Tài liệu về thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam qua các năm, một số giải pháp
2013 Nhóm 5 – Lớp K19A KTQT 1- Trương Thị Minh Nguyệt 2- Trần Phương Thảo (1988) 3- Bùi Thị Hương 4- Nguyễn Thị Quỳnh Nga 5- Nguyễn Thị Thanh Thúy 6- Nguyễn Thị Mong CÁN CÂN THANH TOÁN VÀ THỰC TRẠNG CCTT VIỆT NAM MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam vẫn đang đối diện với những mất mát chung của thế giới dưới tác động của hậu khủng hoảng kinh tế năm 2008. Trong bối cảnh đầy bất ổn của nền kinh tế thế giới, xuất khẩu Việt Nam vốn gặp nhiều khó khăn do thiếu cạnh tranh nay lại càng gặp nhiều khó khăn hơn, gây ra mối lo ngại thường trực về nhập siêu và thâm hụt cán cân vãng lai cùng sự sụt giảm của kiều hối. Tiềm lực tài chính quốc gia biểu hiện qua Cán cân thanh toán do vậy được đề cập một cách thường xuyên về việc làm thế nào để ngăn chặn tình trạng mất cân bằng thanh toán, khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai triền miên và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nợ quốc tế từ đó phát 2 triển cán cân thanh toán theo hướng vững chắc, đảm bảo kinh tế Việt Nam phát triển bền vững và lâu dài. Cùng chung trăn trở như vậy, đê tài này được thực hiện nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về cán cân thanh toán Việt Nam những năm gần đây, những nhận định sơ lược về thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán Việt Nam và đưa ra một vài giải pháp hiệu quả hơn cho thời gian tới. Nội dung đề tài gồm 3 phần Phần 1: Một số khái niệm cơ bản Phần 2: Thực trạng và mối quan hệ giữa Cán cân vốn và cán cân vãng lai Việt Nam Phần 3: Một số giải pháp đề xuất NỘI DUNG 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Định nghĩa Cán cân thanh toán Cán cân thanh toán quốc tế (viết tắt là BP hay BOP) là một đo lường tất cả các giao dịch giữa cư dân trong nước (nước bản địa hay nước sở tại) và cư dân nước ngoài (cư dân của phần còn lại của thế giới) qua một thời kỳ quy định.Cư dân bao gồm các cá nhân, các hộ gia đình, các hãng và các cơ quan quản lý công. Theo Nghị định 164/1999/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý Các cân thanh toán quốc tế của Việt Nam: “Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (sau đây gọi tắt là cán cân thanh toán) là 3 bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.” Người cư trú của một quốc gia cần hội đủ cả 2 điều kiện: 1- Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên.2- Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú.Người không hội đủ đồng thời 2 điều kiện trên đều trở thành người không cư trú.Ở Việt Nam, khái niệm cụ thể về “Người cư trú” và “Người không cư trú” được qui định tại khoản 2 và 3 Điều 3 Nghị Định 164/1999/NĐ-CP. 1.2. Các thành phần của Cán cân thanh toán 1.2.1. Cán cân vãng lai (Current Account - CA) Cán cân vãng lai ghi lại các dòng hàng hóa, dịch vụ và các khoản chuyển tiền qua lại. Khoản mục cán cân vãng lai được chia thành 4 nhóm nhỏ: thương mại, dịch vụ, thu nhập, chuyển giao đơn phương. Cán cân thương mại: cán cân này phản ánh chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.Số tiền thu từ xuất khẩu được ghi nhận là khoản mục có (+) trong cán cân thanh toán, số tiền trả cho hàng nhập khẩu được ghi là khoản mục nợ (-) trong cán cân thanh toán.Cán cân thương mại thâm hụt khi giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu. Ngược lại sẽ thặng dư khi giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu Cán cân dịch vụ: Cán cân dịch vụ phản ánh khoản chênh lệch giữa số tiền nhận từ xuất khẩu dịch vụ và các khoản trả cho nhập khẩu dịch vụ (bao gồm: vận chuyển, du lịch, bảo hiểm, ngânhàng, bưu chính viễn thông, hàng không, thông tin, xây dựng, và các hoạt động dịch vụ khác) Cán cân thu nhập: gồm thu nhập của người lao động và thu nhập về đầu tư. - Thu nhập của người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật. - Thu nhập về đầu tư: là khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay (các khoản thu và chi cho tiền lãi, tiền cổ tức, các khoản lợi nhuận phản ánh phần lợi tức từ đầu tư vào các công ty ở nước ngoài, trái phiếu và cổ phiếu; các khoản chi trả phản ánh phần lợi tức mà cư dân nước ngoài được hưởng từ việc đầu tư vào nền kinh tế nước bản địa) - Chuyển giao đơn phương: bao gồm các khoản biếu tặng hay viện trợ của Chính phủ và tư nhân (bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người cư trú và ngược lại). 1.2.2. Cán cân vốn (Capital Account - K) Cán cân vốn dài hạn: luồng vốn dài hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia được phân theo tiêu chí “chủ thể” và “khách thể”. Theo tiêu chí chủ thể, vốn dài hạn được chia 4 theo khu vực tư nhân và khu vực nhà nước. Theo tiêu chí khách thể, các luồng vốn dàihạn được chia thành đầu tư trực tiếp , đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác. Tiêu chí để đưa một luồng vốn dài hạn vào danh mục đầu tư trực tiếp là mức độ kiểm soát công ty nước ngoài. Về mặt lý thuyết, khi mức độ kiểm soát công ty nước ngoài chiếm từ 51% vốn cổ phần trở lên thì được xem là đầu tư trực tiếp. Trong thực tế, hầu hết các quốc gia đều coi các khoản đầu tư nước ngoài chiếm từ 30% vốn cổ phần trở lên là đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp bao gồm các khoản đầu tư mua trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và đầu tư mua cổ phiếu nhưng chưa đạt tới mức độ để kiểm soát công ty nước ngoài.Vốn dài hạn khác bao gồm chủ yếu là tín dụng dài hạn thuộc khu vực nhà nước và tín dụng thương mại dài hạn thuộc khu vực tư nhân Cán cân vốn ngắn hạn: luồng vốn ngắn hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia cũng được phân theo tiêu chí “chủ thể” thành khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Cán cân vốn ngắn hạn bao gồm nhiều hạng mục phong phú và chủ yếu là: tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối… Ngày nay, trong môi trường tự do hóa tàichính, các luồng vốn đầu cơ tăng lên nhanh chóng, làm cho cán cân vốn ngắn hạn trở nêncó ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thanh toán quốc tế nói chung của mỗi quốc gia Chuyển giao vốn một chiều: hạng mục “chuyển giao vốn một chiều” bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xóa. 1.2.3. Sai số thống kê (OM) Khoản mục này nếu có là do sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập được số liệu. Nguyên nhân: Những ghi chép của những khoản thanh toán hoặc hoá đơn quốc tế được thực hiện vào những thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau và có thể bằng những phương pháp khác nhau. Do vậy, những ghi chép này - cơ sở để xây dựng những thống kê của cán cân thanh toán quốc tế - chắc chắn không hoàn hảo. Từ đó, dẫn đến những sai số thống kê. Khoản mục này đảm bảo rằng các khoản mục có và khoản mục nợ bằng nhau. 1.2.4. Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance - OFB) Cán cân bù đắp chính thức bao gồm: - Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (ΔR) - Tín dụng với IMF và các Ngân hàng trung ương khác (L) - Thay đổi dự trữ của các Ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán. Khi dự trữ ngoại hối tăng thì ghi nợ (-) và giảm thì ghi có (+). 5 1.2.5 Cán cân tổng thể (Overall Balance - OB) Cán cân tổng thể bằng tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn và khoản mục sai số thống kê. OB = CA + K + OM OB + OFB = 0 tức OB = -OFB Khi cán cân tổng thể (OB) thặng dư (+) thì cán cân bù đắp chính thức (OFB) là âm (-). Do Ngân hàng trung ương tiến hành mua ngoại tệ vào, nghĩa là làm tăng cầu ngoại tệ đối với nền kinh tế nên OFB ghi âm, đồng thời làm dự trữ ngoại hối tăng. Khi cán cân tổng thể (OB) thâm hụt (-) thì cán cân bù đắp chính thức (OFB) là dương (+). Do Ngân hàng trung ương tiến hành bán ngoại tệ ra, nghĩa là làm tăng cung ngoại tệ cho nền kinh tế nên OFB ghi dương, đồng thời làm dự trữ ngoại hối giảm 1.3 Nguyên tắc ghi chép của cán cân thanh toán quốc tế 1.3.1 Ghi chép: Các giao dịch chuyển tiền quốc tế được phản ánh vào bên Có và bên Nợ của cán cân thanh toán. - Bên Có: phản ánh các khoản thu tiền của người nước ngoài tức là những khoản giao dịch mang về cho quốc gia một số lượng ngoại tệ nhất định. Bên Có được ký hiệu dương. - Bên Nợ: phản ánh các khoản chi tiền ra thanh toán cho người nước ngoài tức là nhũng khoản giao dịch làm cho quỹ ngoại tệ ở trong nước giảm đi. Bên Nợ được ký hiệu âm (-) của cán cân thanh toán. 1.3.2. Hạch toán (Bút toán kép). Hạch toán trong giao dịch quốc tế được thực hiện theo nguyên tắc ghi sổ kép. Điều này có nghĩa là mỗi một giao dịch được ghi kép, một lần ghi Nợ và một lần ghi Có với giá trị như nhau. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. 1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai có thể kể đến bao gồm: Lạm phát: Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch thì cán cân vãng lai của các quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. (Bởi vì lạm phát trong nước cao nên người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước sẽ mua hàng hóa từ nước ngoài nhiều hơn, trong khi xuất khẩu sang các nước khác sụt giảm). Thu nhập quốc dân: Nếu thu nhập của một quốc gia (thu nhập quốc dân) tăng theo tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, cán cân vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau.Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu 6 thụ hàng hóa cũng tăng. Một tỷ lệ tăng trong tiêu thụ hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài. Tỷ giá hối đoái: Nếu đồng tiền của một nước tăng giá so với đồng tiền của các nước khác, cán cân vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Nếu đồng tiền của một nước mạnh lên, giá cả hàng hóa xuất khẩu từ nước này trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu, do đó làm giảm cầu các hàng hóa đó từ phía các nước nhập khẩu, tức giảm hàng hóa xuất khẩu từ nước có đồng tiền trở nên mạnh hơn, từ đó làm giảm cán cân vãng lai của nước có đồng tiền tăng giá. Các biện pháp của Chính phủ: Nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế lên hàng nhập khẩu, đối với người tiêu dùng nước này thì giá hàng hóa nước ngoài tăng trên thực tế, do đó làm giảm mức tiêu thụ hàng hóa nước ngoài, làm tăng cán cân vãng lai của nước đó. Ngoài ra còn các biện pháp khác như trợ câp, hạn ngạch, chính sách tài khóa và tiền tệ cũng ảnh hưởng nhiều đến Cán cân thanh toán. Trong thực tế các nhân tố trên tác động lẫn nhau, ảnh hưởng đồng thời rất phức tạp. Do vậy khi xem xét ảnh hưởng phải xem xét nhiều chiều, không nên phiến diện và coi trọng từng yếu tố đơn lẻ. 1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân vốn Tương tự cán cân vãng lai, cán cân vốn cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đế: Các biện pháp kiểm soát vốn: Khi mậu dịch tiến triển, chính phủ các nước có thẩm quyền đối với dòng tiền lưu chuyển vào nước đó. Chẳng hạn như chính phủ một nước có thể ấn định một loại thuế đặc biệt đánh trên thu nhập tích lũy của các nhà đầu tư nội địa đã đầu tư ở các thị trường nước ngoài. Một loại thuế như vậy có thể ngăn chặn dân chúng chuyển vốn ra các thị trường nước ngoài, và nhờ đó có thể làm tăng cán cân vốn của một nước. Tỷ giá hối đoái: nếu nội tệ của một nước được dự kiến mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán của nước đó để hưởng lợi từ các biến động tiền tệ. Cán cân vốn của một nước có thể tăng nếu đồng tiền của nước đó được dự kiến sẽ mạnh. Ngược lại, cán cân vốn của một nước dự kiến sẽ giảm nếu đồng nội tệ của nước đó dự kiến suy yếu khi các yếu tố khác không đổi. Tự do hóa tài chính: khi chính phủ thực hiện việc tự do hóa tài chính, và đặc biệt là tiến tới tự do hóa hoàn toàn dòng vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng dòng vốn mạnh mẽ vào Việt Nam, làm gia tăng cán cân vốn. Ngược lại khi chính phủ thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn sẽ làm hạn chế dòng vốn quốc tế vào Việt Nam làm giảm cán cân vốn. 7 1.5 Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế với các thành phần của nó phản ánh kết quả của hoạt động trao đổi đối ngoại của nước đó với các nước khác, cho biết một cách trực quan tình trạng tài chính của một quốc gia tại một thời điểm nhất định. Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh địa vị kinh tế của một quốc gia trên trường quốc tế. Địa vị này là kết quả tổng hợp của các hoạt động thương mại, dịch vụ và các chính sách rút vốn ra khỏi nước khác. Như vậy cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu quan trọng nhất đối với các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Một hệ thống số liệu tốt hay xấu trên cán cân có thể ảnh hưởng đến tỷ giá từ đó sẽ tạo ra những biến động trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực trạng của cán cân làm cho nhà hoạch định chính sách thay đổi nội dung chính sách kinh tế. Chẳng hạn, thâm hụt cán cân thanh toán có thể làm chính phủ nâng lãi suất lên hoặc giảm bớt chi tiêu công cộng để giảm chi về nhập khẩu. Do đó chính phủ dựa vào cán cân để thiết kế chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và có những đối sách thích hợp cho từng thời kỳ * Tại sao lại phân thành cán cân vãng lai và cán cân vốn? Hai cán cân này khác nhau về bản chất, : - Cán cân vãng lai: Đặc điểm chính của cán cân vãng lai là ghi lại những khoản thu và chi mang tính chất thu nhập, tức là các khoản thu chi này phản ánh việc chuyển giao quyền sở hữu về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú. - Cán cân vốn: Khác với cán cân vãng lai, cán cân vốn có đặc điểm nổi bật là phản ánh việc chuyển giao quyền sử dụng về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú (không chuyển giao quyền sở hữu mà chỉ là tạm thời được sử dụng), nghĩa là các khoản thu và chi có liên quan đến tài sản có và tài sản nợ. 8 2. Thực trạng và mối quan hệ giữa Cán cân vốn và cán cân vãng lai Việt Nam 2.1. Thực trạng Cán cân Vãng lai Việt nam Danh mục Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Giá trị xuất khẩu 32447 39826 48561 62685 57096 72192 96906 114573 Giá trị nhập khẩu -34886 -42602 -58921 -75467 -65402 -79289 -97356 -104689 Cán cân thương mại -2439 -2776 -10360 -12782 -8306 -7097 -450 9884 Cán cân dịch vụ & Thu nhập -1501 -1437 -3084 -5316 -4162 -5817 -3168 -2920 Tín dụng 4540 5768 7196 8398 6519 7916 8692 9600 Ghi nơ ̣ -6041 -7205 -10280 -13714 -10681 -13733 -11860 -12520 Chuyển giao vãng lai 1 chiều 3380 4049 6430 7311 6448 8661 8685 8212 Riêng tư 3150 3800 6180 6804 6018 8342 8326 7912 Chính thức 230 249 250 507 430 319 359 300 Số dư hiện tại -560 -164 -7014 -10787 -6020 -4253 5067 15176 Bảng 1: Tài khoản vãng lai của Việt Nam từ năm 2005-2012 (Đơn vị: Triệu USD) Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2013 – Asian Development Bank Hình 1: Cán Cân vãng lai Việt Nam 2005 – 2012 Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2013 – Asian Development Bank 9 Từ năm 2000 đến năm 2010, hầu như tài khoản vãng lai của Việt Nam đều thâm hụt, chỉ có 2 năm gần đây 2011, 2012 tài khoản vãng lai Việt Nam thặng dư. Đặc biệt năm 2011 tài khoản vãng lai tăng 219.13% so với năm 2010, năm 2012 tăng 456.83% so với năm 2010. Tỷ lệ tăng này là rất cao, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu rất tốt và khả quan. Thâm hụt tài khoản vãng lai là tốt hay không tốt còn tùy thuộc vào từng trường hợp kinh tế cụ thể của từng quốc gia. Khi nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, có nhiều cơ hội đầu tư, thì thâm hụt cán cân thương mại là tốt, bởi lúc đó sẽ làm tăng nguồn vốn nước ngoài vào quốc gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư trong nước. Trong một vài trường hợp khác, tài khoản vãng lai thặng dư có thể là dấu hiệu không tốt, bởi lúc đó dòng vốn đầu tư trong nước chảy ra nước ngoài để tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, tốt hơn, gây thiếu hụt vốn đầu tư trong nước. 2.1.1. Cán cân thương mại: Hình2: Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam năm 2005-2012 Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2013 – Asian Development Bank Ở Việt Nam, từ năm 2005 đến năm 2012, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu liên tục tăng, nhìn chung giá trị NK cao hơn giá trị XK, dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Riêng 2 năm 2007 và 2008, thâm hụt cán cân thương mại rất lớn, năm 2007, thâm hụt tăng lên đến 273.2% so với năm 2006. Một phần lý do của việc thâm hụt mạnh này là do ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới. Sang năm 2009, tình trạng thâm hụt có phần được cải thiện hơn. Cụ thể đến năm 2011, thâm hụt cán cân thương mại chỉ còn 450 triệu USD, và đến năm 2012, cán cân thương mại của Việt Nam lần đầu tiên thặng dư lớn với con số lên tới 9884 triệu USD. Tình hình xuất khẩu: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua các giai đoạn đều có xu hướng tăng và tăng rất mạnh. Thị trường XK chính của VN là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN. Những thị trường này góp phần không nhỏ vào việc làm tăng nguồn ngoại tệ cho cán cân thương mại của Việt Nam. Tuy sản lượng xuất khẩu của Việt Nam rất lớn, nhưng hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, 10 . Chính Phủ về quản lý Các cân thanh toán quốc tế của Việt Nam: “Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (sau đây gọi tắt là cán cân thanh toán) là 3 bảng tổng. biểu hiện qua Cán cân thanh toán do vậy được đề cập một cách thường xuyên về việc làm thế nào để ngăn chặn tình trạng mất cân bằng thanh toán, khắc phục