Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Tieu luan ve phong chong tham nhung (Trang 44 - 46)

Từ cơ sở lý luận, thực tiễn và những giải pháp nêu trên, tôi xin nêu ra một số kiến nghị cơ bản như sau:

Thứ nhất: Cơ quan thanh tra có quyền khởi tố vụ án hình sự nếu

trong quá trình thanh tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và có cơ chế đảm bảo hoạt động thanh tra chỉ nhân danh pháp luật, trên cơ sở của pháp luật.

Luật Thanh tra năm 2010 đã sửa đổi một số nội dung làm cho cơ quan thanh tra có địa vị pháp lý độc lập hơn, thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ được mở rộng, quy định rõ việc công khai kết luận thanh tra, cơ quan thanh tra có quyền chủ động tiến hành thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải chỉ tiến hành thanh tra theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp ... Tuy nhiên tính độc lập của cơ quan thanh tra vẫn mang tính tương đối, trên thực tế nhiều đề nghị, yêu cầu, kiến nghị của cơ quan thanh tra, Đoàn Thanh tra gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân do quyền quyết định cuối cùng là của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

Thứ hai: Kiến nghị cơ quan chống tham nhũng phải thuộc Quốc hội. Bởi chống tham nhũng chủ yếu ở những người có chức, có quyền, ở bộ

máy cầm quyền cho nên ngân sách chi phí cho việc phòng, chống tham nhũng từ Chính phủ, do cơ quan hành chính nhà nước cấp thì rất khó. Người ta đã nói: “ai nắm cái bụng, nhiều khả năng nắm được cái đầu”, mặc khác Chánh Thanh tra các cấp, các ngành do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, Trưởng ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng các cấp là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước (Thủ tướng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh) cho nên cơ quan phòng, chống tham nhũng phải nằm trong Quốc hội, chịu sự phân bổ ngân sách của Quốc hội và chịu sự chỉ đạo của Quốc hội thì phòng, chống tham nhũng mới hiệu quả hơn, sự phản biện mới sắc sảo hơn. Thực tế qua nhiều vụ việc tham nhũng đã phát hiện, việc xử lý người đứng đầu là rất ít, nhiều người cho rằng đây là công việc nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước, vì vậy cơ quan chống tham nhũng phải độc lập như Kiểm toán Nhà nước, Tòa án, Viện kiểm sát thì sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.

Thứ ba: Tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân tham gia chống tham nhũng.

Bởi vì Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đó là quan điểm bất di bất dịch của Đảng và Nhà nước ta. Nên nhà nước chỉ là người quản lý tài sản quốc gia, tức là tài sản của nhân dân. Nhân dân là người chủ của mọi tài sản quốc gia thì nhân dân phải là người chống tham nhũng chứ không chỉ là nhà nước. Nhà nước là công cụ của nhân dân trong tất cả mọi việc, kể cả việc chống tham nhũng. Bên cạnh đó, nhà nước phải có cơ chế bảo vệ thật sự an toàn về tính mạng và các quyền lợi về vật chất, tinh thần cho người tố giác hành vi tham nhũng, người cung cấp thông tin có liên quan đến tham nhũng, ưu tiên khôi phục lại quyền lợi chính đáng của họ do nguyên nhân chống tham nhũng gây ra. Đồng thời cần có chế độ khen thưởng thích đáng đối với những người dám đương đầu với tham nhũng.

Thứ tư: Tăng cường nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng sao cho thỏa mãn được 4 điều kiện: Không cần tham nhũng; Không thể tham nhũng; Không muốn tham nhũng và Không dám tham nhũng.

Luật Phòng, chống tham nhũng ra đời, Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh và trung ương được thành lập, Nghị quyết chuyên đề về phòng, chống tham nhũng được Hội nghị Trung ương 3, khoá X ban hành, nghị quyết này đã đưa ra những mục tiêu, quan điểm phòng, chống tham nhũng, lãng phí cụ thể, tỏ rõ sự quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên tính hiệu quả của các giải pháp này chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Hiện nay, ở nước ta, tình hình “tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.

Một phần của tài liệu Tieu luan ve phong chong tham nhung (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w