Liên minh tiền tệ ECU và gợi ý cho Việt Nam
MỤC LỤC Lời mở đầu 2 PHẦN 1: NGHIÊN CỨU LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU (EMU) VÀ ĐỒNG EURO 1.1. Khái niệm Liên minh tiền tệ 4 1.2. Giới thiệu chung về EMU và đồng EURO 4 1.3. Tổng kết các điều kiện dẫn đến sự hình thành EMU và EURO 5 1.4. Bình luận về tương lai của đồng EURO và dự báo tỷ giá của EURO trong thời gian tới 6 1.5. Ảnh hưởng của sự biến động của EURO đối với Việt Nam 9 PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH LIÊN MINH TIỀN TỆ VÀ MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG ASEAN (ACU) 10 2.1. Quá trình hình thành Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 10 2.2. Tổng kết các đặc trưng về ASEAN 11 2.3. Khả năng hình thành liên minh tiền tệ ASEAN và một đồng tiền chung ASEAN (ACU) 13 Kết luận 20 Tài liệu tham khảo 21 1 LỜI MỞ ĐẦU Từ giữa thập kỷ 80 đến nay, xu hướng hình thành các khối kinh tế khu vực ngày càng phát triển trên khắp các châu lục, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế thế giới, trong đó có thể thấy nổi bật nhất là Liên minh Châu Âu (EU). Liên minh Châu Âu EU là quá trình hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia độc lập về chính trị ở Châu Âu, lớn nhất trong khối các nước tư bản chủ nghĩa. Cho đến hiện nay, Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu đã và vẫn đang là một "cực" rất mạnh của nền kinh tế thế giới, thúc đẩy việc thống nhất tiền tệ để thành lập và hoàn thiện thị trường chung Châu Âu. Thống nhất tiền tệ đã và đang diễn ra ở Châu Âu. Mặc dù là sự kiện riêng của Châu Âu, song nó có tác động đến toàn thế giới, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói chung và Việt Nam nói riêng. Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở của việc thống nhất tiền tệ Châu Âu có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không những cung cấp những căn cứ, hình thức cụ thể của loại hình liên kết này như là cơ sở chủ yếu của quan hệ kinh tế mà các nước Châu Âu đã và đang thực hiện mà còn là một căn cứ quan trọng cho phép xác định các khả năng, điều kiện với đặc thù riêng của ASEAN thì liệu có thể hình thành nên một liên minh tiền tệ và một đồng tiền chung ASEAN trong tương lai hay không. Với mục đích tìm hiểu đó, bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi được chia làm 3 phần chính: I. Nghiên cứu liên minh tiền tệ châu Âu (EMU) và đồng EURO và ảnh hưởng của sự biến động EURO đối với Việt Nam. II. Đánh giá khả năng hình thành liên minh tiền tệ và một đồng tiền chung ASEAN (ACU) – Lộ trình của Việt Nam Do hiểu biểt còn hạn hẹp và nhiều thiếu sót, nhóm rất mong được tiếp thu những ý kiến chỉ dẫn và đóng góp của cô giáo và các bạn. Nhóm đề tài số 4 – K19A Kinh Tế Quốc Tế 2 DANH SÁCH NHÓM Nhóm đề tài số 4 – K19A Kinh Tế Quốc Tế STT Họ tên Số thứ tự trong DS lớp 1 Lê Thị Ngọc Anh 01 2 Nguyễn Kim Chi 02 3 Vũ Thị Phương Dung 04 4 Nguyễn Minh Hoàn 16 5 Vũ Hải Long 22 6 Nguyễn Xuân Thành 28 7 Phạm Thị Quỳnh Trang 38 8 Phạm Thu Trang 39 3 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU (EMU) VÀ ĐỒNG EURO 1.1. Khái niệm Liên minh tiền tệ Liên minh tiền tệ được hiểu là sự hình thành một hệ thống tiền tệ chung, bao gồm cả việc thành lập một ngân hàng, một đồng tiền chung và cùng thực thi một chính sách tiền tệ- tín dụng và chính sách ngoại hối chung 1 . Theo tham khảo từ tài liệu của Quỹ tiền tệ IMF, liên minh tiền tệ (Currency union) được hiểu như sau: “A currency union is an agreement among members of that union (countries or other jurisdictions) to share a common currency, and a single monetary and foreign exchange policy. Trên cơ sở kinh nghiệm của các tổ chức kinh tế, thương mại hiện đang tồn tại, có thể nhận thấy sự hiện diện của một số quy luật chung trong sự phát triển của quá trình hợp tác, hội nhập, cũng như những giai đoạn phát triển phải trải qua của quá trình đó: Khu vực tự do thương mại, Liên minh thuế quan, Thị trường chung, Liên minh kinh tế, Liên minh tiền tệ. Việc hình thành liên minh tiền tệ như là giai đoạn cuối cùng của việc liên kết và hội nhập khu vực. Cho đến nay, có thể nhận định rằng, việc hình thành Liên minh Châu Âu (EU) và cùng với nó là Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU) là ví dụ thành công nhất của việc thành lập liên minh tiền tệ nói riêng và sự hội nhập nói chung. 1.2. Giới thiệu chung về EMU và đồng EURO Việc tạo ra một đơn vị tiền tệ duy nhất đã trở thành mục tiêu chính thức của C ộ ng đồng Kinh tế châu Âu từ năm 1969. Tuy nhiên, chỉ cho đến khi Hiệp ước Maastricht ký ngày 7/2/1992 và có hiệu lực vào năm 1993 thì các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu mới thực sự bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi liên minh tiền tệ châu Âu (EMU). Theo hiệp ước Maastrich, để tham gia EMU, các thành viên phải thoả mãn các tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn lạm phát: tỷ lện lạm phát không vượt quá mức 1,5% mức lạm phát bình quân của 3 nước có chỉ số lạm phát thấp nhất. - Tiêu chuẩn về lãi suất dài hạn: Mức lãi suất dài hạn không được vượt quá 2% mức lãi suất dài hạn trung bình của ba nước có mức lãi suất dài hạn thấp nhất. - Tiêu chuẩn về thâm hụt ngân sách: Mức bội chi ngân sách không được vượt quá 3% GDP (có tính đến các trường hợp sau đây: Mức thâm hụt đang ở trong xu hướng được cải thiện để đạt tới tỷ lệ quy định, mức thâm hụt vượt quá 3% GDP chỉ mang tính chất tạm thời không đáng kể và không phải mức bội chi cơ cấu). 1 http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-dieu-tra/Duoc-va-mat-trong-viec-tao-lap-cac-lien-minh-tien-te/28427.tctc 4 - Tiêu chuẩn về tỷ giá: Đồng tiền quốc gia phải là thành viên của cơ chế tỷ giá châu Âu (ERM) hai năm trước khi gia nhập liên minh kinh tế tiền tệ và không được phá giá tiền tệ so với các đồng tiền khác 2 . Đến nay, đồng Euro là đồng tiền chung của 17 nước châu Âu với dân số hơn 330 triệu người (bên cạnh đó, còn có hơn 175 triệu dân trên thế giới sử dụng các đồng tiền được neo giá với đồng Euro) 3 . Tất cả các nước thành viên của Liên minh châu Âu, trừ Đan Mạch và Vương quốc Anh, đều bị ràng buộc trên cơ sở pháp lý về việc sử dụng đồng euro như đơn vị tiền tệ chính thức khi đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kinh tế đặt ra. Đồng tiền chung euro cũng chính là biểu tượng chính trị cho sự hòa hợp và phát triển kinh tế liên tục, đồng euro trở thành phương tiện để dự trữ và giao dịch trong thương mại thế giới. Như vậy, vị thế chính trị của các nước EU tăng lên trên chính trường quốc tế, nâng được vị thế trong nhóm G-7, trong Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) 4 . 1.3. Tổng kết các điều kiện dẫn đến sự hình thành EMU và EURO - Trước năm 1971, tiền tệ của các nước châu Âu vẫn được cố định với đồng USD trong hệ thống Bretton Woods. Năm 1971 hệ thống Bretton Woods hoàn toàn sụp đổ, các đồng tiền châu Âu được thả nổi hoàn toàn. Thay đổi tự do theo cung cầu trên thị trường không làm cho tỷ giá của các nước này ổn định hơn, mà trái lại càng thêm chao đảo mạnh, thêm vào đó là sự giảm giá của đồng USD làm các nước châu Âu co cụm lại gần nhau trong vấn đề tiền tệ. Khi đồng USD giảm giá thì dự trữ quốc gia bằng đồng USD sẽ giảm xuống buộc các nước phải tăng dự trữ để đảm bảo giá trị thực tế của dự trữ quốc gia cùng với sự mất giá của USD, đã thúc đẩy họ tìm một đồng tiền khác ổn định hơn làm cơ sở thay cho đồng USD ngày một mất giá. - Cuối những năm 1970 trước sự suy thoái về kinh tế kéo dài đặc biệt là trước thế sút kém của một Cộng đồng châu Âu phân tán về thị trường tiền tệ, trong so sánh với Mỹ và Nhật, đồng thời cùng với việc đồng USD tiếp tục giảm giá trong cuối những năm 70. Các thành viên châu Âu lại một lần nữa cùng nhau thử sức trong vấn đề liên kết tiền tệ. - Năm 1978 đánh dấu sự ra đời của EMS (hệ thống tiền tệ châu Âu) và đồng ECU. Đồng ECU cũng có chức năng nhất định như tính toán, thanh toán, dự trữ . Song rất hạn chế trong một phạm vi nhất định. Trên thực tế, đồng ECU không phải là một đồng tiền thực sự mà là một đồng tiền nặng vô danh nghĩa. Đến năm 1992, EMS đã sụp đổ, một mặt là do những nguyên nhân kinh tế khách quan, một mặt khác là do những thiếu sót về tính chất và cơ cấu trong chính bản thân EMS. Sự biến đổi này không tương ứng nhau giữa các nước, dẫn tới mâu thuẫn với tỷ giá cố định trong hệ thống EMS và mâu thuẫn đã bùng nổ, phá vỡ thế ổn định. Trước tình hình đó, vào năm 1989 báo của J.Delors - Chủ tịch uỷ ban châu Âu lúc đó đã ra đời, và vạch ra những điều kiện và 2 http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/lien-minh-tien-te-chau-au.html 3 http://www.vtca.vn/TabId/70/ArticleId/7890/PreTabId/66/Default.aspx 4 http://www.doko.vn/luan-van/phan-tich-nhung-tac-dong-cua-dong-euro-cua-lien-minh-kinh-te-va-tien-te-chau-au-83038 5 chương trình cụ thể của một liên minh kinh tế - tiền tệ. Hiệp ước Maastricht ra đời chính thức hoá dự án về đồng tiền chung. - Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU) là sản phẩm trực tiếp của hiệp ước Maastrich ký ngày 7-2-1992, giai đoạn mới của tiến trình liên kết châu Âu. Trước đó vào năm 1970 nhóm làm việc dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Luxembua lúc đó là Pierre Werner đã đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng: "Thực hiện liên minh tiền tệ" trong vòng 10 năm (được gọi là kế hoạch Werner). Nội dung của kế hoạch có nhiều điểm giống với Hiệp ước Maastricht. Nhưng kế hoạch này đã thiếu một tiền đề tiên quyết để thành công bởi không như hiệp ước Maastricht, nó không được ký kết ràng buộc như một hiệp ước được phê duyệt và có giá trị pháp lý như một công ước quốc tế, trái lại trong từng công đoạn của nó với tất cả các chi tiết đều phải được quyết định mới. 1.4. Bình luận về tương lai của đồng EURO và dự báo tỷ giá của EURO trong thời gian tới 1.4.1. Tình hình biến động của đồng Euro trong giai đoạn 1999 - 2013 Từ khi được chính thức lưu hành từ năm 2002 đến nay, đồng Euro đã trở thành đồng tiền chung của 17 quốc gia thành viên của liên minh Châu Âu và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển thương mại của các nước thuộc khu vực Eurozone bởi nó giúp cho các nước sử dụng chung Euro giảm thiểu nguy cơ về biến động tỷ giá và hạn chế chi phí giao dịch liên quan đến chuyển đổi các đồng tiền khác nhau. Đồng thời, giá trị của đồng Euro so với các đồng tiền chủ chốt như Đôla Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP), Yên Nhật (JPY) đã không ngừng tăng. Theo số liệu của IMF, đồng Euro đã tăng 13,6% so với USD kể từ khi ra đời cho đến năm 2010 và trở thành đồng tiền mạnh thứ 2 trên thế giới sau USD. Giai đoạn từ năm 1999 đến 2010, các giao dịch sử dụng đồng Euro tăng mạnh, khiến hệ thống ngân hàng trên thế giới có xu hướng tích trữ nhiều hơn các tài sản được định giá bằng đồng Euro. Tỷ trọng của đồng Euro trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã tăng từ mức xấp xỉ 20% năm 1999 lên 26,4% vào năm 2010. Ta có biểu đồ sau: 6 Nguồn: Dữ liệu của OFER, IMF (Official Foreign Exchange Reserves) 5 Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, tỷ giá đồng Euro biến động mạnh theo xu hướng đi xuống kéo theo sự sụt giảm trong vai trò và vị thế của đồng tiền này. Điều này càng được thấy rõ từ năm 2010 với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2010 bắt nguồn từ Hy Lạp, khu vực Eurozone phải đối mặt với nguy cơ tan rã. Ta có bảng số liệu thể hiện tỷ lệ nợ công của các nước thuộc khu vực Eurozone so với GDP: Tỷ lệ % nợ công của khu vực Eurozone so với GDP trong giai đoạn 2001 – 2010 Đơn vị: % Nguồn: Eurostat 6 Từ bảng số liệu ta thấy rằng nợ của các nước thuộc khu vực đồng Euro tăng nhanh từ năm 2008 đến 2010, đặc biệt là các nước PIIGS gồm Bồ Đào Nha (Portugal) tăng xấp xỉ 21%, Italia (Italy) tăng 12,7%, Ailen (Ireland) tăng 51,8%, Hy Lạp (Greece) tăng 32,1% và Tây Ban Nha (Spain) tăng 38,3%). Trong đó, Hy Lạp là nước có tỷ lệ nợ công so với GDP cao nhất với tỷ lệ 142,8% năm 2010. Việc các ngân hàng thương mại châu Âu (trong đó có cả ngân hàng Trung ương Châu Âu – European Central Bank - ECB) nắm giữ một lượng lớn nợ của các nước PIIGS khiến nợ xấu của các ngân hàng này tăng mạnh và làm lan truyền rủi ro cho cả hệ thống ngân hàng châu Âu. Trên thị trường tài chính quốc tế, các nhà đầu tư từ chối mua một số loại trái phiếu chính phủ châu Âu. Điều này dẫn đến lãi suất trái phiếu chính phủ nhiều nước thuộc Eurozone tăng lên mức cao kỷ lục trong những tháng cuối năm 2011 gây nên bất ổn cho thị trường tài chính EU. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italia lên tới 7%; Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Hy Lạp là 30.9% trong khi đó lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ là 2% 7 Tính từ đầu năm 2009 đến 25/06/2012, chỉ số giá Euro đã giảm 16,1%. Đồng Euro giảm giá 8,6% so với USD, giảm 15,8% so với GBP, giảm 20,5% so với JPY, giảm 19,7% so với CHF và 5 http://www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2011/cr11185.pdf 6 http://finmin.nic.in/workingpaper/euro_zone_crisis.pdf 7 http://legacyadvs.com/media/files/The%20European%20Debt%20Crisis%20for%20Dummies.pdf 7 giảm 24,5% so với CAD trong giai đoạn 2009 - 2012. Đặc biệt, chỉ trong vòng 1 năm trở lại đây, chỉ số giá đồng Euro giảm 9,8%, trong đó, đồng Euro giảm 12,3% so với USD, giảm 10% so với GBP, giảm 13,7% so với JPY. Tỷ trọng dự trữ bằng đồng Euro giảm từ mức 27,7% vào năm 2009 xuống mức 25% vào cuối năm 2011, dù hiện tại Euro vẫn là đồng tiền dự trữ quốc tế lớn thứ hai trên thế giới. 8 1.4.2. Dự đoán về tương lai của khu vực Eurozone và đồng Euro trong thời gian tới Có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu trước hết là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 – 2009 và sự không ổn định trong nội tại của liên minh tiền tệ Eurozone. Tuy nhiên, từ năm 2010, EU cũng như quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã bắt đầu có những biện pháp để khắc phục tình hình, kết hợp với sự nỗ lực của chính các thành viên trong EU khiến cho tình hỉnh khủng hoảng đang từng bước giảm mức nghiêm trọng dù tốc độ khá chậm. Bên cạnh đó, với vị trí là đồng tiền mạnh thứ 2 sau USD, đồng Euro đã tham gia vào nhiều giao dịch thương mại quốc tế, trở thành đồng tiền dự trữ của hệ thống ngân hàng trên thế giới. Trong một vài năm tới, trưởng kinh tế của khu vực này sẽ chậm hơn các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nền kinh tế phát triển khác. Theo dự đoán của IMF, GDP của EU năm 2013 đạt khoảng 0.5% và kỳ vọng đến 2014 đạt mức 1.1%. 9 Bởi cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước Eurozone cùng với các kế hoạch cắt giảm chi tiêu, cứu trợ kinh tế tiếp tục là mối đe dọa nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của Eurozone. Việc cứu trợ Hy Lạp có thể sẽ phải kéo dài, thậm chí có thể phải cơ cấu lại nợ. Kế hoạch cứu trợ kinh tế của các nước tiếp theo như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,… sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế của khu vực Euro. Vì thế, Châu Âu khó tránh khỏi tình trạng trì trệ vào những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, sự suy giảm niềm tin của giới đầu tư và người tiêu dùng sẽ tiếp tục đặt áp lực giảm giá Euro. Niềm tin đối với triển vọng kinh tế của 17 quốc gia khu vực sử dụng Euro đã sụt giảm. Theo số liệu của IMF, chỉ số niềm tin của giới chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Eurozone đã giảm từ mức 100,6 điểm trong tháng 4 xuống 94,5 điểm trong tháng 6, trong đó, tại Hy Lạp giảm từ mức 69,1 điểm xuống còn 51,9 điểm, tại Bồ Đào Nha giảm từ 93,8 điểm xuống còn 87,1 điểm 10 . Xu hướng giảm giá Euro càng thể hiện rõ khi Liên minh Châu Âu và IMF phải đưa ra quyết định về việc thành lập Quỹ cứu trợ khẩn cấp trị giá 1.000 tỷ USD, nhằm ngăn ngừa sự sụt giảm liên tục của Euro hiện tại và trong tương lai. Theo dự báo của ECB, tỷ giá hối đoái Euro/ USD có khả năng giảm 0.1% - 0.2% trong 2 năm tới. 11 Tuy nhiên, khi các gói cứu trợ nhằm giúp các nước trong Eurozone thoát khởi cuộc khủng hoảng nợ, phục hồi tăng trưởng kinh tế, thì việc Euro suy yếu cũng tạo cơ hội để khu vực này phát 8 Tạp chí tài chính số 7, 2013, link: http://www.vtca.vn/TabId/70/ArticleId/7890/PreTabId/66/Default.aspx 9 http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2013/update/02/ 10 http://www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2011/cr11185.pdf 11 http://www.ecb.predictie.ro/forecast_details.aspx?currencyID=8 8 triển. Bởi khi Euro mất giá, hàng hóa nhập khẩu vào Châu Âu trở nên đắt hơn, sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại, đồng thời tăng cường xuất khẩu, cải thiện sức cạnh tranh vốn đang rất yếu của các nước trong Eurozone, từ đó thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế của khu vực. Do đó, chính sự suy yếu của Euro có thể sẽ là một sự hỗ trợ quan trọng không chỉ đối với một vài nền kinh tế khu vực đang nỗ lực để thoát suy thoái, mà còn đối với các quốc gia thành viên Eurozone đang gặp khó khăn trong việc thúc đẩy những chương trình cắt giảm thâm hụt ngân sách. Đây cũng có thể là điều mà các nước trong Eurozone mong muốn. Tóm lại, khu vực Eurozone vẫn tiếp tục tồn tại với việc đồng Euro sẽ giảm giá trong thời gian tới. Khả năng phục hồi của nó nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào việc cải cách mạnh mẽ hệ thống tài chính từng quốc gia, việc thực thi chính sách tài khóa và kỷ luật tài chính nghiêm ngặt, cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ của ECB nhằm giải quyết các khó khăn. 1.5. Ảnh hưởng của sự biến động của EURO đối với Việt Nam 1.5.1. Vị thế của đồng EURO đối với hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam: Xuất khẩu của EU vào Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm công nghệ cao bao gồm máy móc và thiết bị điện, máy bay, xe cộ, và các sản phẩm dược phẩm. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU bao gồm máy điện thoại, sản phẩm điện tử, giày dép, hàng dệt may, cà phê, gạo, thủy sản và đồ gỗ. Trong năm 2012, khối lượng thương mại giữa EU-Việt Nam trị giá hơn 23,8 tỷ €, với 18.5 tỷ € hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, và € 5.3 tỷ hàng nhập khẩu từ EU vào Việt Nam. Hiện tại EU đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với 18.6% tỷ trọng hàng xuất khẩu. 12 EU là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Trong năm 2012, các nhà đầu tư EU cam kết tổng cộng 1.061 triệu đô la Mỹ trong đầu tư trực tiếp nước ngoài và do đó vẫn là đối tác đầu tư nước ngoài lớn thứ tư của Việt Nam. Nguồn: European Commission 13 1.5.2. Đề xuất chính sách đối với Việt Nam: Với dự báo được nhóm đưa ra về tương lai của đồng EURO rằng sẽ tồn tại nhưng sẽ tiếp tục giảm giá, những tác động có thể thấy được đối với Việt Nam đó là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu có thể giảm, và vốn FDI giảm. Như vậy chính sách dự trữ ngoại hối đa dạng hoá tiền tệ của Việt Nam là đúng hướng, tuy nhiên do đồng EURO có khả năng giảm giá nên tỷ lệ dự trữ ngoại hối của EURO cần giảm, đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bằng đô la Úc hoặc đô la Singapore. 12 VIET NAM EU BILATERAL TRADE AND TRADE WITH THE WORLD 05/07/2013 IMF 13 http://ec.europa.eu/trade/policy/countries-and-regions/countries/vietnam/ 9 PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH LIÊN MINH TIỀN TỆ VÀ MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG ASEAN (ACU) 2.1. Quá trình hình thành Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á-Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN. Sau đây là những cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển ASEAN: - Ngày 8/8/1967, tại Bangkok, Thái Lan, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Phó Thủ tướng Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore và Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan đã ra Tuyên bố ASEAN. Đây là Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa; tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực. Tháng 12/1997, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN và sau khi Hiệp hội đã bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, Lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua văn kiện quan trọng Tầm nhìn ASEAN 2020, với mục tiêu tổng quát là đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”. Tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), nhất trí đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC); đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 (2007), lãnh đạo các nước ASEAN đã ký thông qua Hiến chương ASEAN, nhất trí mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực sau khi được tất cả các nước thành viên ASEAN phê chuẩn. Đây là một sự kiện quan trọng, là bước ngoặt lịch sử của Hiệp hội trong hơn 40 năm hình thành và phát triển. Hội nghị Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009) đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo 3 Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về IAI giai đoạn 2 (2008-2015). Đây là một văn kiện quan trọng như một chương trình hành động tổng thể đề ra khuôn khổ và các bước triển khai cụ thể để ASEAN tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, kế tục Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP). 10 . mại, Liên minh thuế quan, Thị trường chung, Liên minh kinh tế, Liên minh tiền tệ. Việc hình thành liên minh tiền tệ như là giai đoạn cuối cùng của việc liên. TIỀN TỆ CHÂU ÂU (EMU) VÀ ĐỒNG EURO 1.1. Khái niệm Liên minh tiền tệ Liên minh tiền tệ được hiểu là sự hình thành một hệ thống tiền tệ chung, bao gồm cả