Biến động tỉ giá, thực trạng và giải pháp
Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam MỤC LỤC 1 | K T T G 1 9 A N H Ó M 2 Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng gắn liền với nền kinh tế của các nước trên thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối đoái tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanh toán của một quốc gia, sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể kích thích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu. Và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thay đổi này. Để rõ hơn về ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu thì chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu đề tài “Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam”. Qua đó ta có thể thấy được những biến động tỷ giá trong thời gian qua và chính sách của nhà nước và những thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp khi tỷ giá tăng, giảm. Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 4 phần như sau: - Phần I: Cơ sở lý luận - Phần II: Thực trạng và nguyên nhân biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 – nay - Phần III: Dự báo về tỷ giá hối đoái - Phần IV: Tác động của sự biến đổi tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam 2 | K T T G 1 9 A N H Ó M 2 Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền này được biểu thị thông qua một đồng tiền khác, nói cách khác tỷ giá biểu thị số đơn vị đồng tiền định giá tương ứng với một đơn vị đồng tiền niêm yết. Việt Nam sử dụng phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái trực tiếp, nghĩa là đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá và đồng tiền nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá. Căn cứ vào các tiêu thức phân loại ta có các loại tỷ giá sau: - Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối: tỷ giá chính thức, tỷ giá kinh doanh và tỷ giá chợ đen. - Căn cứ vào thời điểm thanh toán: tỷ giá giao ngay, tỷ giá giao nhận có kỳ hạn hoặc tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa. -Căn cứ vào giá trị của tỷ giá: tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. 2. Các nhân tố tác động tỷ giá hối đoái 2.1. Tình hình cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia Có ba trạng thái cán cân thanh toán quốc tế là thâm hụt, thặng dư hay cân bằng. Nếu cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia thâm hụt, nhu cầu về ngoại tệ cao có thể dẫn tới xu hướng tỷ giá tăng. Ngược lại, nếu cán cân thanh toán quốc tế thặng dư thì tỷ giá có xu hướng giảm. 2.2. Tăng trưởng kinh tế của quốc gia Mức độ tăng/giảm GDP thực tế của một quốc gia so với nước khác trong điều kiện các nhân tố khác không đổi sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm tăng/giảm nhu cầu ngoại tệ để thanh toán cho hàng nhập khẩu từ đó tác động đến tỷ giá tăng hoặc giảm. 2.3. Sự chênh lệch lạm phát Nếu mức lạm phát của nước này cao hơn mức lạm phát của nước khác thì sức mua của đồng nội tệ sẽ giảm so với ngoại tệ. Lạm phát cao càng kéo dài, đồng tiền nội tệ càng mất giá trị thì sẽ gây sức ép làm tăng tỷ giá hối đoái. Ngược lại, nếu mức lạm phát của quốc gia thấp hơn nước khác thì tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. 2.4. Mức chênh lệnh lãi suất Luồng vốn ngắn hạn luôn có xu hướng tìm đến thị trường có mức lãi suất ngắn hạn cao hơn, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường này do đó tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. 2.5. Các nhân tố khác có khả năng tác động cung cầu ngoại tệ 3 | K T T G 1 9 A N H Ó M 2 Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam Một số nhân tố khác tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua cung cầu ngoại tệ như: yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai, chiến tranh, hoạt động đầu cơ… 3. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu 3.1. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu - Tỷ giá hối đoái biến động ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu: khi tỷ giá hối đoái tăng lên mà giá mua hàng nhập khẩu tính bằng ngoại tệ không thay đổi, giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng do đó khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu giảm so với hàng hóa sản xuất trong nước. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái giảm, giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. - Ảnh hưởng tỷ giá hối đoái đến kim ngạch nhập khẩu: do tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu nên yếu tố tỷ giá có thể là công cụ làm tăng hoặc giảm kim ngạch nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tác động ngược chiều lên kim ngạch nhập khẩu: tỷ giá tăng làm giảm kim ngạch nhập khẩu, tỷ giá giảm làm tăng kim ngạch nhập khẩu. - Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cơ cấu nhập khẩu: Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, các nhà nhập khẩu sẽ phải cân nhắc thu hẹp danh mục và lượng hàng hóa nhập khẩu. Đối với các mặt hàng trong nước có thể sản xuất được hoặc có hàng hóa thay thế thì sẽ hạn chế nhập khẩu hơn so với các mặt hàng trong nước không sản xuất được hoặc không có mặt hàng thay thế. 3.2. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu - Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu: khi tỷ giá tăng lên, với cùng một chi phí sản xuất tính bằng nội tệ không đổi, để doanh nghiệp nhập khẩu thu về một lượng tiền bán hàng tính bằng nội tệ như trước thời điểm biến động tỷ giá, doanh nghiệp có thể bán hàng với giá tính bằng ngoại tệ thấp hơn. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái giảm, để có thể thu về lượng tiền bán hàng tính bằng nội tệ không đổi để bù đắp cho chi phí sản xuất tính bằng nội tệ không đổi, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tăng giá bán hàng hóa tính bằng ngoại tệ. Do đó, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu giảm. - Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến kim ngạch xuất khẩu: do tỷ giá hối đoái tác động thuận chiều tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, đồng nghĩa với việc tác động thuận chiều tới kim ngạch nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng làm tăng khả năng 4 | K T T G 1 9 A N H Ó M 2 Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu dẫn tới tăng kim ngạch xuất khẩu và ngược lại. - Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: khi tỷ giá biến động sẽ làm thay đổi khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Điều này dẫn tới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được mở rộng khi tỷ giá tăng và thu hẹp khi tỷ giá giảm. Ngoài ra, sự biến động của cơ cấu hàng hóa nhập khẩu còn phụ thuộc vào khả năng thay thế hàng nhập khẩu của hàng hóa nội địa tại thị trường nước nhập khẩu. 5 | K T T G 1 9 A N H Ó M 2 Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND GIAI ĐOẠN 2008 – NAY 1. Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3/2008: Giảm 1.1. Thực trạng Trong giai đoạn 3 tháng đầu năm 2008, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 VND/USD xuống 15.960 VND/USD. Mức thấp nhất là 15.560 VND/USD). Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 VND/USD. 1.2. Nguyên nhân Tỷ giá giảm trong giai đoạn này chủ yếu đến từ chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Thực hiện mục tiêu chung kiềm chế lạm phát, NHNN không mua ngoại tệ nhằm hạn chế việc bơm VND ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75% lên 1% trong ngày 10/03/2008. Kéo theo đó, các NHTM cũng phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNN gây ra các tác động sốc và phản ứng tiêu cực tức thì của thị trường tiền tệ và hoạt động của NHTM, kéo theo các tác động đến cung cầu ngoại tệ. 2. Giai đoạn từ cuối tháng 3 đến 10/6/2008: Tăng 2.1. Thực trạng Tuy nhiên, từ cuối tháng 3, tỷ giá đảo chiều và tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do. Từ mức khoảng 16.000 VND/USD tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 VND/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 VND so với mức trần, còn trên thị trường tự do cao hơn khoảng 100 - 150 VND. 2.2. Nguyên nhân - Do mặt bằng lãi suất nội tệ quá cao, trong khi tỷ giá USD lại ở mức thấp và lãi suất vay USD lại không biến động nhiều nên doanh nghiệp xuất khẩu vay USD chuyển đổi ra VND để phục vụ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhập khẩu vay ngoại tệ thanh toán các hợp đồng nhập khẩu - Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả doanh nghiệp xuất và nhập khẩu đến hạn cao 6 | K T T G 1 9 A N H Ó M 2 Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam - Tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Nhu cầu ngoại tệ đối với nhập khẩu tăng khá mạnh làm cho nguồn cung USD bị sức ép lớn - Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt nam bằng việc bán TPCP khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD). - Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ bán lại trên thị trường. - Cả thị trường chỉ có chiều mua ngoại tệ đã tác động mạnh đến tâm lý găm giữ ngoại tệ của người đầu cơ. 3. Giai đoạn từ 11/6 đến 15/10/2008: Giảm và bình ổn tạm thời 3.1. Thực trạng Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 VND/USD xuống 16.400 VND/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 VND trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11. 3.2. Nguyên nhân Các biện pháp can thiệp kịp thời của NHNN trước tình trạng sốt USD ở mức báo động: - Ngày 11/6/2008, điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 16.139 VND/USD ngày 10/6/2008 lên 16.461 VND/USD, tăng 322 VND/USD hay tiền đồng mất giá 2% so với USD để phản ánh sát hơn cung cầu thị trường - Ngày 27/6/2008, điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng lên 16.516 VND/USD, đồng thời mở rộng biên độ dao động tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±1% lên mức ±2%. Kết quả tiền đồng trượt giá thêm 1,37% so với USD. - Yêu cầu các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối nghiêm túc chấp hành quy định về biên độ tỷ giá giữa VND và USD, thực hiện niêm yết và giao dịch theo đúng quy định. - Tăng cường bán ngoại tệ cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, đáp ứng tối đa các nhu cầu thiết yếu như nhập khẩu xăng dầu, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thiết bị y tế, đồng thời hỗ trợ ngoại tệ cho các ngân 7 | K T T G 1 9 A N H Ó M 2 Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam hàng có phục vụ nhu cầu trả nợ vay hoặc thanh toán L/C đến hạn, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của cá nhân và hỗ trợ trạng thái cho các NHTM. - Yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ và chấn chỉnh hoạt động của các đại lý, bàn đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM) bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. -Cấm mua, bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ. -Cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng. - Kiểm soát nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu đặc biệt ô tô và hàng xa xỉ. - NHNN tăng mạnh lãi suất cơ bản từ 8,75%/năm lên 12%/năm vào tháng 5, rồi sau đó tăng lên 14%/năm vào tháng 6, nhằm tập trung nguồn tiền đồng vào hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát và giảm áp lực lên tỷ giá - Công bố mức dự trữ ngoại hối Nhà nước 20,7 tỷ USD, củng cố lòng tin thị trường - Lạm phát tháng 07 đã tăng chậm lại ở mức tăng 1,13% so với tháng trước. -Lãi suất ổn định. -Thâm hụt thương mại giảm hơn so với các tháng đầu năm. 4. Giai đoạn từ 16/10/2008 đến 24/11/2009: Tăng 4.1. Thực trạng Tỷ giá tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 VND/USD. Sang năm 2009, từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá liên ngân hàng dao động trong khoảng 17.450 - 17.700 VND/USD, cách giá trần khoảng từ 0 - 200 VND, còn TTTD cao hơn tỷ giá liên ngân hàng khoảng 100 VND. Từ tháng 4 đến tháng 9: tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18.180 - 18.500 VND/USD. Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 - 19.300 VND/USD, có lúc đạt đỉnh 19.750 VND/USD trên thị trường liên ngân hàng và 20.000 VND/USD trên TTTD. 4.2. Nguyên nhân - Bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn từ 22/10 – 22/11. Tổng giá trị bán khoảng 1 tỷ USD 8 | K T T G 1 9 A N H Ó M 2 Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam - Từ ngày 7/11/2008, biên độ tỉ giá giao dịch USD/VND được mở rộng từ mức 2% lên 3% so với tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố (Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 6/11/2008), trong thời điểm cung ngoại tệ hạn chế. - Các thay đổi lớn về chính sách tiền tệ cuối năm 2008 như giảm lãi suất cơ bản, giảm lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc. - Ngày 18/1/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo chiều hướng giảm. - Ngày 24/2/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành Quyết định về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng và quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam như hiện hành là 7%/năm. - Ngày 23/3/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 622/QĐ- NHNN ngày về điều chỉnh biên độ tỷ giá VND/USD lên mức +/-5% thay cho mức +/-3% hiện hành. Điều chỉnh sẽ giúp cho tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009. 5. Giai đoạn từ cuối năm 2009 đến cuối 2010: Duy trì ổn định từ cuối năm 2009 đến tháng 2/2010 và tăng mạnh bất thường vào nửa cuối 2010 5.1. Thực trạng Từ cuối 2009 đến tháng 10/2/2010, tỷ giá được duy trì khá ổn định. NHNN kích thích việc các tập đoàn, tổng công ty lớn bán ngoại tệ cho ngân hàng thông qua các hình thức giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD, nâng tỷ giá thêm 3%, tương ứng 603 VND, lên mức 18.544 VND và cố định từ đó cho đến ngày 17/8/2010. Ngày 17/8, NHNN tiếp tục công bố nâng mức tỷ giá lên mức 18.932, làm đồng VND giảm 5,34% và giữ nguyên biên độ tỷ giá +/-3%. Các NHTM niêm yết tỷ giá xung quanh mức 19.450 VND/USD. Cuối tháng 9, tình hình thị trường ngoại hối căng thẳng, tỷ giá chợ đen tăng từng ngày, cuối tháng 9 ở mức 19.670 VND. Cuối tháng 11/2010, tỷ giá lên mức 21.389 VND/USD và tỷ giá trên thị trường tự do vượt qua mức 21.500 VND/USD. 5.2. Nguyên nhân Sau đợt phá giá tiền đồng vào tháng 2/2010, thị trường ngoại hối có vẻ như khá yên ả, tỷ giá liên ngân hàng được giữ nguyên, chênh lệch tỷ giá thị trường tự do và tỷ 9 | K T T G 1 9 A N H Ó M 2 Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam giá NHTM thu hẹp, trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng luôn ở mức thặng dư. Nhưng dưới sự bình lặng đó, là cơn sóng âm ỉ manh nha từ đầu quý 3, xuất phát từ tăng trưởng dư nợ ngoại tệ tăng đột biến kể từ đầu năm, các doanh nghiệp chấp nhận rủi ro về tỷ giá, vì không thể chịu nổi lãi suất tiền đồng quá cao. Trong 7 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ lên tới 34,4%, so với 8,4% dư nợ tiền đồng. Nhưng bản thân doanh nghiệp cũng tự đề phòng bằng cách vay với kỳ hạn ngắn (3 -6 tháng), theo đó, từ tháng 7, nhu cầu trả nợ vay USD khi đến thời điểm đáo hạn tăng cao, gây sức ép lớn đến cầu ngoại tệ. NHNN bắt đầu lo lắng, và từ giữa tháng 6 đã phải kiểm soát chặt tín dụng ngoại tệ. Các doanh nghiệp chưa hoặc không có nguồn thu ngoại tệ đôn đáo thu gom USD đề phòng khan hiếm ngoại tệ, các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ thì không muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng do e ngại không thể mua lại nếu có nhu cầu vào cuối năm. Chính vì vậy, tỷ giá thị trường tự do đã bắt đầu tăng trở lại từ cuối tháng 7, nới rộng khoảng cách với tỷ giá chính thức. Đến ngày 17/8 khi sự chênh lệch này đã ở mức rất lớn, để tránh tình trạng chảy USD ra ngoài hệ thống, đảm bảo cung USD vào cuối năm, NHNN đã buộc phải tăng tỷ giá. Trong năm 2010, tỷ giá biến động khá bất thường, đầu ra ngoại tệ tăng mạnh do chính sách của NHNN về mở rộng đối tượng được vay vốn ngoại tệ nhưng đầu vào ngoại tệ rất khiêm tốn. NHTM buộc phải nâng lãi suất huy động ngoại tệ lên. Điều này càng làm rõ thêm sức mạnh của yếu tố tâm lý và tình trạng đô la hóa đang ngày càng trầm trọng tại Việt Nam trong giai đoạn này. 6. Năm 2011 Bước sang năm 2011, tỷ giá cũng có biến động nhưng không nhiều tuy nhiên sau thời gian kiềm giữ tỷ giá VND/USD chính thức ở mức 18.932 VND/USD thì đã đẩy chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do lên đến 2.000 – 3.000 VND/USD và Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 9,3%, đồng thời thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-3% xuống còn +/-1% từ ngày 11/2/2011. Việc tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 9,3% là nhằm giải phóng áp lực về tỷ giá dồn nén quá lớn sau một thời gian tương đối dài, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách 10 | K T T G 1 9 A N H Ó M 2 . Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN. Phần II: Thực trạng và nguyên nhân biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 – nay - Phần III: Dự báo về tỷ giá hối đoái - Phần IV: Tác động của sự biến đổi