Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến các doanh nghiệp XNK của Việt Nam

Một phần của tài liệu Biến động tỉ giá, thực trạng và giải phápx (Trang 27 - 29)

IV. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN ĐỔI TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT

2.Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến các doanh nghiệp XNK của Việt Nam

Biến động tỷ giá luôn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị xuất nhập khẩu, bởi vậy cần kiểm soát tỷ giá để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu.

2.1. Khi tỷ giá giảm

Khi tỷ giá giảm, số lượng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ giảm đi, các doanh nghiệp nhập khẩu không thể bán USD đang nắm giữ để chi trả cho hàng hóa nhập khẩu vì lỗ nặng. Khi đó giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm tương đối, do vậy nhu cầu đối với hàng nhập khẩu tăng lên, nhập khẩu sẽ có lợi. Đồng thời những khoản nợ vay ngoại tệ hay nợ nước ngoài sẽ mất đi một phần gánh nặng nhờ chênh lệch tỷ giá, người nợ sẽ chi trả ít nội tệ hơn so với khi vay mượn.

Đầu năm 2008 tỷ giá VND/USD đã tăng khoảng 9% và đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng cao trong việc thanh toán quốc tế đã làm chi phí nhập khẩu và chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao gây áp lực lớn đối với doanh nghiệp nhập khẩu các yếu tố đầu vào, đồng thời chi phí vay nợ của các doanh nghiệp cũng tăng cao. Những điều này đã làm cho chi phí tỷ giá trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng đột biến.

Trong 5 tháng đầu năm 2008 nhập siêu tăng mạnh, trong đó một nguyên nhân quan trọng là tỷ giá đầu năm 2008 giảm mạnh đã kích thích hoạt động nhập khẩu của Việt Nam bởi vì cùng một sản lượng nhập khẩu nhưng các doanh nghiệp Việt Nam tốn ít chi phí hơn để đổi ra ngoại tệ chi trả cho hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời đồng VND trong giai đoạn này tăng so với USD do tỷ giá giảm nên hàng hóa của Việt Nam không có sức cạnh tranh nhiều so với hàng hóa các nước, đặc biệt khi thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam lại là thị trường Mỹ. Ngược lại, hàng hóa của Mỹ lại rẻ tương đối so với hàng hóa của Việt Nam nên lượng nhập khẩu hàng hóa tăng lên.

Liên tiếp trong 7 tháng cuối năm 2008, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp. Một trong những nguyên nhân chính là do hàng hóa nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu. Trong giai đoạn này, tỷ giá biến động trái chiều so với đầu năm, VND mất giá so với USD. Đồng thời, trong giai đoạn này giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch mạnh nên các nhà đầu tư có nhu cầu cần

nhiều USD để nhập khẩu vàng làm cho cầu USD tăng mạnh. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng lo ngại về nền kinh tế Việt Nam do những tin đồn về lạm phát, khủng hoảng làm giảm lượng lớn USD. Những điều đó đã làm VND trượt giá so với USD và ngân hàng nhà nước đã tăng biên độ tỷ giá lên +/-2% vào cuối tháng 6/2008.

Việc mất giá của VND có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hơn vì tỷ giá giảm giúp tỷ giá chính thức gần với tỷ giá trên thị trường tự do và các doanh nghiệp sẽ dễ dàng mua USD để nhập khẩu nguyên vật liệu hơn, giảm bớt các giao dịch đường vòng, hạn chế được việc ghim giữ USD.

2.2. Khi tỷ giá tăng

Khi tỷ giá VND/USD tăng, doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều thuận lợi hơn do tỷ giá tăng đồng nghĩa với lợi nhuận thu được quy ra VND sẽ được tăng lên. Tuy nhiên tác động thuận lợi đến các doanh nghiệp xuất khẩu là không nhiều vì các doanh nghiệp phải đối mặt với việc tăng chi phí cho việc mua nguyên vật liệu.Việc điều chỉnh tỷ giá thường tác động ngay đến chi phí nhập khẩu và có độ trễ nhất định đối với giá xuất khẩu. Hàm lượng nhập khẩu trong hàng xuất khẩu của Việt Nam là 70% thì khi tỷ giá tăng sẽ làm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng, đưa đến tăng giá thành sản xuất, làm mặt bằng chung của giá cả trong nước tăng theo, điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Khi đầu vào tăng giá thì đầu ra buộc phải tăng theo, đây chính là “cái lợi” mà mọi người đang nhắc tới. Nhưng thời điểm này, trong khi các doanh nghiệp đều đang chấp nhận mức giá sàn thấp nhất, cố gắng giảm mục tiêu lợi nhuận ở mức có thể để ổn định sản xuất kinh doanh thì bất cứ sự thay đổi nào của chính sách cũng có tác động lớn đến doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thì việc tỷ giá tăng sẽ gây ra nhiều khó khăn với họ vì giá cả hàng hóa nhập khẩu khi đó sẽ tăng một cách tương đối, do đó người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sử dụng hàng hóa trong nước nhiều hơn. Tuy nhiên Việt Nam vẫn là nước có nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu cao nên kim ngạch nhập khẩu trong thời kỳ này còn cao.

Một vấn đề khó khăn nữa với các doanh nghiệp nhập khẩu là nếu các doanh nghiệp nhập khẩu ký hợp đồng nhập khẩu trước khi tỷ giá tăng và thời điểm thanh

toán và nhận hàng khi tỷ giá đã tăng sẽ làm họ phải trả số tiền lớn hơn rất nhiều. Một doanh nghiệp dự kiến trong năm 2013 sẽ phải nhập khẩu một lượng hàng hóa với giá trị khoảng 400 triệu USD. Khi tỷ giá ngoại tệ tăng lên 1%, doanh nghiệp này sẽ phải bỏ ra vài chục tỷ đồng để bù đắp cho việc biến động tỷ giá. Đó là chưa kể doanh nghiệp còn phải bỏ ra thêm gần 20 tỷ đồng nữa để bù lỗ cho hợp đồng vay trị giá khoảng 93 triệu USD hiện nay của đơn vị do tỷ giá tăng. Chính vì không chủ động khoanh vùng rủi ro từ tỷ giá tăng mang lại, các doanh nghiệp thường xử lý bị động bằng cách tăng giá cả hàng hóa dịch vụ sau đó. Nhưng tăng giá hàng hóa trong bối cảnh hàng tồn kho cao, cạnh tranh hàng hóa giữa các nước ngày càng gay gắt khiến doanh nghiệp kinh doanh đã khó khăn càng thêm khó khăn.

Một phần của tài liệu Biến động tỉ giá, thực trạng và giải phápx (Trang 27 - 29)