CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – THÁI LAN
1.1. Tầm quan trọng của quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Thái Lan
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm về thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận.3Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Ngày nay, thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy, phải coi thương mại quốc tế như một tiền đề, một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế.
Thương mại quốc tế một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác, phải tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. Phải luôn luôn tính toán cái có thể thu đƣợc so với cái giá phải trả khi tham gia vào buôn bán và phân công lao động quốc tế để có đối sách thích hợp.4 Vì vậy để phát triển thương mại quốc tế có hiệu quả lâu dài cần phải tăng cường khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn.
Thương mại quốc tế cũng bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, đề tài xin tập trung chủ yếu vào thương mại hàng hóa và đề cập một phần thương mại dịch vụ (ngành bán lẻ).
Thương mại hàng hóa lại được chia thành thương mại liên ngành và thương mại nội ngành. Thương mại liên ngành là sự trao đổi hàng hóa khác nhau thuộc các
3Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hòe (2008), Giáo trình thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, tr. 16
4Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hòe (2008), Giáo trình thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, tr. 16
lĩnh vực hoặc ngành sản xuất khác nhau. Ngược lại, “Thương mại nội ngành được hiểu là mua bán hàng hóa trong cùng một ngành hàng hay cùng một ngành sản xuất”.5Ví dụ như Việt Nam XK gạo sang các nước nhưng đồng thời NK gạo từ Thái Lan và một số nước khác. Tùy từng trường hợp mà các mặt hàng XK và NK trong thương mại nội ngành có thể là quan hệ cạnh tranh hoặc quan hệ bổ trợ lẫn nhau.6
Khi nói đến thương mại quốc tế, chúng ta cần phải xem xét tới nguồn gốc và một số lý thuyết về thương mại quốc tế. Xuất phát từ đây chúng ta có thể thấy được các yếu tố tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan, lí giải được các hạn chế, nguyên nhân và tìm ra được những hướng đi mới cho hai quốc gia.
Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối do Adam Smith phát hiện: “Mỗi quốc gia chỉ nên sản xuất các mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối, tức là sử dụng những lợi thế tuyệt đối đó họ có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp hơn các nước khác”.7
Nhƣ vậy, theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối, sự khác biệt về lợi thế tuyệt đối giữa hai quốc gia là nguồn gốc của trao đổi thương mại quốc tế. Mô hình thương mại này có thể giúp giải thích được một phần của quan hệ thương mại quốc tế, tuy nhiên vẫn chưa giải thích được lý do của thương mại quốc tế trong mọi trường hợp.
Lý thuyết về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) của David Ricardo: nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các nước khác trong việc sản xuất tất cả sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tạo ra lợi ích khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, nước đó sẽ chuyên môn hóa sản xuất và XK sản phẩm mà chúng có lợi thế tương đối và NK các sản phẩm không có lợi thế tương đối. 8
Sang thế kỷ 20, vào những năm 1920 – 1930, lý thuyết của Ricardo đƣợc Eli Heckscher và Bertil Ohlin mở rộng và mô hình hóa. Hai ông cho rằng thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở điều kiện khác biệt giữa các quốc gia về nhân tố sản xuất:
5Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hòe (2008), Giáo trình thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, tr. 98
6 Nguyễn Thị Hồng Tâm (2016), Luận án Quan hệ hàng hóa giữa VN với một số nước ASEAN phát triển, tr.
21
7 Nguyễn Xuân Thiêm (2011), Giáo trình thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 75.
8 Nguyễn Xuân Thiêm (2011), Giáo trình thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 82.
Một số nước dư thừa lao động nhưng lại thiếu vốn, trong khi một số nước khác lại nhiều vốn nhƣng thiếu lao động. Kết quả là các quốc gia sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất và XK những mặt hàng mà nước đó có lợi thế tương đối và NK những mặt hàng kém lợi thế. Tuy nhiên, mô hình cũngchƣa giải thích đƣợc nhiềuhiện tƣợng thương mại trong thực tế.
Cho đến Paul Krugman, ông đưa ra“Lý thuyết thương mại mới”: giải thích quan hệ thương mại nội ngành dựa trên giả định về lợi thế nhờ quy mô, theo đó việc sản xuất trên quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh lợi thế quy mô sản xuất, lý thuyết Krugman còn dựa trên giả định người tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng sản phẩm.Do hai đặc tính này mà người sản xuất sẽ dần dần trở thành độc quyền đối với nhãn hiệu sản phẩm của mình, kể cả khi phải chịu sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác.Mô hình của Paul Krugman giải thích tại sao thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa những nước có lợi thế tương đối về nhân tố sản xuất tương tự nhau. 9
Từ đó gợi ý rằng các nước có thể thu được lợi ích từ hoạt động thương mại ngay cả khi không có sự khác biệt về sự sẵn có các nguồn lực sản xuất hay công nghệ. Thương mại cho phép một nước chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm nhất định, đạt đƣợc lợi ích kinh tế nhờ quy mô và giảm chi phí sản xuất, đồng thời mua những sản phẩm mà trong nước không sản xuất từ nước vốn cũng chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm khác. Bằng cơ chế này, mức độ đa dạng của các sản phẩm dành cho người tiêu dùng sẽ tăng lên trong khi chi phí sản xuất trung bình cho những sản phẩm đó giảm xuống, kéo theo mức giá bán cũng giảm theo, từ đó giải phóng các nguồn lực để sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế
Lợi thế so sánh của mỗi nước là một trong những nhân tố quyết định cơ cấu xuất NK. Các quốc gia sẽ XK những sản phẩm mà mình có lợi thế, và NK trở lại những hàng hóa mà trong nước sản xuất không có hiệu quả.
Chính sách thương mại: là một hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại trong và
9http://baoquocte.vn/paul-krugman-ong-la-ai-4501.html
ngoài nước ở những thời kỳ nhất định nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội.10Nhƣ vậy cơ cấu hàng xuất NK có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại của Nhà nước thông qua các công cụ thuế quan hoặc phi thuế quan.
Nỗ lực của doanh nghiệp: Sự cố gắng của các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quan hệ thương mại hàng hóa song phương. Các doanh nghiệp đầu tƣ vào trang thiết bị, dây chuyền công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng XK. Các chiến lược của phát triển của doanh nghiệp, định hướng dài hạn của doanh nghiệp tác động trực tiếp tới cơ cấu mặt hàng chung của một nước.
Điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước: bao gồm số lƣợng dân số, trình độ và truyền thống văn hóa, mức sống và thị hiếu của dân cƣ, thói quen tiêu dùng, nhu cầu thị trường... Ví dụ mức sống, mức thu nhập ảnh hưởng đến cơ cấu của hàng hóa XNK. Ở những nước có mức thu nhập cao, người tiêu dùng sẽ có nhu cầu về hàng hóa cao cấp hơn, an toàn hơn cả trên thị trường nội địa và XK. Ngược lại, ở những nước có mức sống thấp thì nhu cầu về hàng thiết yếu, cơ bản cao hơn, nhu cầu về hàng tiêu dùng cao cấp, xa xỉ sẽ ít hơn.
Vị trí địa lý: ảnh hưởng lớn tới cơ cấu thương mại. Nếu hai quốc gia có vị trí địa lý gần nhau và thuận lợi về các đường vận chuyển như hàng hải, hàng không sẽ giúp phát triển mạnh thương mại các mặt hàng kể cả các hàng hóa nặng, cồng kềnh, tốn diện tích và chi phí bảo quản, vận chuyển.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài : FDI có tác động tới các dòng lưu chuyển hàng hóa thể hiện trên nhiều khía cạnh. Đầu tƣ trực tiếp tạo ra động lực để thúc đẩy XK, thay thế NK hoặc làm gia tăng khối lƣợng hàng hóa trung gian là đầu vào cho sản xuất giữa công ty mẹ của nước đầu tư và công ty chi nhánh tại nước sở tại, FDI sẽ làm gia tăng cả XK và NK.
Các tiêu chí đánh giá dòng thương mại hàng hóa quốc tế:11
10 Đặng Đình Hào, Hoàng Đức Thân (2003), Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, tr. 133.
11 Nguyễn Thị Hồng Tâm (2016), Luận án Quan hệ hàng hóa giữa VN với một số nước ASEAN phát triển, tr.
39
- KNXNK hàng hóa: Giá trị hàng hóa XNK hàng hóa giữa hai quốc gia hoặc hai khối nước.
- Tốc độ tăng trưởng của KNXNK: tỷ lệ phần trăm tăng hay giảm của KNXNK theo đơn vị năm thời gian.
- Cấu trúc hàng hóa: Tỷ lệ kim ngạch xuất NK của một loại hàng hóa nào đó trong tổng KNXNK.
Trong luận văn này, sẽ tập trung phân tích vào thực trạng hàng hóa hai chiều theo các tiêu chí trên.