dụng vốn đã được thỏathuận giữa hai bên)
Một số đặc điểm của hoạt động cho vay đối với KHDN tại NHTM:
Thứ nhất, Quy mô khoản vay lớn đem lại lợi nhuận cao cho NH Hoạt độngcho vay KHDN của NHTM được thực hiện dựa trên các nhu cầu về nguồn vốnSXKD, thương mại, xây dựng công trình, các dự án đầu tư phát triển,… của doanhnghiệp Quy mô các khoản vay nhằm mục đích xây dựng công trình, đầu tư tài sản
cố định thường có giá trị rất lớn lên tới hàng trăm tỷ đồng, lớn gấp nhiều lần sovới giá trị của các khoản tín dụng khác Ngoài thu lãi từ việc cung cấp vốn vaycho các doanh nghiệp, các NHTM còn thu thêm được nhiều khoản phí dịch vụkhác đi kèm như phí thanh toán, chuyển tiền quốc tế, các loại phí liên quan đếnthư tín dụng (L/C)
Thứ hai, do khoản vay có giá trị thường lớn nên cho vay đối với KHDN cómức độ rủi ro tương đối cao Hiện nay trên thị trường, mức độ cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp là rất gay gắt, đồng thời hoạt động SXKD chịu ảnh hưởng rất lớn từ
Trang 36các yếu tố giá cả, cung cầu Vì vậy rủi ro luôn thường trực đối với hoạt động củadoanh nghiệp, kể cả các rủi ro mang tính chất chủ quan (rủi ro hoạt động, rủi ro đạođức) hay các rủi ro mang tính chất khách quan như rủi ro về giá, rủi ro chính sáchhay rủi ro về các điều kiện tự nhiên.
Thứ ba, chi phí cho mỗi khoản cho vay KHDN là khá lớn do đối tượngkhách hàng doanh nghiệp có sự đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực hoạt độngSXKD nên ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí cho công tác thẩm định và xét duyệtcho vay cũng như chi phí quản lý sau cho vay Chính vì thế cho vay đối vớiKHDN trở thành một khoản mục có chi phí lớn trong các khoản mục tín dụngcủa ngân hàng
“Thứ tư, các quy định, quy trình và chính sách cho vay đối với KHDN yêu cầu
sự nghiêm ngặt, chặt chẽ do đó cán bộ tín dụng cần phải có chuyên môn nghiệp vụtốt Việc thẩm định, quyết định cho vay lâu hơn, phức tạp hơn nhằm đảm bảo chấtlượng khoản vay, hạn chế tối đa rủi ro cho các ngân hàng.”
1.2.2 Phân loại hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
Căn cứ theo thời hạn vay
Cho vay ngắn hạn: là loại hình cho vay cấp cho DN với thời hạn cho vaykhông vượt quá 12 tháng Cho vay ngắn hạn chính là việc các NHTM tài trợ chonhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn tự cócủa doanh nghiệp đó Nhờ có nguồn vốn vay ngắn hạn này, các DN có thể duy trìhoặc mở rộng thêm hoạt động SXKD, hoặc tận dụng được thời cơ kinh doanh mới,hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế sẽ được nâng cao
Cho vay ngắn hạn có thời hạn vay ngắn hơn, nguồn trả nợ được xác định rõràng hơn nên có độ rủi ro thấp hơn so với các khoản vay trung dài hạn, do đó lãisuất đối với khoản vay ngắn hạn sẽ thấp hơn
Cho vay trung dài hạn: bao gồm 2 hình thức là cho vay đối với DN trung hạn(thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng) và cho vay đối với DN dài hạn(thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên) Mục đích chính là đầu tư nhà xưởng, máymóc thiết bị hay phương tiện vận tải,… (gọi chung tài sản cố định) của DN Chovay trung dài hạn lãi suất cho vay cao, NH thu được lợi nhuận lớn tuy nhiên do thời
Trang 37hạn dài, rủi ro tín dụng là khá cao.
Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp
- Cho vay KHDN lớn: đây là đối tượng khách hàng hàng đầu trong khối
KHDN, được các NHTM đặc biệt quan tâm và ưu đãi NH sẽ gặp ít rủi ro hơn khicho vay các DN lớn nhờ vị thế và uy tín của DN trên thị trường nhưng lãi suất NHđược hưởng sẽ không cao do phải cạnh tranh với các NH khác Cũng chính vì áplực cạnh tranh mà đôi khi Ngân hàng là bên phải nhượng bộ trong quá trình quan hệtín dụng
- Cho vay KHDN vừa và nhỏ: DN vừa và nhỏ chiếm đại đa số trong tổng số
DN và là nguồn khách hàng dồi dào, phong phú để các NHTM khai thác, tiếpcận Rủi ro cho NH khi cấp tín dụng cho loại hình DN này là khá cao do quy môdoanh nghiệp không lớn và phải cạnh tranh rất gay gắt với các doanh nghiệpkhác trên thị trường để tồn tại nên tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động thực sự có hiệuquả là không cao
Căn cứ vào hình thức cho vay
“Theo điều 16 Phương thức cho vay tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụngtheo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhànước:”
“Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phươngthức cho vay:”
“1- Cho vay từng lần; Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thựchiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.”
“2- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định
và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất đình.”
“3- Cho vay theo dự án đầu tư Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn đểthực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu
tư phục vụ đời sống.”
“4- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự
án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tíndụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Việc cho vay
Trang 38hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các
tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.”
“5- Cho vay trả góp; Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định vàthoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theonhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.”
“6- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảmbảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định
Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng
dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.”
“7- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : Tổ chứctín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạnmức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rúttiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng Khi cho vay pháthành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo cácquy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụngthẻ tín dụng.”
“8- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoảthuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoảnthanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàngNhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán.”
“9- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quyđịnh tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặcđiểm của khách hàng vay.”
Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay:
- Cho vay có tài sản đảm bảo: là hình thức cho vay mà khoản vay của KHDNđược đảm bảo bằng các tài sản thông qua các hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnhcủa bên thứ ba Các khoản cho vay dựa trên loại này thường đảm bảo an toàn chongân hàng nhưng làm cho thời gian phân tích ra quyết định cho vay kéo dài do phátsinh thêm thời gian thực hiện các thủ tục định giá, thế chấp tài sản
Trang 39- Cho vay không có tài sản đảm bảo (hay còn gọi là tín chấp): là hình thức chovay mà khoản vay của KHDN chỉ được đảm bảo bằng uy tín của DN đi vay hoặcbên thứ ba Để được vay vốn theo hình thức này, các khách hàng cần có quan hệ tíndụng lâu năm tại ngân hàng, có quy mô ở mức độ tương đối lớn, thể hiện được uytín và tiềm lực tài chính vững mạnh của mình đồng thời phải có phương án kinhdoanh hiệu quả và khả năng trả nợ đảm bảo Thông thường hiện tại các NHTM ápdụng cả hai hình thức này (cho vay có đảm bảo một phần bằng tài sản).
1.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
1.2.3.1 Đối với nền kinh tế
Doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, là bộphận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Thông qua hoạt động chovay, nguồn vốn nhàn rỗi được ngân hàng huy động một cách tối đa và cung cấp chocác DN có nhu cầu thực hiện các phương án SXKD
“Ngân hàng huy động tối đa lượng tiền tạm thời nhàn rỗi từ nền kinh tế để cungcấp cho các doanh nghiệp đang cần vốn để thực hiện các phương án sản xuất kinhdoanh Hoạt động cho vay sẽ giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn, tạonguồn vốn dồi dào cho mục đích đầu tư dự án của doanh nghiệp.”
Đối với doanh nghiệp, các khoản cho vay đẩy quy mô sản xuất tăng nhanh, nângcao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giá thành hạ làm tăng thêm sản phẩmcho xã hội, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế.1.2.3.2 Đối với hoạt động của ngân hàng
Việc cho vay đối với KHDN giúp nâng cao uy tín của ngân hàng, nâng caonăng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, nhờ đó mở rộng cơ sở kháchhàng, tăng quy mô huy động vốn cho ngân hàng
Cho vay đối với KHDN giúp cho các NHTM cải thiện về thu nhập, nâng cao
vị thế cạnh tranh và phát triển lâu dài, các hoạt động kinh doanh có cơ sở để pháttriển đa dạng hơn, giúp tăng trưởng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro
1.2.3.3 Đối với khách hàng doanh nghiệp
Vốn vay ngân hàng là nguồn bổ sung vốn ngắn hạn phục vụ hoạt độngSXKD của các doanh nghiệp
Trang 40Vốn vay ngân hàng là nguồn bổ sung vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn
cố định nhằm đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị đối với các DN.Vay vốn ngân hàng đối với doanh nghiệp còn góp phần nâng cao năng lựcquản trị kinh doanh, năng lực quản lý tài chính của DN
“Hoạt động cho vay của các NHTM góp phần tăng thu hút vốn nhàn rỗi trongnước, mở rộng đầu tư phát triển SXKD của các doanh nghiệp.”
1.2.4 Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
Mỗi NHTM sẽ có riêng cho mình một quy trình phù hợp với đặc điểm và cáchthức quản lý hoạt động của ngân hàng đó, nhưng nhìn chung đều tiến hành qua cácbước như sau:
Bước 1: Thu thập hồ sơ vay vốn của KHDN
Sau khi bước đầu làm việc với khách hàng cần thiết phải thu thập các hồ sơliên quan đến nhu cầu vay vốn của khách hàng Cán bộ tín dụng cần thu thập đầy đủcác hồ sơ sau:
Hồ sơ pháp lý của DN, hồ sơ năng lực của chủ sở hữu DN;
Báo cáo tài chính các năm và các hồ sơ thể hiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp;Phương án sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả nợ (nợ gốc và lãi vay);
Tài sản đảm bảo được sử dụng để đảm bảo cho khoản vay
Thông thường các hồ sơ cần cung cấp mà ngân hàng quy định bao gồm:
Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký mã số thuế, hồ
sơ bổ nhiệm các chức danh chủ chốt của DN và văn bản đề nghị vay vốn của DN
Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính 03 năm gần nhất cùng với chi tiết một sốkhoản mục kế toán trọng yếu của DN
Phương án vay vốn: Thể hiện cụ thể doanh thu, các loại chi phí, lợi nhuậncũng như nhu cầu vay vốn dự kiến, cùng với đó là thuyết minh về khả năng và cáchthức thực hiện phương án vay vốn này
Hồ sơ tài sản bảo đảm của khoản vay (nếu có): giấy chứng nhận quyền sở hữucũng như hồ sơ pháp lý của chủ tài sản
Bước 2: Phân tích cho vay
Phân tích cho vay là quá trình đánh giá KHDN về nhu cầu vay vốn, phương án