Nâng giá tiền tệ và thực tiễn tại Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Khi tỷ giá hối đoái biến động theo chiều hướng không thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp như: nới rộng hoặc hạ biên độ giao dịch tỷ giá, tăng giảm tỷ giá liên ngân hàng; kiểm kiểm soát chặt chẽ các giao dịch mua bán ngoại tệ tại các địa điểm mua bán ngoại tệ. Với những giải pháp này, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã từng bước bình ổn, tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, từng bước lành mạnh hóa các giao dịch vốn trong xã hội. Để đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô nhất định, một quốc gia có thể áp dụng chính sách phá giá hoặc nâng giá tiền tệ. Nếu như chính sách phá giá tiền tệ có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng thì chính sách nâng giá tiền tệ nhằm vào mục tiêu chống lạm phát và tăng cường xuất khẩu vốn ra bên ngoài. Trong lịch sử đã có nhiều quốc gia áp dụng chính sách nâng giá tiền tệ đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên cũng có một số trường hợp thất bại do chính sách này. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của chính sách nâng giá tiền tệ, nhóm em đã chọn đề tài: “Chính sách nâng giá đồng nội tệ: thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm hướng nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài tiểu luận bao gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh… Nội dung tiểu luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chính sách nâng giá tiền tệ Chương 2: Thực tiễn về chính sách nâng giá tiền tệ của một số quốc gia trên thế giới. Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm trong điều hành tỷ giá hối đoái cho Việt Nam. 1 NỘI DUNG Phần I. Lý thuyết chung về chính sách nâng giá tiền tệ 1.1 Khái niệm Trong những điều kiện của cuộc đấu tranh về kinh tế, chính trị của các nước vì thị trường nước ngoài, cũng như trong những điều kiện mức độ giảm phát hay lạm phát khác nhau ở trong nước, đã phát sinh vấn đề cần thiết phải xem xét lại tỷ giá hối đoái của nước này hoặc nước khác. Trong tình trạng nghiêm trọng của khủng hoảng ngoại hối, khi mà sức mua của đồng tiền nội tệ giảm sút mạnh không thể đại diện cho sức mua danh nghĩa của nó, các quốc gia thường áp dụng chính sách phá giá tiền tệ. Khác với phá giá tiền tệ, khi nền kinh tế phát triển quá ‘nóng”, muốn làm “lạnh” nền kinh tế để tránh khủng hoảng cơ cấu, nhiều quốc gia đã áp dụng chính sách nâng giá tiền tệ để khắc phục và giải quyết những vấn đề cần giải quyết do sự phát triển quá nóng của nền kinh tế gây ra. Nâng giá tiền tệ là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ của nước mình so với ngoại tệ, tỷ giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ giảm, hay là hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống. Đối với một số quốc gia việc nâng giá đồng nội tệ sẽ làm cho đồng nội tệ của quốc gia mình được đánh giá chính xác hơn trước đây. Do trong thời kỳ trước, các quốc gia này đã cố tình giảm giá trị thực của đồng nội tệ, hay nói cách khác là đánh tụt sức mua danh nghĩa của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ hay là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ. Bên cạnh đó, một số quốc gia khác lại áp dụng chính sách nâng giá tiền tệ nhằm hướng tới các mục đích khác như: làm nguội nền kinh tế phát triển quá nóng, tăng sức ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế hay tránh phải tiếp cận với đồng USD đang bị mất giá từ Anh, Mỹ chảy ồ ạt vào. Đôi khi việc nâng giá đồng nội tệ còn do áp lực của một quốc gia khác. Ví dụ như Trung Quốc đang chịu nhiều sức ép từ phía Mỹ và khối liên minh EU yêu cầu nâng giá đồng nhân dân tệ 1.2. Mục tiêu và tác dụng của chính sách nâng giá tiền tệ 1.2.1. Mục tiêu Mục tiêu của nâng giá tiền tệ là chống lạm phát (chính sách thu hẹp). Theo ADB khuyến cáo, khi lạm phát tăng cao, ảnh hưởng của lạm phát sẽ làm giảm sức mua của người nghèo và làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và đặc biệt, nó có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thực tế và tính cạnh tranh của nền kinh tế đất nước. Hơn nữa, đôi khi một quốc gia áp dụng chính sách nâng giá còn nhằm 2 mục đích xây dựng sự ảnh hưởng của mình ra bên ngoài (tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra bên ngoài), nhằm hạ nhiệt nền kinh tế phát triển quá nóng để tránh một cuộc khủng hoảng cơ cấu nghiêm trọng có thể xảy ra. Nâng giá tiền tệ nhằm mục đích làm tăng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ hay là điều chỉnh giảm tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ. 1.2.2. Tác dụng Một nước áp dụng chính sách nâng giá tiền tệ nhằm phản ánh đúng hơn giá trị thực tế của đồng nội tệ. Nếu như phá giá đồng tiền trong nước làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu nhưng cũng đồng nghĩa với việc quốc gia đó đang bán rẻ sản phẩm của mình cho nước ngoài thì ngược lại nâng giá đồng nội tệ lại làm hàng hoá sản phẩm của quốc gia đó đắt đỏ hơn tại các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, nâng giá tiền tệ cũng có tác dụng tốt, làm hàng hoá của nước đó được bán với mức giá tốt hơn trên thị trường nước ngoài, không bán rẻ hơn so với mức giá mong đợi các sản phẩm của quốc gia. Đặc biệt là khi hàng hoá đủ tính cạnh tranh, không cần đến sự phá giá của đồng nội tệ để đạt được nhiều lợi ích hơn. Ví dụ: khi tỷ giá của đồng VND và USD tăng từ 12000 – 15000 thì giá tôm Việt Nam là 150.000VND/kg bán cho Mỹ giảm từ 12,5USD/kg xuống còn 10USD/kg. Như vậy, mỗi kg tôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ mất 2,5USD/kg. Trong khi đó, giá máy tính của Mỹ vẫn là 1000USD/chiếc. Nếu trước đây 80kg tôm mua được 1 máy tính thì bây giờ bán được 100kg tôm mới mua được 1 chiếc máy tính. Đây là một sự thiệt hại của quốc gia. Thêm vào đó, khi nâng giá đồng nội tệ so với ngoại tệ, giá hàng hoá nước ngoài sẽ trở nên rẻ hơn nên chúng ta sẽ tiêu dùng hàng nước ngoài nhiều hơn. Điều này không có lợi vì sẽ làm ảnh hưởng đến những hàng hoá sản xuất trong nước và thị trường hướng tới của những sản phẩm này là thị trường trong nước. Nhưng nếu đó là những hàng hoá không thể sản xuất trong nước được thì lợi ích tiêu dùng bị mất mát rất lớn. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đôi khi quá dựa dẫm vào chính sách phá giá tiền tệ của chính phủ nhằm hỗ trợ phần nào cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính điều này làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp đó. Chính sách khuyến khích xuất khẩu bằng phá giá tiền tệ khiến họ ỷ lại và không chịu cố gắng nhiều hơn nữa để hàng hoá của họ có khả năng cạnh tranh cao hơn nữa so với các sản phẩm xuất khẩu từ các nước khác.Và nếu các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình mà không cần đến phá giá tiền tệ, một biện pháp hỗ trợ của ngân hàng trung ương và chính phủ, thì cùng với 3 việc xuất khẩu tăng, đồng nội tệ của đất nước cũng sẽ tự động lên giá nhờ vào sức mạnh của nền kinh tế mà không cần chính phủ phải can thiệp. Với một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tỷ lệ lạm phát thấp, hàng hoá sản xuất đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế, làm cho đồng nội tệ có giá là một điều hoàn toàn có lợi. Tuy nhiên, khi nâng giá đồng nội tệ, nếu các yếu tố khác không thay đổi thì sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước giảm xuống làm cho xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. Xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, sản lượng trong nước giảm sút, một mặt làm sụt giảm tổng cầu, mặt khác làm cho cán cân thương mại có khuynh hướng nghiêng về phía thâm hụt, do vậy làm cho nhiều doanh nghiệp trong nước phải cắt giảm sản xuất do giảm cầu. Lượng xuất khẩu giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ mất đi một khoản lợi nhuận thu được từ nước ngoài. Lượng nhập khẩu tăng dẫn đến việc phải chi nhiều ngoại tệ hơn để trả cho lợi nhuận của các công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, vì muốn nâng giá nên ngân hàng trung ương phải thu bớt nội tệ vào nên lượng tiền mạnh (H) giảm dẫn đến giảm sút lượng cung tiền. Điều này làm cho lãi suất tại các ngân hàng tăng lên, không kích thích đầu tư mà làm cho đầu tư trong nước giảm mạnh, có nghĩa là tổng cầu giảm. Một điều bất lợi khác của việc áp dụng chính sách nâng giá tiền tệ là làm mất niềm tin của người nước ngoài đối với đồng tiền trong nước nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sự bất ổn định của tỷ giá hối đoái là môi trường cho các nhà đầu cơ nước ngoài thu lợi, các nhà sản xuất và kinh doanh trong nước khó có được chiến lược lâu dài, luôn phải đứng trước tình trạng bấp bênh về giá cả và khả năng cạnh tranh của hàng nội địa. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng ngại đầu tư vào một nước mà giá trị đồng tiền không ổn định. Nói tóm lại, so với phá giá, nâng giá tiền tệ có tác dụng hoàn toàn ngược lại đến hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước. Nâng giá có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, cản trở nguồn vốn ngoại tệ chảy vào trong nước. Ngoài ra, một số quốc gia sử dụng biện pháp này để tránh phải tiếp cận với đồng đô la mất giá đang “chạy trốn” khỏi Mỹ. Chính phủ Đức và Nhật coi biện pháp nâng giá đồng tiền của mình như là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa đô la mất giá chạy vào nước mình, giữ vững lưu thông tiền tệ – tín dụng, duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” như Nhật Bản, muốn làm “lạnh” nền kinh tế để tránh khủng hoảng cơ cấu, đã dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hóa, giảm đầu tư trong nước. Việc nâng giá đồng Yên của Nhật Bản cũng tạo điều kiện để Nhật Bản chuyển vốn đầu tư ra bên ngoài nhằm 4 xây dựng một nước Nhật “kinh tế” trong lòng nước khác, nhờ vào đó mà Nhật giữ vững được thị trường bên ngoài, một vấn đề sống còn đối với Nhật. 1.3. Những tác động của việc nâng giá tiền tệ Một trong những tác động của việc nâng giá là làm cho giá cả giảm xuống. Nếu như phá giá tiền tệ làm cho lạm phát gia tăng thì chính sách nâng giá tiền tệ lại làm cho giá trị đồng nội tệ tăng lên so với ngoại tệ và giá cả cũng sẽ giảm xuống. Từ đó, tình trạng lạm phát sẽ được cải thiện, giảm bớt thâm hụt ngân sách nhà nước. Nâng giá đồng nội tệ có ảnh hưởng tích cực đến các chủ thể kinh tế khác nhau, các doanh nghiệp và công nhân làm việc trong khu vực xuất khẩu có thể gặp bất lợi từ việc nâng giá trong khi đó nó lại làm lợi cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhập khẩu. Người tiêu dùng sẽ có cơ hội được lựa chọn nhiều sản phẩm hơn trước đây do giá cả hàng hoá trở nên rẻ hơn nhờ vào sự lên giá của đồng nội tệ. Còn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, họ có thể nhập khẩu hàng hoá với chất lượng tốt hơn, hoặc cũng có thể nhập khẩu hàng hoá có chất lượng như cũ với giá rẻ hơn. Ví dụ: Tỷ giá USD/VND giảm từ 15.000VND đổi 1USD sang còn 12.000VND đổi được 1USD. Các nhà nhập khẩu laptop trước đây phải dùng 15.000.000VND đổi lấy 1.000USD nếu muốn nhập khẩu 1 chiếc laptop HP. Sau khi tỷ giá giảm có nghĩa là đồng nội tệ lên giá, chỉ với 12.000.000VND họ đã có thể mua chiếc laptop đó, hoặc với 15.000.000VND sẽ đổi được nhiều ngoại tệ hơn (khoảng gần 1300USD). Do đó, họ có thể chuyển sang nhập khẩu laptop HP đời mới hơn nữa hoặc nhãn hiệu nổi tiếng hơn, như IBM Lenovo, Vaio … Hàng nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất của các quốc gia đang phát triển. Khi hàng nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất thì nâng giá sẽ làm giảm giá hàng nhập khẩu và qua đó làm giảm chi phí sản xuất và mặt bằng giá chung. Sự giảm giá chi phí sản xuất và mặt bằng giá chung sẽ làm tăng sản lượng mà doanh nghiệp có thể sản xuất. Nếu không có sự thay thế giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm trong nước thì tác động của việc nâng giá sẽ là rất có lợi. Tuy nhiên, nếu đồng tiền lên giá trong một thời gian dài, cán cân vãng lai có thể bị thâm hụt dai dẳng. Thâm hụt đó có thể được tài trợ bằng vay nợ nước ngoài hoăc giảm dự trữ ngoại hối. Nhưng cả hai phương thức tài trợ này đều có những hạn chế nhất định. Vay mượn làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài trong khi dự trữ ngoại hối chỉ có hạn. Khi không vay được và dự trữ ngoại hối cạn kiệt, các nước thường áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu và đối với dòng vốn chuyển ra ngoài. 5 Khi đó, thị trường ngoại hối tự do phát triển, trong đó ngoại tệ được bán với giá cao hơn. ảnh hưởng của việc duy trì đánh giá cao tỷ giá có thể tác động tiêu cực đến việc làm, tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa là các nước phải áp dụng nhiều biện pháp đan xen, kết hợp và thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế và thương mại các nước trong những thời điểm khác nhau. Nâng giá đồng nội tệ cũng khiến có dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tăng lên nhanh chóng, có nghĩa là xuất khẩu tư bản ồ ạt ra nước ngoài. Nhưng đồng thời với việc đó, đầu tư trong nước sẽ giảm sút nghiêm trọng nếu như chính phủ và ngân hàng trung ương các nước không có biện pháp khác nhằm thúc đẩy và cải thiện luồng vốn đầu tư trong nước. Nhật Bản là một kinh nghiệm quý báu về việc xuất khẩu tư bản ra nước ngoài với đồng JPY mạnh đã mang lại những thành quả tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh đồng JPY mạnh, Nhật Bản cũng đã phải áp dụng những chính sách phù hợp với từng thời điểm để hạn chế bớt những tác động xấu do đồng nội tệ lên giá mang lại như nhập khẩu tăng lên, đầu tư trong nước giảm,… Phần II. Thực tiễn về chính sách nâng giá tiền tệ ở một số quốc gia trên thế giới 2.1 Nhật Bản 2.1.1 Tình hình chung Nền kinh tế Nhật Bản cũng như các nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển, đã chịu nhiều tác động tiêu cực bởi những cú sốc từ giá dầu và sự thay đổi của chế độ tỷ giá hối đoái. Sau cú sốc giá dầu lửa và sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ tỷ giá Bretton Woods 1973, từ sau năm 1976 nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu giai đoạn suy giảm tăng trưởng và tiếp tục suy thoái nhiều lần trong suốt mấy thập kỷ còn lại của thế kỷ 20. 2.1.2 Những tác động của chính sách nâng giá tiền tệ Từ sau sự sụp đổ của chế độ tỷ giá Bretton Woods đến nay, diễn biến tỷ giá của Nhật Bản có nhiều biến động quan trọng, bài tiểu luận sẽ chỉ tập trung vào giai đoạn Nhật Bản áp dụng thành công chính sách nâng giá tiền tệ. Giai đoạn 1974 – 1980 - Thời kỳ thành công rực rỡ nhất với chính sách nâng giá tiền tệ 6 Thời kỳ những năm 70 là thời kỳ thể hiện rõ nét nhất sự thành công của Nhật Bản với chính sách nâng giá đồng nội tệ. Tăng trưởng nhanh và mạnh trong suốt thời gian dài trước thập kỷ 70 đã tạo tiền đề cho đồng JPY lên giá mạnh. Đặc biệt là sau khi Mỹ tuyên bố thả nổi đồng USD và chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt thì đồng JPY đã liên tục lên giá rất mạnh so với USD và các đồng tiền khác. Tính đến cuối những năm 70, đồng JPY đã lên giá gần 50% so với USD, tỷ giá hối đoái từ 357,60 JPY/1USD năm 1970 giảm xuống còn 181,80 JPY/1USD vào năm 1979. Đồng JPY lên giá vào giai đoạn này tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật giảm sóc cho nền kinh tế do tác động của các cuộc khủng hoảng, thay đổi chiến lược phát triển cơ cấu kinh tế và xuất khẩu để khai thác những thế mạnh hiện có của mình. Đồng JPY lên giá làm cho giá hàng nhập khẩu vào Nhật rẻ hơn đã góp phần quan trọng vào việc giảm bớt những tác động từ cú sốc giá dầu năm 1973. Vì vậy, kinh tế và ngoại thương Nhật Bản trong giai đoạn này vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao 1 hơn nhiều nước công nghiệp phát triển khác. Biểu đồ 2.1 cho thấy từ năm 1970 đến 1976, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản là 7,0% tăng gần gấp 3 lần các cường quốc Anh, Mỹ và Đức lần lượt là 2,5%, 2,8% và 2,5%. Kể từ sau cuộc khủng hoảng giá dầu năm 1973, tuy tốc độ tăng trưởng GDP có giảm nhưng tình hình chung là tốc độ tăng trưởng của các nước công nghiệp phát triển khác cũng giảm đáng kể. Trong giai đoạn 1976 – 1982, Nhật Bản vẫn có xuất nhập khẩu tăng mạnh và duy trì mức độ tăng trưởng cao hơn các cường quốc như Anh, Mỹ và Đức. Lượng nhập khẩu của Nhật Bản vẫn ở mức ngang ngửa với các nước đó nhưng xuất khẩu thì tăng gần gấp đôi với tốc độ 8,0% trong khi đó Anh là 4,3%, Mỹ là 5,4% và Đức là 5,3%. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này giảm xuống còn 3,9% so với giai đoạn trước (7,0%) nhưng vẫn gấp hơn 2 lần so với các nước công nghiệp phát triển trên. 1 Tuy có giảm hơn giai đoạn trước. 7 . nâng giá là làm cho giá cả giảm xuống. Nếu như phá giá tiền tệ làm cho lạm phát gia tăng thì chính sách nâng giá tiền tệ lại làm cho giá trị đồng nội tệ. Mỹ và khối liên minh EU yêu cầu nâng giá đồng nhân dân tệ 1.2. Mục tiêu và tác dụng của chính sách nâng giá tiền tệ 1.2.1. Mục tiêu Mục tiêu của nâng giá