Giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2007 – 2016. (Trang 87 - 93)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – THÁI LAN

3.3. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Thái Lan

3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp

Thay đổi tư duy về tiềm năng của thị trường Thái Lan, từ đó chủ động xây dựng chiến lƣợc kinh doanh bài bản, lâu dài, đặt mục tiêu thâm nhập sâu hơn vào thị trường Thái Lan. Trước đó, do không am hiểu nhiều về thị trường này, cho rằng sản phẩm XK hai nước cơ bản là tương đồng, khó cạnh tranh nên phần nhiều doanh nghiệp Việt chưa “mặn mà” với thị trường Thái Lan, từ đó chưa có chiến lược kinh doanh dài hơi, không mạnh dạn trong khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Tƣ duy đó cần phải thay đổi. Với rất nhiều tiềm năng trên các mặt nhƣ đã phân tích ở trên, hàng Việt hoàn toàn có thể phát triển sâu hơn vào thị trường Thái Lan. Các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định mục tiêu kinh doanh lâu dài, từ đó xây dựng chiến lược bài bản, tiến hành quảng bá, xây dựng thương hiệu, có như vậy mới thâm nhập

sâu vào hệ thống của Thái Lan. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần có có những giải pháp mang tính bền vững trong việc đảm bảo an toàn thanh toán, tài chính mà vẫn đủ sức linh hoạt để phù hợp với khả năng của đối tác về phương thức thanh toán, tập quán kinh doanh và các yếu tố đặc thù khác.

Chủ động nghiên cứu thị trường, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để am hiểu được phong tục, tập quán và thị hiếu tiêu dùng, văn hóa kinh doanh của người Thái, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp đồng thời tìm kiếm thêm các cơ hội và đối tác tiềm năng từ Thái Lan. Ví dụ nhƣ dù là nước XK mạnh về các mặt hàng nông thủy sản, nhưng các sản phẩm nông thủy sản đã qua chế biến vẫn có nhiều tiềm năng tại thị trường Thái Lan. Các mặt hàng có nhiều tiềm năng gồm có: trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc, thủy hải sản đông lạnh, nước ép trái cây, các loại bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp. Thu nhập ở mức trung bình và coi trọng truyền thống, người Thái Lan thường ăn ở nhà nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của Thái Lan là khá lớn. Đặc biệt là khi tiến hành đóng gói sản phẩm, bao bì phải có màu sắc bắt mắt, tiện dụng và đúng kích cơ, trọng lƣợng phù hợp, được bảo quản phù hợp với khí hậu nhiệt đới, cung cấp rõ thông tin hướng dẫn cho người sử dụng. Nắm được những vấn đề này, các doanh nghiệp thực phẩm của Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng mức thuế ƣu đãi từ AEC để phát triển thị trường tại Thái Lan. Người Thái Lan nhạy cảm với giá cả nên các doanh nghiệp cần tham khảo giá của các đối thủ cạnh tranh cùng loại cho từng mặt hàng cụ thể. Khi giao tiếp với doanh nhân người Thái Lan cần chuẩn bị kỹ danh thiếp, giới thiệu rõ vị trí của mình trong công ty vì trong giao dịch, người Thái thường coi trọng những người có địa vị cao.

Tăng cường hoạt động marketing XK: Khi nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, doanh nghiệp cần lưu ý phân biệt sở thích tiêu dùng ở các vùng miền để định vị sản phẩm XK. Đồng thời đào tạo, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên thương mại để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả hơn.

Trong hợp tác thương mại, các doanh nghiệp cần tìm hiểu các thông tin cần thiết khi kinh doanh với Thái Lan nhƣ các quy định về xuất NK, chính sách thuế và

thuế suất, quy định về bao gói, nhán mác, quy định về kiểm dịch động thực vật…;

các thông tin về những Hiệp định thương mại và hợp tác trong AEC hay giữa Việt Nam và Thái Lan khai thác triệt để những ƣu đãi thuế quan mà các doanh nghiệp được hưởng, tạo cơ hội tốt để XK hàng sang Thái Lan với giá rất cạnh tranh. Các doanh ngiệp cũng cần xem xét, kiểm tra kỹ lƣỡng khi làm chứng nhận xuất xứ. Các doanh nghiệp nên cẩn trọng với mã số HS, ngôn ngữ khai báo, mẫu chữ ký và con dấu khi làm hồ sơ, chẳng hạn, trong một hồ sơ mà dùng các mẫu mực con dấu khác nhau cũng có thể bị thuế quan Thái Lan từ chối hoặc do viết sai chính tả mà bị hiểu nhầm thành mặt hàng không thuộc vào danh mục xuất xứ ƣu đãi.

Trước khi hợp tác, giao dịch, cần tích cực tham vấn, thương vụ, phòng thương mại, các công ty Việt Nam đang hoạt động tại thị trường Thái Lan để tìm hiểu thêm về đối tác. Cần tiến hành kiểm tra kĩ lƣỡng, xác nhận hồ sơ các doanh nghiệp Thái thông qua các dịch vụ quốc tế để xác định độ tin cậy của đối tác kinh doanh.

Cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: sức cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố sống còn đối với một doanh nghiệp. Vì vậy, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao trình độ quản lý, đầu tƣ đổi mới công nghệ, cải tiến sản xuất để nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu, thiết kế mẫu mã đẹp, bắt mắt, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Cơ bản quan trọng nhất, bền vững nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh đó là nâng cao chất lượng sản phẩm. Thái Lan là một thị trường với sức mua tương đối lớn và tiềm năng, nhưng cũng là một trong những thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy của sản phẩm, mẫu mã. Ngay chính thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đang mất thị phần nội địa vào tay các doanh nghiệp Thái Lan vì tâm lý ƣa dùng hàng Thái, hàng Thái vừa đẹp vừa chất lƣợng của người tiêu dùng. Quan trọng là vậy những trên thực tế, các doanh nghiệp của Việt Nam lại chƣa thật sự đầu từ đúng mức cho việc kiểm tra chất lƣợng. Vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất để đảm bảo tính đồng nhất và ổn định chất lƣợng sản phẩm, đồng

thời khắc phục những sản phẩm có khuyết điểm, để hoàn thiện sản phẩm đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính an toàn khi sử dụng, xây dựng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của mình.

Các doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy lợi thế so sánh về lực lƣợng lao động dồi dào và chí phí lao động thấp ở các ngành nghề nhƣ may mặc, giày dép, điện thoại, linh kiện, các ngành chế biến nông lâm thủy sản nhƣ chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến sản phẩm gỗ. Lực lƣợng lao động của Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao cả về chất lƣợng và số lƣợng, độ tuổi ngày càng đƣợc trẻ hóa. Với dân số khoảng hơn 90 triệu dân trong đó khoảng 60% là dân số có độ tuổi dưới 30, Việt Nam có khả năng cung ứng lao động rất lớn và quy mô thị trường rộng mở. Việt Nam có khả năng cung ứng cả lao động phổ thông và lao động có tay nghề cao.

Sự kiện các doanh nghiệp Thái Lan mua lại các doanh nghiệp ở Việt Nam và Vinamilk mua lại doanh nghiệp sản xuất sữa ở New Zealand rồi đóng gói bán ngược lại thị trường Việt Nam đã cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể nghĩ đến và thực hiện những phương thức mới. Chúng ta có thể mua lại các doanh nghiệp của Thái để tạo kênh phân phối cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Thái Lan.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhƣng còn đang trong giai đoạn gia công hoặc nhập nguyên liệu, linh kiện về lắp ráp nhằm tận dụng nhân công giá rẻ. Đây là giai đoạn có giá trị thấp nhất.

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể cộng tác với các doanh nghiệp Thái Lan để tham gia sâu hơn và đạt giá trị lớn hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ví dụ nhƣ trong vấn đề lúa gạo, Thái Lan và Việt Nam kiểm soát gần một nửa lƣợng XK gạo của thế giới, vì vậy hai nước hoàn toàn có thể đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ thông tin với nhau, từ đó ổn định thậm chí là ấn định giá gạo trên thị trường khu vực và thế giới.

3.3.3. Giải pháp khác

Giải phápvề phía Hiệp hội ngành hàng: Tăng cường cung cấp thông tin và tạo liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng từ đó tìm ra giải pháp hỗ trợ nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa; Nghiên cứu, tổ chức các chương

trình xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tuyên truyền, quảng bá hàng Việt tại thị trường Thái Lan.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại Thái Lan nhằm trao đổi thông tin về các sản phẩm mà thị trường Thái Lan có nhu cầu và các sản phẩm mà Việt Nam có khả năng sẵn sàng cung cấp, kết nối cho doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan. Các doanh nghiệp bước đầu tìm đối tác NK cần tham khảo Đại sứ quán, Thương vụ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để cung cấp thông tin cần thiết, thẩm định năng lực, uy tín của đối tác, thông tin về phương thức, văn hóa kinh doanh tại Thái Lan, pháp luật của Thái Lan;

phát triển mối quan hệ với chính quyền, doanh nghiệp và người dân địa phương, cố gắng duy trì liên lạc thường xuyên để tạo sự tin tưởng, thiết lập quan hệ kinh doanh lâu dài và ổn định.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho hoạt động thương mại, đặc biệt là hệ thống giao thông. Đây là một trong những giải pháp cấp thiết nhằm hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thương mại giữa hai nước phát triển. Thương mại gắn liền với hệ thống đường giao thông, nên thương mại sẽ phát triển mạnh khi các hệ thống đường giao thông thuận tiện.

Phát triển đồng bộ các dịch vụ hỗ trợ thương mại như dịch vụ kho bãi, ngân hàng, dự báo thị trường… Đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin về ngành hàng, thị trường cũng như các khó khăn, kinh nghiệm xử lý các vướng mắc.

Tiếp cận phương thức mua bán mới: Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ,xu thế buôn bán trên thế giới bằng “Thương mại điện tử “ đã gia tăng hết sức nhanh chóng. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong cung cấp, giới thiệu thông tin về thị trường, quảng bá hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng, thương nhân (cả trong nước và nước ngoài), từ đó giúp các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh tìm đến cái mình cần nhanh nhất, tiện lợi và ít tốn kém nhất. Vì vậy, để phát triển buôn bán giữa Việt Nam – Thái Lan, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp cận với phương thức mới này, vận dụng linh hoạt để đạt đƣợc lợi ích tối đa.

Tiểu kết

Có thể nói, trên cơ sở thực tiễn phát triển quan hệ đối tác chiến lƣợc Việt Nam – Thái Lan nói chung, quan hệ thương mại giữa hai nước nói riêng và những cơ hội đƣợc tạo ra từ tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực diễn ra mạnh mẽ hiện nay và trong những năm sắp tới, tiềm năng phát triển thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan là vô cùng to lớn. Để hiện thức hóa tiềm năng đó đồng thời cải thiện đặc điểm nhập siêu đặc trƣng của Việt Nam cần sự nỗ lực tất cả các thành phần trong đó then chốt là Nhà nước và doanh nghiệp. Đối với Nhà nước, cần tiếp tục phát triển quan hệ ngoại giao với Thái Lan, là nền tảng quan trọng thúc đẩy thương mại hai nước; điều chỉnh kịp thời các cơ chế, chính sách liên quan đến thương mại hai nước; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực nhằm nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường trong nước và thị trường Thái Lan; có định hướng và xây dựng chiến lƣợc XK và NK rõ ràng với Thái Lan. Song song với đó là cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại, cơ sở công nghệ thông tin… Đối với các doanh nghiệp về cơ bản là cần thay đổi tƣ duy, tích cực, chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng bá, xây dựng thương hiệu lâu dài, bài bản nhằm thâm nhập sâu hơn vào thị trường Thái Lan, đầu tƣ công nghệ, cải tiến sản xuất nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm, trình độ quản lý, nguồn nhân lực…, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình…

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2007 – 2016. (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)