Nguyên tắc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam

MỤC LỤC

Các nguyên tắc xử lý tham nhũng

Các nguyên tắc cơ bản trong xử lý tham nhũng được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 bao gồm: “Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh; Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật; Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật; Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật; Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện”. Theo đó, người có hành vi tham nhũng có thể được giảm nhẹ chứ không được miễn xử lý hoàn toàn, nguyên tắc này nhằm loại trừ việc các cơ quan nhà nước “xuê xoa”, không xử lý đối với người có hành vi tham nhũng, vốn đang là một hiện tượng tương đối phổ biến, gây bất bình trong dư luận hiện nay.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong phòng, chống tham nhũng

    Luật Phòng, chống tham nhũng đặc biệt chú trọng thể chế hóa cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng và giữa các cơ quan chức năng với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan như: “Cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc tham nhũng. Hội nghị phối hợp thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2009 giữa Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cho rằng với vị trí và chức năng của mình trong khối đại đoàn kết dân tộc, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc thông tin về các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nhằm từng bước ngăn chặn và đầy lùi tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội.

    Hình ảnh tại Hội nghị biểu dương cá nhân có thành tích trong phòng, chống thamn nhũng
    Hình ảnh tại Hội nghị biểu dương cá nhân có thành tích trong phòng, chống thamn nhũng

    LỊCH SỬ HèNH THÀNH, VAI TRề, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN THANH TRA TRONG CễNG TÁC PHềNG, CHỐNG THAM

    • Nhiệm vụ của cơ quan thanh tra trong công tác phòng, chống tham nhũng

      Đối với ngành thanh tra, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về công tác thanh tra nói chung, công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng, Luật Thanh tra năm 2010 đã được ban hành và thay thế Luật Thanh tra năm 2004 kể từ ngày 01/7/2011, trong đó quy định cụ thể hơn về địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra trong công tác phòng, chống tham nhũng như thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật (Điều 5 Luật Thanh tra năm 2010). Từ những yêu cầu bức thiết đó, pháp luật Việt Nam, nhất là Luật phòng, chống tham nhũng đã ra đời là điều tất yếu, phù hợp với tình hình đất nước, cũng như thông lệ quốc tế, trong đó, Quốc hội đã giao cho ngành thanh tra có nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng như: Thanh tra Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý; Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng (Điều 76 Luật phòng, chống tham nhũng). Cụ thể Luật Thanh tra năm 2010 đã được ban hành và có hiệu lực kể từ 01/7/2011, nhiệm vụ công tác thể chế là Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ chủ trì xây dựng 4 nghị định: Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra; nghị định về các cán bộ trong các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; nghị định nghiên cứu sửa đổi Nghị định 65 về quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu bộ máy tổ chức của Thanh tra Chính phủ phù hợp với luật mới; nghị định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.

      CHỈ SỐ VỀ THAM NHŨNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC

      Năm 2008

      Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) công bố bảng xếp hạng tham nhũng của các quốc gia trên thế giới năm 2008. Những nước có chỉ số tham nhũng giảm mạnh nhất năm 2008 là Bulgaria, Burundi, Maldives, Na Uy và Anh.

      Năm 2010

      Đứng cuối danh sách các quốc gia bị cảm nhận về tham nhũng mạnh mẽ nhất là Iraq (1,5 điểm), Afghanistan và Myanmar (cùng 1,4 điểm) và cuối cùng là Somalia (1,1 điểm). Các quốc gia châu Á, ngoài Singapore đứng đầu bảng thì Hồng Kông (hạng 13) và Nhật Bản (hạng 17).

      THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA 1. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay

      Nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng 1. Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng

        Và sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh những cơ chế, chính sách đã ban hành cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc biệt là ở các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài nguyên, khoáng sản, cổ phần hóa doanh nghiệp … Nâng cao chất lượng về minh bạch tài sản, thu nhập của đảng viên và cán bộ, công chức; thực hiện tốt quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng; cơ chế, chính sách khuyến khích việc tự phát hiện và chủ động xử lý vụ việc tham nhũng, lãng phí; chủ động thực hiện khả thi quy định đảm bảo an toàn cho người phòng tố cáo tham nhũng. Trong đó tập trung vào việc công khai, minh bạch trong hoạt động mua sắm tài sản công, xây dựng cơ bản, tài chính – ngân sách, quản lý các khoản hỗ trợ, viện trợ; quản lý đất đai; công tác tổ chức cán bộ; việc cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý; kê khai, xác minh, công khai kết quả xác minh tài sản, thu nhập; việc người đứng đầu định kỳ kiểm điểm trách nhiệm trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng… kịp thời phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử nghiêm minh các hành vi tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật, khắc phục tình trạng chậm trễ và chất lượng điều tra chưa tốt.

        MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

        Người ta đã nói: “ai nắm cái bụng, nhiều khả năng nắm được cái đầu”, mặc khác Chánh Thanh tra các cấp, các ngành do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, Trưởng ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng các cấp là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước (Thủ tướng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh) cho nên cơ quan phòng, chống tham nhũng phải nằm trong Quốc hội, chịu sự phân bổ ngân sách của Quốc hội và chịu sự chỉ đạo của Quốc hội thì phòng, chống tham nhũng mới hiệu quả hơn, sự phản biện mới sắc sảo hơn. Luật Phòng, chống tham nhũng ra đời, Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh và trung ương được thành lập, Nghị quyết chuyên đề về phòng, chống tham nhũng được Hội nghị Trung ương 3, khoá X ban hành, nghị quyết này đã đưa ra những mục tiêu, quan điểm phòng, chống tham nhũng, lóng phớ cụ thể, tỏ rừ sự quyết tõm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công tác phòng, chống tham nhũng.