1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính quốc tế của các doanh nghiệp XNK việt nam

24 658 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 276,5 KB

Nội dung

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra ngày càng sôi động và phức tạp, đặc biệt kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau ngày càng tăng cao hơn năm trước. Trong 10 năm tới thương mại thế giới có thể sẽ mở ra những cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích nhận được từ thương mại hóa toàn cầu cùng với xu hướng hội nhập của phần lớn các quốc gia trên thế giới, các cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn như giá cả leo thang, chi phí lớn, thị trường không ổn định, hệ thống thông tin thiếu minh bạch, rủi ro lớn… Một trong những rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu là rủi ro trong hoạt động tài chính quốc tế. Nắm bắt được rủi ro và tìm cách để hạn chế và quản trị được rủi ro là yêu cầu sống còn với sự tồn tại của doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của việc này, nhóm chúng em nghiên cứu tiểu luận với đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam” nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính quốc tế, đặc biệt là quản trị rủi ro về tỷ giá và lãi suất của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn học viên.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 3

I RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 3

1 Khái niệm về rủi ro 3

2 Khái niệm về rủi ro tài chính Quốc tế 4

II QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 5

1 Khái niệm về quản trị rủi ro 5

2 Khái niệm về quản trị rủi ro tài chính Quốc tế 5

CHƯƠNG 2: CÁC RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ MÀ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ĐANG GẶP PHẢI VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ CÁC RỦI RO ĐÓ 6

I RỦI RO TỶ GIÁ 6

II RỦI RO LÃI SUẤT 9

III CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM HIỆN NAY 15

1 Các biện pháp cơ bản 15

2 Thực trạng về các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá và lãi suất của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay 18

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 21

KẾT LUẬN 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 2

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn rangày càng sôi động và phức tạp, đặc biệt kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau ngày càngtăng cao hơn năm trước Trong 10 năm tới thương mại thế giới có thể sẽ mở ra những

cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam Bên cạnh những lợi íchnhận được từ thương mại hóa toàn cầu cùng với xu hướng hội nhập của phần lớn cácquốc gia trên thế giới, các cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũngđang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn như giá cả leo thang, chi phí lớn, thịtrường không ổn định, hệ thống thông tin thiếu minh bạch, rủi ro lớn… Một trongnhững rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu là rủi ro trong hoạt động tài chính quốc

tế Nắm bắt được rủi ro và tìm cách để hạn chế và quản trị được rủi ro là yêu cầu sốngcòn với sự tồn tại của doanh nghiệp Hiểu được tầm quan trọng của việc này, nhómchúng em nghiên cứu tiểu luận với đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chínhquốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam” nhằm tìm ra những giải pháp

để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính quốc tế, đặc biệt là quản trị rủi ro về tỷgiá và lãi suất của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam Do thời gian nghiêncứu còn hạn chế bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp

ý của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn học viên

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRONG

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

I Rủi ro tài chính Quốc tế

1 Khái niệm về rủi ro

Trong đời sống và sản xuất hàng ngày, người ta luôn phải gánh chịu những tổnthất, những điều không mong muốn, gây ra những thiệt hại về kinh tế, tinh thần, sứckhỏe cho con người Đó là các rủi ro Và các doanh nghiệp đặc biệt là các doanhnghiệp tham gia vào kinh doanh quốc tế cũng vậy, luôn luôn có những rủi ro đe dọađến nguồn tài chính của doanh nghiệp Để có thể thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trịdoanh nghiệp, các giám đốc tài chính phải cân nhắc giữa tỷ suất sinh lợi của các bảnhợp đồng với rủi ro của nó Muốn làm được điều đó các giám đốc tài chính cần hiểu vềcác rủi ro mà doanh nghiệp mình có thể gặp phải Ngoài những rủi ro hệ thống thì tùytheo đặc điểm của doanh nghiệp cũng như ngành nghề hoạt động mà các doanh nghiệp

sẽ phải đối mặt với những rủi ro khác nhau như:

Rủi ro kế toán: Rủi ro liên quan đến những nghiệp vụ kế toán không phù hợpđối với một giao dịch, có thể xảy ra khi quy trình và quy định kế toán thay đổi haychưa được xây dựng

Rủi ro kinh doanh: Rủi ro liên quan đến một hoạt động đặc trưng của doanhnghiệp

Rủi ro mô hình: Rủi ro liên quan đến việc sử dụng mô hình không đúng hoặckhông phù hợp, hoặc trong mô hình tồn tại các sai số hoặc giá trị đầu vào không chínhxác

Rủi ro pháp lý: Rủi ro mà các quy định và định hướng quy định hiện nay sẽthay đổi, đem lại tác động bất lợi đối với doanh nghiệp Rủi ro pháp lý có thể dẫn tớiviệc xem một số giao dịch hiện tại hoặc đang dự tính là bất hợp pháp và cản trở sự

Trang 4

phát triển của các sản phẩm và giải pháp mới.

Rủi ro quy mô: Rủi ro của một chiến lược phòng ngừa rủi ro trong đó nhàphòng ngừa rủi ro không biết mình sẽ sở hửu hoặc bán bao nhiêu đơn vị tài sản giaongay

Rủi ro thanh khoản: Rủi ro liên quan đến một giao dịch do tình trạng thị trườngkhông cân bằng và chênh lệch giá mua giá bán khá lớn

Rủi ro thanh toán: Rủi ro thường gặp trong các giao dịch thanh toán quốc tế,trong đó một công ty có giao dịch hai chiều với một đối tác khác và gặp rủi ro làkhoản thanh toán của mình đã được chuyển đi trong khi chưa nhận đượckhoản thanh toán của bên kia, điều này có thể là do nguyên nhân phá sản, mất khảnăng thanh toán hay lừa đảo

Rủi ro tín dụng: Rủi ro một bên tham gia một hợp đồng phái sinh OTC sẽkhông chi trả khi được yêu cầu

Rủi ro tài chính: Bao gồm rủi ro liên quan đến những thay đổi của các nhân tốnhư lãi suất, tỷ giá, chính trị, thanh toán… tác động đến thu nhập của doanh nghiệp

Ở đây, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào những rủi ro tài chính quốc tế mà doanhnghiệp xuất nhập khẩu chúng ta có thể gặp phải

2 Khái niệm về rủi ro tài chính Quốc tế

Để hiểu được thế nào là rủi ro tài chính quốc tế trước hết ta cần hiểu tài chínhquốc tế là gì?

Tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nướchoặc các tổ chức với các nhà nước khác, các tổ chức của các nhà nước khác, các côngdân nước ngoài và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với các dòng lưu chuyển hàng hóa

và tiền vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định

Tài chính quốc tế là một bộ phận của kinh tế quốc tế Tài chính quốc tế chuyênnghiên cứu về tỷ giá hối đoái, lãi suất, đầu tư quốc tế, các thể chế tài chính quốc tế

Kinh doanh trong thị trường nội địa có không ít khó khăn, kinh doanh trong môitrường quốc tế mà điển hình là kinh doanh xuất nhập khẩu càng khó khăn và rủi ro hơn

Trang 5

gấp bội Tham gia vào sân chơi chung WTO, chúng ta có thêm nhiều bạn hàng, nhiềuđối tác làm ăn kinh doanh, có cơ hội tiếp cận giao lưu với nhiều nền kinh tế phát triểncũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải có nhiều hiểu biết hơn để hạn chế những tácđộng xấu từ nền kinh tế nước ngoài Các rủi ro tài chính quốc tế chủ yếu mà các doanhnghiệp hiện đang gặp phải là: rủi ro về tỷ giá & rủi ro về lãi suất Từ chỗ nắm bắt đượccác loại rủi ro này, chúng ta đi tìm hiểu về các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt làquản trị rủi ro tài chính quốc tế nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

II Quản trị rủi ro tài chính Quốc tế

1 Khái niệm về quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế cácrủi ro đó xảy ra với tổ chức Một cách tổng quát, đấy là quá trình xem xét toàn bộ hoạtđộng của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó Từ

đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất

2 Khái niệm về quản trị rủi ro tài chính Quốc tế

Quản trị rủi ro tài chính quốc tế là việc xác định mức độ rủi ro về tỷ giá hốiđoái, lãi suất, đầu tư quốc tế, các thể chế tài chính quốc tế… mà một công ty xuất nhậpkhẩu mong muốn Từ việc nhận diện mức độ rủi ro hiện nay, các công ty sử dụng cáccông cụ phái sinh như hợp đồng xuất nhập khẩu song hành, hợp đồng quyền chọn, hợpđồng hoán đổi, hợp đồng tương lai… hoặc công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức

độ rủi ro thật sự mong muốn để tránh đầu tư lệch lạc, giảm các chi phí đi vay, giảmthuế và giảm tối đa các tác động không mong muốn từ thị trường, từ các thay đổi độtngột trong yếu tố chính sách của các quốc gia nhằm mang lại hiểu quả kinh doanh caonhất cho doanh nghiệp Chương 2 bài tiểu luận này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn vềcác biện pháp quản trị rủi ro này của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiệnnay

Trang 6

CHƯƠNG 2 CÁC RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ MÀ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ĐANG GẶP PHẢI VÀ CÁC

BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ CÁC RỦI RO ĐÓ

I Rủi ro tỷ giá

Sự biến động của tỷ giá là một trong những nguyên nhân, rủi ro chính khiếnnhiều doanh nghiệp trên thế giới rơi vào cảnh khó khăn nhưng cũng chính nhờ rủi ronày đã cho ra đời rất nhiều công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá nói riêng và ngoại hối nóichung Trong quá khứ, tác động của việc tỷ giá biến động dần xuất hiện nhiều hơn sau

sự sụp đổ của chế độ tỷ giá Bretton Woods vào đầu thập niên 1970 đã kéo theo nhiềucông ty lớn trên thế giới, đặc biệt là nhiều công ty tên tuổi của Mỹ và Nhật vào nhữngrắc rối về tỷ giá trong các thập niên 1980 và 1990 Vào thời điểm đó, các tên tuổi lớnnhư Laker Airliner, Caterpillar, Toyota, Honda…đều than phiền trên mặt báo rằngnhững biến động về tỷ giá đã tạo ra rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của

họ, hầu hết đều khiến cho doanh thu và lợi nhuận của họ sụt giảm

Trong thời gian gần đây, tỷ giá USD/VNĐ có những biến động bất thường,những biến động này đã tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp.Chính vì lý do này việc nghiên cứu rủi ro biến động tỷ giá và một số biện pháp nhằmgiảm thiểu rủi ro này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc quản trị doanhnghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Trang 7

Biểu đồ 2.1: Tỷ giá danh nghĩa USD/VNĐ (giai đoạn 2007-2012)

(Nguồn: Ngân hàng thế giới)

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị

kỳ vọng trong tương lai Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhaucủa doanh nghiệp Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà nguồn thu vào (inflows)phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi nguồn chi ra (outflows) phát sinh bằng mộtloại đồng tiền khác đều chứa đựng những nguy cơ về rủi ro tỷ giá

Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh XNK là loại rủi ro mà doanhnghiệp thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực này Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳvọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hoạt động xuấtnhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp Để hình dung cụ thể hơn, chúng ta phân tích tác động của rủi

ro tỷ giá một cách riêng biệt đối với từng loại hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu

- Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng xuất khẩu

Giả sử ngày 27/12/2012 Công ty CP XNK Tạp phẩm (TOCONTAP HANOI)tiến hành thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu lô hàng gạo trị giá 500.000USD.Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 27/6/2013, tức là 06 tháng sau kể từ ngày ký

Trang 8

hợp đồng Tại thời điểm thương lượng ký kết hợp đồng, tỷ giá USD/VNĐ= 20.815đ,trọng khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán (27/6/2013) là chưa biết Sự không chắc chắncủa tỷ giá USD/VNĐ vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu củaTOCONTAP HANOI chứa đựng rủi ro tỷ giá Nếu đến hạn thanh toán, USD tiếp tụclên giá so với VNĐ thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩuđem lại công ty còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD lên giá so vớiVNĐ Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VNĐ thì doanh thu kỳvọng từ hợp đồng xuất khẩu trên giảm đi Sự sụt giảm này làm cho lợi nhuận kỳ vọng

từ hợp đồng xuất khẩu giảm đi thậm chí khiến cho hợp đồng trở nên lỗ nếu sự sụt giáUSD là nghiêm trọng Chẳng hạn vào ngày thanh toán nếu USD/VNĐ=20.715đ thì cứ1USD xuất khẩu công ty tổn thất 100VNĐ do USD xuống giá Toàn bộ hợp đồng trịgiá 500.000USD, công ty bị thiệt hại 100 x 500.000=5.000.000đ Sự thiệt hại nàykhông lớn lắm trong phạm vi một hợp đồng nhưng nếu tính chung trong toàn bộ hoạtđộng xuất khẩu với hàng trăm hợp đồng như vậy, thiệt hại sẽ là không hề nhỏ

- Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng nhập khẩu

Giả sử ngày 27/12/2012 Công ty CP XNK Tạp phẩm (TOCONTAP HANOI)tiến hành thương lượng ký kết hợp đồng nhập khẩu lô thiết bị y tế trị giá 500.000USD.Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 27/6/2013, tức là 06 tháng sau kể từ ngày kýhợp đồng Tại thời điểm thương lượng ký kết hợp đồng, tỷ giá USD/VNĐ = 20.815đ,trọng khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán (27/6/2013) là chưa biết Sự không chắc chắncủa tỷ giá USD/VNĐ vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu củaTOCONTAP HANOI chứa đựng rủi ro tỷ giá Nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá

so với VNĐ thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đem lạicông ty còn kiếm them được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD xuống giá so vớiVNĐ làm cho chi phí nhập khẩu giảm tương đối Ngược lại, nếu đến hạn thanh toánUSD lên giá so với VNĐ thì chi phí nhập khẩu kỳ vọng bằng VNĐ của hợp đồng nhậpkhẩu sẽ tăng lên Sự gia tăng chi phí này làm cho lợi nhuận kỳ vọng từ hợp đồng nhậpkhẩu giảm đi, thậm chí khiến cho hợp đồng trở nên lỗ nếu sự lên giá của USD là

Trang 9

nghiêm trọng Chẳng hạn vào ngày thanh toán nếu USD/VNĐ =20.915đ thì cứ 1USDnhập khẩu làm cho chi phí gia tăng 100VNĐ so với tỷ giá lúc thương lượng ký kết hợpđồng Toàn bộ hợp đồng trị giá 500.000USD, công ty bị thiệt hại 100 x500.000=5.000.000đ Sự thiệt hại này không lớn lắm trong phạm vi một hợp đồngnhưng nếu tính chung trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu với hàng trăm hợp đồng nhưvậy, thiệt hại sẽ là không hề nhỏ.

Như vậy, rủi ro về tỷ giá có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

II Rủi ro lãi suất

Năm 2012 đã đi qua với những biến cố đầy kịch tích của nền kinh tế thế giới khicuộc khủng hoảng nợ công tiếp tục lan tràn cả ở châu Âu và Mỹ Nhiều chuyên gia longại “bóng ma” khủng hoảng tài chính toàn cầu một lần nữa lặp lại và kéo dài sang tậnnăm nay khi S&P đã hạ mức xếp hạng tín dụng của kinh tế Mỹ làm cả thế giới chaođảo và hoảng sợ Trước bối cảnh như vậy, kinh tế trong nước vốn đã khó khăn lại càng

có nhiều rủi ro Nguy cơ lạm phát tiếp tục cao đồng nghĩa với lãi suất tiếp tục bất ổnđịnh Các doanh nghiệp tiếp tục phải gồng mình trước sức ép về lạm phát và về rủi rolãi suất khi chính sách tiền tệ tiếp tục được thắt chặt

Rủi ro về lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính

Có thể thấy rằng những rủi ro về lãi suất có thể sẽ kéo dài và ảnh hưởng đáng kể đếnhoạt động của doanh nghiệp và để trụ vững và tận dụng tốt nhất những cơ hội đang có,việc nhận diện các rủi ro về lãi suất cũng như đưa ra được các chiến lược thoát ranhững vòng xoáy rủi ro trong bối cảnh kinh tế hiện tại là rất cần thiết đối với cộngđồng doanh nghiệp Việt Nam

Nhìn vào cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay dễ dàng nhậnthấy các doanh nghiệp đang dựa vào 2 nguồn tài chính chủ yếu là tín dụng ngân hàng

và vốn phát hành cổ phiếu Tuy nhiên các năm trở lại đây, việc huy động qua cổ phiếutrong điều kiện thị trường chứng khoán hiện nay đã trở nên hết sức khó khăn do giáchứng khoán giảm liên tục, thực tế này đã buộc các doanh nghiệp phải huy động thông

Trang 10

qua vay nợ ngân hàng hoặc các công cụ nợ khác (bao gồm trong nước và nước ngoài),trong đó vay nợ ngân hàng chiếm tỷ lệ khá lớn Theo thống kê của Tổng cục thống kê,các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chiếm hơn 80% vốn vay ngân hàng Trongkhi đó, lãi suất cho vay của Việt Nam tương đối cao so với các nước khác trên thế giới,đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á

Bảng 2.1: Lãi suất cho vay của các nước trong khu vực châu Á

(giai đoạn 2008-2011)

Brunei 5.50 5.50 5.50 5.50

Trung Quốc 5.30 5.30 5.80 6.60

(Nguồn: Ngân hàng thế giới)

Lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là cácdoanh nghiệp phải trả cho người cho vay là các ngân hàng thương mại Đối với cácdoanh nghiệp, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quátrình sản xuất kinh doanh Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trườngcũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hay nói cách khác làtác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và qua đó điều chỉnh các hành vi của

họ trong các hoạt động kinh tế Khi lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tăng sẽđẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng nhưkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh Xu hướng tăng lãi suất ngân hàng sẽ luôn đi liền với xuhướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 11

trong nền kinh tế Ngược lại, khi lãi suất ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho doanhnghiệp giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnhtranh Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các doanh nghiệp mở rộngđầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó kích thích tăng trưởngtrong toàn bộ nền kinh tế.

Ở nước ta, do điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, các kênh huy độngvốn đối với doanh nghiệp còn rất hạn chế nên nguồn vốn từ các ngân hàng luôn đóngmột vai trò hết sức quan trọng, Do đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mạiluôn có tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp Trong năm 2008, dướisức ép của tình trạng lạm phát tăng cao và tác động từ các giải pháp chống lạm phátcủa Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường

đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế, trong đókhu vực doanh nghiệp là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất

Biểu đồ 2.2: Lãi suất đi vay thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam

(giai đoạn 2007-2011)

Trang 12

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước)

Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các doanh nghiệp trong những nămvừa qua có thể khái quát lại như sau:

- Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hầu hết cácdoanh nghiệp đã bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suygiảm

- Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tìnhtrạng hầu hết các doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, cắtgiảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động

- Nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãisuất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đãphải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản

Việc điều hành chính sách lãi suất không hiệu quả của Chính phủ đã khiến hệthống doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua khá thụ động và chưa phản ứng kịp thờivới sự biến động của lãi suất Do đó, các doanh nghiệp đã phải chịu ảnh hưởng rất lớn

do sự rủi ro biến động lãi suất Trong điều kiện cấu trúc tài chính doanh nghiệp dựavào ngân hàng như trên và thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn Khảo sát của PhòngThương mại và công nghiệp Việt Nam năm 2010 cho thấy chỉ có khoảng 20% doanh

Ngày đăng: 14/09/2013, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đinh Văn Đức, (2012), Rủi ro và phòng ngừa rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rủi ro và phòng ngừa rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Tác giả: Đinh Văn Đức
Năm: 2012
4. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2012), Giáo trình Tài chính Quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính Quốc tế
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
Năm: 2012
1. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Báo cáo tình hình tài chính tiền tệ 6 tháng đầu năm 2013 Khác
2. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Vụ tài chính tiền tệ, Báo cáo về tình hình triển khai Nghị quyết 01, 02/NQ-CP của Chính phủ 6 tháng đầu năm 2013 Khác
5. Nguồn số liệu:- Bộ Kế hoạch và đầu tư - Ngân hàng Nhà nước - Ngân hàng thế giới Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Lãi suất cho vay của các nước trong khu vực châ uÁ (giai đoạn 2008-2011) - Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính quốc tế của các doanh nghiệp XNK việt nam
Bảng 2.1 Lãi suất cho vay của các nước trong khu vực châ uÁ (giai đoạn 2008-2011) (Trang 10)
Bảng 2.2: Tác động của lãi suất cho vay đối với lợi nhuận của CADOVIMEX (giai đoạn 2007-2011) - Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính quốc tế của các doanh nghiệp XNK việt nam
Bảng 2.2 Tác động của lãi suất cho vay đối với lợi nhuận của CADOVIMEX (giai đoạn 2007-2011) (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w