1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2007 – 2016.

103 89 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Đây là đề tài đầu tiên tập trung vào việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quan hệ song phương giữa Việt Nam và Thái Lan trên lĩnh vực thương mại trong 10 năm gần nhất từ năm 2007 2016, thập niên có những thành tựu rực rỡ nhất trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan. Đề tài đã làm nổi bật sự phát triển vượt bậc trong thập kỷ thứ tư của quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan so với các thập kỷ trước trong bối cảnh Quan hệ đối tác chiến lược được thiết lập và cơ hội mà không gian Cộng đồng ASEAN vững mạnh và đoàn kết đặc biệt là AEC mang lại. Bên cạnh đó, đề tài đi vào phân tích những yếu tố tác động, những tồn tại hạn chế, và lý giải nguyên nhân để từ đó đánh giá triển vọng và đề xuất các giải pháp cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước trong thời gian tới để đưa quan hệ hợp tác kinh tế thương mại đi vào chiều sâu và phát triển thực chất hơn, vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, vừa giải quyết những nhu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế mỗi nước.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐINH CÔNG HOÀNG

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tƣ liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chính xác và có xuất xứ rõ ràng

Hà Nội, tháng 7 năm 2018

Tác giả

Trần Thị Kiều Trinh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn “Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2007 – 2016”, em xin chân thành cảm ơn TS Đinh Công Hoàng, thầy đã hướng dẫn và chỉ dạy em rất nhiều trong quá trình làm luận văn Sự giúp đỡ và tận tâm của thầy là động lực giúp em hoàn thành luận văn của mình một cách tốt nhất

Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quốc tế học vì sự tận tâm của các thầy cô trong suốt thời gian em học tập và làm luận văn

Học viên

Trần Thị Kiều Trinh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – THÁI LAN 12

1.1 Tầm quan trọng của quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Thái Lan 12

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 12

1.1.2 Tầm quan trọng của quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Thái Lan 16

1.2 Các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan 18

1.2.1 Nhân tố từ phía quốc gia 18

1.2.2 Nhân tố từ phía thế giới và khu vực 27

1.2.3 Nhân tố pháp lý 30

Tiểu kết 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – THÁI LAN GIAI ĐOẠN 2007 - 2016 35

2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2007- 2016 35

2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 35

2.1.2 Cơ cấu mặt hàng 44

2.1.3 Hình thức trao đổi thương mại 55

2.2 Đánh giá về quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan 58

2.2.1 Thành tựu 58

2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 59

Tiểu kết 63

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – THÁI LAN 64

3.1 Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan 64

3.2 Định hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Thái Lan 68

3.2.1 Định hướng phát triển của Thái Lan 68

3.2.2 Định hướng phát triển của Việt Nam 71

Trang 6

3.3 Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Thái Lan 73

3.3.1 Giải pháp đối với Nhà nước 73

3.3.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp 78

Tiểu kết 83

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACMECS Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong Economic Cooperation Strategy

Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mê Kông

Cộng đồng kinh tế ASEAN

Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Association of Southeast Asia Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

Diễn đàn hợp tác Á – Âu

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

Chương trình Thuế quan quan ưu đãi có hiệu lực chung CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khu vực mậu dịch tự do

Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng

Hiệp định đối tác toàn diện khu vực

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan từ năm 2006-2016 35Bảng 2.2: Tỷ trọng XNK hàng hóa Việt Nam với Thái Lan trong tổng XNK hàng hóa của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 2007-2016 37Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan giái đoạn 2007- 2016 39Bảng 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam tại Thái Lan giai đoạn 2007-2016 40Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan giai đoạn 2007-2016 41Bảng 2.6: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan 43Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam sang Thái Lan giai đoạn 2010 - 2016 45Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang Thái Lan giai đoạn 2007 – 2016 45Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng củaViệt Nam sang Thái Lan giai đoạn 2012 - 2016 46Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 47Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu cà phê, chè, gia vị của Thái Lan Quý III giai đoạn 2010-2014 48Bảng 2.12: Nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan theo các nhóm hàng chính từ

2007 – 2016 50Bảng 2.13: Kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện củaViệt Nam từ Thái Lan giai đoạn 2012 - 2016 51Bảng 2.14: Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng củaViệt Nam

từ Thái Lan giai đoạn 2011 - 2016 51Bảng 2.15: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô củaViệt Nam từ Thái Lan giai đoạn 2012 - 2016 52Bảng 2.16: Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam từ Thái Langiai đoạn

2007 - 2016 52Bảng 2.17: Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc củaViệt Nam từ Thái Lan từ

2014 - 2016 53

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Đồ thị thương mại của Việt Nam với một số nước ASEAN phát triển 37

Hình 2.2 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước ASEAN năm 2016 40

Hình 2.3: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam từ các nước ASEAN năm 2016 42

Hình 2.4: Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam và Thái Lan từ năm 2007 – 2016 43

Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của 46

Việt Nam sang Thái Lan giai đoạn 2012 - 2016 46

Hình 2.6: 5 thị trường chính xuất khẩu cà phê, chè, gia vị tại Thái Lan 48

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Thương mại là ngành kinh tế có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội Nhiều nhà phân tích cho rằng “thương mại là cánh cửa mở nền kinh tế của một quốc gia với thế giới” Thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa, thương mại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc và đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế Thực tế cho thấy rằng, sự phát triển nhanh chóng của thương mại cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao của thời kỳ đổi mới và mở cửa đã làm thay đổi hẳn diện mạo của đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam Nhằm duy trì và phát huy hơn nữa vai trò của thương mại đối với phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam ngày càng liên kết chặt chẽ hơn với nền kinh tế thế giới mà trước hết

là với các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á Trong đó không thể không nhắc đến mối liên kết giữa Việt Nam và Thái Lan

Việt Nam và Thái Lan là hai nước “láng giềng” có mối quan hệ lâu đời, truyền thống Ngày 6/8/1976, Việt Nam và Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Nhìn suốt chiều dài lịch sử, có thể nói, Việt Nam và Thái Lan đã là “những đối tác tự nhiên”.1 Cùng chia sẻ dòng sông Mê Công, cùng chung đường biên giới trên biển, sự gần gũi về mặt địa lý tại một khu vực đầy biến động khiến hai nước có

ý nghĩa chiến lược đối với nhau

Dù có một khoảng thời gian trầm lắng trong quan hệ nhưng hai quốc gia đã vượt qua giai đoạn này và nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ song phương nhằm đem lại sự tiến bộ, phát triển và vì lợi ích chung của nhau Đến nay, quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan tiếp tục có những bước phát triển hết sức quan trọng tác động đến cả hai nước cũng như cả khu vực Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 12,49 tỷ USD năm

1 Phó Thủ tướng Pham Bình Minh (2016), Quyết tâm tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược, Đặc san Báo Thế giới và Việt Nam, tr 14

Trang 11

2016.2 Năm 2013, Việt Nam và Thái Lan là hai nước đầu tiên trong khu vực thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược, mở ra kỉ nguyên mới trong quan hệ, kỷ nguyên hợp tác cùng có lợi, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau Hơn nữa, với tư cách là thành viên của ASEAN, vai trò của Thái Lan và Việt Nam trong khu vực ngày càng gia tăng, điều đó đồng nghĩa rằng mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam sẽ có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển ở Đông Nam Á

Bên cạnh những kết quả đạt được, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn nhiều tồn tại Cán cân thương mại vẫn mất cân đối với tình trạng nhập siêu lớn ở phía Việt Nam và xu hướng ngày càng gia tăng Trong những năm gần đây thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến làn sóng đổ bộ mạnh mẽ của các doanh nghiệp Thái Lan qua các thương vụ mua bán, sáp nhập các chuỗi bán lẻ lớn Trong khi đó hàng hóa Việt Nam vẫn chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường Thái Lan và thậm chí còn đang mất thị phần trên chính thị trường nội địa Hơn nữa, hai nước cũng đang đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn hơn do việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đặt ra Có thể nói, hiện nay, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của mỗi nước nhất là trong điều kiện Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành năm 2015, mở

ra cơ hội để hai nước đẩy mạnh hợp tác trong việc tham gia sâu hơn và các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, mở rộng thị trường sang các nước đối tác FTA của ASEAN Vấn đề đặt ra là nguyên nhân của sự bất cân đối đó là gì? Và Việt Nam phải làm gì để điều chỉnh sự mất cân đối này, vượt qua thách thức và tranh thủ những cơ hội mới đặt ra

Với tầm quan trọng như vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2007 - 2016” cho luận văn của mình Bên cạnh ý nghĩa

lý luận và thực tiễn sâu sắc, đây còn là đề tài đầu tiên tập trung vào việc nghiên cứu đánh giá thực trạng quan hệ song phương giữa Việt Nam và Thái Lan trên lĩnh vực thương mại trong 10 năm gần nhất từ năm 2007 - 2016, thập niên được đánh giá là

2

muc-tieu-20-ty-usd-114579.html

Trang 12

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/thuong-mai-viet-nam-thai-lan-tu-tin-voi-có những thành tựu đáng kể nhất trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan Đề tài sẽ làm rõ sự phát triển trong thập kỷ thứ tư của quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan so với các thập kỷ trước trong bối cảnh Quan hệ đối tác chiến lược được thiết lập và cơ hội mà không gian Cộng đồng ASEAN vững mạnh và đoàn kết đặc biệt là AEC mang lại Bên cạnh đó, đề tài sẽ tìm hiểu các nguyên nhân của sự mất cân đối cán cân thương mại để từ đó đánh giá triển vọng và đề xuất các giải pháp cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước trong thời gian tới để đưa quan hệ hợp tác kinh tế thương mại đi vào chiều sâu và phát triển thực chất hơn, vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, vừa giải quyết những nhu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế mỗi nước

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Thái Lan và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lịch sử lâu đời, truyền thống Quan hệ Việt - Thái ngày càng được củng cố, phát triển và tiếp tục có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước cũng như cả khu vực Với sự hợp tác phát triển không ngừng của hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác thương mại - kinh

tế, Việt Nam và Thái Lan đều là những yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển của nhau Với tầm quan trọng như vậy, đã có rất nhiều chuyên gia, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về vấn đề này Dưới đây là một số cuốn sách và các bài viết tiêu biểu:

Cuốn sách “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những năm 90” của tác giả

Nguyễn Tương Lai chủ biên xuất bản năm 2001 Cuốn sách nghiên cứu và phân tích mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1999, giai đoạn 10 năm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc Công trình hệ thống hóa mối quan

hệ Việt Nam - Thái Lan trên 3 lĩnh vực chính trị, ngoại giao và kinh tế; tập trung giải quyết ba vấn đề: Quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong những năm 90 đã chịu sự chế định bởi những nhân tố gì? Đó là chính sách của các nước lớn, của ASEAN và quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước trong lịch sử Phân tích, đánh giá thực trạng 10 năm của mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan trên các lĩnh vực chính trị,

Trang 13

ngoại giao và kinh tế Những thách thức và triển vọng trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan khi bước vào thế kỷ XXI

Cuốn sách “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 1976 – 2000” của tác giả

Hoàng Khắc Nam xuất bản năm 2007 Cuốn sách đã tái hiện quá trình quan hệ của Việt Nam và Thái Lan từ năm 1976 đến năm 2000 Cuốn sách nêu lên cơ sở tiền đề hình thành cũng như bản chất và đặc điểm của mối quan hệ này Đồng thời, từ việc nghiên cứu tiến trình vận động của quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong 25 năm quan hệ, cuốn sách làm sáng tỏ động lực phát triển và những yếu tố tác động tới mối quan hệ trên Đó là các yếu tố lịch sử; là xung đột và hợp tác, đối đầu và đối thoại thường tồn tại đồng thời; là sự tác động từ các nước lớn trong mối quan hệ của Việt Nam và Thái Lan; là xu hướng gắn bó với nhau vì các lợi ích, giá trị của hai bên cũng như của khu vực

Cuốn sách “Kinh tế các nước Đông Nam Á, thực trạng và triển vọng” của

Phạm Đức Thành và Trương Duy Hòa chủ biên xuất bản năm 2002 Cuốn sách đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng nền kinh tế trong khu vực bao gồm những đặc điểm của mô hình phát triển, các đặc điểm phát triển chung của cả khu vực và hiện trạng của sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế của khu vực Cuốn sách cũng tập trung vào phân tích tác động của những xu hướng phát triển của thế giới, khu vực và tình hình kinh tế của các cường quốc tác động đến sự phát triển của khu vực Sau khi phân tích chung, cuốn sách tập trung vào thực trạng và triển vọng phát triển kinh tế của từng nước Đông Nam Á trong đó có Thái Lan

Cuốn sách “Kinh tế Thái Lan: Một số chính sách công nghiệp hóa hướng về

xuất khẩu trong ba thập niên cuối thế kỷ XX” của TS Trương Duy Hòa xuất bản

năm 2009 Cuốn sách đã nghiên cứu chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XX từ bối cảnh tác động đến sự chuyển hướng đến quá trình thực hiện chính sách, thành tựu, hạn chế của chính sáchđó và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay

Trang 14

Đặc san“Việt Nam – Thái Lan: Đối tác chiến lược tăng cường” của Báo Thế

giới và Việt Nam – Bộ Ngoại giao xuất bản năm 2016 nhân kỉ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thái Lan (06/8/1976 – 06/8/2016) Đặc san

là tập hợp các bài viết về những thành tựu to lớn của quá trình 40 năm hợp tác, những tiềm năng và triển vọng phát triển của quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư đến văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ… và giải pháp để đưa hai nước trở thành “Đối tác tin cậy, ổn định, lâu dài”

Về luận văn thạc sĩ có công trình “Cấu trúc thương mại hàng hóa Thái Lan – Việt Nam (2004 – 2013)” của tác giả Trương Quang Hoàn Luận văn đi vào nghiên cứu các xu hướng và những thay đổi diễn ra trong cấu trúc thương mại hàng hóa của Việt Nam và Thái Lan từ năm 2004 đến năm 2013 Từ đó đưa ra một vài gợi ý để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan trong những năm tới

Về luận án tiến sĩ, có công trình “Quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011” của tác giả Hà Lê Huyền Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống

và toàn diện về các nhân tố tác động, sự tiến triển trong quan hệ hai nước Thái Lan

và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011 dựa trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo đục đào tạo, thể dục thể thao, du lịch… và rút ra những nhận xét về mối quan hệ đối với tình hình của mỗi nước và khu vực

Ngoài các cuốn sách, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ còn có nhiều bài nghiên cứu có liên quan được đăng chủ yếu trên các tạp chí chuyên ngành như Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu kinh tế, Nghiên cứu quốc tế, Những vấn đề kinh tế thế giới, Có thể kể đến một số bài đáng chú ý như bài viết của Phạm Xuân Nam

“Tổng quan về quan hệ Việt Nam - Thái Lan: Bài viết của Trương Duy Hoà về “Vai trò của ngoại thương Thái Lan đẩy mạnh buôn bán trong khu vực” (1995); Bài viết của Hà Huy Thành “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan: 20 năm phát triển” (1997); Bài viết của Nguyễn Xuân Thắng: “25 năm quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan và triển vọng” (2001); “Quan hệ Thái Lan với các nước Đông Nam Á lục địa từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay” của Đặng Thanh Toán (2004); “Tăng cường

Trang 15

sự hiểu biết, quan hệ hợp tác ngày càng tốt Thái Lan - Việt Nam” của Thông tấn xã Việt Nam (2000); Bài viết của Trần Thị Hoàn “30 năm quan hệ hợp tác Việt Nam – Thái Lan” (2005); Bài viết của Hà Lê Huyền “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan

từ năm 2000 đến nay” (2010); Bài viết của Nguyễn Huy Hoàng “Một số vấn đề nổi bật của kinh tế Thái Lan giai đoạn 2001 – 2010 và triển vọng” (2010); Tin Kinh tế của Thông tấn xã Việt Nam với một loạt các bài viết như: Kinh doanh tại Việt Nam:

Cơ hội và thách thức đối với Thái Lan (3/2007), Thái Lan cảnh giác trước sự vươn lên của Việt Nam (8/2007), Việt Nam và Thái Lan hợp tác trong XK gạo (3/2008), Các nhà đầu tư Thái Lan đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam (11/2008), Thái Lan và Việt Nam họp về gạo (2/2009), Việt Nam “đe doạ” vị trí số một của Thái Lan về XK (4/2010); Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam

có bài viết liên quan tới vấn đề quan hệ Thái Lan - Việt Nam như: Quan hệ Việt Nam - Thái Lan (6/2008), Đánh giá của Thủ tướng Thái Lan về quan hệ hợp tác Việt Nam – Thái Lan và triển vọng hợp tác ASEAN (11/2010); Báo cáo “Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam trong 5 năm đầu của thế kỷ XXI (2001– 2005)” của Trần Thị Quỳnh Trang trong kỷ yếu “Những nghiên cứu mới về Nhật Bản và Châu Á” (2015); Bài viết Quan hệ kinh tế Vệt Nam – Thái Lan từ năm

1995 đến nay của tác giả Trần Xuân Hiệp (2017)

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Những công trình nghiên cứu có liên quan đến quan hệ Việt Nam – Thái Lan ở nước ngoài có thể kể đến một số tài liệu sau:

“The peace dividend” in Southeast Asia: the political economy of new Vietnamese relations của Surin Maisrikrod (1994): Cuốn sách đánh giá lại mối quan

Thai-hệ của Việt Nam – Thái Lan sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết năm 1992 Sau khi vấn đề gây ảnh hưởng đến quan hệ hai nước được gỡ bỏ, Thái Lan và Việt Nam đã dần khôi phục quan hệ Hai nước có những điều chỉnh trong chính sách ngoại giao và đặc biệt chính sách kinh tế, thương mại nhằm đem lại sự tiến bộ, phát triển và vì lợi ích chung của nhau

Trang 16

The Political Economy of Foreign Policy in Southeast Asia củaDavid

Wurfel, Bruce Burton (1990) Đây là cuốn sách sử dụng các lý thuyết quan hệ quốc

tế để phân tích về chính sách đối ngoại của các quốc gia Đông Nam Á cũng như kết

hợp phân tích khái niệm kinh tế chính trị ở khu vực này

International Relations in Southeast Asia: Between Bilateralism and Multilateralism của N Ganesan, Ramses Amer chủ biên xuất bản năm 2010 Cuốn

sách nói về mối quan hệ song phương của các nước ở Đông Nam Á với nhau và những mối quan hệ đa phương đặc biệt là trong ASEAN Cuốn sách cũng nêu lên những đóng góp của ASEAN đối với an ninh và hợp tác khu vực Trong cuốn sách

có bài viết nói về mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan kể từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc

Twenty - five years of Thai - Vietnamese relationship của nhóm tác giả

Thanyathip Sripana, Theera Nuchpiam, Phạm Đức Thành (2003) gồm các bài viết trình bày tại hội thảo tái hiện lại mối quan hệ của Việt Nam và Thái Lan trong 25 năm từ năm 1976 – 2001 trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa…

Thailand: Economic and Politics của nhóm tác giả Pasuk Phongpaichit và

Chris Baker (2002) đã cung cấp các dữ liệu cùng với những kết quả nghiên cứu rất toàn diện về hệ thống chính trị và kinh tế Thái Lan hiện đại

Tác giả Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana có công trình viết bằng tiếng

Thái rất nổi tiếng đó là Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái - Việt đã được

dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như tiếng Anh và tiếng Việt Công trình đã giới thiệu về quá trình nhập cư của cộng đồng người Việt vào Thái Lan, phong trào yêu nước của cộng đồng Việt kiều Thái Lan giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nêu lên chủ trương, đường lối, chính sách của chính phủ Thái Lan với cộng đồng người Việt ở Thái Lan, quá trình Việt kiều Thái Lan hồi hương và lối sống hòa đồng xã hội của Việt kiều Thái Lan

Tác giả Somchai Phagaphasvivat (1996) đã viết về “10 năm thương mại và

đầu tư Thái Lan tại Việt Nam: Những khó khăn và cơ hội hợp tác” Tác giả đã tái

Trang 17

hiện thực trạng quan hệ thương mại của Việt Nam trong 10 năm từ năm 1986 –

1996 Từ năm 1986 – 1991 quan hệ thương mại giữa hai bên còn ít ỏi nhưng từ năm

1992 đến 1996 quan hệ hai nước đã được mở rộng Tác giả cũng nêu ra những hạn chế trong quan hệ thương mại giữa hai nước và nguyên nhân của tình trạng đó

Luận án Tiến sĩ Lịch sử Quan hệ Thái Lan - Việt Nam (1976-2004) của tác giả

Thái Lan Thananan Boonwanna, đây là công trình nghiên cứu góp phần nâng cao sự hiểu biết về ý kiến, quan điểm của nhân dân Thái Lan nói chung và lãnh đạo Thái Lan nói riêng về lịch sử quan hệ Việt Nam - Thái Lan Tác giả tập trung chủ yếu vào quan hệ chính trị và ngoại giao của hai nước từ 1945 đến 2000

Trade policy review report of Thailand 2015: Báo cáo rà soát chính sách thương

mại Thái Lan của WTO năm 2015 Trong báo cáo này tập trung phân tích tình hình kinh tế và thương mại của Thái Lan Trong giai đoạn rà soát, hạn chế thương mại và các cuộc cải cách cơ cấu liên quan đến thương mại đã được thực hiện Cải cách trong thời gian dài hướng tới thúc đẩy tăng năng suất bằng cách cải thiện cạnh tranh quốc tế của Thái Lan và nâng cao tăng trưởng trên cơ sở xem xét các lĩnh vực như thuế, chính sách cạnh tranh, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, quản lý doanh nghiệp nhà nước…Báo cáo cũng khẳng định sự đa dạng quan hệ thương mại và đầu tư với Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc rất đáng chú ý

Các công trình nói trên, ở mức độ khác nhau đã giúp tác giả thu nhận những kiến thức cơ bản và những gợi mở quý giá bổ sung cho quá trình thực hiện luận văn

Có thể thấy, qua các công trình mà tác giả tiếp cận, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh, phân tích sâu về lĩnh vực quan hệ thương mại Thái Lan - Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2016 Đó là lí do chính để tác giả chọn đề tài này để thực hiện luận văn Đây sẽ là đề tài cập nhật mới nhất hiện nay tập trung phân tích về những thay đổi, tiến triển trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan đặc biệt trong bối cảnh sau khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, Cộng đồng ASEAN, AEC được thành lập (2015) và sắp tới là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) Đi sâu vào phân tích những yếu tố tác động, những tồn tại hạn chế, lý giải nguyên nhân và đưa ra các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai quốc gia trước sự thay đổi của thương mại quốc tế hiện nay

Trang 18

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thực trạng của quan hệ thương mại Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2007

- 2016, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống một số lý luận liên quan đến thương mại, phân tích những nhân tố tác động tới quan hệ thương mại giữa hai nước, xem xét tầm quan trọng của quan hệ

thương mại đối với mỗi nước và với khu vực

Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan trong giai đoạn nói trên, làm rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thương mại Việt Nam - Thái Lan Phân tích triển vọng và quan điểm về phát triển thương mại Việt Nam – Thái Lan, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan trong thời gian

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2007 – 2016

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Tác giả lựa chọn giai đoạn 2007 – 2016 cho khung thời gian nghiên cứu cho luận văn Đây là giai đoạn mà quan hệ Việt Nam – Thái Lan được đánh giá là phát triển tốt đẹp nhất từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao với một loạt các dấu mốc quan trọng Năm 2013, Việt Nam và Thái Lan trở thành hai nước ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược và được nâng lên thành quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường năm 2015 Các dấu mốc này đã mở ra một

kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa hai nước, kỉ nguyên hợp tác cùng có lợi, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau Nhiều cơ chế hợp tác mới và thực chất đã được xác lập đặc biệt trong quan hệ thương mại giữa hai nước, đem đến những thay đổi mang tính bước ngoặt và những thành tựu đáng ghi nhận so với các giai đoạn trước

Để đảm bảo nghiên cứu mang tính cập nhật và xuyên suốt, thấy được sự thay đổi trong quan hệ thương mại hai nước qua nhiều năm, tác giả đã lựa chọn khoảng

Trang 19

thời gian 10 năm, bắt đầu từ năm 2007 Hơn nữa vào năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự mở cửa hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam Việt Nam trở thành đối tác quan trọng và giàu tiềm năng của khu vực Ðông Nam Á, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới cho Việt Nam và Thái Lan Việc lựa chọn 2016 là năm khép lại mốc thời gian nghiên cứu bởi đây là năm đánh dấu kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam – Thái Lan (1976 - 2016) Đồng thời đây cũng là năm AEC bắt đầu đi vào hoạt động với nhiều cơ hội để hai nước đẩy mạnh hợp tác, thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương lên một tầm cao mới trong tương lai

Về không gian: Thái Lan và Việt Nam Bên cạnh đó, mối quan hệ thương mại này cũng được đặt trong sự vận động của khu vực Đông Nam Á và quốc tế để có cái nhìn khái quát về các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ thương mại của hai nước

Về nội dung: đề tài xin tập trung chủ yếu vào thương mại hàng hóa và đề cập một phần thương mại dịch vụ (ngành bán lẻ)

5 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả từ cách tiếp cận của ngành Quan hệ quốc tế đã sử dụng chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu lịch sử: Đó là phương pháp mô tả lịch sử nhằm tái hiện bức tranh chung và quá trình của mối quan hệ giữa hai nước đặc biệt là thương mại; Phương pháp lịch đại đã được kết hợp với phương pháp đồng đại; Phương pháp logic - lịch sử nhằm lý giải các hiện tượng, phân tích động thái, tìm hiểu nguyên nhân chi phối sự vận động của tiến trình quan hệ này; Phương pháp so sánh lịch sử đã được vận dụng để làm rõ những thay đổi về chất và lượng của quan hệ thương mại hai nước qua từng thời kỳ, từng giai đoạn Việc tiến hành đồng thời hai phương pháp so sánh lịch sử và logic-lịch sử giúp nhận thức rõ ràng được tính chất

và đặc điểm của quan hệ này trong các giai đoạn lịch sử…Ngoài ra, luận văn còn một số phương pháp khác như phương pháp cấu trúc, phương pháp hệ thống, các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp trong kinh tế như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê số liệu… để nghiên cứu sâu hơn vào quan hệ thương mại hai nước trong giai đoạn 2007 - 2016

Trang 20

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Thái Lan

Trong chương này, tác giả đề cập tới một số khái niệm và lý thuyết về thương mại quốc tế cũng như phân tích tầm quan trọng của quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan đối với hai nước và khu vực; Tác giả phân tích, làm rõ các nhân tố tác động tới quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan giai đoạn này ở các khía cạnh: thế giới, khu vực, quốc gia và pháp lý

Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2007 – 2016

Tác giả tập trung phân tích thực trạng của quan hệ thương mại Việt Nam - Thái Lan trên các khía cạnh: Kim ngạch XNK và CCTM, cơ cấu hàng hóa và hình thức trao đổi thương mại của hai bên Từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong quan hệ này, lí giải nguyên nhân để từ đó có cơ sở đưa ra giải pháp ở phần sau

Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan

Trên cơ sở những phân tích của chương 1 và chương 2, tác giả sẽ phân tích những triển vọng của quan hệ thương mại hai nước trong thời gian sắp tới Đưa ra định hướng phát triển quan hệ thương mại của hai nước Từ đó, khuyến nghị một số giải pháp cho Chính phủ, doanh nghiệp để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại ViệtNam – Thái Lan trong thời gian tới

Trang 21

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ

THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – THÁI LAN 1.1 Tầm quan trọng của quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Thái Lan

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Khái niệm về thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận.3Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước Ngày nay, thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế Vì vậy, phải coi thương mại quốc tế như một tiền đề, một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế

Thương mại quốc tế một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế Mặt khác, phải tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội Phải luôn luôn tính toán cái có thể thu được so với cái giá phải trả khi tham gia vào buôn bán và phân công lao động quốc tế để có đối sách thích hợp.4

Vì vậy để phát triển thương mại quốc tế có hiệu quả lâu dài cần phải tăng cường khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn

Thương mại quốc tế cũng bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch

vụ, thương mại liên quan đến đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ Trong đó, đề tài xin tập trung chủ yếu vào thương mại hàng hóa và đề cập một phần thương mại dịch vụ (ngành bán lẻ)

Thương mại hàng hóa lại được chia thành thương mại liên ngành và thương mại nội ngành Thương mại liên ngành là sự trao đổi hàng hóa khác nhau thuộc các

Trang 22

lĩnh vực hoặc ngành sản xuất khác nhau Ngược lại, “Thương mại nội ngành được hiểu là mua bán hàng hóa trong cùng một ngành hàng hay cùng một ngành sản xuất”.5Ví dụ như Việt Nam XK gạo sang các nước nhưng đồng thời NK gạo từ Thái Lan và một số nước khác Tùy từng trường hợp mà các mặt hàng XK và NK trong thương mại nội ngành có thể là quan hệ cạnh tranh hoặc quan hệ bổ trợ lẫn nhau.6

Khi nói đến thương mại quốc tế, chúng ta cần phải xem xét tới nguồn gốc và một số lý thuyết về thương mại quốc tế Xuất phát từ đây chúng ta có thể thấy được các yếu tố tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan, lí giải được các hạn chế, nguyên nhân và tìm ra được những hướng đi mới cho hai quốc gia

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối do Adam Smith phát hiện: “Mỗi quốc gia chỉ nên sản xuất các mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối, tức là sử dụng những lợi thế tuyệt đối đó họ có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp hơn các nước khác”.7

Như vậy, theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối, sự khác biệt về lợi thế tuyệt đối giữa hai quốc gia là nguồn gốc của trao đổi thương mại quốc tế Mô hình thương mại này có thể giúp giải thích được một phần của quan hệ thương mại quốc tế, tuy nhiên vẫn chưa giải thích được lý do của thương mại quốc tế trong mọi trường hợp

Lý thuyết về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) của David Ricardo: nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các nước khác trong việc sản xuất tất cả sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tạo ra lợi ích khi tham gia vào phân công lao động

và thương mại quốc tế Khi tham gia vào thương mại quốc tế, nước đó sẽ chuyên môn hóa sản xuất và XK sản phẩm mà chúng có lợi thế tương đối và NK các sản phẩm không có lợi thế tương đối 8

Sang thế kỷ 20, vào những năm 1920 – 1930, lý thuyết của Ricardo được Eli Heckscher và Bertil Ohlin mở rộng và mô hình hóa Hai ông cho rằng thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở điều kiện khác biệt giữa các quốc gia về nhân tố sản xuất:

7 Nguyễn Xuân Thiêm (2011), Giáo trình thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr 75

8 Nguyễn Xuân Thiêm (2011), Giáo trình thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr 82

Trang 23

Một số nước dư thừa lao động nhưng lại thiếu vốn, trong khi một số nước khác lại nhiều vốn nhưng thiếu lao động Kết quả là các quốc gia sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất và XK những mặt hàng mà nước đó có lợi thế tương đối và NK những mặt hàng kém lợi thế Tuy nhiên, mô hình cũngchưa giải thích được nhiềuhiện tượng thương mại trong thực tế

Cho đến Paul Krugman, ông đưa ra“Lý thuyết thương mại mới”: giải thích quan hệ thương mại nội ngành dựa trên giả định về lợi thế nhờ quy mô, theo đó việc sản xuất trên quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất Bên cạnh lợi thế quy mô sản xuất, lý thuyết Krugman còn dựa trên giả định người tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng sản phẩm.Do hai đặc tính này mà người sản xuất sẽ dần dần trở thành độc quyền đối với nhãn hiệu sản phẩm của mình, kể cả khi phải chịu sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác.Mô hình của Paul Krugman giải thích tại sao thương mại quốc

tế vẫn có thể diễn ra giữa những nước có lợi thế tương đối về nhân tố sản xuất tương tự nhau 9

Từ đó gợi ý rằng các nước có thể thu được lợi ích từ hoạt động thương mại ngay cả khi không có sự khác biệt về sự sẵn có các nguồn lực sản xuất hay công nghệ Thương mại cho phép một nước chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm nhất định, đạt được lợi ích kinh tế nhờ quy mô và giảm chi phí sản xuất, đồng thời mua những sản phẩm mà trong nước không sản xuất từ nước vốn cũng chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm khác Bằng cơ chế này, mức độ đa dạng của các sản phẩm dành cho người tiêu dùng sẽ tăng lên trong khi chi phí sản xuất trung bình cho những sản phẩm đó giảm xuống, kéo theo mức giá bán cũng giảm theo, từ

đó giải phóng các nguồn lực để sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ khác

Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế

Lợi thế so sánh của mỗi nước là một trong những nhân tố quyết định cơ cấu

xuất NK Các quốc gia sẽ XK những sản phẩm mà mình có lợi thế, và NK trở lại những hàng hóa mà trong nước sản xuất không có hiệu quả

Chính sách thương mại: là một hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp

thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại trong và

9 http://baoquocte.vn/paul-krugman-ong-la-ai-4501.html

Trang 24

ngoài nước ở những thời kỳ nhất định nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.10Như vậy cơ cấu hàng xuất NK có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại của Nhà nước thông qua các công cụ thuế quan hoặc phi thuế quan

Nỗ lực của doanh nghiệp: Sự cố gắng của các doanh nghiệp đóng vai trò quan

trọng trong việc cải thiện quan hệ thương mại hàng hóa song phương Các doanh nghiệp đầu tư vào trang thiết bị, dây chuyền công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng XK Các chiến lược của phát triển của doanh nghiệp, định hướng dài hạn của

doanh nghiệp tác động trực tiếp tới cơ cấu mặt hàng chung của một nước

Điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước: bao gồm số

lượng dân số, trình độ và truyền thống văn hóa, mức sống và thị hiếu của dân cư, thói quen tiêu dùng, nhu cầu thị trường Ví dụ mức sống, mức thu nhập ảnh hưởng đến cơ cấu của hàng hóa XNK Ở những nước có mức thu nhập cao, người tiêu dùng sẽ có nhu cầu về hàng hóa cao cấp hơn, an toàn hơn cả trên thị trường nội địa

và XK Ngược lại, ở những nước có mức sống thấp thì nhu cầu về hàng thiết yếu,

cơ bản cao hơn, nhu cầu về hàng tiêu dùng cao cấp, xa xỉ sẽ ít hơn

Vị trí địa lý: ảnh hưởng lớn tới cơ cấu thương mại Nếu hai quốc gia có vị trí

địa lý gần nhau và thuận lợi về các đường vận chuyển như hàng hải, hàng không sẽ giúp phát triển mạnh thương mại các mặt hàng kể cả các hàng hóa nặng, cồng kềnh,

tốn diện tích và chi phí bảo quản, vận chuyển

Đầu tư trực tiếp nước ngoài : FDI có tác động tới các dòng lưu chuyển hàng

hóa thể hiện trên nhiều khía cạnh Đầu tư trực tiếp tạo ra động lực để thúc đẩy XK, thay thế NK hoặc làm gia tăng khối lượng hàng hóa trung gian là đầu vào cho sản xuất giữa công ty mẹ của nước đầu tư và công ty chi nhánh tại nước sở tại, FDI sẽ

làm gia tăng cả XK và NK

Các tiêu chí đánh giá dòng thương mại hàng hóa quốc tế: 11

10

Đặng Đình Hào, Hoàng Đức Thân (2003), Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, tr 133

11 Nguyễn Thị Hồng Tâm (2016), Luận án Quan hệ hàng hóa giữa VN với một số nước ASEAN phát triển, tr

39

Trang 25

- KNXNK hàng hóa: Giá trị hàng hóa XNK hàng hóa giữa hai quốc gia hoặc hai khối nước

- Tốc độ tăng trưởng của KNXNK: tỷ lệ phần trăm tăng hay giảm của KNXNK theo đơn vị năm thời gian

- Cấu trúc hàng hóa: Tỷ lệ kim ngạch xuất NK của một loại hàng hóa nào đó trong tổng KNXNK

Trong luận văn này, sẽ tập trung phân tích vào thực trạng hàng hóa hai chiều theo các tiêu chí trên

1.1.2 Tầm quan trọng của quan hệ thương mại song phươngViệt Nam – Thái Lan

Đối với Việt Nam

Quan hệ thương mại là nòng cốt trong mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan Vì vậy, phát triển thương mại song phương sẽ góp phần quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia, tạo ra môi trường an ninh hợp tác khu vực cho Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế

Thái Lan đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam Đối với Việt Nam, Thái Lan là một trong những đối tác xuất NK lớn với tổng trị giá trao đổi thương mại luôn nằm trong 10 các quốc gia có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á

XK với Thái Lan sẽ mang về cho Việt Nam nguồn ngoại tệ Tăng trưởng hàng năm của KN XK sang Thái Lan là góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của KN

XK của Việt Nam, từ đó trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mặt khác, đây cũng là cơ sở để thu hút nguồn vốn đầu tư của các nước trên thế giới

NK với Thái Lan giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, thông qua việc NK các trang thiết bị kỹ thuật, khoa học công nghệ hiện đại từ đó thúc đẩy sản xuất, thay đổi cơ cấu sản phẩm và nâng cao hiệu quả nền sản xuất cũng như phát triển tiêu dùng trong nước

Việc tiếp cận với thị trường tiềm năng Thái Lan và cạnh tranh với các doanh nghiệp Thái Lan trên chính thị trường nội địa sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh

tế Việt Nam, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải phải đổi mới phương thức quản

Trang 26

lý, đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật, cải tiến và hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm

Trong ASEAN, Thái Lan là nước đi đầu trong phát triển công nghiệpvà đã xây dựng được một nền tảng công nghiệp tương đối vững chắc cho phát triển đất nước Vì vậy, Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác với Thái Lan để phát triển một số ngành công nghiệp ô tô, chế tạo máy, điện tử tiêu dùng, hóa chất, nhựa, dệt may, da giày, chế biến nông sản, thực phẩm…

Xuất NK với Thái Lan còn tạo ra các tác động ngoại ứng như: thúc đẩy trao đổi thông tin, dịch vụ, tăng cường kiến thức marketing cho các doanh nghiệp Việt Nam và đưa họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu Tất cả các yếu tố này sẽ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Thông qua các tập đoàn lớn của Thái Lan, các doanh nghiệp Việt Nam được học tập kinh nghiệm kinh doanh, có cơ hội tiếp cận được hệ thống phân phối bán lẻ lớn của Thái Lan và các nước khác, tìm kiếm được các đơn hàng tốt, bền vững từ đó xây dựng, định hình được thương hiệu riêng cho các sản phẩm Việt Nam tại các thị trường trên

Bên cạnh đó, việc phát triển thương mại song phương với Thái Lan cũng góp phần giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động Việt Nam

Đối với Thái Lan

Phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Thái Lan Trước hết, nó sẽ góp phần củng cố mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, qua đó tạo ra một môi trường an ninh, hợp tác cho Thái Lan và nâng cao vị thế của Thái Lan trong khu vực

Với thị trường 90 triệu dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế gia tăng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào, chi phí kinh doanh cạnh tranh cũng như các ưu đãi khuyến khích đầu tư hấp dẫn, Việt Nam là thị trường tiềm năng, là đối tác thương mại quan trọng của Thái Lan Và trên thực tế, hàng năm KN

XK của Thái Lan sang Việt Nam đều chiếm tỉ trọng lớn, góp phần tăng trưởng GDP của Thái Lan KN XK của Thái Lan sang Việt Nam năm2016 là 8,8 tỷ USD, chiếm

Trang 27

4,09% so với tổng KN XK của Thái Lan năm 2016.12 Việt Nam là bạn hàng quan trọng thứ 9 của Thái Lan

Hơn thế nữa, Việt Nam còn là một trong những thị trường hàng đầu của ASEAN, đồng thời cũng là thành viên của nhiều khung hợp tác khác trong đó có Thái Lan Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua AEC, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và TPP (nay

là CPTPP), chính vì vậy, đây sẽ còn là thị trường rộng lớn hơn trong tương lai đối với các nhà XK và đầu tư Thái Lan khi họ có thể đầu tư tại Việt Nam để XK hàng hóa sang các nước thành viên với các ưu đãi đặc biệt về thuế

Việc mua lại các chuỗi bán lẻ của Việt Nam là chiến lược dài hạn giúp Thái Lancó thể đẩy mạnh XK hàng hóa và nâng cao giá trị gia tăng

Quan hệ kinh tế của hai nước cũng tạo ra khả năng phối hợp và cạnh tranh trong một số ngành hàng XK ví dụ gạo, hồ tiêu, đường, hải sản, trái cây, linh kiện điện tử, hàng tiêu dùng, đồ may mặc…

1.2 Các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan

1.2.1 Nhân tố từ phía quốc gia

Nền tảng lịch sử quan hệ Việt Nam – Thái Lan

Cùng chia sẻ dòng sông Mê Công, cùng chung đường biên giới trên biển, sự gần gũi về mặt địa lý, sự tương đồng về văn hóa cùng những mối ràng buộc sâu xa trong lịch sử chính là những yếu tố quan trọng tạo nên nền tảng vững chắc cho quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Thái Lan trong đó có quan hệ thương mại Ngày 6/8/1976, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Hai năm sau, tháng 9/1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có chuyến thăm hữu nghị chính thức tới Thái Lan Đây là chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với quan hệ song phương Việt Nam – Thái Lan mà còn đối với cả khu vực Đông Nam Á Trong chuyến thăm lịch

sử này, hai bên đã ký Tuyên bố chung ngày 10/9/1978

12 Niên giám thống kê xuất nhập khẩu năm 2016 (2016), Tổng Cục Hải quan Việt Nam,tr.101

Trang 28

Sau đó, quan hệ hai nước gần như chững lại do “vấn đề Campuchia” Đến những năm 1990, cùng với việc chính phủ của Thủ tướng Thái Lan Chatichain Choonhavan chủ trương giảm căng thẳng ở khu vực, “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”, tiếp theo những nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi giữa Hà Nội và Băng Cốc, đặc biệt là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt và

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, chuyến thăm Thái Lan tháng 5/1990 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Lê Quang Đạo đã đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn thực sự hòa bình, hợp tác và hữu nghị giữa hai nước Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN Từ đây, mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam được nâng lên cấp độ cao hơn trước đó Từ đó, hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm của các đoàn cấp cao

Từ phía Việt Nam: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (6/2013); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (10/1998); Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (6/2012); Thủ tướng Phan Văn Khải (5/2000); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (12/2006, 7/2015); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (9/1996); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (12/2015) đã dẫn đầu các phái đoàn cấp cao đến thăm Thái Lan

Từ phía Thái Lan: Công chúa Sirindhorn (4/2000), 11/2009, 4/2011, 5/2015); Thủ tướng Chuan Leekpai (12/1998); Thủ tướng Banharn (10/1995), Thủ tướng Chavalit (3/1997); Thủ tướng Thacksin Shinawatra (4/2001); Thủ tướng Surayud Chulanont (11/2006); Thủ tướng Samak (3/2008); Thủ tướng Abhisit (7/2009); Thủ tướng Yingluck Shinawatra (11/2011, 11/2014)… đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam.13

Bên cạnh đó, hai bên cũng không ngừng thúc đẩy phát triển quan hệ và mở rộng hợp tác thông qua các cơ chế và khung hợp tác sẵn có, đặc biệt là cuộc họp Nội các chung lần thứ nhất năm 2004 Đây là cơ chế hợp tác song phương tầm vĩ mô do Thủ tướng hai nước đồng chủ trì, đề ra các các định hướng lớn trong quan hệ hữu nghị hợp tác song phương Quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân

13 Báo Thế giới và Việt Nam – Bộ Ngoại giao (2016), Đặc san Việt Nam – Thái Lan: Đối tác chiến lược tăng cường tr.8

Trang 29

Từ ngày 11 - 12/7/2012, tại Hà Nội, được sự chấp thuận của thủ tướng hai nước, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Thái Lan đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Thái Lan Tại Phiên họp, hai bên cùng đánh giá tình hình hợp tác kinh tế, thương mại song phương và thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác trong khuôn khổ song phương, các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng ASEAN, ASEAN và các diễn đàn kinh tế quốc tế khác Hai Bên thống nhất nhiều nội dung hợp tác trong lĩnh vực thương mại như: chính sách thương mại, xúc tiến thương mại và đầu tư, hợp tác nông sản, tăng cường hợp tác giữa khu vực tư nhân Hai bên cũng nhất trí cùng tăng cường trao đổi thông tin thị trường, phổ biến các quy định, thủ tục tới các doanh nghiệp, hợp tác tổ chức giao thương, các đoàn xúc tiến thương mại, khuyến khích việc hợp tác và liên kết chặt chẽ giữa cộng đồng các doanh nghiệp hai nước nhằm khai thác tối đa tiềm năng từ các Hiệp định thương mại tự do

Tháng 6/2013, trong chuyến thăm chính thức Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Thái Lan trở thành hai nước ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược, mở ra một kỉ nguyên mới trong quan hệ, kỷ nguyên hợp tác cùng có lợi, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau Nhiều cơ chế hợp tác mới, thực chất đã được xác lập, như Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương, đối thoại chính trị và an ninh Đến nay, Thái Lan là nước đầu tiên và duy nhất có cơ chế họp Nội các chung với Việt Nam

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha (11/2014), hai bên ký Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2014 – 2018 Đến nay tất cả 21 lĩnh vực trong Chương trình hành động đều được các bộ, ban, ngành hai nước tích cực triển khai, trong đó nổi lên là lĩnh vực thương mại và đầu tư Sự kiện này cho thấy hai nước Thái Lan và Việt Nam đang tạo những điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao ngày càng tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực mà nhất là về thương mại và đầu tư

Trang 30

Ngày 22 tháng 7 năm 2015, Kỳ họp lần thứ hai Ủy ban hỗn hợp Thương mại Việt Nam – Thái Lan đã diễn ra tại Thái Lan Hai bên đã nhất trí hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD vào năm 2020 Trên cơ sở

đó, tập trung thảo luận các biện pháp cụ thể như: tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trong đó Thái Lan nhất trí hỗ trợ Việt Nam tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam tại Thái Lan; hợp tác giải quyết khó khăn và thúc đẩy trao đổi hàng nông sản, đặc biệt là hoa quả; Thông qua Kế hoạch Hành động về Hợp tác Thương mại và Đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 Ngay sau kỳ họp, cũng trong tháng 7/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Vương quốc Thái Lan và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 3.14

Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan trước năm 2007

Trước năm 1976, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan rất hạn chế Giá trị XK hàng hóa của Thái Lan sang Việt Nam chỉ chiếm l,7% tổng XK hàng năm, trong khi đó NK từ Việt Nam chỉ chiếm 0,007% tổng lượng NK của Thái Lan.15

Giai đoạn 1986 - 1995 là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ thương mại hai nước khi kinh tế Thái Lan bắt đầu phát triển mạnh ở Đông Nam Á và năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc Đổi mới với một loạt chính sách “mở cửa”, mở rộng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với thế giới, trong đó có Thái Lan Năm 1990, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam –Thái Lan mới chỉ đạt 15 triệu USD nhưng đến năm 1995, khi Việt Nam gia nhập ASEAN, kim ngạch trao đổi song phương đã đạt 500 triệu USD

Trong giai đoạn 1996 - 2006, đặc biệt là trong 5 năm 2000 - 2005, kinh tế Việt Nam đạt được sự tăng trưởng và ổn định nên đã tạo điều kiện cho quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam phát triển hơn tuy nhiên còn nhiều hạn chế

so với một số nước phát triển trong khu vực Đây là nền tảng và động lực quan

Trang 31

trọng giúp Việt Nam – Thái Lan thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ tiềm năng này, đem lại lợi ích cho cả hai bên và khu vực

Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trên các lĩnh vực khác:

Việt Nam và Thái Lancòn tập trung thúc đẩy kết nối giao thông vận tải, một lĩnh vực then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại của hai nước Cụ thể, trên lĩnh vực đường bộ, hợp tác song phương hiện nằm trong khuôn khổ hợp tác khu vực ASEAN, Hiệp định Vận tải qua biên giới khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) và Hiệp định liên chính phủ về Đường bộ châu Á Từ ngày 11/6/2009, các phương tiện hai nước có thể vận chuyển hàng hóa sang thị trường của nhau thông qua tuyến hành lang Đông – Tây Tại Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải ba nước Việt Nam – Lào – Thái Lan ngày 21/2/2013 ở Hà Nội, các Bộ trưởng đã ký Bản sửa đổi Bản ghi nhớ về thực hiện bước đầu Hiệp định GMS trên hành lang Đông – Tây nhằm mở rộng phạm vi hoạt động cho phương tiện vận tải của các bên

ký kết từ hành lang Đông – Tây đến Hà Nội, Hải phòng (Việt Nam), đến Viêng Chăn (Lào) và đến Băng Cốc, Laem Chabang (Thái Lan) 16

Triển khai kết quả của kỳ họp lần thứ hai Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam – Thái Lan năm 2015, Bộ trưởng Giao thông vận tải hai nước đã có cuộc họp tại Hà Nội và thống nhất tiến hành xây dựng dự thảo Bản ghi nhớ về mở các tuyến xe buýt kết nối giữa ba nước Lào – Thái Lan – Việt Nam nhằm thúc đẩy vận tải, thương mại, văn hóa – du lịch giữa các nước Trong lĩnh vực hàng hải, hai nước kí Hiệp định hàng hải thương mại ngày 22/1/1979 và Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định ngày 14/9/1999 Tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu hàng hải giữa các nước cũng như sự hợp tác giữa các doanh nghiệp

Về phát triển vận tải ven bờ kết nối Việt Nam – Campuchia- Thái Lan, tại cuộc họp song phương cấp Bộ trưởng GTVT ngày 14/5/2015 ở Hà Nội, hai bên nhất trí thành lập nhóm đặc trách chung thực hiện nghiên cứu phát triển vận tải ven dọc theo hành lang này Ngày 28 –29/3/2015, nhóm đã tổ chức cuộc họp đầu tiên tại

16 Nguyễn Hồng Trường (2016), Hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực giao thông vận tải, Đặc san Việt Nam – Thái Lan, tr 76

Trang 32

Băng Cốc xem xét dự thảo điều khoản, trao đổi thông tin về các cảng và hạ tầng hỗ trợ phát triển vận tải ven bờ Việc mở tuyến vận tải này sẽ thúc đẩy giao thương hàng hóa bằng đường biển giữa ba nước Việt Nam – Campuchia – Thái Lan

Trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hai nước đã kí chính thức Hiệp định vận chuyển hàng không Việt Nam – Thái Lan về các chuyến bay giữa và qua lãnh thổ hai nước ngày 11/02/1978 Hiện thị trường vận tải hàng không Việt Nam – Thái Lan đã tự do hóa hoàn toàn trên cơ sở thỏa thuận song phương và trong khuôn khổ các Hiệp định đa biên về hàng không, tạo điều kiện cho các hãng hàng không được chỉ định của hai nước phát triển mạng đường bay và mở rộng khai thác 17

Bên cạnh đó, hai bên còn tăng cường hợp tác chặt chẽ trong du lịch,khoa học công nghệ, giao lưu nhân dân, văn hóa, giáo dục… Ngày càng nhiều tỉnh, thành của Việt Nam và Thái Lan xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ, kết nghĩa Hai nước luôn

hỗ trợ nhau trong khuôn khổ hợp tác khu vực, hợp tác tiểu vùng sông Mê Công và trong quan hệ đa phương tại các diễn đàn quốc tế, như ASEM, APEC, AFTA và Liên hợp quốc Đặc biệt, trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập từ ngày 31-12-2015, lãnh đạo hai nước đã nhất trí thúc đẩy sự phối hợp để phát huy hiệu quả vai trò của Cộng đồng, đồng thời củng cố sự đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực cũng như quốc tế

Có thể nói, mặc dù quan hệ Việt Nam - Thái Lan có nhiều thăng trầm nhưng ngày càng được cải thiện, mở rộng và phát triển Đây chính là nền tảng hết sức quan trọng, tác động tới sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan hiện nay

Tình hình Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào, Campuchia, phía Đông và Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương Với diện tích 331.698 km2, Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550 km và đường bờ biển dài 3.260 km18

Trang 33

nguyên đa dạng về nông lâm – ngư nghiệp, khoáng sản phục vụ cho phát triển mạnh nhiều ngành sản xuất công nghiệp trong nước và cho XK

Tính đến năm 2016, dân số của Việt Nam là trên 93 triệu người, đứng thứ 3 tại Đông Nam Á và đứng thứ 14 trên thế giới.19Nguồn nhân lực của Việt Nam đông đảo, cần cù, trình độ chuyên môn ngày càng được hoàn thiện Hơn nữa, giá nhân công Việt Nam thấp hơn so với một số nước trong khu vực Đây là những điều kiện hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế trong đó có thương mại

Tình hình chính trị của Việt Nam tương đối ổn định Đường lối đổi mới, mở cửa đúng đắn của Đảng, Nhà nước và chính phủ nhận được sự ủng hộ, đoàn kết, nhất trí của toàn dân Đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt Chính

sự ổn định về chính trị và xã hội đã tạo ra môi trường vĩ mô thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao, tiềm lực và quy mô tăng lên Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7%/năm trong thời gian dài; Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và đạt 2.215 USD năm 2016; GDP tăng gấp gần 7 lần và KN XK tăng gấp 200 lần so với thời kỳ đầu những năm 1990.20 Với môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, chi phí lao động rẻ, nợ nước ngoài thấp, Việt Nam là địa chỉ đầy thu hút đối với các doanh nghiệp Thái Lan

Không những vậy, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu của vào khu vực và quốc

tế (gia nhập ASEAN, AFTA, WTO…) khiến quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển Nếu năm 1986 Việt Nam có quan hệ xuất NK với 43 quốc gia thì hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan

hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có các cam kết hợp tác song phương với Thái Lan 21

19 http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=&ItemID=16171

20 http://baoquocte.vn/thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-cua-viet-nam-tang-106-usd-so-voi-2015-41870.html

21 http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/ns120222162217

Trang 34

Việt Nam đã coi hội nhập kinh tế quốc tế là một bộ phận không thể tách rời của quá trình đổi mới Thông qua các văn kiện của các kỳ đại hội, Đảng ta đã khẳng định chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế

và khu vực, củng cố và từng bước nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững Xuất phát từ chủ trương này, chiến lược đối ngoại của nước ta trong thời gian tới là tiếp tục phát triển hợp tác toàn diện với các nước láng giềng trong đó có Thái Lan Những thành quả trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho

sự phát triển hơn nữa của quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan

Tình hình Thái Lan

Với diện tích 513.115 km² (tương đương diện tích Việt Nam + Lào), Thái Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á Bờ biển dài khoảng 2500 km, tiếp giáp với 2 đại dương (Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương) và nhiều sông ngòi chằng chịt nên rất thuận lợi cho việc khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Dân số của Thái Lan khoảng 61,2 triệu người Lao động có năng lực, kỷ luật tốt, sẵn sàng làm công nghiệp nặng 90% dân số theo đạo Phật, vì vậy Phật giáo

có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân Thái Lan.22

Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khủng hoảng chính trị diễn ra “thường xuyên”, tình trạng tham nhũng gia tăng, xung độc sắc tộc, tôn giáo ở Thái Lan ngày càng căng thẳng, giới quân sự trở lại của trong nền chính trị Thái Lan, giới cầm quyền thay đổi liên tục Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ thương mại của Thái Lan với các nước, trong đó có Việt Nam

Về kinh tế: Thái Lan hiện là một nước công nghiệp mới (trước vốn là nước nông nghiệp truyền thống) Bắt đầu từ năm 1960, Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất Những năm 1970, Thái Lan thực hiện chính sách

22Ban Quan hệ Quốc tế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI (6/2016), Hồ sơ thị trường Thái

Lan http://vcci.com.vn/uploads/THAILAND_6.2016.pdf

Trang 35

“hướng xuất khẩu” Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần Các chính sách kinh tế nổi bật là Chiến lược từ công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu dựa trên nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài, tận dụng nguồn nhân lực rẻ trong nước, Chiến lược lấy xuất khẩu và dịch vụ làm đầu tầu cho tăng trưởng kinh tế, chính sách tạo vốn, chính

sách tiền tệ, chính sách tín dụng, chính sách đầu tư quốc tế…

Từ năm 1997 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, khủng hoảng kinh

tế thế giới cộng với những bất ổn chính trị đã khiến cho kinh tế Thái Lan liên tục biến động trong vòng xoay phục hồi, suy giảm Từ năm 2013 – 2015, do khủng hoảng chính trị trong nước cũng như nhu cầu toàn cầu giảm, nên các mặt hàng XK thế mạnh truyền thống của Thái Lan: thiết bị điện tử, hàng hóa nông nghiệp, ô tô và phụ tùng, thực phẩm chế biến đã giảm mạnh Đồng Bath Thái mất giá 8% trong năm 2015 Dù vậy, Thái Lan vẫn có một nền kinh tế tốt do có thế mạnh XK về công nghiệp và nông nghiệp – chủ yếu là điện gia dụng, hàng nông nghiệp, ô tô và phụ tùng, thực phẩm chế biến

Thái Lan rất chú trọng chính sách ngoại giao phục vụ kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư, đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác thương mại nhằm mở rộng thị trường, tăng giá trị hàng hóa của Thái Lan, tạo cơ hội về thương mại cho khu vực tư nhân Thái Lan Về tự do hóa thương mại, Thái Lan chú trọng đàm phán thành lập khu vực tự do thương mại (FTA) với các nước, trong đó đã ký với Nhật, đang đàm phán với Mỹ, đồng thời tăng cường quan hệ thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO Bộ Thương mại Thái Lan sẽ tập trung vào 3 kế hoạch ưu tiênlà: giảm nhập khẩu và thúc đẩy tăng trưởng bền vững; giải quyết các vấn đề về xuấtkhẩu nông nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh của các xí nghiệp vừa và nhỏ 23

Năm 2011, Thái Lan đã có 8.287 trên tổng số 8.300 dòng thuế có thuế suất 0%, tương đương 98,84% Ngày 6/1/2013, Bộ Tài chính Thái Lanđã ra quyết định điều chỉnh miễn giảm thuế cho các hàng hóa có xuất xứ từ ASEAN Theo quyết

23Ban Quan hệ Quốc tế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI (6/2016), Hồ sơ thị trường Thái

Lan http://vcci.com.vn/uploads/THAILAND_6.2016.pdf

Trang 36

định này, 9.558 mặt hàng được đưa vào danh mục miễn, giảm thuế, trong đó có 9.544 mặt hàng có thuế suất 0% chiếm 99,85% Các mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn 5% là 14 mặt hàng Về biện pháp phi thuế quan, từ năm 2009, Bộ thương mại Thái Lan đã công bố danh sách 183 biện pháp phi thuế quan sẽ đưa vào danh sách cần loại bỏ Thái Lan sử dụng khá nhiều hàng rào phi thuế quan trong đó chủ yếu là giấy phép NK và giấy chứng nhận đặc biệt.24

Có thể nói, sự chuẩn bị kĩ càng cùng những chiến lược mũi nhọn của Thái Lan trong phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng sẽ tạo đà giúp quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Asean cũng như Thái Lan – Việt Nam bước lên tầm cao mới

1.2.2 Nhân tố từ phía thế giới và khu vực

Thế giới

Chiến tranh lạnh vừa kết thúc, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế đã trở thành xu thế chung của thế giới Toàn cầu hóa không những thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp cho nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế từng quốc gia trở nên năng động hơn

mà còn thúc đẩy sự liên kết giữa khu vực với khu vực, khu vực với quốc gia và các quốc gia với nhau Các nền kinh tế có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau, điều này được thể hiện rất rõ trong quá trình toàn cầu hóa thương mại.Từ những năm 1980

và đặc biệt là sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời vào năm 1995, làn sóng hội nhập kinh tế khu vực lại bùng phát với nhiều biểu hiện mới về quy mô, mức độ và phạm vi địa lý Xu hướng khu vực hóa phát triển, hình thành những khu vực kinh tế có sức mạnh và quyền tự chủ cao, tạo điều kiện cho xu hướng tự do hóa thương mại phát triển, quan hệ song phương đa phương được hình thành một cách mạnh mẽ vào những năm đầu thế kỉ XXI

Quá trình tự do hóa thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nhờ đó, các rào cản thuế quan và phi thuế quan được giảm bớt, các thủ tục thương mại đã trở nên đơn giản hơn và thống nhất trên toàn thế giới Những hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng Thực tế

24 Nguyễn Quế Thương (2016), Sự tham gia của Thái Lan vào quá trình hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tr 24

Trang 37

này sẽ dến đến sự chuyển hướng các luồng thương mại trên thế giới, tác dụng tạo dựng thương mại là rất lớn từ những cam kết mở cửa thị trường và cải cách sâu rộng, nhưng bên cạnh đó là tác động chệch hướng thương mại có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu và làm giảm trao đổi thương mại của các nước không tham gia FTA Vì vậy, tham gia các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các FTA thế hệ mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ thương mại giữa hai bên

Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Thái Lan trong thập niên này chịu tác động rất lớn của khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 Kinh tế thế giới tăng trưởng thấp dưới 3% liên tục qua các năm, thị trường hàng hóa đi xuống với giảm giá sâu của dầu mỏ, hàng nguyên liệu nông sản…, tỷ giá biến động mạnh cùng với

sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ… Trong điều kiện như vậy, giá các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam và Thái Lan giảm đã tác động tới tăng trưởng KN XNK hàng hóa của hai nước

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm gần đây tạo ra những thách thức lớn cho toàn khu vực Đối với Việt Nam và Thái Lan, thực tế này đồng nghĩa với việc gia tăng cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế Trung Quốc đang trở thành đối trọng cạnh tranh trực tiếp không chỉ về thu hút FDI và lấy đi nhiều cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp Thái Lan và Việt Nam, mà còn tỏ rõ sự vượt trội trong

XK các mặt hàng tiêu dùng truyền thống như may mặc, đồ chơi, đồ gia dụng, thiết bị văn phòng Do đó, Việt Nam và Thái Lan cần phải tìm ra những hướng đi phù hợp để tăng tính cạnh tranh và hạn chế sức ép kinh tế từ nước này Thêm vào đó, Trung Quốc

ra sức thắt chặt quan hệ với từng nước ở Đông Nam Á, đẩy mạnh quan hệ với một số nước quan trọng trong đó có Thái Lan Chính vì vậy, đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ của hai nước Việt Nam – Thái Lan

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây đã có tác động sâu rộng tới quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế Một mạng lưới thương mại đã len lỏi vào từng ngõ ngách của từng quốc gia Các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam có điều kiện tiếp cận công nghệ mới, nhất là công nghệ

Trang 38

thông tin – điện tử để điều chỉnh mô hình kinh tế và cơ cấu kinh tế, rút ngắn kkhoảng cách phát triển thông qua tiếp nhận chuyển giao công nghệ và kĩ năng quản lí hiện đại, từ đó tạo ra thêm nhiều cơ hội để hợp tác với nhau Thêm vào đó, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các quốc gia có xu hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ phi thuế quan Các biện pháp này được thể hiện khá rõ trong quy định về sản xuất “sạch” do các nước đưa ra Tức làm phải đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, không phá hủy, làm cạn kiệt tài nguyên môi trường, bảo đảm trách nhiệm nhiệm trong quá trình sản xuất Do vậy, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và

dễ dàng xâm nhập vào thị trường của nhau, các doanh nghiệp hai nước buộc phải nỗ lực đầu tư, đổi mới công nghệ, điều chỉnh quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm…

Khu vực

Bước sang thế kỷ XXI, khu vực Đông Nam Á được đánh giá là khu vực hòa bình,

ổn định và ngày càng nổi lên trở thành địa bàn trọng tâm chiến lược và trung tâm kinh

tế trên thế giới ASEAN dần trở thành khối chính trị - kinh tế lớn, có vị thế quốc tế cao, đóng vai trò quan trọng trong hợp tác khu vực và với các nước lớn Bên cạnh đó, khu vực Đông Nam Á vẫn còn tiềm ẩn những bất trắc, đe dọa an ninh và sự phát triển bền vững của các nước như sự cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, chủ nghĩa ly khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới, đất liền, biển đảo Tất cả các yêu tố trên đều ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ thương mại của Việt Nam và Thái Lan Hòa chung với xu thế của thế giới với sự ra đời của hàng loạt các khối kinh tế mậu dịch khu vực như APEC, NAFTA… khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

đã được thành lập từ năm 1992 Đây là một trong những bước quan trọng xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia thành viên Để hoàn thành AFTA, các nước ASEAN cùng thực hiện chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT (Commom Effective Preferential Tariffs) Theo đó, trong vòng 10 năm, các nước ASEAN sẽ dần cắt giảm thuế quan xuống 0 – 5%, dỡ bỏ các rào cản thương mại và hài hòa các thủ tục hải quan trong vòng 10 năm để hàng hóa tự do lưu thông

Trang 39

giữa các nước thành viên 25Điều này đã có tác động tích cực, thúc đẩy quan hệ thương mại của Thái Lan và Việt Nam phát triển hơn so với giai đoạn trước

Năm 2003, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 9, các nhà lãnh đạo ASEAN lần đầu tiên tuyên bố mục tiêu hình thành một cộng đồng kinh tế ASEAN Đến năm 2015, AEC đã chính thức được ra đời AEC được hình thành đã mở ra cơ hội để Việt Nam và Thái Lan đẩy mạnh hợp tác, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, mở rộng thị trường sang các nước đối tác FTA của ASEAN

Vào năm 2012, các nước ASEAN và các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ đã khởi động quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Hiệp định RCEP sẽ thống nhất các Hiệp định thương mại tự do ASEAN+1 hiện có và xây dựng một khu vực thương mại tự do chung cho toàn vùng.26RCEP được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hơn nữa quá trình cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng như xây dựng các quy tắc xuất xứ chung Cùng với việc tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư,

tự do hóa thương mại hàng hóa trong khuôn khổ RCEP có thể có những tác động sâu rộng tới thương mại và đầu tư của Việt Nam và Thái Lan thời gian tới

1.2.3 Nhân tố pháp lý

Việt Nam và Thái Lan đều cùng tham gia rất nhiều hiệp định, diễn đàn trong khu vực và trên quốc tế Đây chính là những cơ sở pháp lý để điều tiết quan hệ thương mại của hai nước Việt Nam và Thái Lan

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Năm 2007, tham gia WTO, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường nông sản và phi nông sản, theo đó, ràng buộc toàn bộ biểu thuế NK hiện hành với khoảng 10.600 dòng thuế; ràng buộc ở mức thuế xuất hiện hành với 3.170 dòng thuế, chủ yếu là đối với các nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất, phương tiện vận tải Một

số mặt hàng đang có thuế suất cao được cam kết cắt giảm thuế ngay sau khi gia

25

luc-chung-CEPT/127764/noi-dung.aspx

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Hiep-dinh-Chuong-trinh-thue-quan-uu-dai-co-hieu-26 Nguyễn Tiến Dũng (2016), Thương mại Việt Nam và các nước RCEPT: Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại, Tạp chí Khoa học ĐHQGH: Kinh tế và kinh doanh, tập 32, số 3, tr 1

Trang 40

nhập WTO Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết giảm thuế bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21% là mức cắt giảm cuối cùng Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết giảm thuế bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng là 12,6% Trong thời gian đầu là thành viên của WTO, Việt Nam cam kết tham gia một số hiệp định tự do hóa theo ngành với nội dung chủ yếu

là cam kết sau 3-5 năm sẽ cắt giảm thuế quan (phần lớn về 0%) Sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế thuộc các ngành mà Việt Nam tham gia đầy

đủ (các ngành tham gia 100% các dòng thuế đều cắt giảm theo cam kết), sản phẩm thuộc các ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng

Việt Nam và Thái Lan đều là thành viên của WTO, vì vậy, những quy định của tổ chức này sẽ có tác động tới quan hệ thương mại của hai nước

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

AFTA là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN AFTA được hình thành trên cơ sở chính là Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT) nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại và tăng cường đầu tư trong khu vực thông qua việc cắt giảm và tiến đến bãi bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại các nước thành viên Cả Việt Nam và Thái Lan đều là thành viên của AFTA này vì vậy thương mại của hai nước cũng sẽ chịu sự điều tiết theo những quy định của Hiệp định này

Cụ thể, các nước thành viên phải giảm thuế NK xuống 0 - 5% trong vòng 10 năm Theo đó, 6 nước thành viên cũ trong đó có Thái Lan sẽ hoàn thành việc cắt giảm thuế quan xuống 0-5% vào 2003 và đối với Việt Nam là 2006 Tuy nhiên, để theo kịp

xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, các nước ASEAN đã tiếp tục cam kết:

Xoá bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2010 đối với ASEAN-627

và 2015 đối với CLMV28

- với một số sản phẩm nhạy cảm linh hoạt đến năm 2018;

27 Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore và Thái Lan

28 Campuchia, Laos, Myanmar, Việt Nam

Ngày đăng: 18/11/2019, 21:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Nhân dân, Thương mại Việt Nam - Thái Lan nhắm đích 20 tỷ USD, 2017, http://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/32950302-thuong-mai-viet-nam-thai-lan-nham-dich-20-ty-usd.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại Việt Nam - Thái Lan nhắm đích 20 tỷ USD
2. Ban Quan hệ Quốc tế - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI (2015), Hồ sơ thị trường Thái Lan,http://vcci.com.vn/uploads/THAILAND_2015.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ thị trường Thái Lan
Tác giả: Ban Quan hệ Quốc tế - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI
Năm: 2015
3. Ban Quan hệ Quốc tế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI (6/2016), Hồ sơ thị trường Thái Lan,http://vcci.com.vn/uploads/THAILAND_6.2016.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ thị trường Thái Lan
4. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế quốc tế
Tác giả: Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
5. Bộ Công thương (2011), Đề án Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030, Bộ Công thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2011
6. Bộ Công thương (2016), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, Bộ Công thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2016
7. Bộ Ngoại giao, Quan hệ Việt Nam - Thái Lan phát triển nhiều lĩnh vực, 2011, http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns110805144648 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Việt Nam - Thái Lan phát triển nhiều lĩnh vực
8. Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) - Bộ Công thương (2010), Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2009 – 2010, Cục Xúc tiến Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2009 – 2010
Tác giả: Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) - Bộ Công thương
Năm: 2010
9. Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) - Bộ Công thương (2016), Báo cáo xúc tiến thương mại 2016, Cục Xúc tiến Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xúc tiến thương mại 2016
Tác giả: Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) - Bộ Công thương
Năm: 2016
10. Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) - Bộ Công thương (2013), Hồ sơ thị trường Thái Lan, Cục Xúc tiến Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ thị trường Thái Lan
Tác giả: Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) - Bộ Công thương
Năm: 2013
11. Đặng Văn Chương (2010), Quan hệ Thái Lan - Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX, NXB ĐH Sƣ Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Thái Lan - Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX
Tác giả: Đặng Văn Chương
Nhà XB: NXB ĐH Sƣ Phạm
Năm: 2010
12. Tô Xuân Dân, Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình Quan hệ quốc tế - Lý thuyết và thực tiễn, NXB Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quan hệ quốc tế - Lý thuyết và thực tiễn
Tác giả: Tô Xuân Dân, Vũ Chí Lộc
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 1997
13. Nguyễn Tiến Dũng (2016), Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập 32 (Số 3); tr. 1-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2016
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
Năm: 2011
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
Năm: 2016
18. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2013), Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới
Tác giả: Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế
Nhà XB: NXB Chính trị - Hành chính
Năm: 2013
19. Trần Xuân Hiệp (2017), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan từ năm 1995 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (số 4), tr. 22 – 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Trần Xuân Hiệp
Năm: 2017
20. Trương Duy Hoà (1995), Vai trò của ngoại thương Thái Lan đẩy mạnh buôn bán trong khu vực, Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay, (Số 10), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay
Tác giả: Trương Duy Hoà
Năm: 1995
21. Trương Duy Hòa (2009), Kinh tế Thái Lan: Một số chính sách công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu trong ba thập niên cuối thế kỷ XX, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Thái Lan: Một số chính sách công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu trong ba thập niên cuối thế kỷ XX
Tác giả: Trương Duy Hòa
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2009
59. Tuyên bố chung họp Nội các chung Việt Nam – Thái Lan lần thứ 3, http://baotintuc.vn/thoi-su/tuyen-bo-chung-hop-noi-cac-chung-viet-nam-thai-lan-lan-thu-3-20150724065723244.htm Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w