Các biện pháp về tỷ giá:

Một phần của tài liệu Can can thanh toan viet namx (Trang 25 - 30)

Theo lý thuyết, khi một quốc gia phá giá đồng nội tệ có thể giúp cải thiện cán cân thương mại. Trung Quốc là một quốc gia điển hình trong việc áp dụng thành công lý thuyết phá giá đồng nội tệ. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT.

Năm 1980, tỷ giá đồng NDT so với USD là 1,53 NDT/USD, đến năm 1990 là 5,22 NDT/USD. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn định làm cho lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 1993 lần lượt là: 3,06%, 3,54%, 6,34% và 14,58%. Trong khi đó, lạm phát của Mỹ có xu hướng giảm xuống, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, năm 1993 lạm phát của Mỹ là 2,4%, do đó đồng NDT lại bị đánh giá cao so với sức mua thực tế. Nhận thấy việc duy trì tỷ giá theo hướng ổn định có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu mở cửa kinh tế đối ngoại và kế hoạch tăng xuất khẩu để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã quyết định điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái.

Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá đồng NDT) lên tới 50%. Để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại và cán cân vãng lai.

Tuy nhiên điều kiện hiện nay của Việt Nam không giống Trung Quốc năm 1994 vì thế việc phá giá đồng nội tệ là không hiệu quả. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm: thủy sản, gạo, nông sản, cà phê, hồ tiêu..(nhóm hàng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, giá cả xuất khẩu biến động); các sản phẩm thô, than đá đã phát huy hết công suất nên khó khai thác thêm sản lượng. Vì vậy chính sách nới rộng biên độ tỷ giá chưa hỗ trợ cho xuất khẩu các mặt hàng này.

Bên cạnh đó, các mặt hàng dệt may, giày da, điện tử lắp ráp, ô tô lắp ráp…phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và chỉ lắp ráp để xuất khẩu nên giảm giá đồng nội tệ sẽ không có lợi cho nhập khẩu nguyên vật liệu

Việc sử dụng các ngoại tệ khác ở Việt Nam không cao bằng đô la mỹ nhưng cũng không phải là nhỏ, độ co giãn của cung các nhóm hàng xuất khẩu đối với tỷ giá rất khác nhau, để tính toán chính xác độ co giãn trong điều kiện của Việt Nam là không đơn giản. Bên cạnh đó thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối của Việt Nam còn nhiều nhược điểm, các công cụ chính sách tiền tệ chưa hoàn thiện, nền kinh tế còn chịu tác động nhiều từ nền kinh tế thế giới. Do đó cách điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam càn được thực hiện một các thận trọng thông qua các bước điều chỉnh nhỏ trước khi có những điều chỉnh tiếp theo.

3.1.2. Phát triển cán cân dịch vụ và thu nhập

Như đã phân tích ở phần Thực trạng, cán cân dịch vụ và thu nhập của Việt Nam chiếm tỉ trọng nhỏ trong cán cân vãng lai. Điều này cho thấy chúng ta chưa thực sự dành nhiều quan tâm cho lĩnh vực này, biểu hiện là sự non kém của ngành du lịch và ngành vận tải. Để phát triển 2 ngành này cần một lộ trình lâu dài và tổng thể, liên quan đến cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ đồng thời khuyến khích thương nhân dành quyền thuê vận tải, thuê tàu trong các hợp đồng thương mại Quốc tế, tổ chức nhiều chương trình du lịch quốc gia để quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

3.1.3. Thu hút nguồn tiền kiều hối

Nguồn kiều hối từ trước đến nay vẫn là đòn gánh nâng đỡ cho thâm hụt cán cân thương mại. Ngày nay các thủ tục liên quan đến chuyển tiền về nước đã dễ dàng hơn nhiều so với trước đây, tuy nhiên để thu hút nguồn ngoại tệ cho nước nhà, việc thu hút kiều hối gửi tiền về phục vụ phát triển kinh tế quê hương nên được chú trọng nhiều hơn nữa. Cụ thể, nhà nước có thể giảm thuế cho các hoạt động kinh doanh sản xuất được đầu tư cá nhân bởi nguồn kiều hối chuyển về, tổ chức các chương trình, sự kiện quốc tế nhằm nâng cao tinh thần yêu nước hướng về quê nhà của các kiều bào ở nước ngoài, tôn vinh họ chuyển tiền về nước để xây dựng quê hương.

3.2 Biện pháp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn:

3.2.1 Về biện pháp thu hút FDI

FDI là dòng vốn quan trọng góp phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu các hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ra nước ngoài, tạo thăng dư trong cán cân thanh toán quốc tế. Để đẩy mạnh thu hút FDI ta cần chú trọng đến một số nhóm giải pháp:

+ Văn bản pháp luật cần minh bạch, có hệ thống, đồng bộ, nhất quán phù hợp với những cam kết của Việt Nam với WTO.

+ Xóa bỏ những giấy phép không cần thiết, đẩy mạnh cải cách hành chính.

+ Giám sát chặt chẽ, kịp thời chấn chỉnh, hạn chế những tiêu cực xảy ra trong đầu tư.

- Nhóm giải pháp về quy hoạch:

+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu.

+ Quy hoạch của từng địa phương cần được xây dựng trên quy hoạch vùng gắn liền chặt chẽ với quy hoạch ngành

+ Khuyến khích các dự án công nghệ cao, sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo, công nghệ sản xuất phụ tùng, linh kiện.

+ Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua nguồn nhân lực có đào tạo, thành lập các hiệp hội từng ngành công nghiệp phụ trên cơ sở hợp tác với các hiệp hội của ngành công nghiệp đó ở các nước đầu tư vào Việt Nam.

- Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng:

+ Tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện nhằm đảm bảo việc sản xuất. Khuyến khích sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời.

+ Cơ sở hạ tầng cần được chú trọng nâng cấp đặc biệt là các cảng biển, nhà máy, đường giao thông, kho bãi đáp ứng số lượng, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc sản xuất.

3.2.2 Về vay trung và dài hạn ODA

Vốn ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong vốn đầu tư của Nhà nước dành cho đầu tư phát triển. Mục tiêu chính của ODA là tăng phúc lợi xã hội, cải thiện điều kiện sống cho người dân ở các nước đang phát triển hơn là hướng tới mục tiêu kinh tế.Tuy nhiên, nguồn vốn này không phải là nguồn vốn cho không.Mặc dù có một tỷ lệ không hoàn lại nhưng phần lớn vẫn là vay, vì thế vẫn phải chịu lãi suất.Mức lãi suất này tuy thấp (80% vốn ODA của Việt Nam chịu mức lãi suất dưới 3% theoBulletin External Debt của BộTài chính 2007) nhưng lại xu hướng tăng, cộng thêm sự trượt giá của VND so với ngoại tệ đó, nên lãi mà Việt Nam phải trả là không nhỏ.

Ví dụ năm 2007 Việt Nam vay nợ 2,269 tỷ USD với 80% vốn chịu lãi suất 3%/năm. Tỉ giá USD/VNĐ năm 2008 là 16.975, năm 2009 là 17.171 thì số lãi Việt Nam phải trả năm 2008 là (2,2269 * 80%) * 0.03 * 16.975 = 924,3906 tỉ VNĐ. Sang năm 2009 thì số lãi Việt Nam phải trả là

(2,2269 * 80%) * 0.03 * 17171 = 935,064 tỉ VNĐ. Số tiền trả lãi này bằng 1/5 tổng chi phí xây dựng đường trên cao vành đai 2 Hà Nội.

Từ con số trên, có thể khẳng định ODA là một gánh nặng thực sự của Quốc gia. Để nguồn vốn này phát huy tối đa hiệu quả vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước, phải ngay lập tức nâng cao hiệu quả sử dụng vốn viện trợ đồng thời khắc phục tư tưởng ỷ lại vào vốn ngân sách của nhiều cơ quan có thẩm quyền.

Do ODA là viện trợ chính thức do các tổ chức nước ngoài cho vay với sự đảm bảo của Nhà nước nên việc tiếp cận các nguồn vốn này do các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước được ủy quyền . Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn này. Dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp nhà nước giải ngân không hết trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong cảnh thiếu vốn triền miên phải huy động vốn với giá cao. Vì vậy để nguồn vốn vay ODA thực sự có hiệu quả cần:

- Thông tin về các nguồn ODA cần được công khai, minh bạch với các chủ thể có khả năng tham gia thực hiện thông qua các kênh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Nhà nước và các tổ chức tài chính cần xác lập khung pháp lý, các điều kiện tài chính và năng lực chuyên môn đi kèm để bảo lãnh cho các nguồn vốn vay ODA của các doanh nghiệp: hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ doanh nghiệp và người lao động để đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới; xây dựng khung pháp lý về thể chế, cơ chế quản lý, thủ tục hành chính và năng lực con nguời để tạo hành lang pháp lý cho cả cơ quan quản lý nhà nước về ODA lẫn doanh nghiệp tư nhân sử dụng nguồn vốn này.

Tóm lại, có rất nhiều giải pháp có thể được đề xuất cho việc cải thiện cái cân thanh toán Việt Nam. Đi từ giải pháp cho từng bộ phận như làm thế nào để cải thiện cán cân thương mại, cán cân dịch vụ hay cán cân vốn…, tuy nhiên không có giải pháp nào thực sự toàn vẹn nếu chúng không được phối hợp sử dụng một cách đồng bộ và được tính toán kỹ càng. Bên cạnh đó, mục tiêu cân đối Cán cân thanh toán phải đi liền với mục tiêu bình ổn và phát triển kinh tế quốc gia, việc nôn nóng phiến diện đều không đạt được sự cần bằng, ổn định về lâu dài.

KẾT LUẬN

Việt Nam trong bối cảnh bất ổn của nền kinh tế thế giới hậu khủng hoảng đang đối diện với nhiều nguy cơ mất cân bằng cán cân thanh toán do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nguyên nhân chủ quan bên trong như năng lực cốt lỗi của quốc gia trong lĩnh vực thương mại quốc tế chưa mạnh hay cơ sở hạ tầng yếu kém và vấn nạn tham nhũng đến những nguyên nhân khách quan như sự lao dốc của nền kinh tế thế giới, sự sụt giảm nhu cầu của thị trường nước ngoài. Nhu cầu vững mạnh hóa Cán cân thanh toán quốc tế do vậy đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Đề tài này thực hiện nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện hơn đối với cán cân thanh toán, thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam và gợi ý một số giải pháp cụ thể được nhóm xem là hữu hiệu và có thể thực hiện trong thời gian này nhằm cải thiện cán cân thanh toán.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sỹ Đặng Thị Nhàn đã cung cấp thông tin và hỗ trợ nhóm trong việc hoàn thành tiểu luận này. Đồng thời chúng tôi cũng vô cùng cảm ơn sự

đóng góp ý kiến của các anh chị học viên lớp K19A – KTQT SĐH giúp bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Tài chính quốc tế - GS TS Nguyễn Văn Tiến – Học Viện Ngân Hàng 2013

2. Công trình “Thực trạng và Xu hướng Cán cân thanh toán của Việt Nam” dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên “Nhà kinh tế trẻ - năm 2011”

3. Website ngân hàng Asian Development Bank:

http://www.adb.org/sites/default/files/ki/2013/pdf/VIE.pdf

4. Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Can can thanh toan viet namx (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w