Thực trạng tình hình tham nhũng ở nước ta

Một phần của tài liệu Tieu luan ve phong chong tham nhung (Trang 35)

1. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay

Về thực trạng của tham nhũng. Có thể khái quát rằng, tình trạng tham nhũng ở nước ta là khá phổ biến, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi. Ở đâu có vấn đề liên quan đến mối quan hệ về lợi ích vật chất và tinh thần thì ở đó đều có thể xảy ra tham nhũng.

Những hành vi tham nhũng rất đa dạng, phổ biến là hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, dùng tài sản công để biếu xén, hối lộ, lừa đảo chiếm tài sản của Nhà nước, của nhân dân, lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho tổ chức, cá nhân để vụ lợi, thu vén quyền lợi cá nhân, lập quỹ trái phép, sử dụng ngân sách không đúng quy định để hưởng lợi. Các hành vi tham nhũng đã và đang xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và sử dụng ngân sách, thuế, ngân hàng, hải quan, xuất nhập khẩu, tư pháp, giáo đục, y tế thực hiện chính sách xã hội trong quản lý hành chính, công tác xã hội…

Về quy mô của tham nhũng. Có đủ loại, đủ mức độ tham nhũng của cá nhân, của tập thể, tham nhũng không có tổ chức và tham nhũng có tổ chức gồm nhiều đối tượng tham gia.

Những thiệt hại do tham nhũng gây ra rất lớn, có vụ tham nhũng về kinh tế làm thiệt hại cho Nhà nước, nhân dân tới hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng, làm thoái hóa, biến chất hàng loạt cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Cái thiệt hại đáng kể hơn, nặng nề hơn là tham nhũng đã làm xấu chế độ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào tương lai của một chế độ tốt đẹp mà Đảng ta đang phát động xây dựng.

Đánh giá về tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên tại văn kiện Đại hội VIII của

Đảng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đại hội X của Đảng đã đặt ra công tác phòng, chống tham nhũng thành một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách: “Toàn Đảng, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”.

Thực tế thời gian qua cho thấy tham nhũng diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, lĩnh vực lâm nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư xây dựng cơ bản, cổ phần hóa, các chương trình định canh, định cư, viện trợ nhân đạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giáo dục, ngay cả trong chính sách chăm lo chế độ cho người có công, mồ mã liệt sỹ cũng xảy ra tham nhũng.

Tham nhũng đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và len lõi vào mọi mặt của đời sống xã hội, đụng chạm đến lợi ích của nhiều người mà rõ nhất là tình trạng “tham nhũng vặt”.

Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) – một tổ chức phi chính phủ đi đầu trong nổ lực chống tham nhũng toàn cầu xếp thứ hạng về sự minh bạch, trong sạch của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010 như sau:

NĂM Chỉ số minh bạch Xếp hạng minh bạch

2000 2,5 76/90 2001 2,6 75/91 2002 2,4 85/102 2003 2,4 100/133 2004 2,6 102/145 2005 2,6 107/159 2006 2,6 111/163 2007 2,6 123/179 2008 2,7 121/180 2009 2,7 120/180 2010 2,7 116/178

Mặc dù đây là số liệu của một tổ chức quốc tế, có thể chưa thật sự chính xác nhưng cũng là cơ sở quan trọng cho thấy tình hình tham nhũng của nước ta từ năm 2000 đến 2010 rất đáng báo động và nó là nguy cơ như Nghị

quyết các Đại hội VII, VIII, IX, X Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá. Mặc dù từ năm 2008 đến nay, tình hình đã có chuyển biến và chúng ta cần quyết liệt hơn để đạt mục tiêu là “ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng”.

Tham nhũng ở Việt Nam chủ yếu được thể hiện dưới hai hình thức: + Tham nhũng trực tiếp như thông qua việc đẩy nhanh để thực hiện một quyền cụ thể nào đó hoặc để đạt được một quyền nào đó mà vốn dĩ công dân hoặc pháp nhân có quyền được hưởng. Biểu hiện như hối lộ, nhũng nhiễu, cò hành chính, mua quan bán chức … Công chức nhận để làm công việc vốn dĩ thuộc trách nhiệm của họ, kể cả làm sai quy định hoặc làm công việc đó nhanh hơn thường lệ.

+ Tham nhũng gián tiếp như hành vi, việc làm tác động đến chính sách, pháp luật. Mục đích làm thay đổi nhũng quy định của pháp luật, chính sách theo hướng phục vụ quyền lợi của kẻ tham nhũng. Hình thức tham nhũng này rất nguy hiểm, rất khó phát hiện và khó đấu tranh.

* Các lĩnh vực tham nhũng phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: + Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.

+ Lĩnh vực đầu tư xây dựng.

+ Lĩnh vực cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. + Lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước …

* Một số kết quả chủ yếu:

Kết quả trong những năm qua, công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử về các vụ án, vụ việc tham nhũng được tăng cường. Từ năm 2007 đến năm 2010, trên phạm vi cả nước đã khởi tố 1.063 vụ với 2.331 bị can; truy tố 1.201 vụ với 2.991 bị can; xét xử 1.070 vụ với 2.506 bị cáo.

Riêng việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình phụ trách, quản lý được triển khai theo Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006.

Căn cứ quy định của Chính phủ, nhiều nơi tiếp tục ban hành những quy định cụ thể để thực hiện cho bộ, ngành, địa phương mình. Có địa phương quy định việc thực hiện trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ để bình xét thi đua, khen thưởng (TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, An Giang…).

Theo báo cáo của 06 bộ, ngành và 11 tỉnh, thành phố thì đến nay đã xử lý được 115 trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng và 1 địa phương kiến nghị xử lý 5 trường hợp, trong đó: 11 địa phương đã xử lý 75 trường hợp bao gồm: Lào Cai, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Điện Biên, Sóc Trăng, Cà Mau, Nghệ An, Nam Định, Bình Phước, riêng tỉnh Vĩnh Long kiến nghị xử lý 5 trường hợp; 6 bộ, ngành đã xử

lý 40 trường hợp: Bộ Tài Chính, Bộ Công thương, Bộ Giao thông – Vận tải, Ngân hàng Nhà nước, Đài Truyền hình Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao.

Vừa qua, tại Hội thảo quốc tế về tiêu chí đánh giá tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam gồm lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cơ quan Phát triển của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Minh bạch quốc tế; đại diện Đại sứ quán các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Hàn Quốc, Australia…. Tại Hội thảo, các đại biểu quốc tế đều đánh giá cao những kết quả đạt được của công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Theo đại diện Tổ chức Minh bạch quốc tế và một số tổ chức quốc tế, việc đánh giá đúng về tình hình tham nhũng và kết quả phòng, chống tham nhũng là vấn đề khó khăn, cần có các phương pháp bảo đảm tính khách quan, toàn diện và khoa học, kết hợp nhiều yếu tố trong đánh giá.

Đại diện các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán cho rằng, 6 tiêu chí đánh giá tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam là phù hợp và có tính khả thi cao. Các tiêu chí này cũng là tiêu chí chung được nhiều nước trên thế giới áp dụng hiệu quả trong đánh giá về tình hình tham nhũng.

6 tiêu chí đưa ra đánh giá tại hội nghị gồm:

Thứ nhất, đánh giá thông qua mức độ hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng.

Thứ hai, đánh giá thông qua kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa và một số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện xử lý.

Thứ ba, thông qua tự đánh giá của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống tham nhũng.

Thứ tư, đánh giá thông qua kết quả điều tra dư luận xã hội và qua kênh thông tin báo chí

Thứ năm, đánh giá thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Thứ sáu, thông qua đánh giá của một số tổ chức quốc tế.

2. Nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng2.1. Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng 2.1. Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng

Như phân tích ở trên, tham nhũng là hiện tượng xã hội chứ không phải là hiện tượng nhất thời của một người hay một nhóm người nhất định trong xã hội. Tham nhũng có nguồn gốc từ xa xưa khi xã hội được phân chia thành giai cấp và hình thành nhà nước. Nhưng đến ngày nay, tham nhũng vẫn

Hội thảo quốc tế về tiêu chính đánh giá công tác phòng chống tham nhũng

tồn tại do những nguyên nhân, điều kiện xã hội và sự tồn tại những hiện tượng xã hội tiêu cực tác động đến làm cho tham nhũng không chỉ tồn tại mà còn phát triển trong chừng mực nhất định, gây nên những ảnh hưởng cho xã hội. Tuy có nhiều nguyên nhân nhưng sâu xa là từ tâm lý lạm quyền, cũng như từ lòng tham và thói ích kỷ của con người mà tham nhũng phát sinh, phát triển và tồn tại.

2.2. Hậu quả của tham nhũng

Tham nhũng gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội như làm tăng khoảng cách giàu nghèo, là nguồn gốc của sự phát sinh những mâu thuẫn, mất đoàn kết, tranh giành địa vị, quyền hạn trong nội bộ một số cơ quan đảng và nhà nước; làm biếng dạng các hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế đối với dân tộc; làm suy yếu Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành và lực lượng nòng cốt thực hiện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, thậm chí nó còn là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và của chế độ ta.

Tham nhũng làm thay đổi mọi lĩnh vực trong xã hội như kinh tế, luật pháp quốc gia, dân chủ, luân lý, giáo dục vv… Những tổn thất do tham nhũng gây nên thật khó đo lường cho hết, những tổn thất thuộc về vật chất có thể điển hình như cản trở đầu tư nước ngoài; thất thoát vốn đầu tư trong nước; giảm tốc độ làm việc, sản xuất; giá sản phẩm đắt hơn thực tế, lương tăng theo nhịp độ giá hàng hóa, sức cạnh tranh với nước ngoài yếu hơn; phá hủy chỗ làm, thất nghiệp cao; nợ quốc gia tăng qúa mức thực tế; hạn chế phát triển kinh tế … Và không những lũng đoạn xã hội về mặt vật chất mà tham nhũng còn làm băng hoại xã hội về mặt tinh thần như nhân tài không được trọng dụng dẫn đến tình trạng thất thoát ra nước ngoài (chảy máu chất xám); gia tăng tệ nạn xã hội; luật pháp quốc gia bị lũng đoạn; nền tảng xã hội bị hủy hoại, đạo đức bị suy đồi; phản giáo dục, làm gương xấu cho những thế hệ sau … Những tác hại về mặt tinh thần nêu trên là điều kiện căn bản cho sự phát triển một xã hội lành mạnh và cũng là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển kinh tế, một quốc gia giàu mạnh.

Phần thứ ba

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu nhưng tình hình tham nhũng của nước ta vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, cần phải kiên trì và quyết liệt hơn trong việc triển khai các giải pháp phòng ngừa và cả những biện pháp phát hiện, xử lý tham nhũng. Chúng ta cần phải có nhiều cách tiếp cận khác nhau để nhận diện tham nhũng và đề xuất những giải pháp hữu hiệu trong phòng, chống tham nhũng, kết hợp chặt giữa phòng và chống, trong đó coi phòng ngừa tham nhũng là một giải pháp quan trọng và khi đã phát hiện các vụ án, vụ việc tham nhũng phải xem xét xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật… nhằm tạo tính răn đe cao, tạo dư luận, lên án của xã hội đối với từng vụ việc mạnh mẽ. Bên cạnh đó, từng bước hoàn thiện hơn nữa cơ chế, chính sách khen thưởng và bảo vệ người tố cáo tham nhũng; các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương cần xây dựng được đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và am hiểu pháp luật để sẵn sàng đấu tranh chống tham nhũng.

Sau đây tôi xin nêu lên một số giải pháp cơ bản như:

Thứ nhất: Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung

ương 3 (khóa X) trọng tâm là cụ thể hóa 10 chủ trương, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết thành các cơ chế, chính sách; thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; coi trọng và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động; nâng cao tính tiền phong, gương mẫu của các tổ chức Đảng và Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng, biết phát huy cái tốt, cái đẹp của con người, loại trừ những âm mưu, hành động trái với bản chất, lợi ích và sự tiến bộ của xã hội, làm cho hành động chống tham nhũng dần dần trở thành một nét văn hóa. Bởi vì Đảng, Nhà nước ta không ngừng xây dựng các giá trị văn hóa, vươn tới một cuộc sống hoàn thiện với đầy đủ các khía cạnh chân – thiện – mỹ. Xét về bản chất, tất cả những hiện tượng và hành vi diễn ra trong đời sống xã hội ngăn cản tiến trình lịch sử, sự tiến bộ, đi ngược lại cái chân chính, cái tốt đẹp, cái nhân văn... đều là không văn hóa, phản văn hóa. Tham nhũng từ góc nhìn kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật là sự lợi dụng chức quyền, địa vị, uy tín cá nhân, tập thể, tổ chức – những chức quyền và địa vị do nhân dân trao cho, nhằm thu lợi cá nhân một cách bất chính và gây tác hại đến lợi ích chung, ngăn cản sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Tham nhũng là một loại

hiện tượng và hành vi phi văn hóa, phản văn hóa, tham nhũng không chỉ là sự vi phạm lợi ích kinh tế - vật chất của cộng đồng, quốc gia; nó còn là loại hiện tượng, hành vi xấu, phản lại cái tốt, cái đẹp, phản lại những giá trị nhân đạo, nhân văn và tiến bộ xã hội – con người, vì vậy hành vi tham nhũng cần phải được lên án mạnh mẻ từ phía gia đình và xã hội, mục đích làm cho những người có điều kiện tham nhũng cũng không dám tham nhũng.

Thứ hai: Triển khai thực hiện có hiệu quả những nội dung có liên

quan tới công tác phòng, chống tham nhũng được xác định trong các văn kiện

Một phần của tài liệu Tieu luan ve phong chong tham nhung (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w