Bởi vì theo quy định tại Điều 8 Luật tố tụng hành chính 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính vàtrong qua trình giải quyết vụ án hành chính,
Trang 1BÀI TẬP MÔN LUẬT TỐ TUNG HÀNH CHÍNH
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Câu 1: “Khi phát sinh tranh chấp hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Nhận định trên là sai Bởi vì ngoài Toà án là cơ quan được giao cho việc xét xửcác vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 Theo Điều 5 Luật
Tố tụng hành chính 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khỏi kiên vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo quy định của Luật này.”.
Cá nhân, tổ chức, cơ quan còn được quyền khiếu nại lên người có thẩm quyền để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình
Câu 2: “Quan hệ giữa người khởi kiện với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính Việt Nam.”
Nhận định trên là sai Bởi vì quan hệ giữa người khởi kiện với người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự là quan hệ phát sinh thuộc nhóm quan hệ giữa cácđương sự, những người tố tụng khác với nhau (Nhóm 3)
Câu 3: “Quyền tài sản và quyền nhân thân không thể là đối tượng tranh chấp trong
vụ án hành chính.”
Nhận định trên là đúng Bởi vì đối tượng tranh chấp trực tiếp trong vụ án hànhchính là tính hợp pháp của Quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước, cơquan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước hoặc người có thẩmquyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành đối với chủ thể cụ thể Còn quyền nhân thân vàquyền tài sản là đối tượng tranh chấp trong các vụ án dân sự
Câu 4: “Nếu người khởi kiện đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, nội dung này luôn phải được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính thì khingười khởi kiện có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Toà án có thể giải quyết theo quy địnhcủa pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước và pháp luật tố tụng dân sự đượcquy định tại khoản 1 Điều 7 Luật tố tung hành chính 2015 Tại Khoản 2 Điều 7 quy địnhtrong trường hợp Toà án giải quyết cả phần yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng với việcgiải quyết vụ án hành chính mà phần bồi thường thiệt hại bị kháng cáo hoặc kháng nghịhoặc bị Toà án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm huỷ để xét xử lại thì phầnquyết định bồi thường thiệt hại này là một phần của vụ án hành chính và sẽ được xét xửtheo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 Do đó, vẫn có trường hợp được giảiquyết theo thủ tục tố tụng hành chính mà không phải luôn theo thủ tục tố tụng dân sự
Câu 5: “Khi khởi kiện vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và Toà án có trách nhiệm phải giải quyết.”
Trang 2Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định tại Điều 7 Luật tố tụng hành chính
2015 không chỉ có người khởi kiện mà còn có người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũngđược quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Toà án có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồithường thiệt hại theo quy định của pháp luật
Câu 6: “Người khởi kiện hoàn toàn có quyền tự định đoạt về yêu cầu khởi kiện trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hành chính.”
Nhận định trên là đúng Bởi vì theo quy định tại Điều 8 Luật tố tụng hành chính
2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính vàtrong qua trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung,rút yêu cầu khởi kiện và thực hiện các quyền tố tụng khác của mình theo quy định củapháp luật Toà án chỉ thụ lý vụ án khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện và không tựquyết định các vấn đề mà người khởi kiện không yêu cầu
Câu 7: “Đối thoại là một thủ tục Tòa án bắt buộc phải tiến hành trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.”
Nhận định trên là sai Bởi vì Luật tố tụng hành chính tại Điều 20 có quy định rằngToà án phải có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện để các đương sự đốithoại với nhau về việc giải quyết vụ án Tuy nhiên Luật không có quy định bắt buộc phảithực hiện thủ tục đối thoại Theo quy định Điều 134 về nguyên tắc đối thoại thì Toà ántiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về quá trình giải quyết vụ án,nhưng loại trừ các vụ án tiến hành theo thủ tục rút gọn, vụ khiếu kiện về danh sách cử tri,
vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198, 246 của Luật này
Do đó có thể thấy đối thoại không phải thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án
Câu 8: “Hội thẩm nhân dân tham gia trong tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hành chính.”
Nhận định trên là sai Bởi vì Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia vào giai đoạn xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật tố tụng hành chính
2015 và trước đó còn có tham gia trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án Cho nên, Hội thẩmnhân dân không thâm gia tất cả các giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
Câu 9: “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chỉ độc lập khi xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa sơ thẩm.”
Nhận định trên là sai Bởi vì theo Nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩmnhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật thể hiện ở chỗ độc lập trong khi nghiên cứu
hồ sơ; độc lập khi xét hỏi, chất vấn; độc lập trong nghị án, quyết định giữa Thẩm phán vàHội thẩm nhân dân, giữa các Hội thẩm nhân dân mà không chỉ trên phiên toà sơ thẩm Sựđộc lập này là trên cơ sở của pháp luật và phải tuân theo pháp luật
Câu 10: “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đều là thành viên Hội đồng xét xử nên phải thống nhất quan điểm với nhau trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.”
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định tại Điều 13 Luật tố tụng hành chính
2015 thì Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Sự
Trang 3độc lập thể hiện trên ba phương diện: độc lập trong khi nghiên cứu hồ sơ, khi xét hỏi,chất vấn và trong nghị án, quyết định Cho nên, theo nguyên tắc này thì cả Thẩm phán vàHội thẩm nhân dân độc lập trong quan điểm, suy nghĩ và cả trong phán quyết đối với vụ
án hành chính và chỉ tuân theo pháp luật Sau đó, từ quan điểm của mình biểu quyết theo
đa số để ra kết quả giải quyết cuối cùng
Câu 11: “Quyền tranh tụng của đương sự chỉ được bảo đảm tại các phiên tòa xét xử
Câu 12: “Tất cả bản án, quyết định của Tòa án đều có thể trải qua hai cấp xét xử.”
Nhận định trên là đúng Bởi vì các bản án sơ thẩm của Toà án cấp sơ thẩm đều cóthể bị kháng cáo hoặc kháng nghị và yêu cầu xét xử lại theo thủ tục xét xử phúc thẩm
Câu 13: “Khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có
vi phạm pháp luật thì phải được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm.”
Nhận định trên là sai Bởi vì căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốcthẩm tại Điều 255 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định thì để có thể giải quyết theo thủtục giám đốc thẩm thì phải có hai điều kiện:
Thứ nhất, bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có
vi phạm pháp luật được quy định theo Khoản 1 Điều 255
Thứ hai, phải có đơn kháng nghị của người có thẩm quyền quy định tại Điều 260
đề nghị theo quy định tại Điều 257 và Điều 258 của Luật này, trừ các trường hợp theoquy định tại Khoản 2 Điều 255 của Luật tôc tụng hành chính 2015
Do đó phải tuân thủ theo hai điều kiện thì bán án, quyết định của Toà án đã cóhiệu lực mà phát hiện có vi phạm pháp luật mới được giải quyết theo thủ tục giám đốcthẩm
Câu 14: “Giám đốc thẩm, tái thẩm là một cấp xét xử đặc biệt.”
Nhận định trên là sai Bởi vì trong quá trình giải quyết một vụ án hành chính thìchỉ có hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm Giám đốc thẩm và tái thẩm chỉ là một thủtục xem xét lại một bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực mà phát hiện có vi phạmpháp luật, hoặc có tình tiết mới làm thay đổi bản án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự Thủ tục này đảm bảo loại bỏ những sai lầm trong xét xử của các cấp xét xửđồng thời bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Đồng thời pháp luật
Trang 4không quy định giám đốc thẩm và tái thẩm là một cấp xét xử trong quá trình giải quyết vụ
Câu16: “Viện kiểm sát chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau khi Tòa án đã thụ lý
vụ án.”
Nhận định trên là sai Bởi vì theo khoản 2 Điều 25 Luật tố tụng hành chính, Điều
107 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì Viện kiểmsát tham gia kiểm sát vụ án hành chính từ khi bắt đầu thụ lý đến khi kết thúc giải quyết vụ
án và thi hành án Cho nên, từ lúc Toà án thụ lý đơn kiện của người khởi kiện Viện kiểmsát đã tham gia thực hiện chức năng của mình, nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ ánhành chính kịp thời và đúng pháp luật
CHƯƠNG 2: THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
Câu 2: “Tệp tin điện tử là một trong những dạng văn bản có thể là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính nếu chứa đựng nội dung của một quyết định hành chính.”
Nhận định trên là sai Bởi vì để trở thành một quyết định hành chính thuộc thẩmquyền giải quyết của Toà án, quyết định hành chính này phải đáp ứng đủ các điều kiện:phải là văn bản có thể mang tên là thông báo, công văn, quyết định, kết luận; chủ thể banhành là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành
Trang 5chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành; phảimang tính chất cá biệt áp dụng một lần đối với chủ thể cụ thể; được ban hành trong hoạtđộng quản lý nhà nước; trừ các trường hợp tại khoản 1 Điêu 30 Luật tố tụng hành chính
2015 Quyết định đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật này Nhưng quyết định hành chính cũng
có nhiều loại, đối tượng khởi kiện của vụ án phải là quyết định hành chính cá biệt mànhận định trên không nêu rõ quyết định hành chính đó là loại nào
Câu 3: “Không phải hướng dẫn, công văn, thông báo nào cũng có thể là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính.”
Nhận định trên là đúng Bởi vì không phải hướng dẫn, công văn, thông báo nàocũng là quyết định hành chính cá biệt và để trở thành đối tượng khởi kiện của vụ án hànhchính thì phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính tạikhoản 1 Điều 3 và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật tố tụnghành chính 2015
Câu 4: “Các quyết định hành chính cá biệt đều là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính.”
Nhận định trên là sai Bởi vì có một số quyết định hành chính thuộc quy định tạikhoản 1 Điều 30 Luật tố tụng hành chính không thuộc đối tượng khởi kiện của vụ ánhành chính
Câu 5: “Nội dung của quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện trong vụ án hành chính phải không liên quan đến bí mật nhà nước và không mang tính nội bộ cơ quan.”
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định của khoản 1 Điều 30 Luật tố tụng hànhchính 2015, nội dung của quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện trong vụ án hànhchính phải không liên quan đến:
- Bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quyđịnh của pháp luật
- Quyết định, hành vi của Toà án trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hànhchính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng
- Nội bộ cơ quan, tổ chức
Cho nên, nhận định trên sai bởi vì thiếu một số nội dung quy định theo Điều 30
Câu 6: “Hành vi hành chính thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân phải là hành vi do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện.”
Nhận định trên là sai Bởi vì theo khoản 3 Điều 4 hành vi hành chính thuộc thẩmquyền xét xử của Toà án nhân dân phải là hành vi do cơ quan hành chính nhà nước hoặccủa người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức đượcgiao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ,
Trang 6công vụ, theo quy định của pháp luật Do đó nói như nhận định trên là chưa đầy đủ, chínhxác.
Câu 7: “Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính có thể là văn bản được thể hiện dưới hình thức thông báo, công văn hoặc kết luận.”
Nhận định trên là sai Bởi vì quyết định kỷ luật buộc thôi việc là đối tượng khởikiện vụ án hành chính có thể là văn bản được thể hiện dưới hình thức văn bản mang tênquyết định do người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ để áp dụng hình thức kỷ luật buộcthôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình Cho nên, quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc này chỉ có thể bằng văn bản mang hình thức quyết định theo quy định tạikhoản 5 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015
Câu 8: “Đối với những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp khi bị áp dụng quyết định kỷ luật buộc thôi việc không thể khởi kiện ra TAND theo thủ tục tố tụng hành chính.”
Nhận định trên là sai Bởi vì có công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng trởxuống khi bị áp dụng quyết định kỷ luật buộc thôi việc mới được quyền khởi kiện raTAND theo thủ tục tố tụng hành chính
Câu 9: “Khi bị xử lý kỷ luật, công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của mình.”
Nhận định trên là sai Bởi vì hình thức xử lý kỷ luật phải là buộc thôi viêc vàthông qua một quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì công chức giữ chức vụ từ Tổng cụctrưởng và tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệquyền và lợi ích của mình Do đó nhận định trên sai vì không nói rõ hình thức kỷ luật này
là gì
Câu 10: “Phạm vi chủ thể được quyền khởi kiện đối với khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử ĐBQH và HĐND hẹp hơn so với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính.”
Nhận định trên là sai Bởi vì theo em, cả hai đều có phạm vị chủ thể hẹp như nhau.Khiếu kiện đối với danh sách cử tri bầu cử ĐBQH và HĐND thì chỉ người nào không cótên trong danh sách cử tri hoặc thông tin cá nhân không đúng mới được quyền khiếu kiện:chủ thể ở đây chỉ là cá nhân Còn đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hànhchính thì chủ thể nào bị ảnh hưởng bởi các quyết định hành chính hành vi hành chính mớiđược khiếu kiện lên Toà án: chủ thể ở đây có thể là cá nhân cũng có thể là pháp nhân, cơquan, tổ chức nào đó bị ảnh hưởng trực tiếp Như vậy, chủ thể được quyền khiếu kiện củakhiếu kiện về quyết định hành chính, hành vi hành chính rộng hơn
Câu 11: “Khi phát hiện tên mình không đúng trong danh sách niêm yết cử tri bầu cử ĐBQH, ĐBHĐND, công dân có quyền khởi kiện ngay vụ án hành chính.”
Nhận định trên là sai Bởi vì công dân có quyền khiếu nại và khởi kiện đến cơquan nhà nước có thẩm quyền Cho nên trong trường hợp này, công dân có thể khiếu nại
Trang 7lên cơ quan có thẩm quyền lập danh sách cử tri giải quyết và nếu không đồng ý với kếtquả giải quyết thì công dân có quyền tiếp tục khởi kiện đến Toà án để giải quyết.
Câu 12: “Trong lĩnh vực cạnh tranh, chỉ có quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tục hành chính.”
Nhận định trên là đúng Bởi vì quyết định giải quyết khiếu nại thuộc về Bộ trưởng
Bộ công thương, khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh Cục trưởng Cục quản lýcạnh tranh ra Quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh, nhưng quyết định đó lại bị khiếunại thì người giải quyết khiếu nại chính là Bộ trưởng Bộ công thương Nếu khi có quyếtđịnh giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiệnkhông đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi tố vụ án ra Toà ánnhân dân để giải quyết Khi đó Toà án theo thẩm quyền của mình chỉ giải quyết đơn khởikiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy địnhtại khoản 3 Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2015
Câu 13: “Không phải trong trường hợp nào Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết đối với khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc là Tòa án cùng phạm vi địa giới hành chính với người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đã ban hành ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.”
Nhận định trên là đúng Bởi vì theo quy định tại khoản 6 Điều 32 Luật tố tụnghành chính quy định thì Toà án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện là Toà án có cũngphạm vi địa giới hành chính với nơi làm việc của người khiếu kiện nếu quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc này là của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trungương Do đó không phải trong trường hợp nào, Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyếtđối với khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc là Tòa án cùng phạm vi địa giới hànhchính với người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đã ban hành ra quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc
Câu 14: “Đối với khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án có cùng phạm vi địa giới hành chính với nơi làm việc của người khởi kiện khi bị kỷ luật.”
Nhận định trên là sai Bởi vì cũng có trường hợp khiếu kiện quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống thì Toà án cóthẩm quyền giải quyết là Toà án có cũng phạm vi địa giới hành chính với nơi mà người
có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đó theo quy định tại khoản 2 Điều 31Luật tố tụng hành chính 2015
Câu 15: “Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương chính là Tòa án có cùng phạm vi địa giới hành chính với nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của người khởi kiện.”
Trang 8Nhận định trên là đúng Bởi vì theo quy định của khoản 1, 2 Điều 32 Luật tố tụnghành chính thì Toà án có thẩm quyền giải quyết là Toà án có cùng phạm vi địa giới hànhchính với nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của người khởi kiện, trừ trường hợp khác.
Câu 16: “Không thể không tồn tại trường hợp, quyết định hành chính cá biệt của Thủ tướng chính phủ là đối tượng khiếu kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.”
Nhận định trên là sai Bởi vì quyết định hành chính của Thủ tướng chính phủ nằmngoài phạm vi điều chỉnh, xét xử của Toà án cũng như Luật tố tụng hành chính Đồngthời các quyết định hành chính của Thủ tướng chủ yếu liên quan đến vận mệnh Quốc giacho nên không thuộc phạm vi đối tượng khiếu kiện của Luật tố tụng hành chính
Câu 17: “Trong một số trường hợp, nơi làm việc của cá nhân khởi kiện cũng là căn
cứ để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiến kiện hành chính.”
Nhận định trên là đúng Bởi vì trong một số trường hợp quy định tại khoản 1, 2Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015 thì để đảm bảo quyền lợi cho người khởi kiện sẽcăn cứ vào nơi làm việc, cư trú của người khởi kiện để xác định Toà án có thẩm quyềngiải quyết khiếu kiện Việc này sẽ giúp cho người khởi kiện giảm bớt chi phí và thời gianvào việc khởi kiện cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân người khởi kiện nếukhiếu kiện phức tạp và phải giải quyết trong một khoảng thời gian dài
Câu 18: “Không phải trong trường hợp nào Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính là Tòa án trên cùng phạm vi địa giới hành chính với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đã ban hành hoặc thực hiện khiếu kiện hành chính.”
Nhận định trên là đúng Bởi vì có một số trường hợp được quy định tại khoản 1,khoản 2 Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015 thì Toà án giải quyết khiếu kiện là Toà án
có cùng phạm vi địa giới hành chính với nơi làm việc, nơi cư trú hoặc trụ sở của ngườikhiếu kiện
Câu 19: “Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ có quyền xét xử các vụ án hành chính mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc trên cùng lãnh thổ với Tòa án.”
Nhận định trên là sai Bởi vì Toà án nhân dân cấp tỉnh còn có thể giải quyết các vụ
án hành chính nếu người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnhthổ Việt Nam, người nước ngoài… thì thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về Toà án nơi
cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính như tạiĐiều 32 Luật tố tụng hành chính 2015
Câu 20: “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở cấp huyện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.”
Nhận định trên là sai Bởi vì khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chínhcủa cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước từ cấphuyện trở xuống vẫn có thể không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấphuyện như quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
Trang 9huyện, Uỷ ban nhân dân cấp huyện Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 31, khoản 4 Điều 32Luật tố tụng hành chính 2015.
Câu 21: “Có trường hợp khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, cơ quan nhà nước thuộc cấp huyện thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.”
Nhận định trên là đúng Bởi vì Toà án nhân dân cấp tỉnh có thể giải quyết cáckhiếu kiện của Toà án cấp huyện trong trường hợp cần thiết như: khiếu kiện quyết địnhhành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhândân cấp huyện liên quan đến nhiều đối tượng và phức tạp; khiếu kiện quyết định hànhchính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện mà các Thẩm phánToà cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi;
vụ có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đạidiện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơquan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định khoản 8 Điều 32 Luật tố tụng hànhchính 2015 và Điều 4 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/07/2011 về hướng dẫn thihành một số quy định của Luật tố tụng hành chính Do đó, vẫn có trường hợp khiếu kiệnquyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan nhànước, cơ quan nhà nước thuộc cấp huyện thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấptỉnh
Câu 22: “Các vụ án hành chính có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.”
Nhận định trên là đúng Bởi vì theo Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày29/07/2011 về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính, Khoản 3Điều 4 về trường hợp cần thiết Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện
thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện quy định: “Vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.” Do đó, nhận định trên là đúng.
Câu 23: “Chánh án TAND tỉnh Tiền Giang không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa Tòa án nhân dân huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang và huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.”
Nhận định trên là sai Bởi vì theo khoản 7 Điều 34 Luật tố tụng hành chính 2015thì Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang có thẩm quyền giải quyết tranh chấp vềthẩm quyền giải quyết vụ án giữa các Toà án nhân dân huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang
và huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang
Câu 24: “Không phải trong trường hợp nào Tòa án nhân dân cấp huyện cũng thụ lý giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính được ban hành bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cùng địa giới hành chính với Tòa án đó.”
Trang 10Nhận định trên là đúng Bởi vì có một số trường hợp Toà án nhân dân cấp tỉnh cóthể lấy để xét xử trong trường hợp cần thiết theo Khoản 8 Điều 32 Luật tố tụng hànhchính 2015 và Điều 4 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/07/2011 về hướng dẫn thihành một số quy định của Luật tố tụng hành chính:
“Điều 4 Trường hợp cần thiết Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện quy định tại điểm g khoản 1 Điều 30 của Luật TTHC
1 Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp.
2 Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện mà các Thẩm phán của Toà án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
3 Vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.”
Do đó, trong các trường hợp trên Toà án nhân dân cấp huyện không có thẩmquyền giải quyết
Câu 25: “TAND tỉnh Tiền Giang có thể thụ lý giải quyết vụ án hành chính trong đó đương sự trong vụ án có trụ sở đặt tại Tp Hà Nội.”
Nhận định trên là sai Bởi vì có thể có trường hợp, nếu người khởi kiện có trụ sởtại tp Hà Nội thì Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn kiện này của người khởi kiện làToà án nhân dân tp Hà Nội đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cácchủ thể quy định tại khoản 1, 2 Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015 Còn nếu quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính này do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hoặc Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang thì Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang mới có thẩmquyền giải quyết trong trường hợp này theo quy định khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hànhchính 2015 Nhưng nhận định này không nói rõ cho nên không thể tuỳ tiện xác địnhđược
Câu 26: “TAND tỉnh Tiền Giang có thẩm quyền thụ lý giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức đang làm việc trong phạm vi địa giới hành chính Tỉnh Tiền Giang.”
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định tại khoản 2 Điều 31 thì nếu quyết định
kỷ luật buộc thôi việc này là của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuốngthì Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang không có thẩm quyền giải quyết mà thẩm quyền nàythuộc về Toà án nhân dân cấp huyện nơi người ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc làmviệc Cho nên vẫn có trường hợp, Toà án nhân dân cấp tỉnh không có thẩm quyền giảiquyết, từ đó cho thấy nhận định này sai
Trang 11Câu 27: “Trong trường hợp khiếu kiện hành chính liên quan đến nhiều người, nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.”
Nhận định trên là sai Bởi vì trong trường hợp nêu trên Toà án phải yêu cầu ngườikhởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản cho Toà án theo quy định tại khoản
1 Điều 33 Luật tố tụng hành chính 2015 Do đó, nhận định trên sai vì không chắc chắnToà án có thẩm quyền giải quyết trong mọi trường hợp
Câu 28: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không thể giải quyết tranh chấp thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp huyện với nhau.”
Nhận định trên là sai Bởi vì theo khoản 7 Điều 34, Chánh án Toà án nhân dân tốicao có quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án cấp huyện thuộc cáctỉnh
II.BÀI TẬP
Bài 1 Xác định các loại khiếu kiện nào sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án nhân dân theo thủ tục tố tụng hành chính:
a) Hành vi từ chối tiếp nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính của Thư ký Tòa án b) Quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra.
c) Quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh.
d) Quyết định tạm ngừng học thời hạn 1 năm của Hiệu trưởng trường THPL công lập Hoa Mai đối với học sinh A
e) Hành vi hành chính trong việc từ chối giải quyết đăng ký tạm trú, tạm vắng của Trưởng Công an Phường Y đối với bà A.
f) Hành vi từ chối cấp giấy xác nhận là sinh viên của Phòng công tác chính trị sinh viên- Trường ĐH công lập K đối với sinh viên A.
g) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với giáo viên M đang công tác tại trường THPT công lập Hoa Mai, Quận T, Thành phố H.
h) Hành vi từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông N của Ủy ban nhân dân xã P.
Bài làm:
Các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là: trường hợp c và h
Bài 2 Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong các trường hợp sau:
Trang 12a Hành vi từ chối cấp thị thực nhập cảnh vào Việt Nam của Đại sứ quán Việt Nam (có trụ sở đặt tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc) đối với ông Vương Hạo cư trú tại tỉnh Quãng Đông, Trung Quốc.
Trả lời: Toà án nhân dân Tp Hà Nội
b Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Bộ Tư pháp có trụ sở đặt tại Quận Ba Đình, Hà Nội) đối với công chức A cư trú tại TX DA tỉnh BD công tác tại Văn phòng 2 Bộ Tư Pháp có trụ sở đặt tại Quận 3.
Trả lời: Toà án nhân dân Tp Hồ Chí Minh
c Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh TG đối với DNTN Hương Tràm có trụ đặt tại thành phố MT, tỉnh TG.
Trả lời: Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang
d Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Bộ trưởng Bộ Công Thương có trụ sở đặt tại Quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội đối với Công ty CP Nắng Hạ có trụ sở đặt tại Quận 3 Tp.HCM.
Trả lời: Toà án nhân dân Tp Hồ Chí Minh
e Hành vi hành chính trong việc từ chối công chứng hợp đồng mua bán nhà của công chứng viên Phòng Công chứng Nhà nước số 02 có trụ sở đặt tại quận PN, Tp HCM đối với công ty TNHH Him Lam có trụ sở đặt tại tp BH tỉnh ĐN.
Trả lời: Toà án nhân dân quận PN
f Ông A cư trú tại Phường 25 quận TP, thành phố H kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của UBND Phường 25.
Trả lời: Toà án nhân dân quận TP
g Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh CM (có trụ sở đặt tại thành phố CM, tỉnh CM) đối với công ty TNHH Bảo Tín có trụ sở đặt tại thị xã VT tỉnh HG.
Trả lời: Toà án nhân dân tỉnh HG
CHƯƠNG 3: CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH, NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
1 Chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân mới có thể phân công Thẩm phán giải quyết vụ
án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật tố tụng hànhchính 2015 thì trong trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân vắng mặt, Phó Chánh ánđược Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án và chịu tráchnhiệm trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm Cho nên
Trang 13ngoài Chánh án Tòa án nhân dân, Phó Chánh án vẫn có thể phân công giải quyết vụ ánhành chính theo ủy nhiệm của Chánh án.
2.Thẩm phán chỉ được hình thành thông qua việc bổ nhiệm.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì Thẩm phán chỉ được hình thành qua còn đườngđược Chủ tịch nước bổ nhiệm qua sự giới thiệu của Chánh án tòa án nhân dân tối caotheo quy định tại Điều 37 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
3.Chỉ có Chánh án Tòa án mới có quyền phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì theo điểm b khoản 1 Điều 37 Luật tố tụng hànhchính 2015 thì Chánh án Tòa án nhân dân có quyền phân công Thẩm phán giải quyết vụ
án Ngoài ra không có chủ thể nào có thẩm quyền phân công Thẩm phán giải quyết các
vụ án hành chính Vì vậy nhận định nêu trên đúng
4 Kiểm sát viên được quyền tham gia trong mọi phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì Kiểm sát viên tham gia kiểm sát vụ án hành chính từgiai đoạn thụ lý vụ án cho đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án, tham gia các phiên tòa,phiên họp của Tòa án, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành án, quyếtđịnh của Tòa án, thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của phápluật theo khoản 2 Điều 25 Luật tố tụng hành chính 2015 và có thẩm quyền được quy địnhtại Điều 43 Luật tố tụng hành chính 2015 Từ đó có thể thấy Kiểm sát viên không chỉđược quyền tham gia trong phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính mà còn một
số thẩm quyền khác Vì vậy nhận định trên sai
5 Viện trưởng Viện kiểm sát khi đã phân công Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính trong một vụ án hành chính thì không được đồng thời tiến hành kiểm sát việc giải quyết vụ án đó.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 về Nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát và Điều 14 Luật tố tụng hành chính 2015thì nếu như Viện trưởng Viện kiểm sát đảm bảo sự vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn trong giải quyết một vụ án hành chính thì vẫn có thể tham gia kiểm sáttrong vụ án hành chính nhưng chỉ với tư cách là một Kiểm sát viên của Viện kiểm sáttham gia vào vụ án hành chính
6 Tại các phiên tòa, phiên họp trong tố tụng hành chính Kiểm sát viên được quyền phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật tố tụnghành chính 2015, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, phiên tòa và phát biểu ý kiến về việcgiải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật này
Trang 147 Việc từ chối hoặc bị thay đổi trong hoạt động tố tụng hành chính chỉ áp dụng đối với người tiến hành tố tụng.
9 Trong trường hợp Kiểm sát viên có mối quan hệ thân thích với Thư ký tòa án trong một vụ án hành chính thì Kiểm sát viên đó phải bị từ chối hoặc thay đổi.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định tại Điều 50 Luật TTHC 2015 thì không
có quy định Kiểm sát viên phải từ chối hoặc bị thay đổi trong trường hợp này
10 Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có mối quan hệ thân thích với nhau nhưng đương sự trong vụ án hành chính không có yêu cầu thay đổi thì phiên tòa vẫn được tiến hành theo thủ tục chung.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật TTHC 2015thì chỉ cần Thẩm phán và một trong số Hội thẩm nhân dân trong Hội đồng xét xử làngười thân thích với nhau thì chỉ một người được tiếp tục tiến hành tố tụng Cho nên theonhư nhân định trên, ngay cả khi đương sự không có yêu cầu thì chỉ khi nào đảm bảo theoquy định của Điều luật trên thì phiên tòa mới được tiến hành và nhận định “phiên tòa vẫnđược tiến hành” là sai
11 Thẩm phán đã tham gia xét xử phúc thẩm vụ án hành chính vẫn có thể được phân công giải quyết lại vụ án đó.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật TTHC
2015, Thẩm phán phải từ chối hoặc bị thay đổi khi đã tham gia giải quyết vụ án đó theothủ tục sơ thẩm, phúc thẩm đồng thời phải ra quyết định, bản án phúc thẩm thì mớikhông được tiếp tục tham gia vụ án đó Cho nên, theo như nhận định, không nói rõ Thẩmphán này đã ra bản án, quyết định phúc thẩm hay chưa nên vẫn có thể được phân cônggiải quyết lại vụ án đó
12 Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng phải được lập thành văn bản.
Trả lời:
Trang 15Nhận định trên là sai Bởi vì thủ tục từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
có hai trường hợp sau:
Thứ nhất, trước khi mở phiên tòa xét xử thì việc từ chối hoặc đề nghị thay đổingười tiến hành tố tụng phải được lập thành văn bản
Thứ hai, trong phiên tòa xét xử thì việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi người tiếnhành tố tụng phải được ghi vào biên bản phiên tòa
Từ đó cho thấy, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiếnhành tố tụng không chỉ có thể lập thành văn bản mà cón có hình thức khác
13 Việc thay đổi người tiến hành tố tụng thuộc về thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân hoặc Hội đồng xét xử.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì trong trường hợp trước khi mở phiên tòa thì việc thayđổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa ánnhân dân quyết định theo quy định tại Điều 49 Luật TTHC 2015, còn về Kiểm sát viên,Kiểm tra viên thì do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định theo quy định Điều
52 Luật TTHC 2015 Do đó việc thay đổi người tiến hành tố tụng không chỉ do Chánh ánTòa án nhân dân quyết định mà còn do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định.(Đối với thời điểm trong phiên tòa thì mới do Hội đồng xét xử quyết định.)
14 Việc thay đổi Kiểm sát viên luôn thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì vẫn có trường hợp Viện trưởng Viên kiểm sát thamgia kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính thì thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên doViện trưởng Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định theo khoản 1 Điều 52 Luật TTHC 2015
15 Thư ký Tòa án là cháu ruột của người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng thuộc trường hợp từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật TTHC 2015 thìđương sự gồm người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền, nghĩa vụ liên quan màtheo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật này thì Thư ký Tòa án vẫn thuộc trường hợp phải
từ chối hoặc bị thay đổi
16 Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hoãn phiên toà, Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát phải cử người khác thay thế trong trường hợp có người tiến hành tố tụng bị thay đổi.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì:
- Nếu người phải thay thế là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư
ký Tòa án thì thời hạn là 5 ngày kể từ ngày hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 3 Điều
49 Luật TTHC 2015
Trang 16- Nếu người phải thay thế là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thì thời hạn là 3 ngày kể
từ ngày hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật TTHC 2015
Do đó nhận định cho rằng thời hạn là 7 ngày là sai
17 Người tham gia tố tụng hành chính có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hành chính đang được giải quyết.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì người tham gia tố tụng hành chính là cá nhân hoặc
tổ chức có quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định, tham gia vào quá trình tố tụng để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác hoặc hỗ trợ cơ quan tiến hành tốtụng trong việc giải quyết vụ án hành chính Quyền và nghĩa vụ của họ được quy định tạiĐiều 55, 56, 57, 58, 60, 61, 62, 63, 64 Luật TTHC 2015
18 Không phải vụ án hành chính nào cũng có đầy đủ những người tham gia tố tụng hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì tùy theo vụ án khác nhau thì số lượng và thànhphần người tham gia tố tụng hành chính có thể khác nhau Ví dụ như trong một số vụ ánkhông có người phiên dịch hay người đại diện của đương sự - người chỉ tham gia đối vớinhững trường hợp đương sự là người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3, 4, 5Điều 54 Luật TTHC 2015
19 Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực chủ thể tố tụng hành chính như nhau.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật TTHC 2015
thì “Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
20 Đối với đương sự từ đủ 18 tuổi trở lên thì tự mình tham gia vào các hoạt động tố tụng hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì có trường hợp đương sự từ 18 tuổi trở lên nhưng cónăng lực hành vi tố tụng hành chính không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 54Luật TTHC 2015 thì không được tự mình tham gia vào hoặt động tố tụng mà phải thôngqua người đại diện hoặc theo quyết định của Tòa án
21 Chỉ có người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, quyền và nghĩa vụ tố tụng mới được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì không chỉ có người chưa thành niên, người mất nănglực hành vi dân sự mà còn có người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khókhăn trong nhận thức và làm chủ hành vi Đối với những người nêu trên thì phải thựchiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua người đại diện theo pháp luật theo quy địnhtại khoản 4 Điều 54 Luật TTHC 2015
Trang 1722 Người mù thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì người mù này thuộc trường hợp có khó khăn trongnhận thức và làm chủ hành vi của mình theo khoản 3 Điều 54 Luật TTHC 2015 thì phảithông qua người đại diện theo pháp luật để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình
23 Người chưa thành niên thì không thể trở thành người khởi kiện trong vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì người chưa thành niên vẫn có thể là người khởi kiệnnhưng thực hiện quyền và ngĩa vụ của mình thông qua người đại diện theo pháp luật củamình Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 54 Luật TTHC 2015
24 Có trường hợp người bị kiện trong vụ án hành chính không phải là người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giảiquyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện theokhoản 9 Điều 3 Luật TTHC 2015 Do đó, người bị kiện phải là người có có các khiếukiện trên
25 Người nước ngoài có thể trở thành người bị kiện trong vụ án hành chính.
26 Phạm vi chủ thể khởi kiện vụ án hành chính đối với các loại khiếu kiện hành chính đều như nhau.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì tùy theo loại quyết định hành chính, hành vi hànhchính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri thì mỗi loại khiếu kiện về các đối tượng trên đều
có phạm vi chủ thể khác nhau Ví dụ: Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc chỉ cócông chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống bị điều chỉnh bởiquyết định đó mới được khởi kiện còn đối với quyết định hành chính thì cá nhân, tổ
Trang 18chức, cơ quan nào bị điều chỉnh được khiếu kiện Từ đó cho thấy phạm vi chủ thể khởikiện hai loại này khác nhau Cho nên, phạm vi chủ thể khởi kiện của các loại khiếu kiệnhành chính không như nhau.
27 Người được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có thể khởi kiện vụ án hành chính vào thời điểm trước khi vụ án hành chính đang được giải quyết phát sinh.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn cóquyền khởi kiện vụ án cùng với người khởi kiện nhưng đa phần họ không khởi kiện vàchỉ tham gia vụ án khi đã phát sinh Họ vẫn có năng lực chủ thể của người khởi kiện,người bị kiện
28 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có các quyền và nghĩa vụ như các đương sự khác trong vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có quyền
và nghĩa vụ được quy định tại Điều 55, ngoài ra người khởi kiện còn có quyền và nghĩa
vụ riêng được quy định tại Điều 58 Luật TTHC 2015 Pháp luật xác nhận người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan cũng có năng lực chủ thể của người khởi kiện, người bị kiện
29 Đương sự cũng được quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án khi tham gia vào hoạt động tố tụng hành chính.
hồ sơ vụ án của đương sự để đảm bảo tính công bằng
30 Có vụ án hành chính mà trong đó đương sự trong vụ án đều là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì có trường hợp quyết định kỷ luật buộc thôi việc,người bị điều chỉnh bởi quyết định buộc thôi việc đó là công chức giữ chức vụ Tổng cụctrưởng hoặc tương đương khiếu kiện đối với người có thẩm quyền đã ra quyets định kỷluật buộc thôi việc đó Như vậy ở đây, cả người khởi kiện và người bị kiện đều là người
có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước
31 Có trường hợp người bị kiện trong vụ án hành chính không phải là người đã ký ban hành quyết định hành chính bị kiện.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì quyết định hành chính được ban hành qua chứcdanh của cơ quan hành chính nhà nước chứ không phải bản thân người ký quyết định banhành, quyền và nghĩa vụ của chức vụ này sẽ được kế thừa qua các nhiệm kỳ Ví dụ nhưquyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ trước ký ban hành
Trang 19bị khiếu kiện thì khi hết nhiệm kỳ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, một người khác lên giữchức vụ, người đó sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ của chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
do người trước để lại, và trở thành người bị kiện trong vụ án hành chính
32 Không phải trong trường hợp nào người khởi kiện cũng được quyền thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật TTHC
2015 thì người khởi kiện có thể thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện khi thời hiệu khởikiện vẫn còn Tức là, vẫn có trường hợp người khởi kiện không được quyền thay đổi , bổsung hoặc rút yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính, ở đây theo quy định của pháp luật làkhi hết thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính
33 Người có quyền và nghĩa vụ liên quan sẽ trở thành người khởi kiện trong vụ án hành chính trong trường hợp người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì theo khoản 2 Điều 58 Luật TTHC 2015 thì người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì có quyền, nghĩa vụ của ngườikhởi kiện tại Điều 56 Luật này Và theo khoản 3 Điều 58 Luật TTHC 2015, nếu ngườinày tham gia với bên khởi kiện thì có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 55 Luậtnày Đồng thời người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có đủ điều kiệnpháp lý để khởi kiện vụ án hành chính nhưng do vụ án đã có sẵn người bị kiện và ngườikhởi kiện cho nên họ chỉ tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích của mình Thời điểm ngườikhởi kiện rút yêu cầu thì học vẫn có quyền khởi kiện nếu có quyền và lợi ích cần phải bảovệ
34.Việc rút yêu cẩu khởi kiện của người khởi kiện chỉ có thể được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm hoặc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì yêu cầu rút khởi kiện của người khởi kiện có thểđược thực hiện trong bất cứ lúc nào trong quá trình giải quyết vụ án theo quy định tạiĐiều 56 và Điều 8 về nguyên tắc tự định đoạt của người khởi kiện Luật TTHC 2015
35 Người khởi kiện không có quyền được Tòa án thông báo về việc vụ án hành chính được thụ lý như người bị kiện.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì trong trường hợp người khởi kiện phải nộp tạm ứng
án phí và nhân biên lai rồi đem biên lai đó nộp cho thẩm phán thì đó cúng là thời điểmthụ lý vụ án hành chính Tuy nhiên trong trường hợp người khởi kiện thuộc diện khôngcần phải đóng án phí, miễn án phí thì Tòa án vẫn phải gửi thông báo thụ lý vụ án chongười khởi kiện để họ biết và tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theokhoản 12 Điều 55 Luật TTHC 2015 về quyền và nghĩa vụ của đương sự Do đó vẫn cótrường hợp người khởi kiện có được Tòa án thông báo về việc vụ án hành chính được thụ
lý như người bị kiện
36 Trong trường hợp người bị kiện sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
Trang 20cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện thì vụ án hành chính sẽ bị đình chỉ giải quyết.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì trong trường hợp này vụ án hành chính sẽ bị đình chỉkhi người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyếtđịnh giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởikiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng thời rút đơnkhởi kiện, người có quyền, lợi ích liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút đơn khởi kiệntheo điểm e khoản 1 Điều 143 Luật TTHC 2015 Do đó nhận định này sai do xác định vụ
án hành chính bị đình chỉ do một bên phía người bị kiện, mà theo quy định của luật thìphải xuất phát từ các bên tham gia vụ án hành chính
37 Trong trường hợp người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu của mình thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì vụ án hành chính bị đình chỉ phải đáp ứng đủ các điềukiện: người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính ; ngườikhởi kiện rút đơn khởi kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đồng ý rút đơn khởikiện Cơ sở pháp lý: điểm e khoản 1 Điều 143 Luật TTHC 2015
38 Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng chỉ được áp dụng trong trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế hoặc trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì vẫn còn một số trường hợp khác được thừa kế quyền
và nghĩa vụ tố tụng theo quy định tại Điều 59 Luật TTHC 2015
39 Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng có thể được Tòa án chấp nhận trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì theo khoản 6 Điều 59 thì Tòa án chấp nhận việc kếthừa quyền và nghĩa vụ tố tụng trong bất cứ giai đoạn nào của việc giải quyết vụ án hànhchính
40 Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có người kế thừa quyền, nghĩa vụ thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật TTHC 2015thì trong trường hợp này, người khởi kiện là cơ quan tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bốphá sản mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ thì có thể đình chỉ giải quyết vụ án.Nhận định này sai do cơ quan, tổ chức giải thể này không phải là người bị kiện mà hải làngười khởi kiện thì mới có thể đình chỉ được
Trang 2141 Người đại diện trong tố tụng hành chính có tất cả các quyền và nghĩa vụ của đương sự mà mình đại diện.
42 Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì khoản 7 Điều 60 Luật TTHC 2015 thì những ngườinày vẫn có thể làm người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diệntheo pháp luật chứ không phải là hoàn toàn không thể tham gia làm người đại diện trong
và lợi ích hợp pháp của đương sự như trợ giúp viên pháp lý, người tham gia trợ giúp pháp
lý theo quy định của pháp luật theo khoản 2 Điều 61 Luật TTHC 2015
44 Một người có thể cùng lúc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện
và người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong cùng một vụ án.
Trang 22tranh luận bảo vệ lợi ích cho chính mình Là người đại diện cho cơ quan nhà nước, hoạtđộng trong cơ quan nhà nước và để bảo vệ bí mật hoạt động của cơ quan nhà nước họ sẽchính là người bảo vệ quyền và lợi ích cho bản thân mình.
46 Người bị kiện cũng có quyền thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì họ cũng có quyền như người khởi kiện theo quyđịnh tại Điều 55 tuy nhiên thường thì họ sẽ không thuê luật sư bởi vì họ là người có đầy
đủ kiến thức pháp lý, hoạt động trong cơ quan nhà nước và trong quá trình giải quyết vụ
án sẽ phải cung cấp đầy đủ thông tin cho luật sư để học bảo vệ lợi ích cho chính mình,tuy nhiên để bảo vệ bí mật hoạt động của cơ quan nhà nước họ sẽ chính là người bảo vệquyền và lợi ích cho bản thân mình
47 Luật sư có thể đồng thời vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện vừa là người đại diện theo ủy quyền của đương sự.
Trả lời
Nhận định trên là sai Bởi vì pháp luật quy định là không được trong trường hợpnày Trong một phiên tòa xét xử thì hai người này có vị trí khác nhau, nếu một vụ ánkhông có luật sư thì không sao nhưng nếu không có đương sự thì vụ án xét xử được.Thực tế đương sự có thể nhờ một người làm người đại diện cho chính mình, người đó cóthể tham gia tranh luận để bảo vệ lợi ích cho đương sự không nhất thiết phải có thêm luậtsư
48 Trong trường hợp luật sư là người khởi kiện vụ án hành chính thì họ có thể đồng thời tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình.
49 Người chưa thành niên không thể là người làm chứng trong vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật TTHC 2015thì không có quy định người chưa thành niên không thể làm người làm chứng trong vụ ánhành chính Quy định này chỉ nói đến người mất năng lực hành vi dân sự không thể làmngười làm chứng Cho nên, người chưa thành niên vẫn có thể làm người làm chứng
50 Chỉ có Hội đồng xét xử mới có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến đến phiên tòa.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì theo khoản 2 Điều 159 Luật TTHC 2015 thì khingười làm chứng vắng mặt không có lý do chính đáng thì chỉ có Hội đồng xét xử có thẩmquyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa
Trang 2351 Khi người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa thì bắt buộc phải bị dẫn giải đến phiên tòa để tham gia vào hoạt động tố tụng.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật TTHC 2015thì trong trường hợp người làm chứng vắng mặt mà trước đó đã có lời khai trực tiếp vớiTòa án hoặc gửi lời khai đó đến Tòa án thì không bắt buộc dẫn giải người làm chứng đếnphiên tòa, mà sử dụng lời khai đã có trước đó Cho nên, không nhất thiết phải dẫn giảingười làm chứng đến phiên tòa trong mọi trường hợp
52 Người thân thích của đương sự cũng có thể trở thành người làm chứng trong vụ
án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Vì người làm chứng được từ chối khai báo nếu lời khaicủa mình gây bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình Tức là ngườithân thích của đương sự có thể trở thành người làm chứng trong vụ án hành chính Cơ sởpháp lý: điểm e khoản 2 Điều 62 Luật Tố tụng hành chính 2015
53 Người làm chứng có thể bị thay đổi trong trường hợp họ có mối quan hệ thân thích với đương sự trong vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Vì người làm chứng có thể là người có mối quan hệ thânthích với đương sự trong vụ án, được từ chối khai báo nếu lời khai của mình gây bất lợicho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình Tức là người làm chứng không bịthay đổi trong trường hợp họ có quan hệ thân thích với đương sự trong vụ án hành chính
Cơ sở pháp lý: điểm e khoản 2 Điều 62 Luật Tố tụng hành chính 2015
54 Người giám định cũng có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án để phục vụ cho công tác giám định.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì theo điểm a khoản 2 Điều 63 Luật TTHC 2015,người giám định có quyền đọc tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giámđịnh, yêu cầu Tòa án cung câp tài liệu cần thiết liên quan đến đối tượng giám định Tuy
họ được quyền xem xét hồ sơ vụ án tuy nhiên chỉ trong một giới hạn nhất định khôngphải là toàn bộ hồ sơ
55 Người giám định có thể đồng thời là người làm chứng trong vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì điểm b khoản 3 Điều 63 Luật TTHC 2015, ngườigiám định sẽ phải từ chối hoặc bị thay đổi khi đã tham gia vụ án với tư cách là người làmchứng Cho nên trong một vụ án người giám định không thể đồng thời làm người làmchứng
56 Trong trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người câm, người điếc biết được dấu hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Toà án chấp nhận làm phiên dịch cho người câm, người điếc đó.
Trang 24Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì theo khoản 1 Điều 64 Luật TTHC 2015 thì khi chỉ
có người đại diện, người thân thích biết được dấu hiệu mà người có khuyết tật về ngônngữ, khuyết tật nghe thì học sẽ được Tòa án chấp nhận cho làm người phiên dịch củangười câm điếc đó
CHƯƠNG 4: KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
2 Người thực hiện việc khởi kiện là người khởi kiện trong vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì có trường hợp người khởi kiện là người chưa thànhniên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủhành vi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại khoản 4 Điều 54 LuậtTTHC 2015 thì quyền và nghĩa vụ của họ được thực hiện thông qua người đại diện Do
đó người thực hiện việc khởi kiện ở đây là người đại diện thực hiện thay cho người khởikiện chứ không phải chính bản thân người khởi kiện
3 Cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể khởi kiện ra Tòa án khi quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì không chỉ trái pháp luật, quyết định hành chính nàychỉ cần ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan thì đều
có thể bị khởi kiện ra Tòa án
4 Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải tự mình thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì trong trường hợp người này mất năng lực hành vi dân
sự, thuộc trường hợp không có năng lực hành vi tố tụng đầy đủ thì họ cũng không được
tự mình thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính mà phải thông qua người đại diện theoquy định tại khoản 3, 4 Điều 54 Luật TTHC 2015
5 Thời điểm tính thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính luôn là ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận được, biết được quyết định hành chính đó.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì theo khoản 2 Điều 116 Luật TTHC 2015, thời điểmtính thời hiệu là từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận được hoặc biết được quyết địnhhành chính đó hoặc là từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà vẫn không nhận đượcthông báo về kết quả giải quyết khiếu nại đó đối với khiếu kiện danh sách cử tri Do đókhông phải luôn là từ ngày nhận được, biết được quyết định hành chính đó
Trang 256 Cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính trong thời hạn 01 năm kể từ ngày nhận được, biết được quyết định hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì mỗi loại khiếu kiện có thời hiệu khởi kiện riêng đượcquy định tại khoản 2 Điều 116 Luật TTHC 2015 Ngoài ra trong trường hợp bất khảkháng hoặc trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại đókhông tính vào thời hiệu khởi kiện.Vì vậy không phải lúc nào cũng là 1 năm kể từ ngàynhận được hoặc biết được quyết định hành chính đó
7 Trong trường hợp là người phải nhận được quyết định hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính trong thời hạn 01 năm kể từ ngày nhận được quyết định đó.
Trả lời:
Nhận định trên là sai Bởi vì trường hợp người đó phải nhận được quyết định hànhchính đó chỉ có thể khởi kiện trong thời hạn một năm kể từ ngày nhận được quyết định đótuy nhiên trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan thì thờigian xảy ra sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan không được tính vào thời hiệukhởi kiện Cho nên không phải trong trường hợp nào thời hiệu khởi kiện cũng là 1 năm
8 Đối với quyết định hành chính, trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại trước khi khởi kiện, thời điểm nhận được quyết định giải quyết khiếu nại không có
ý nghĩa làm căn cứ để xác định thời hiệu khởi kiện.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng Bởi vì thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chínhbắt đầu từ thời điểm cơ quan, tổ chức, cá nhận nhận được hoặc biết được quyết định hànhchính đó Cho nên, thời điểm nhận được quyết định giải quyết khiếu nại không có ý nghĩađối với thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 2 Điều
10 Thời hiệu khởi kiện đối với khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phụ thuộc vào thời điểm cá nhân nhận được quyết định giải quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách
11 Thời hiệu khởi kiện đối với hành vi hành chính được xác định kể từ ngày hành vi
đó được thực hiện.
Trả lời: