Tieu luan ve phong chong tham nhung

51 44.6K 128
Tieu luan ve phong chong tham nhung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận về phòng, chống tham nhũng, thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.

LỜI MỞ ĐẦU Bước vào thế kỷ thứ 21, cả thế giới đang vận hành theo xu hướng mới: hoà bình, đối thoại, hội nhập và cùng phát triển. Các ranh giới ngăn cách về kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc tộc sẽ dần được xoá bỏ. Việt Nam cũng ở trong xu hướng chung đó. Là một nước đang phát triển, Việt Nam gặp phải nhiều vấn đề thách thức trong quá trình hội nhập nhất là về kinh tế, khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Bằng việc phát huy cao độ nguồn nội lực trong nước và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài, Việt Nam đang cố gắn tiến những bước lớn trên con đường phát triển kinh tế. Kết quả trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, trật tự, an ninh xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn, tình hình tham nhũng diễn ra rất phức tạp. Những vụ việc tham nhũng lớn được phát hiện và xử lý ở nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất mức độ nghiêm trọng, thể hiện ở số lượng tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát; số đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó nhiều cán bộ, công chức, thậm chí có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đánh giá: tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế, là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta. Nghị quyết đại hội lần thứ X, XI của Đảng tiếp tục đáng giá tình hình, hậu quả, tác hại của tham nhũng trong giai đoạn hiện nay, thể hiện sự quyết tâm của Đảng và nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng. Có thể nói, tham nhũng là vấn đề toàn cầu. Các quốc gia công nghiệp hoá tất nhiên không hề miễn dịch trước tham nhũng và tất cả đều có trách nhiệm tham gia vào việc tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, tham nhũng dường như xâm hại với tỷ lệ cao hơn ở các nước đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi. Tham nhũng ngăn cản nhiều nước vượt qua những thách thức nghiêm trọng nhất của phát triển, cản trở đầu tư trong nước và nước ngoài, làm xói mòn niềm tin trong các tổ chức công cộng, niềm tin của nhân dân đối với Chính phủ. Qua thời gian học lớp Thanh tra viên chính tại Trường cán bộ thanh tra, qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong thực tế đời sống xã hội, tôi cảm thấy rất bức xúc về vấn đề tham nhũng hiện nay. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số vấn đề chung về tham nhũng và thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng” để nghiên cứu. Lĩnh vực phòng, chống tham nhũng là một lĩnh vực rất rộng, nhạy cảm, nên trong phạm vi tiểu luận này, tôi chỉ nêu lên một số vấn đề chung về 1 phòng, chống tham nhũng và thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay, trong đó có nêu lên những vấn đề chung, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng, vai trò, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra trong công tác phòng, chống tham nhũng, kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới và tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay để đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới, trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn để phục vụ tốt hơn công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Mặt dù đã được thầy cô nhiệt tình chỉ dẫn và bản thân đã cố gắng nghiên cứu nhiều tài liệu có liên quan, nhưng do thời gian có hạn, chắc không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, mong sự góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp để tiểu luận này hoàn chỉnh hơn về bố cục, nội dung cũng như hình thức. Cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô và đồng nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 2 MỤC LỤC Lời nói đầu và mục lục . Trang: Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung 5 I. Lý luận chung về phòng, chống tham nhũng .5 1. Khái niệm tham nhũng .5 2. Chủ thể của tham nhũng .8 3. Các hành vi tham nhũng .10 4. Các nguyên tắc xử lý tham nhũng 12 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong phòng, chống tham nhũng .12 5.1. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan thanh tra 13 5.2. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức thành viên của Mặt trận 14 5.3. Trách nhiệm của báo chí 15 5.4. Trách nhiệm của công dân .15 6. Các hành vi bị nghiêm cấm 16 II. Quan điểm, sự lãnh chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng .16 III. Lịch sử hình thành, vai trò, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra trong công tác phòng, chống tham nhũng 19 1. Lịch sử hình thành ngành thanh tra 19 2. Vai trò cơ quan thanh tra trong công tác PCTN .22 3. Nhiệm vụ của cơ quan thanh tra trong công tác PCTN 23 3.1. Về thể chế và xây dựng thể chế .23 3.2. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng 25 Phần thứ hai: Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng .28 I. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước 28 3 1. Các nước Bắc Âu 28 2. Kinh nghiệm chống tham nhũng của Hàn Quốc 29 3. Kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore .30 4. Kinh nghiệm chống tham nhũng của Trung Quốc .31 II. Chỉ số về tham nhũng của một số nước trên thế giới .33 1. Năm 2008 .34 2. Năm 2009 .35 3. Năm 2010 .35 III. Thực trạng tình hình tham nhũng ở nước ta .36 1. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay 36 2. Nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng 39 2.1. Nguyên nhân 39 2.2. Hậu quả 40 Phần thứ ba. Một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng, kiến nghị và kết luận 41 I. Một số giải pháp 41 II. Một số kiến nghị 45 III. Kết luận .47 * Danh mục tài liệu tham khảo .48 4 Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 1. Khái niệm tham nhũng Tham nhũng, tiếng Anh là: “Corruption” có nghĩa là hư hỏng, thối nát, phá hoại. Theo từ điển Tiếng việt tham nhũng là lợi dụng quyền hạn để nhũng nhiễu dân và lấy của. Theo tài liệu của Liên hợp quốc thì: tham nhũng đó là sự lợi dụng quyền lực của nhà nước để trục lợi riêng. Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), một tổ chức phi chính phủ đi đầu trong nỗ lực chống tham nhũng toàn cầu cho rằng: “Tham nhũng bao gồm hành vi vi phạm của công chức trong khu vực công, dù là chính trị gia hay công chức dân sự, trong đó họ làm giàu một cách không đúng đắn hoặc bất hợp pháp cho bản thân hay cho người thân của mình bằng cách lạm dụng quyền lực công đã giao cho họ”. Khoản 2, Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng định nghĩa: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Thực tế còn nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng và đang là đề tài nghiên cứu của nhiều người. Hiện nay, tham nhũng là “một căn bệnh” phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vào những năm 50 cảnh sát Cam-pu-chia đã nói không úp mở rằng: làm ruộng ăn lúa, làm làng ăn hối lộ. Vừa qua, Chủ tịch Đảng cầm quyền Um nô, Thủ tướng Malaixia – Mahathir Mohamad đã khóc trước đại hội đảng về nạn tham nhũng… Còn ở Việt Nam, từ thời Hồng Đức và Gia Long đã có các bộ luật để chống tham nhũng. Thời Minh Mạng có “phép làm liêm”, thời Tự Đức có “chính sách báo liêm” của Nguyễn Trường Tộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm: “chống bệnh quan liêu tham ô, lãng phí” đã chỉ ra: “Tham ô, lãng phí và quan liêu dù cố ý hay không cũng là bọn đồng minh của thực dân phong kiến” “ Những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính 5 Hình ảnh minh họa phủ và nhân dân” “Trộm cắp tiền bạc của nhân dân, làm tổn hại kinh tế của Chính phủ cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hại hơn”’. Ngay từ khi mới giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số: 223 ngày 27/11/1946 về việc “Xử phạt đối với tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ, biển thủ công quĩ hoặc của công dân”. Đây là đạo luật chống tham nhũng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ra đời chỉ trước Ngày toàn quốc kháng chiến chưa đầy một tháng. Điều đó nói lên sự cấp bách của vấn nạn chống tham nhũng mà Bác Hồ gọi là “giặc nội xâm” trước nguy cơ giặc ngoại xâm đang rập rình ngay trước cửa. Bài học mà Bác Hồ chỉ ra cho toàn Đảng, toàn chính quyền và toàn dân rất cụ thể, rất rõ ràng: “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng… chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn… thành thử có mắt mà không thấu suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững, kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ mà tham ô, lãng phí. Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí.” Những cảnh báo cách đây hơn nửa thế kỷ của Bác Hồ mà cứ như Bác đang nói chuyện ngày hôm nay! Cứ như Bác đang nhìn thấu những chuyện đau lòng xảy ra ngày hôm nay bởi “quốc nạn” tham nhũng, lãng phí, và bắt đầu từ gốc của nó là bệnh quan liêu, giấy tờ, xa rời dân của các cấp chính quyền, của những người vẫn là “đầy tớ của nhân dân”. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là 1 trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Có thể nói tham nhũng là căn bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi nhà nước, bởi lẽ chừng nào còn nhà nước thì còn quyền lực, mà còn quyền lực thì dễ xuất hiện những người dùng sai quyền lực. Cuộc đấu tranh để loại bỏ những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp là cuộc đấu tranh lâu dài, liên tục bền bỉ và kiên định của mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy. Hay nói một cách vắn tắt, tham nhũng là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hoặc của người khác. Như vậy, đối tượng tham nhũng không chỉ là những giá trị vật chất như người ta thường quan niệm, mà còn là những giá trị tinh thần. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu kỹ lưỡng hơn những hình thức tham nhũng này trong phần dưới, nhưng xin phép khẳng định ngay rằng chính trong lĩnh vực tinh thần, mức độ nguy hiểm của tham nhũng còn có thể ghê gớm hơn so với trong lĩnh vực vật chất. Chính trong lĩnh vực có vẻ như yên ổn này, hiện tượng tham nhũng lại diễn ra tinh vi hơn, nặng nề và tàn phá xã hội khốc liệt hơn. Khi bàn đến cội nguồn của tham nhũng, một số người muốn đổ lỗi cho kinh tế thị trường như là điều kiện để tham nhũng sinh sôi nảy nở. Sự thực có phải như vậy? Câu trả lời dứt khoát là không. Tham nhũng là căn bệnh muôn thuở, và cội nguồn của nó là thuộc tính tự nhiên của con người. Khi xây dựng một lý luận, một tiêu chuẩn trong lĩnh vực tư tưởng hay đạo 6 đức xã hội, một khuynh hướng thường thấy là người ta không hoặc cố tình không nhìn nhận những gì đang tồn tại trong thực tế với đầy đủ các khuyết tật tự nhiên của nó. Nếu nhìn nhận một cách tỉnh táo, chúng ta không thể không thừa nhận sự tồn tại của những mặt khuyết tật, cái mà chúng ta thường gọi là các căn bệnh xã hội. Trong vấn đề đang nghiên cứu, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng tham nhũng tồn tại trong mọi xã hội. Mọi thời đại, mọi hệ thống chính trị và mọi dân tộc ở mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với tham nhũng với nhiều biến thái tinh vi. Thậm chí nếu nhìn nhận một cách nghiêm khắc, người ta sẽ thấy rằng tham nhũng còn diễn ra dưới cả các mái nhà ít nhiều yên ấm, nơi các bậc gia trưởng dựa vào quyền của mình để phân phối vật chất và tinh thần một cách không bình đẳng. Như vậy, tham nhũng là một căn bệnh của nhân loại. Và cũng như các loại bệnh tật khác, nó là khuyết tật tự nhiên mang tính bản năng, là một phần thuộc về bản chất đời sống con người. Chính vì vậy, dù có căm thù hay nguyền rủa tham nhũng đến mức nào, chúng ta cũng không thể xóa sạch được tham nhũng, đơn giản vì chúng ta không thể tiêu diệt con người. Chúng ta không thể chỉ nhìn tham nhũng dưới con mắt của một nhà tội phạm học mà phải nghiên cứu nó một cách toàn diện và biện chứng dưới những khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Chỉ có cách nhìn đúng đắn và khách quan mới giúp chúng ta có được những phương thuốc hiệu nghiệm để chế ngự, hay ít nhất là hạn chế thứ bệnh dịch xã hội này. Theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, tham nhũng được mô tả dưới dạng hành vi, bao gồm ba yếu tố: Thứ nhất, hành vi này được thực hiện bởi một đối tượng đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong bộ máy nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp nhà nước …; thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, nghĩa là lợi dụng vị trí, địa vị công tác được giao để không làm hoặc làm trái với công việc được giao, gây thiệt hại cho lợi ích chung của nhà nước, xã hội và công dân; thứ ba, động cơ, mục đích là vụ lợi cá nhân, sự vụ lợi này nhằm “thu lợi bất chính”. Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn mà pháp luật trao cho mình để mang lại những lợi ích có tính chất cá nhân - đây là một dấu hiệu đặc trưng của hành vi tham nhũng. Người có chức vụ quyền hạn đã hành động không xuất phát từ nhu cầu công việc mà vì những lợi ích của riêng mình như nhận tiền hoặc tài sản hoặc một lợi ích phi vật chất nào đó. Mục đích vụ lợi còn được hiểu là đã dùng ảnh hưởng của mình để mang lại lợi ích cho người thân. Yếu tố vụ lợi luôn gắn liền hoặc so sánh như lòng tham của con người, và khi con người đó được gắn liền với một quyền lực, lòng tham đó sẽ đẩy con người đến với tham nhũng. 2. Chủ thể của tham nhũng Về những đối tượng được coi là người có chức vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 3 Điều 1 Luât phòng, chống tham nhũng gồm: “Cán bộ, 7 công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”. Như vậy, có bốn nhóm đối tượng được coi là người có chức vụ, quyền hạn. Nhóm thứ nhất nêu tại điểm a khoản 3 Điều 1 là cán bộ, công chức, viên chức được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2010 và Điều 2 Luật Viên chức năm 2010. Trong đó: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Đây là nhóm đối tượng chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn về số lượng trong số người có chức vụ, quyền hạn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng. Nhóm thứ hai gồm những người có chức vụ, quyền hạn nêu tại điểm b khoản 3 Điều 1 là nhóm đối tượng có địa vị pháp lý tương đối đặc thù, thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân và được quy định cụ thể tại Luật Quốc phòng và Luật Công an nhân dân. Nhóm thứ ba nêu tại điểm c khoản 3 Điều 1 có thể được chia thành hai loại: thứ nhất, những cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước (Doanh nghiệp một trăm phần trăm vốn nhà nước); thứ hai, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác. Nhóm thứ tư là những người nêu tại điểm d khoản 3 Điều 1 cũng đã được quy định là người có chức vụ, quyền hạn tại Phần các tội phạm về chức vụ của Bộ luật Hình sự. Theo đó, bên cạnh đối tượng là cán bộ, công chức 8 nhà nước, những người tuy không phải là cán bộ, công chức nhưng được giao nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó cũng được coi là người có chức vụ, quyền hạn và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng. 3. Các hành vi tham nhũng Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định 12 hành vi tham nhũng bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Các hành vi tham nhũng được qui định cụ thể trong Luật phòng, chống tham nhũng và cũng được qui định thành các tội phạm hình sự ở các điều 278, 279, 280, 281, 282, 283 và 284 của bộ Luật hình sự năm 1999. Như vậy, so với những hành vi tham nhũng tại Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2000) thì Luật Phòng, chống tham nhũng có bổ sung năm hành vi tham nhũng mới. Đây là những hành vi xuất hiện ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Việc quy định thêm năm loại hành vi mới này là cần thiết và là cơ sở pháp lý để đấu tranh với những biểu hiện ngày càng phức tạp của tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi tham nhũng đều bị xử lý về hình sự mà chỉ những hành vi hội đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định trong Bộ luật Hình sự thì mới được xác định là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 1 đến khoản 7). Riêng các hành vi từ khoản 8 đến khoản 12 được thể hiện như sau: Việc “đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi”. Đây là một biểu hiện mới của tệ tham nhũng. Khác với trước kia, tham nhũng thường là những hiện tượng nhỏ lẻ, được thực hiện bởi một hoặc một vài cá nhân, thì hiện nay, tham nhũng đã trở nên tinh vi, phức tạp hơn và nhiều khi mang tính tập thể, có tổ chức. Lợi ích mà hành vi tham nhũng nhằm đạt tới nhiều khi không trực tiếp mà “vòng vèo”. Do vẫn còn tồn tại cơ chế “xin – cho” trong nhiều lĩnh vực nên có nhiều cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương đã tìm cách hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn phụ trách việc phê duyệt chương trình, dự án, cấp kinh phí, ngân sách để được lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình và thông qua đó để đạt được các lợi ích cá nhân. Hành vi này được coi là hành vi 9 tham nhũng. Điều cần lưu ý là hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ là tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự không thuộc nhóm các tội phạm về tham nhũng mà thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ. Nhưng hành vi đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ được thực hiện bởi chủ thể có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi thì mới được coi là hành vi tham nhũng. Hành vi này vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật hình sự với tội danh tương ứng (nếu hành vi đó cấu thành tội phạm) vừa là hành vi tham nhũng theo sự điều chỉnh của pháp luật về tham nhũng. Hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi”. Đây là hành vi lợi dụng việc được giao quyền quản lý tài sản của Nhà nước để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc một nhóm người nào đó thay vì phục vụ cho lợi ích công. Biểu hiện cụ thể của hành vi này thường là cho thuê tài sản như: nhà xưởng, trụ sở, xe ô tô và các tài sản khác để lấy tiền chia nhau, nhiều khi là một số lượng rất lớn và tình trạng này có ở hầu hết các cấp, từ Trung ương đến địa phương và cần phải ngăn chặn kịp thời. Hành vi “nhũng nhiễu vì vụ lợi”. Nhũng nhiễu là hành vi đã được mô tả trong phần giải thích từ ngữ của Luật phòng, chống tham nhũng. Cần nhấn mạnh thêm hành vi này rất phổ biến trong hoạt động của cơ quan công quyền, nhất là tại các cơ quan hành chính, nơi trực tiếp giải quyết công việc của công dân và doanh nghiệp. Một số cán bộ, công chức không thực hiện trách nhiệm với thái độ công tâm và tinh thần phục vụ mà ngược lại, thường tìm cách lợi dụng những sơ hở hoặc không rõ ràng của các thủ tục, thậm chí tự ý đặt ra các điều kiện gây thêm khó khăn cho công dân và doanh nghiệp để buộc công dân và doanh nghiệp phải quà cáp, biếu xén cho mình. Thực chất của hành vi này là sự ép buộc đưa hối lộ được che đậy dưới hình thức tinh vi, rất khó có căn cứ để xử lý. Cũng có thể coi hành vi nhũng nhiễu là hành vi “đòi hối lộ” một cách gián tiếp hoặc ở mức độ chưa thật nghiêm trọng và có thể dùng biện pháp xử lý hành chính. Hành vi “không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi”. Đây là hành vi được thực hiện dưới dạng không hành động. Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn đã không làm một việc mà pháp luật buộc phải làm, chủ yếu là không ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, không thực hiện các nghĩa vụ về bảo đảm an toàn, an ninh hay bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức để tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm pháp luật. Và đổi lại, với việc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ, người có chức vụ, quyền hạn sẽ được trao một lợi ích nhất định nào đó. Đây là hiện tượng hết sức nguy hại, xuất hiện ngày càng nhiều và cần phải đấu tranh mạnh mẽ. Việc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi”. Không ít hành vi tham nhũng được che chắn, thậm chí là đồng lõa của những người có chức vụ, quyền hạn ở cấp cao hơn. Việc bao che cho người có hành vi tham 10 . Luật Phòng, chống tham nhũng. 3. Các hành vi tham nhũng Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định 12 hành vi tham nhũng bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận. quan liêu tham ô, lãng phí” đã chỉ ra: Tham ô, lãng phí và quan liêu dù cố ý hay không cũng là bọn đồng minh của thực dân phong kiến” “ Những kẻ tham ô,

Ngày đăng: 15/09/2013, 10:05

Hình ảnh liên quan

Hình ảnh minh họa - Tieu luan ve phong chong tham nhung

nh.

ảnh minh họa Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình ảnh tại Hội nghị biểu dương cá nhân có thành tích trong phòng, chống thamn nhũng - Tieu luan ve phong chong tham nhung

nh.

ảnh tại Hội nghị biểu dương cá nhân có thành tích trong phòng, chống thamn nhũng Xem tại trang 12 của tài liệu.
Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) công bố bảng xếp hạng tham nhũng của các quốc gia trên thế giới năm 2008 - Tieu luan ve phong chong tham nhung

ch.

ức minh bạch quốc tế (TI) công bố bảng xếp hạng tham nhũng của các quốc gia trên thế giới năm 2008 Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan