PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của Đề tàiTrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường có một vai trò rất quan trọng, bởi đội ngũ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS KIM VĂN CHÍNH
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cánhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào Các sốliệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảotuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu củamình
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Đỗ Văn Chính
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 MỤC LỤC 2
Trang 4PTTH : Phổ thông trung học
UBNMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
Gió 35
2.3.2.4 Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 44
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
Gió 35
2.3.2.4 Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 44
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của Đề tài
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã, phường có một vai trò rất quan trọng, bởi đội ngũ này làlực lượng nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức chính quyền cấp
xã, phường, quyết định quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, giải quyết các thủtục hành chính cơ bản của người dân và doanh nghiệp Có thể nói, đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã, phường là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược,quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để nước ta thành nướccông nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệsản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sốngvật chất và tinh thần nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ,mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ công chứchành chính nhà nước là một nội dung quan trọng có ý nghĩa quyết định trongviệc hoàn thiện, đổi mới hệ thống chính trị và đã ban hành nhiều chủ trương,chính sách về cán bộ, công chức
Việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nguồn nhân lực để có nhữnggiải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất, phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và nhằm xây dựngđội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh
Hoá ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ, tôi chọn nội dung "Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc của mình.
Trang 72.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề cán bộ, công chức cấp xã, phường đã được nhiều nhà khoa họcquan tâm nghiên cứu Liên quan trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng và quản
lý đội ngũ cán bộ, công chức có một số công trình:
- Đề tài khoa học cấp Bộ: Th.S Nguyễn Thế Vịnh - Vụ Chính quyền địa
phương - Bộ Nội vụ (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết
Trung ương 5 (khoá IX), Hà Nội
- TS Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên)
(2001), Cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
- Dương Hương Sơn, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trần Tấn Tài, Đào tạo nguồn cán bộ quản lý hành chính nhà nước cấp
xã trên địa bàn thành phố Cần Thơ - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004)
Nguyễn Khắc Bộ, Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chính quyền
cơ sơ”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 3/2006.
Những tài liệu trên đây chừng mực nhất định đã đề cập đến một số vấn
đề lý luận về cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức như: kháiniệm cán bộ, công chức, một số nội dung về xây dựng cán bộ, công chức; nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức…
Đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu tương đối đầy đủ
và toàn diện về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường của tỉnhThanh Hóa nói chung và thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa nói riêng Vìvậy, đề tài nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khoa học đãđược công bố Mặc dù vậy, các công trình khoa học trên đây là tài liệu thamkhảo có giá trị cho việc nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này
Trang 83 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Luận văn có mục đích là trên cơ sở nghiên cứu lý luận về xây dựng độingũ cán bộ, công chức cấp xã, phường và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã, phường của thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, luận văn
đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường ởthành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa hiện nay
- Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về công tác phát triển, xây dựng độingũ cán bộ, công chức ở cấp xã, phường
+ Phân tích, đánh giá thành tựu và chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chếtrong xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường ở thành phố ThanhHóa, tỉnh Thanh Hóa
+ Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã, phường ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ,phường
- Qua khảo sát ở các xã, phường thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
để đánh giá việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường ở Thànhphố Thanh Hóa
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã, phường ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để tiếpcận và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức quản
Trang 9lý nhà nước cấp xã, phường ở Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về hành vi, thái độ,điều kiện làm việc của công chức cấp xã, phường
Phương pháp phân tích tài liệu: Được sử dụng để phân tích các công trình
nghiên cứu liên quan Phân tích nội dung tài liệu để thu thập, học hỏi, kế thừa vàphát triển phù hợp với đề tài
Cùng với đó đề tài sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê, sosánh, quy nạp kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, nhằm làm rõnội dung cơ bản của đề tài luận văn, bảo đảm tính khoa học và logic giữa cácvấn đề được nêu ra Ngoài ra luận văn cũng kế thừa, phát triển các kết quả củacác công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài nhằm làm rõ nhữngvấn đề chính của luận văn
6 Những đóng góp của đề tài
- Luận văn chỉ ra được những kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồntại, hạn chế của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở Thành phốThanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ, bổ sung lý luận về chất lượng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã, phường, góp phần đẩy mạnh cải cách nền hành chínhnhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã,phường Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trongtổng kết thực tiễn về đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường cấp xã, phường
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương:
Trang 10Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã,
phường
Chương 2: Thực trạng về xây dựng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã,
phường tại Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã,
phường tại Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ, PHƯỜNG 1.1 Một số vấn đề về tổ chức cấp chính quyền phường, xã, phường ở nước
ta hiện nay.
1.1.1 Quan niệm về cán bộ, công chức
Trên thế giới có những quan niệm khác nhau về cán bộ, công chức ỞCộng hoà Pháp, công chức gồm những người được tuyển dụng và bổ nhiệm vàongạch, làm việc ở các công sở trong cơ quan công quyền, tổ chức phục vụ sựnghiệp công do Chính phủ Trung ương thống nhất quản lý [44, tr.40] ỞInđônêxia, công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm việc trongcác công sở hành chính từ trung ương đến địa phương, ngoài ra còn có sĩ quancao cấp làm việc trong quân đội, những người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước
Ở Canada, công chức là những người được tuyển dụng làm việc trong bộ máyhành chính nhà nước (không kể những người làm việc trong đơn vị hành chính
sự nghiệp)
Ở Việt Nam, cán bộ, công chức là khái niệm thường được dùng để gọichung những người làm việc cho nhà nước, hoặc các tổ chức trong hệ thốngchính trị Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, năm2006) cán bộ được định nghĩa là: "Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môntrong cơ quan Nhà nước, Đảng và đoàn thể có chức vụ Như vậy, trong tổ chứcđảng và đoàn thể, cán bộ được dùng để chỉ những người được bầu vào các chức
vụ lãnh đạo, làm công tác chuyên trách hưởng lương từ ngân sách nhà nước"
"Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thườngxuyên trong cơ quan nhà nước, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp" Nhưvậy, khái niệm công chức theo Từ điển Tiếng Việt không đề cập đến lực lượnglàm việc trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội Các yêu cầu phải "đượctuyển dụng", "được bổ nhiệm" và "hưởng lương từ ngân sách nhà nước" không
Trang 12phải là điểm đặc trưng của riêng đối tượng công chức Lực lượng cán bộ ở các
cơ quan đảng cũng được bổ nhiệm và cũng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.Với khái niệm công chức như vậy, thì không thể phân biệt được cán bộ và côngchức Dẫn đến việc khó khăn cho các cấp có thẩm quyền trong việc hoạch địnhchính sách cụ thể đối với đối tượng cán bộ, công chức
Hiện nay, theo luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 của Quốc Hộiban hành ngày 13/11/2008 cán bộ, công chức được quy định chung tại Điều 4như sau:
1 Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước
2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
3 Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dânViệt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ
Trang 13chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụnggiữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trongbiên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Như vậy, Luật Cán bộ, công chức là một sự kế thừa và phát triển nhữngquy định trước đây về cán bộ, công chức Khái niệm cán bộ, khái niệm côngchức đã được luật hoá Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý
cơ bản để phân định rõ giữa cán bộ và công chức Việc phân định rõ cán bộ,công chức sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xâydựng các chính sách đối với cán bộ, công chức một cách phù hợp, phát huy đượcvai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam trong hệ thống chínhtrị
1.1.2 Quan niệm, đặc điểm cán bộ cấp xã, phường
Là những người làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp
xã, phường; thực thi nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý kinh tế gắn với địabàn thành phố cụ thể Họ đại diện chủ sở hữu một khoản ngân sách lớn ở cáccấp khác nhau, quản lý và sử dụng nguồn của cải của Nhà nước (vốn, đất đai, tàinguyên thiên nhiên…) để thực thi nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế trênđịa bàn thành phố
Hoạt động của họ gắn với quyền lực nhà nước cấp thành phố và pháp luậtnhà nước Trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế, đội ngũ công chức cấp
xã, phường phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước; ngoài ratheo phân cấp, tuỳ theo đặc điểm, điều kiện cụ thể, mỗi địa phương lại có nhữngquy định cụ thể sao cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị mình Cóthể nói, quyền lực của đội ngũ này rất mạnh, họ sử dụng công cụ bằng luật vàmang tính cưỡng chế Trên thực tế, một bộ phận công chức cấp xã, phường đãngộ nhận điều này nên dẫn đến sử dụng sai thẩm quyền dẫn đến lạm quyền
Hoạt động của công chức cấp xã, phường ảnh hưởng trực tiếp đến đờisống người dân địa phương, bởi nó xuất phát từ vai trò trực tiếp chuyển tải và
Trang 14triển khai thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước tới nhândân nên đội ngũ công chức cấp xã, phường có quan hệ mật thiết, chặt chẽ và trựctiếp với đời sống của nhân dân trên địa bàn Vì vậy, nếu có đội ngũ công chứccấp xã, phường có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có chất lượng thìviệc triển khai thực hiện sẽ có hiệu quả Ngược lại thì việc chuyển tải, cụ thể hoáđường lối, chính sách trong thực tiễn sẽ không có hiệu quả, thậm chí còn dẫnđến lệch lạc, méo mó, làm sai các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Cán bộ, công chức cấp xã, phường là cấp gần dân nhất, với nhiều nộidung, nhiều lĩnh vực, hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phườnggắn trực tiếp với người dân địa phương, các tổ chức kinh tế trên nhiều mặt, vìvậy đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường phải chịu nhiều áp lực do phảigiải quyết khối lượng công việc lớn, yêu cầu thời gian cần hoàn thành nhanh,nhất là các lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực và khiếu kiện như lĩnh vựcđất đai, đền bù thu hồi đất để giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án phát triểnkinh tế - xã hội
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường là những người thực thi công
vụ trong các cơ quan có chức năng quản lý về kinh tế; xây dựng chính sách kinh
tế và cơ chế quản lý kinh tế; thực hiện chức năng quản lý về kinh tế thông qua
hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý, chính sách kinh tế là chủ yếu Phần lớn côngchức đã được rèn luyện, thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thànhvới sự nghiệp cách mạng, được trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lýnhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác nên cán bộ,công chức cấp xã, phường là những người có trình độ chuyên môn và năng lựchoạt động thực tiễn, năng động, thích ứng nhanh với cơ chế mới
cấp xã có các chức vụ sau đây:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế kinh tế ngày càng sâu rộng, nộidung, nhiệm vụ của hội nhập kinh tê quốc tế rất phong phú, sâu rộng và phứctạp, bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều khác biệt giữa nước ta và các nước trên thế
Trang 15giới Để tạo ra được nguồn lực, rất cần có một cơ cấu lao động mới, trong đó laođộng có trình độ cao, có kỹ năng, biết ngoại ngữ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn;
có đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, đội ngũ chuyên gia tư vấn, kế toán,kiểm toán, quản trị doanh nghiệp đạt trình độ quốc tế nên rất cần có sự thammưu, đề xuất của đội ngũ công chức, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã,phường trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, các chế độ, chính sách khi đấtnước thực hiện chiến lược kinh tế quốc tế
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phường là một bộ phận của công chức,
là một bộ phận đặc biệt quan trọng, họ là những người làm việc trong lĩnh vựcquản lý kinh tế, trong các cơ quan quản lý về kinh tế, tham gia hoạch định chínhsách kinh tế và thực hiện việc quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh
tế trên phạm vi toàn quốc trong từng vùng hay lĩnh vực cụ thể
Về tiêu chuẩn, cán bộ cấp xã có tiêu chuẩn chung được quy định tại luậtcán bộ công chức số 22/2008/QH12 Hầu hết cán bộ xã đều đảm nhận vị trí chủchốt tại xã kể cả công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể Nên tiêu chuẩn vềchính trị là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất Tiêu chuẩn chính trịđảm bảo cho cán bộ xã đủ phẩm chất để lãnh đạo các mặt công tác quan trọng
Nguồn hình thành cán bộ cấp xã rất đa dạng Do cán bộ được bầu cử nêncác tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể là nơicung cấp nguồn cán bộ cho xã Cũng xuất phát từ lý do trên nên cán bộ xãthường xuyên biến động, thay đổi vị trí công tác do yêu cầu thực hiện nhiệm vụchính trị tại địa phương
Trong thực tế, trình độ chuyên môn của cán bộ không đồng đều Nguyênnhân là do cán bộ hình thành từ cơ chế bầu cử nên tiêu chuẩn chuyên môn chưađược chú ý đúng mức Cán bộ Mặt trận và đoàn thể chưa có chuyên môn phùhợp Tuy nhiên, do cán bộ được sự tín nhiệm nên được giữ những trọng tráchquan trọng mặc dù có thể chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định Từ thực tế đó đòihỏi các cơ quan có thẩm quyền phải có kế hoạch chuẩn hoá lực lượng cán bộ
Trang 161.1.3 Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã, phường
Cán bộ, công chức có một vị trí, vai trò rất quan trọng, là chủ thể thực thipháp luật để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội nhằm thực hiện pháp luật vàtội phạm, bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động; điều hành các hoạtđộng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong quá trình hoạt động của bộ máynhà nước
Xuất phát từ đặc điểm của mình, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngoàinhững vị trí, vai trò chung của cán bộ, công chức còn có những vị trí, vai tròsau:
- Một là, cán bộ, công chức cấp xã là người trực tiếp tuyên truyền, phổ
biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nướcđến nhân dân; làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ các chủtrương, chính sách đó:
+ Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang tiến hành xây dựng nhànước pháp quyền, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan hệgắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; vì vậy, vai trò này của đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã càng có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho nhân dân biết vànắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở đó sẽtham gia, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách đó
+ Để làm được điều đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải tiến hànhnhiều hình thức, biện pháp khác nhau như thông qua các buổi tuyên truyền, nóicxã, phường tại cuộc họp thôn, xóm, khu dân cư, tổ đoàn kết, trung tâm học tậpcộng đồng hoặc thông qua các buổi đối thoại trực tiếp với nhân dân để giải quyếtcác vấn đề mới phát sinh như liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, giải phóngmặt bằng, quy hoạch… Đồng thời, nó còn đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã phải có những hiểu biết nhất định về lý luận và am hiểu tình hình thực tế của
Trang 17địa phương, cũng như nắm bắt được đặc điểm, tâm lý của từng lớp dân cư thuộcphạm vi quản lý của mình.
- Hai là, cán bộ, công chức cấp xã là người có vai trò rất quan trọng
trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọikhả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư:
+ Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được nhân dân nắmbắt, nhận thức mới chỉ là khởi đầu, điểm xuất phát để kiểm nghiệm được tínhđúng đắn của chủ trương, đường lối đó; điều kiện đủ là phải tổ chức thực hiệntrong thực tiễn; muốn làm được điều đó không có ai khác là cán bộ, công chứccấp xã, bởi cán bộ, công chức cấp xã là người tiếp xúc nhiều nhất, hiểu rõ nhất,giải quyết nhiều việc nhất của nhân dân
+ Để thực hiện tốt vị trí, vai trò này; đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã phải có khả năng tổ chức, bố trí, sử dụng, tập hợp và lôi cuốn mọi người vàohoạt động; phải có khả năng xử lý các tình huống phát sinh, đó là các tình huống vềtài chính, về thiên tai, địch họa, do va chạm xóm giềng, dòng tộc, tình huống nảysinh khi ra những quyết định sai trái với cấp trên…; phải có khả năng kiểm tra,đánh giá hoạt động của mình và khả năng tổng kết, sơ kết việc tổ chức thực hiệncác chủ trương, chính sách
- Ba là, cán bộ, công chức cấp xã là người nắm bắt kịp thời, phản ánh
đầy đủ các tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để Đảng, Nhà nước có cơ sở khoahọc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chủ trương, chính sách có tính khả thi,phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước:
+ Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi ban hành muốnđảm bảo tính khả thi phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống; muốn vậy, đòi hỏiđội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức cấp xã nói riêng phảinắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, để mọi chủ trương, chính sáchkhi ban hành đều vì lợi ích của nhân dân, dựa trên ý kiến của nhân dân; qua đó
Trang 18sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của mỗi con người, làm cho mọi tiềmnăng sáng tạo được phát triển, mọi người dân đều được tham gia vào các quátrình chính trị, xã hội, các vấn đề nảy sinh được phát hiện kịp thời, các khó khănsớm được tháo gỡ, tạo sự phát triển mạnh mẽ của đất nước.
+ Thực tiễn cách mạng của đất nước đã khẳng định, chính từ vai trò của cán
bộ, công chức cấp xã trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nênĐảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng, được nhân dânđồng tình ủng hộ Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng như Nghị quyết
về khoán sản phẩm trong nông nghiệp; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn; xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc… Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh có hiệuquả các mặt của đời sống - xã hội như Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, LuậtDoanh nghiệp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Cư trú, Luật Phòng chống thamnhũng…
Tóm lại, bất cứ ở đâu và lúc nào, đội ngũ cán bộ, công chức cũng có vị
trí, vai trò hết sức to lớn; với tư cách là một bộ phận quan trọng, chiếm số lượngtương đối lớn thì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vị trí, vai trò đặc biệt quantrọng đối với chế độ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.2 Khái niệm, vai trò, nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
bộ, có số lượng và cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, nănglực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trong từng giai đoạn cách mạng
Trang 19Từ khái niệm này, ta có thể thấy xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã, phường có một số đặc điểm sau:
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường có nhiều nộidung khác nhau, các nội dung đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quátrình thực hiện, không được xem nhẹ nội dung nào
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường được tiến hànhbởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền như Ban Thường vụ cấp ủy xã,phường, UBND cấp xã, phường, trong đó cơ quan có vai trò tham mưu quantrọng là Ban Tổ chức và Phòng Nội vụ cấp xã, phường
+ Đối tượng được xây dựng là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã,phường
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường nhằm tạo ra mộtđội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụchính trị đặt ra đối với từng xã, phường, thị trấn
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của công chức cấp xã, phường
Công chức xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung làcấp xã) làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã,
có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năngquản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm
vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhằm mục tiêu phục vụ nhândân được tốt, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động ổn định đời sống của nhândân
1.2.3 Khái niệm và tiêu chuẩn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
Đây là nội dung quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến việc xây dựng độingũ cán bộ, công chức cấp xã Tiêu chuẩn cán bộ, công chức là sự biểu hiện yêucầu về phẩm chất và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, luôn luôn được bổ sung,
cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cách mạng Tiêu chuẩn cán
bộ, công chức là căn cứ để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đánh giá, quy hoạch đào
Trang 20tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Có tiêu chuẩn phù hợp mới có cơ sở rà soát,đánh giá khách quan đội ngũ cán bộ, công chức hiện có, loại bỏ những cán bộ,công chức cơ hội, thoái hóa, biến chất Mặt khác, căn cứ vào tiêu chuẩn, từngcán bộ, công chức sẽ phấn đấu hoàn thiện bản thân mình.
Hiện nay, tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại
Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12 ngày ngày 13 tháng 11 năm 2008 của
Quốc hội ban hành về cán bộ, công chức xã, phường thì có thể rút ra tiêu chuẩncủa cán bộ công chức cấp xã, phường như sau:
- Về tiêu chuẩn chung:
+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội; có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quảđường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
+ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tụy vớidân Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức
tổ chức kỷ luật trong công tác Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết vớinhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn,
đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụđược giao
Lựa chọn, tuyển dụng cán bộ, công chức là hoạt động của tổ chức nhằmtìm kiếm những người có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực theo những tiêuchuẩn nhất định để bố trí, sử dụng hoặc dự nguồn sử dụng cho một tổ chức nào
đó nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức đó, cũng như để củng cố, xâydựng tổ chức vững mạnh toàn diện Lựa chọn cán bộ, công chức đưa vào nguồnquy hoạch là biện pháp tất yếu bảo đảm cho đội ngũ cán bộ, công chức pháttriển ổn định và làm cho công tác cán bộ có tính chủ động và tính kế hoạch cao
Trang 21Lựa chọn cán bộ, công chức cấp xã, phường hiện nay được tiến hành thôngqua hình thức bầu cử cán bộ chuyên trách và tuyển dụng công chức cấp xã:
+ Tuyển dụng công chức cấp xã, phường:
* Việc tuyển dụng công chức cấp xã, phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vịtrí công tác, tiêu chuẩn và số lượng các chức danh cần tuyển dụng;
* Người được tuyển dụng làm công chức phải có phẩm chất đạo đức, đủtiêu chuẩn và thông qua thi tuyển Việc tuyển dụng công chức ở vùng cao, vùngsâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức vùng dân tộc thiểu số thì có thể thực hiện thông qua xét tuyển
* Chủ tịch UBND cấp xã, phường chỉ đạo, tổ chức việc tuyển dụng côngchức cấp xã theo quy chế tuyển dụng công chức của UBND cấp tỉnh
* Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự đủ thời gian 06tháng Khi hết thời gian tập sự Chủ tịch UBND cấp xã căn cứ vào tiêu chuẩn vàkết quả công việc của người tập sự, nếu đủ tiêu chuẩn thì đề nghị Chủ tịchUBND cấp xã, phường xem xét quyết định tuyển dụng; nếu không đủ tiêu chuẩntuyển dụng thì cho thôi việc
1.2.4.Sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường
Xã, phường là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực tiếp và cụthể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Vì vậy, việcquan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường (gọi tắt là cán
bộ, công chức cấp xã) có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có
ý nghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách
Trang 22mạng của Đảng Xuất phát từ vị trí quan trọng của cơ sở xã, phường, thị trấn,Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết
số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng
hoạt động hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” Sau khi Nghị quyết ra
đời, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về chức danh, số lượng, một
số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và nhữngngười hoạt động không chuyên trách cấp xã
Về số lượng, vấn đề nan giải đặt ra đối với các xã, phường, thị trấn hiệnnay là vừa thừa, lại vừa thiếu cán bộ Trong thực tế, về tổ chức bộ máy, Chínhphủ quy định khá cứng các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,cấp huyện, riêng cấp xã thì khống chế số lượng cán bộ, công chức Chính vì thế
mà có những phường, xã dân cư đông đến gần 100.000 dân cũng có bộ máytương tự như những nơi có 10.000 dân và số lượng cán bộ, công chức có đượctăng thêm nhưng vẫn không đáp ứng yêu cầu Số người được hưởng lương, phụcấp, bồi dưỡng… từ ngân sách ở cấp xã cả nước hiện khoảng 1,5 triệu người và
xu hướng còn tăng thêm, trong khi đó nhiều nơi lại đang rất thiếu những cán bộ
có trình độ, năng lực chuyên môn, có khả năng làm việc tốt Đây thực sự là mộtgánh nặng cho ngân sách nhà nước và là bài toán khó cho việc nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ này
Về chất lượng, bên cạnh những chuyển biến tích cực, trình độ, kiến thức
và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở còn nhiều mặt hạn chế; tỷ lệcán bộ chưa đạt chuẩn về chuyên môn còn cao, công tác lãnh đạo, quản lý củacán bộ đang dựa vào các đợt tập huấn ngắn ngày và kinh nghiệm là chủ yếu, nêncông tác quản lý điều hành thiếu bài bản, thiếu khoa học, hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng không cao
Vẫn còn một bộ phận công chức chưa đạt chuẩn về chuyên môn, sốngười có trình độ đại học còn ít, nên kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyênmôn ở cơ sở còn nhiều hạn chế Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp
Trang 23xã phường là điều cần thiết và tất yếu của mỗi địa phương.
1.3 Các nội dung xây dựng đội ngũ công chức cấp xã, phường
1.3.1 Công tác quy hoạch nguồn cán bộ, công chức
Công tác quy hoạch là nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, cótài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý đưa vào quy hoạch để có kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý đáp ứngnhiệm vụ kinh tế, chính trị trước mắt và lâu dài của địa phương Như vậy, côngtác quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, nhất là chấtlượng cấp lãnh đạo của địa phương
Quy hoạch công chức là nội dung trọng yếu của công tác tổ chức, là quátrình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng độingũ công chức trên cơ sở dự báo nhu cầu công chức, nhằm hoàn thành nhiệm vụchính trị, công việc được giao Nói đến quy hoạch không chỉ nói tới việc lập kếhoạch chung mà phải xác định rõ yêu cầu, căn cứ, phạm vi, nội dung, phươngpháp tiến hành quy hoạch
Quy hoạch cán bộ công chức cấp xã, phường cấp xã, phường là một quátrình đồng bộ, mang tính khoa học Các căn cứ để tiến hành quy hoạch gồm:
- Nhiệm vụ chính trị của xã, phường
- Hệ thống tổ chức hiện có và mô hình tổ chức thời gian tới của xã,phường
- Tiêu chuẩn công chức thời kỳ quy hoạch
- Thực trạng đội ngũ công chức hiện có
Nội dung quy hoạch, đó là những yêu cầu chung về phẩm chất chính trị vànăng lực đối với công chức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Ngoàinhững yêu cầu chung, cán bộ công chức cấp xã, phường cấp xã, phường còn cómột số yêu cầu riêng như sau:
+ Biết chăm lo cho mọi người, cho tập thể, cộng đồng, thực sự công bằng,công tâm trong thực thi công việc
Trang 24+ Vững vàng, tự chủ, kiên định lập trường, quan điểm đường lối của Đảng.
+ Có văn hóa, biết tôn trọng mọi người
+ Có tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện
+ Có kiến thức chuyên môn
+ Có hiểu biết về thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước
Quy hoạch cán bộ công chức cấp xã, phường cấp xã, phường bao gồm cảmột quá trình Vì vậy, cần thực hiện tốt các bước của quy trình một cách đầy đủ,chặt chẽ Cụ thể là:
+ Xây dựng nội dung quy hoạch: mục tiêu, quy mô công chức
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng
+ Thực hiện quy trình điều chỉnh, luân chuyển công chức theo kế hoạch.Công việc cuối cùng của quy hoạch cán bộ công chức cấp xã, phường cấp
xã, phường là kiểm tra, tổng kết nhằm đánh giá và có biện pháp kịp thời bổsung, hoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và sử dụng quyhoạch
Việc quy hoạch công chức là yếu tố rất quan trọng để lựa chọn, sử dụngcán bộ đúng đắn, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình, nhiệmvụ.Khi đánh giá cán bộ đúng thì việc bố trí đúng người đúng việc, cán bộ đượclàm việc phù hợp với trình độ, phát huy được năng lực bản thân thì sẽ tạo đượcnguồn cán bộ công chức chất lượng cao
1.3.2 Công tác bầu cử cán bộ, tuyển dụng công chức
Tuyển dụng cán bộ, công chức là khâu đầu tiên có vai trò quyết định đếnchất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ, công chức Công tác tuyển dụng CBCCgiúp bổ sung nhân lực vào đội ngũ CBCC cấp xã, phường Làm tốt khâu tuyểndụng có nghĩa là đã lựa chọn được những người phù hợp và đáp ứng được yêucầu vị trí công việc, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để làm việc trong
cơ quan Nhà nước, để phục nhân dân một cách tốt nhất Ngược lại, nếu làm chưatốt sẽ dẫn đến hình thành đội ngũ CBCC cấp xã, phường yếu kém về năng lực,
Trang 25trình độ, hạn chế về phẩm chất chính trị, đạo đức, gây ra tình trạng trì trệ côngviệc và những tiêu cực trong giải quyết chính sách: nhũng nhiễu, vòi tiền cuốicùng là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhân dân.
Tuy nhiên, việc tuyển dụng CBCC cấp xã, phường được xem là rất phứctạp, nhất là các chức vụ lãnh đạo Đối với đội ngũ cán bộ cấp xã, phường nóichung trong thời gian qua vẫn thực hiện cơ chế đảng cử, dân bầu Tuyển dụngcác chức danh chuyên môn còn nặng cơ chế “xin- cho”, “nhất thân, nhì quen” vìchủ yếu những người được tuyển vào làm việc là “con ông cháu cha” mà trình
độ chuyên môn có thể chưa đáp ứng được tiêu chuẩn công việc Đây còn lànguyên nhân gây ra hiện tượng bè phái, phe cánh trong nội bộ cơ sở, gây mấtđoàn kết Chính vì vậy phải chú trọng khâu tuyển dụng CBCC cấp xã, phường
để có một đội ngũ CBCC trong sạch, vững mạnh
Sau khi tuyển chọn được đội ngũ CBCC đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần thiếtthì việc bố trí sử dụng CBCC cũng ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCCcấp xã, phường Nếu biết sắp xếp, phân công đúng người đúng việc thì kíchthích đội ngũ CBCC cấp xã, phường làm việc hết mình, hăng hái, nhiệt tình,thúc đẩy tinh thần ham học hỏi, có trách nhiệm với công việc Đồng thời sẽ hoànthành công việc trôi chảy hơn vì bản thân CBCC đủ tự tin vào năng lực bản thântrong lĩnh vực chuyên môn Thực tế cũng cho thấy, nếu làm tốt công tác điềuđộng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, làm đúng quy trình, không mangtính cá nhân sẽ tạo môi trường thuận lợi cho CBCC cấp xã, phường phát huyđược trình độ, năng lực, sở trường của mình Như vậy, để phát huy hiệu quả sửdụng đội ngũ CBCC trong bộ máy chính quyền cấp xã cần tiếp tục đổi mới vàhoàn thiện chính sách sử dụng CBCC cấp xã, phường
1.3.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
Công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phườngcấp xã, phường là hoạt động đặc biệt được xã, phường coi trọng, bởi nó ảnhhưởng đến chất lượng đội ngũ công chức của xã, phường Hiện tại xác định nhu
Trang 26cầu đào tạo của xã, phường chủ yếu dựa vào việc phân tích các yếu tố sau:
+ Mục tiêu, chiến lược, định hướng lâu dài của xã, phường Đây là điểmquan trọng đầu tiên trong việc xác định nhu cầu đào tạo
+ Phân tích tình hình công chức hiện tại của xã, phường để xác định đốitượng, nội dung cần đào tạo nhằm đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đội ngũcông chức đáp ứng yêu cầu của xã, phường
+ Căn cứ tiêu chuẩn chức danh công việc của từng công chức mà cần xemxét cần có kiến thức và kỹ năng gì phải hoàn thiện để hoàn thành tốt công việcđược giao
Và căn cứ theo nhu cầu phát triển nhân lực của xã, phường, quy hoạchcán bộ, thăng tiến cho một số công chức của xã, phường nên cần học tập, đàotạo nâng cao trình độ cho bước phát triển trong tương lai Các phòng sẽ xâydựng kế hoạch đào tạo và được Ban lãnh đạo phê duyệt Sau đó sẽ phối hợp vớicác bộ phận liên quan triển khai chương trình đào tạo theo kế hoạch
1.3.4 Bố trí, luân chuyển cán bộ, công chức cấp xã
Việc đánh giá cán bộ là yếu tố rất quan trọng để lựa chọn, sử dụng cán bộđúng đắn, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ.Khiđánh giá cán bộ đúng thì việc bố trí đúng người đúng việc, cán bộ được làm việcphù hợp với trình độ, phát huy được năng lực bản thân thì sẽ tạo được nguồn cán
bộ công chức chất lượng cao
Việc sử dụng công chức cấp xã, phường phải xuất phát từ nhiều yếu tố,trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, công việc của xã, phường
Đối với đội ngũ công chức cấp xã, phường, hai căn cứ quan trọng để bốtrí, sử dụng là yêu cầu của công vụ và điều kiện nhân lực hiện có của xã,phường Sử dụng công chức dựa vào những định hướng có tính nguyên tắc sau:
+ Sử dụng công chức phải có tiền đề là quy hoạch
+ Sử dụng phải căn cứ vào mục tiêu của xã, phường
+ Bổ nhiệm phải trên cơ sở xây dựng cơ cấu nhân lực của xã, phường
Trang 27+ Bổ nhiệm trên cơ sở đòi hỏi của công vụ và nguồn nhân lực hiện có.+ Bố trí phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường.
+ Đề bạt, cân nhắc phải đúng lúc, đúng người, đúng việc
+ Trọng dụng nhân tài không phân biệt đối xử
1.3.5 Công tác kiểm tra, giám sát công chức trong thi hành công vụ
Thời gian qua liên tiếp xảy ra những vụ việc vi phạm liên quan đến cán
bộ, đảng viên, công chức tham nhũng, nhận hối lộ Điều gì khiến một số cán bộlãnh đạo, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, kỷ luật đảng và 19 điều cấm đảngviên làm cùng với đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp đến mức vậy?
Thông tin trên khiến nhiều người đặt câu hỏi, công tác kiểm tra giám sát
và kỷ luật đảng ở một số tổ chức cơ sở đảng đang bị xem nhẹ hay có sự buônglỏng? Vì vậy, việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, góp phần nâng caochất lượng cán bộ, công chức là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nộidung nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước xã, phường Thành phốThanh Hóa
Kiểm tra để phát hiện những ưu điểm cũng như hạn chế khuyết điểm củacông chức, loại trừ những người thiếu năng lực, thoái hóa biến chất và ngănchặn kẻ xấu chui vào bộ máy.Kết quả kiểm tra là cơ sở khách quan điều chỉnh
và tác động, làm cho công chức luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc.Qua đó vận dụng hình thức thưởng phạt nghiêm minh, ngăn chặn những tiêucực, phát huy nhân tố tích cực, tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đốivới nhànước
1.3.6 Công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức
Kỷ luật công chức là vấn đề vô cùng quan trọng không thể thiếu để nângcao chất lượng đội ngũ công chức, cán bộ Hiện nay, ngoài phần lớn các CBCChoàn thành nhiệm vụ thì vẫn còn các cán bộ làm chưa tốt sẽ dẫn đến hình thànhđội ngũ CBCC cấp xã, phường yếu kém về năng lực, trình độ, hạn chế về phẩmchất chính trị, đạo đức, gây ra tình trạng trì trệ công việc và những tiêu cực trong
Trang 28giải quyết chính sách: nhũng nhiễu, vòi tiền cuối cùng là ảnh hưởng trực tiếpđến lợi ích của nhân dân.
Theo quy định tại Nghị định này, công chức vi phạm kỷ luật có thể bị xử
bộ, công chức cấp xã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng dân chủ, côngkhai, sát dân, sát thực tế, bước đầu khắc phục tệ quan liêu, sách nhiễu, gây phiền
hà cho người dân…
Sơ đồ 1.1.Đánh giá về trình độ và kiến thức của đội ngũ CB, CC cấp xã so
với yêu cầu nhiệm vụ
Trang 29(Nguồn: Bộ tư pháp http://moj.gov.vn)
1.3.7 Thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường
Trong xã hội hiện nay, hiện tượng “chảy máu chất xám” từ khu vực hànhchính Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước đang xảy ra khá nhiều Một trongnhững nguyên nhân cơ bản là chính sách đãi ngộ, tạo động lực của Nhà nướcchưa công bằng và chưa xứng đáng đối với công lao của công chức Nhiềungười gắn bó với khu vực Nhà nước do tính ổn định, nhưng chỉ ổn định thôichưa đủ mà các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ công chức cấp
xã, phường cấp xã, phường phải là động lực thúc đẩy công chức tích cực họctập, làm việc, cống hiến hết sức mình cho công việc, cho nhân dân, đồng thờigóp phần ngăn chặn tệ nạn tham nhũng đang ngày càng gia tăng, làm trong sạch
bộ máy công vụ các cấp Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng độingũ cán bộ công chức cấp xã, phường cấp xã, phường
Các chính sách tạo động lực của Nhà nước đối với cán bộ công chức cấp
xã, phường cấp xã, phường bao gồm kích thích cả vật chất và tinh thần Về vậtchất, thông qua các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, trả lương cho
Trang 30công chức phải tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao, các loại phụ cấp
và các khoản phúc lợi (BHYT, BHXH, nhà ở ), chính sách thu hút nhân tài,chính sách đối với người về hưu trước tuổi hoặc chính sách đối với những ngườiđang công tác nhưng không đủ sức khỏe để tiếp tục cống hiến Kích thích vềtinh hần bằng các hình thức khen thưởng, tôn vinh đối với những cán bộ, côngchức làm việc hiệu quả cao
Lãnh đạo xã, phường luôn có chính sách trọng dụng người tài, luôn tạođiều kiện cho công chức có cơ hội học tập, phát triển tốt nhất Hoạt động đề bạtthăng tiến tại xã, phường được thực hiện mang tính công khai, dân chủ Hoạtđộng bổ nhiệm cán bộ được quy định theo quy định của nhà nước
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng đội ngũ công chức cấp xã, phường
1.4.1.Các nhân tố khách quan
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
- Đặc điểm về văn hóa – dân tộc vùng miền
- Chính sách chế độ của Nhà nước đối với công chức
- Chất lượng thị trường lao động
- Sự phát triển của nền giáo dục
- Sự phát triển của công nghệ thông tin
1.4.2 Các nhân tố chủ quan
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường
- Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã, phường
- Chính sách đãi ngộ, tạo động lực đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã, phường
- Công tác đánh giá, xếp loại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường
Công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường Trang thiết bị và điều kiện làm việc
Ý thức tu dưỡng phẩm chất
Trang 31- Ý thức tổ chức kỷ luật
- Cá tính, phong cách
- Tinh thần trách nhiệm trong công tác
- Khả năng hoàn thành công việc
Như vậy, có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức nói chung và đối với công chức cấp xã, phường nói riêng Ngoàinhững yếu tố trên, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã còn ảnh hưởng bởi cácyếu tố sau:
Sơ đồ 1.2.Những lý do ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã hiện nay.
(Nguồn: Bộ tư pháp http://moj.gov.vn)
Với những yếu tố và lý do ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã, phường dẫn đến đội ngũ cán bộ công chắc xã, phường vẫn cònnhững hạn chế, bất cập nhất định
Về số lượng, trong thời gian qua do thực hiện chủ trương “công chức hóa”cán bộ ở cấp xã theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX với diện quárộng nên số lượng cán bộ, công chức cấp xã đã tăng nhanh, tạo thành gánh nặnglớn cho ngân sách nhà nước, bộ máy cồng kềnh ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
Trang 32quả hoạt động của chính quyền cấp xã Điều này cũng khiến cho việc thực hiệnchủ trương tinh giản biên chế trong bộ máy hành chính chưa đạt được yêu cầu
đề ra, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý,chuyên nghiệp, hiện đại chưa đạt được như mong muốn
Về chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhìn chung còn thấp so vớimặt bằng chung của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp Số cán bộ, công chứccấp xã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt nghiệp trung cấp chiếm tỷ lệ cònlớn (cán bộ cấp xã chiếm tỷ lệ 38,30%; công chức cấp xã chiếm tỷ lệ 51,6%).Trong thực tế vẫn còn không ít cán bộ, công chức cấp xã mới chỉ dừng lại ởtrình độ “cầm tay chỉ việc” Nhiều cán bộ, công chức chuyên môn nghiệp vụkhông đúng chuyên ngành nên chưa am hiểu nhiều về lĩnh vực chuyên môn, bởivậy khó có thể tham mưu được cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.Đạo đức công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của hệ thốngchính trị cơ sở cũng đang là những vấn đề rất bức xúc trong cải cách, nâng caohiệu lực, hiệu quả của quản trị quốc gia
Sơ đồ 1.3 Những hạn chế chính về chất lượng của đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã hiện nay.
(Nguồn: Bộ tư pháp http://moj.gov.vn)
1.5 Bài học kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ công chức cấp xã, phường tại
Trang 33các địa phương trong nước.
1.5.1 Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bắc Giang
* Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh
Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, những năm vừa qua, Tỉnh
ủy Hà Tĩnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều giải pháp, chính sách mới,mang lại nhiều kết quả tốt Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thực hiện chính sách thu hút nhân tài: ưu tiên sinh viên tốtnghiệp cao đẳng, đại học và thạc sĩ về công tác tại xã, phường, thị trấn; trong 3năm (2012-2016), đã có 803 người về công tác tại các cơ sở
Thứ hai, các xã, phường, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo,bồi dưỡng, chuẩn hóa CBCC cấp xã Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh đã cử điđào tạo, chuẩn hóa 7.992 lượt CBCC cấp xã, từ trung cấp đến đại học; đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho 25.600 lượt CBCC; tỉnh cũng đã tổ chức chỉnhhuấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt đang công tác tại 262 xã, phường, thị trấn với
766 đồng chí tham gia
Thứ ba, công tác luân chuyển, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác củacán bộ cơ sở được thực hiện ngày càng tốt hơn, mạnh dạn hơn Các xã, phườngĐức Thọ, Kỳ Anh, Hương Sơn đã luân chuyển 9 đồng chí cán bộ xã, phường
về làm cán bộ chủ chốt ở xã Đến nay, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tănglên; trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý từng bước được nâng lên
Thứ tư, công tác tư tưởng, nâng cao trách nhiệm cũng như khả năng đi đầucủa các Bí thư, Chủ tịch UBND xã, phường để làm gương cho những CBCC khác
ở phong cách làm việc khoa học, nghiêm túc; trong cuộc sống đời thường, luônchia sẻ thuận lợi, khó khăn với đồng chí, đồng nghiệp, với quần chúng nhân dân,luôn “nói đi đôi với làm”, và gương mẫu, hết lòng vì nhiệm vụ chung Có như vậymới phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thônmới Thực tiễn cho thấy, đội ngũ CBCC cơ sở đã tích cực phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, cùng nhân dân tạo nên những thành tựu về đổi mới và phát triểnKT-XH, văn hóa, cải thiện dân sinh, tăng cường Quốc phòng an ninh, làm thay
Trang 34đổi rõ nét bộ mặt nông thôn, thành thị, góp phần thực hiện thắng lợi các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước Nhiều cán bộ cơ sở nêu cao tinh thầntrách nhiệm, sâu sát nhân dân, bám sát địa bàn dân cư, nhạy bén với thực tiễn, kịpthời phát hiện và xử lý có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong đời sống, hoànthành tốt mọi nhiệm vụ Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn đóng góp rất quantrọng vào sự phát triển của tỉnh nhà trong những năm gần đây
* Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang
Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh, thời kỳ qua,Các cấp ủy ở Bắc Giang luôn chú trọng công tác rèn luyện đội ngũ CBCC cơ sởvới nhiều cách làm sáng tạo và cụ thể:
Một là, khắc phục những khâu yếu kém, nhất là về con người, nhằm tậptrung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển sảnxuất, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, xây dựng nông thôn mới Điển hình
là Tân Yên, từ một xã, phường trung du nghèo, sau 4 năm có nhiều thay đổi lớn.Song hành cùng những thay đổi này có dấu ấn của đội ngũ CBCC cấp cơ sở.Năm 2010, trong số 262 cán bộ chuyên trách, chỉ có 20 người trình độ đại học,
120 người chưa qua đào tạo, chiếm gần 46%; trong 202 công chức, trình độ đạihọc có 47 người, 12 người chưa qua đào tạo Sự bất cập này là căn nguyên khiếnnhiều mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội đặt ra trước đó khó hoàn thành
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để vẫn đội ngũ ấy mà tạo đượcchuyển biến, Đảng ủy- HĐND- UBND xã, phường Tân Yên đã triển khai nhiềugiải pháp đồng bộ, trước hết là bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC,theo hướng yếu lĩnh vực nào, bồi dưỡng lĩnh vực đó Xã, phường ủy có giảipháp mới, yêu cầu các xã, thị trấn cử CBCC tham gia bồi dưỡng ba tháng, mỗituần học ba ngày tại các phòng, ban, cơ quan của xã, phường Các ngày còn lại,CBCC về xã, thị trấn thực hành, ứng dụng ngay kiến thức, kỹ năng được bồidưỡng theo phân công công tác Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện chế
độ nhận xét, đánh giá hàng tháng đối với cán bộ đến bồi dưỡng Với chươngtrình này, đã có gần 200 cán bộ, công chức cấp xã được học việc Thực tế khẳng
Trang 35định, hầu hết số cán bộ được tập huấn, bồi dưỡng đều áp dụng được các kiếnthức, kỹ năng học vào công việc hằng ngày
Hai là, cần hoàn thiện các kỹ năng của CBCC trong công tác chuyên môn:điểm yếu của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là khả năng nắm bắt, ra quyếtđịnh xử lý tình huống, các vấn đề mới nảy sinh trong tiến trình đô thị hóa,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là khi luân chuyển CBCC xã chuyển sang côngtác mới sẽ gặp không ít lúng túng: kỹ năng thuyết trình, điều hành cuộc họp, đến
xử lý văn bản Thông qua các lớp bồi dưỡng theo chức danh do Xã, phường ủy
tổ chức trong hai tuần học, thảo luận, thực hành trên lớp, cùng việc tự học hỏi,nghiên cứu, CBCC tự tin trên diễn đàn, trong giải quyết các tình huống ở cơ sở
Ba là, cần hướng về cơ sở, giúp đào tạo đội ngũ CBCC tại chỗ, tăngcường kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, hướng tới đội ngũđạt chuẩn toàn diện Tỉnh ủy Bắc Giang đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ
từ cấp xã, phường về cơ sở và ngược lại Thực tế cho thấy, trong số 43 cán bộcấp xã, phường được luân chuyển về cơ sở giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đều đãtận dụng được lợi thế chuyên môn, vận dụng sáng tạo trong công việc, tạo sựgắn kết với cơ sở Phần lớn cán bộ luân chuyển là người trẻ, năng động, có triểnvọng, phát huy được khả năng tại cơ sở; góp phần tạo nguồn cán bộ trước mắt
và lâu dài
Cũng như nhiều địa phương khác, Bắc Giang còn nhiều việc phải bàntrong chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức; trong lựa chọn ngành học, bố trí, sửdụng CBCC sau đào tạo; xây dựng chương trình bồi dưỡng sao cho thật sự hiệuquả, không hình thức, tránh lãng phí, từng bước phấn đấu nâng tầm đội ngũCBCC cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương
1.5.2 Một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường có thể áp dụng với thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Qua những kinh nghiệm thành công của một số tỉnh bạn, để nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường của Thành phố Thanh Hóa,tỉnh Thanh Hóa có thể áp dụng một số kinh nghiệm rút ra sau:
Thứ nhất, phải làm thật tốt và chặt chẽ khâu tuyển dụng Cần tổ chức,
Trang 36thực hiện tuyển dụng theo năng lực và cạnh tranh, xóa bỏ cơ chế “xin- cho”.Chính sách thu hút nhân tài đã và đang được nhiều địa phương áp dụng cũng làmột giải pháp hay cho Thành phố Thanh Hóa nhằm thu hút được và ngày càngnhiều CBCC giỏi về làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung và CBCC
Thứ ba, tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ: nhằm từng bước khắc phụctình trạng khép kín, cục bộ địa phương Việc thực hiện điều động, luân chuyểnlãnh đạo các phòng, ban của xã, phường về giữ các chức danh chủ chốt ở xã,phường có tình hình phức tạp, yếu kém để củng cố hoạt động của hệ thống chínhtrị ở cơ sở; đồng thời luân chuyển cán bộ từ xã lên xã, phường nhằm kết hợp đàotạo, bồi dưỡng cán bộ xã dự nguồn các chức danh chủ chốt ở cơ sở
Thứ tư là công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã phải được quan 31tâm thường xuyên, đúng mực Không chỉ trình độ chuyên môn, trình độ lýluận chính trị mà cả những kỹ năng cần thiết của CBCC trong thực thi côngvụ: kỹ năng giao tiếp, tiếp đón công dân, sự tự tin, mạnh dạn trong các cuộchọp Cử CBCC tham dự các khóa học dài hạn, tập trung ở các cơ sở đào tạochuyên ngành Thành phố phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị,Trường Trung học Kinh tế kỹ thuật, Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ của tỉnh
để mở các lớp liên kết đào tạo tại địa phương Tuy nhiên, đào tạo, bồi dưỡngcần chú trọng vào nội dung, phương pháp đào tạo.Yếu kém khâu nào, đào tạobồi dưỡng khâu đó
Trang 37Tóm tắt chương 1
Ở chương 1 tác giả đã nêu khái niệm cán bộ công chức cấp xã, phường,nêu lên các đặc điểm công chức, chất lượng, các tiêu chí đánh giá chất lượng độingũ cán bộ công chức cấp xã, phường cấp xã, phường; Các hoạt động nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường cấp xã, phường; Các nhân
tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường cấp xã,phường và các kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chứccấp xã, phường của một số địa phương Qua đó có cơ sở nghiên cứu thực trạng
về xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường cấp xã,phường của thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong chương 2
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ,
PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ THANH HÓA,
TỈNH THANH HÓA 2.1 Lịch sử hình thành Thành phố Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I, là tỉnh lị và trung tâm kinh tế, vănhóa, chính trị của tỉnh Thanh Hóa, cách thủ đô Hà Nội 160km về phía Nam.Thành phố là một đô thị phát triển và là một trong những thành phố lớn của khuvực Bắc Trung Bộ cùng với Vinh và Huế, đồng thời thành phố có sức lan tỏa tớikhu vực Nam Bắc Bộ Thành phố Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ,phía bắc và đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam giáp huyện QuảngXương, phía đông giáp thành phố Sầm Sơn, phía tây giáp huyện Đông Sơn, phíatây bắc giáp huyện Thiệu Hóa Thị xã Thanh Hóa trở thành thành phố ThanhHóa năm 1994 Thành phố Thanh Hóa hiện nay có diện tích tự nhiên 146,77km2với 20 phường và 17 xã, dân số 498.298 người (2017) Thành phố là một trongnhững đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số, diện tích và có số đơn vị hànhchính lớn nhất trong các đô thị trực thuộc tỉnh của Việt Nam
Thành phố Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ tỉnh Thanh Hóa, trung tâm hànhchính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa, là mộttrong những trung tâm kinh tế, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, thểdục thể thao của vùng phía Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Thanh Hóa cũng là
đô thị chuyển tiếp giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Bắc Trung Bộ,đầu mối giao lưu của tỉnh với cả nước, có vị trí quan trọng về an ninh, quốcphòng; là đô thị phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển công nghiệpsạch công nghệ cao Thành phố đã được công nhận đô thị loại 1 trực thuộc tỉnhvào ngày 29 tháng 4 năm 2015 tại quyết định số 636/ QĐ- Ttg, nhân dịp kỉ niệm
210 năm đô thị tỉnh lỵ, 20 năm thành lập thành phố
(Nguồn : wikipedia.org)
Trang 392.2 Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội tại TP.Thanh Hóa
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
là núi Hàm Rồng Núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành phố Đặcđiểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắcgóp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trongchiến tranh chống Mỹ cứu nước
Sông
Sông Mã: theo tương truyền, nước sông chảy xiết và dũng mãnh như mộtcon ngựa phi nước đại nên có tên là sông Mã Sông Mã được chọn làm trụcxương sống để xây dựng một thành phố hiện đại bên bờ sông Mã trong tươnglai
Hệ thống sông đào bao gồm: Sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai Thành,sông Nhà Lê, sông Kênh Bắc trước đây được xây dựng để cung cấp tưới tiêu,chống hạn, chống lụt cho nhân dân trên địa bàn thành phố Cùng với những consông đào này là những cây cầu mà người dân thành phố thường dùng tên chúng
để chỉ những khu vực không mang địa danh hành chính chính thức như cầu Cốc,cầu Sâng, cầu Hạc, cầu Bố, cầu Lai Thành
Khí hậu
Nhiệt độ
Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm qua thành phốThanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt
Trang 40+ Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối Xuân đến giữa mùa thu Ở khoảng thời giannày trong năm, thời tiết rất nắng, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán Nhữngngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39-40 độ C.
+ Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau Mùa nàythường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô.Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C
+ Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C
+ Gió Đông Nam: Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ
(Nguồn : wikipedia.org)
2.2.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế 15%; GDP bình quân đầu người3.930 USD; giá trị kim ngạch xuất khẩu 504 triệu usd; tổng vốn đầu tư phát triểntrên địa bàn 12.665; thu ngân sách Nhà nước 1.436 tỷ đồng
Năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt 15,6%.Tổngmức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015 ước đạt 16.110 tỷ đồng.Giá trị xuất khẩu năm 2015 ước đạt 627,8 triệu USD Tổng thu ngân sách năm
2015 ước đạt 1.490 tỷ đồng Lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp 13.317 tỷ đồng tăng
Năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa cơ bảnphát triển ổn định; quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo;