1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VIỆC HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON CHO CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

12 444 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 185,17 KB

Nội dung

Ứng Hòa là một huyện phía Nam của Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ và Thanh Oai, phía Nam giáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim Bảng (Hà Nam), phía Tây giáp huyện Mỹ Đức, phía đông giáp huyện Phú Xuyên. Diện tích 183.72 km2, số dân là 193.731 (2005). Huyện bao gồm 1 thị trấn và 28 xã . Ngày nay, túi nilon đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng là mặt hàng khá quen thuộc. Hiện nay hiếm khi thấy người nội trợ nào đem theo làn, túi vào chợ, mà thay vào đó là những túi nilon với đủ kích cỡ (được cấp miễn phí ) đựng hàng đem về. Chúng rất là tiện lợi tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến.Túi nilon được làm từ những vật liệu khó phân hủy. Túi nilon thải ra môi trường gây tắc nghẽn cống rãnh, làm ứ đọng nước thải, phát sinh ruồi muỗi dịch bệnh, phá hỏng mỹ quan, hệ sinh thái đô thị và vùng quê. Túi nilon nằm lẫn trong đất ruộng, vườn gây cản trở cho cây trồng trong việc hút nước, chất dinh dưỡng từ đất, cũng như việc sẽ cản trở hệ vi sinh vật đất hoạt động, dễ rửa trôi đất, gây bạc màu. Nếu đem đốt túi nilon và đồ làm từ nhựa sẽ sinh ra mùi khó chịu ảnh hưởng tới người dân ở gần đó. Túi nilon rất khó tái sử dụng và người dân thường dùng một lần là vất đi nên lượng thải ra môi trường là không hề nhỏ. Với khối lượng túi nilon được sử dụng và thải bỏ hàng ngày lớn như vậy… nhưng việc quản lý chúng trong nhiều năm qua và cho đến nay vẫn đang là vấn đề còn chưa tìm được lời giải hợp lý. Vì thu nhập của người dân còn thấp nên việc tiếp cận với các loại túi thay thế như túi vải, túi giấy,… vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, việc tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của người dân là vô cùng cấp thiết. Đề cương “Kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về việc hạn chế sử dụng túi nilon cho các tổ chức chính trị xã hội tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội” hướng tới đối tượng là các cán bộ và người dân sống trên địa bàn huyện Ứng Hòa, nhằm hướng dẫn chi tiết kế hoạch thực hiện chương trình tập huấn cho các đối tượng trên một cách hiệu quả nhất. Nhằm hướng tới việc góp phần bảo vệ môi trường nhưng không làm ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHOA MÔI TRƯỜNG

-BÁO CÁO

THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Họ và tên: Hoàng Thanh Trúc

Mã SV: 1411100459 Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Thu Trang

HÀ NỘI, 05/05/2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHOA MÔI TRƯỜNG

-ĐỀ CƯƠNG

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VIỆC HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON CHO CÁC TỔ

CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ

HÀ NỘI, 5/5/2017

Trang 3

MỤC LỤC

1 Phân tích tình hình 1

2 Phân tích đối tượng 3

3 Mục tiêu 4

4 Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng 5

4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn 5

4.2 Nội dung chương trình tập huấn 5

4.3 Nội dung bài giảng 6

5 Kinh phí 7

5.1 Nguồn kinh phí 7

5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí 7

5.3 Tổng kinh phí thực hiện 7

PHỤ LỤC 1: PHỤ LỤC KINH PHÍ 8

PHỤ LỤC 2: CHUYÊN ĐỀ: “HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON TẠI HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI” 10

Trang 4

1 Phân tích tình hình

Ứng Hòa là một huyện phía Nam của Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ và Thanh Oai, phía Nam giáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim Bảng (Hà Nam), phía Tây giáp huyện Mỹ Đức, phía đông giáp huyện Phú Xuyên Diện tích 183.72 km2, số dân là 193.731 (2005) Huyện bao gồm 1 thị trấn và 28 xã

Ngày nay, túi nilon đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng là mặt hàng khá quen thuộc Hiện nay hiếm khi thấy người nội trợ nào đem theo làn, túi vào chợ, mà thay vào đó là những túi nilon với đủ kích cỡ (được cấp miễn phí ) đựng hàng đem về

Chúng rất là tiện lợi tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến.Túi nilon được làm từ những vật liệu khó phân hủy

Túi nilon thải ra môi trường gây tắc nghẽn cống rãnh, làm ứ đọng nước thải, phát sinh ruồi muỗi dịch bệnh, phá hỏng mỹ quan, hệ sinh thái đô thị và vùng quê Túi nilon nằm lẫn trong đất ruộng, vườn gây cản trở cho cây trồng trong việc hút nước, chất dinh dưỡng từ đất, cũng như việc sẽ cản trở hệ vi sinh vật đất hoạt động, dễ rửa trôi đất, gây bạc màu Nếu đem đốt túi nilon và đồ làm từ nhựa sẽ sinh ra mùi khó chịu ảnh hưởng tới người dân ở gần đó

Túi nilon rất khó tái sử dụng và người dân thường dùng một lần là vất đi nên lượng thải ra môi trường là không hề nhỏ Với khối lượng túi nilon được sử dụng và thải bỏ hàng ngày lớn như vậy… nhưng việc quản lý chúng trong nhiều năm qua và cho đến nay vẫn đang là vấn đề còn chưa tìm được lời giải hợp lý

Vì thu nhập của người dân còn thấp nên việc tiếp cận với các loại túi thay thế như túi vải, túi giấy,… vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Trước thực trạng trên, việc tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của người dân là

vô cùng cấp thiết Đề cương “Kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình tập huấn nâng

cao nhận thức về việc hạn chế sử dụng túi nilon cho các tổ chức chính trị - xã hội tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội” hướng tới đối tượng là các cán bộ và người dân

sống trên địa bàn huyện Ứng Hòa, nhằm hướng dẫn chi tiết kế hoạch thực hiện chương

Trang 5

trình tập huấn cho các đối tượng trên một cách hiệu quả nhất Nhằm hướng tới việc góp phần bảo vệ môi trường nhưng không làm ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện

2

Trang 6

2 Phân tích đối tượng

* Đặc điểm dân cư trên địa bàn huyện Ứng Hòa- Hà Nội

- 85% dân cư trên địa bàn tham gia sản xuất nông nghiệp

- Trình độ học vấn: 100% người dân đã được phổ cập giáo dục

- Dân tộc: 100% dân tộc Kinh

- Tôn giáo: Hầu hết không theo tôn giáo

* Chia nhóm đối tượng giảng dạy

- Nhóm đối tượng 1: Cán bộ Môi trường đang làm việc trên địa bàn huyện Ứng Hòa

Đặc điểm: Có trình độ nhận thức, chuyên môn, có ý thức và khả năng tiếp thu kiến thức tốt Là những người trực tiếp tham gia quản lý việc truyền thông môi trường ở địa phương

Số lượng: 35 người

- Nhóm đối tượng 2: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên của các xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa

Đặc điểm: Có trình độ nhận thức, có ý thức, có khả năng tiếp thu kiến thức Là những đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người dân thay đổi nhận thức về việc sử dụng túi nilon và hướng dẫn người dân thực hiện việc hạn chế sử dụng túi nilon, có sức ảnh hưởng lớn

Trang 7

3 Mục tiêu

Sau khóa học, học viên được nâng cao kiến thức về tác hại của túi nilon, các cách

để hạn chế và tái sử dụng túi nilon đúng cách và hiệu quả nhất Cụ thể như sau:

* Kiến thức

- Trên 90% đối tượng 1 và 80% đối tượng 2 biết được tổng quan về hiện trạng sử dụng túi nilon ở địa phương

- Trên 90% học viên hiểu và nắm rõ những tác hại tiềm ẩn của túi nilon

- Ít nhất 95% đối tượng 1 nắm rõ kiến thức về việc tái sử dụng túi nilon đúng cách

- Trên 80% đối tượng 2 nắm rõ kiến thức về việc tái sử dụng túi nilon đúng cách

* Về kỹ năng

- Trên 90% đối tượng 1 có khả năng tái sử dụng túi nilon đúng cách

- Trên 80% đối tượng 2 có khả năng tái sử dụng túi nilon đúng cách

*Về thái độ

- 100% đối tượng 1 có nhận thức đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ các cấp về nghiệp vụ bảo vệ môi trường, có thái độ tích cực trong thực hiện công tác chuyên môn

- 100% học viên có thái độ tốt, góp phần truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc hạn chế và tái sử dụng túi nilon đúng cách

4

Trang 8

4 Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng

4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn

chức

Số lượng học viên

Điạ điểm tổ chức

Đối

tượn

g 1

Đ/c Chủ tịch, Phó Chủ

tịch và cán bộ Môi trường

đang làm việc trên địa bàn

huyện Ứng Hòa

Chủ nhật

Hội trường UBND huyện Ứng Hòa

Đối

tượn

g 2

Lớp 1: Hội Nông dân của

các xã trên địa bàn huyện

Ứng Hòa

Thứ hai

Hội trường UBND huyện Ứng Hòa Lớp 2: Hội Phụ nữ, của

các xã trên địa bàn huyện

Ứng Hòa

Hội trường UBND huyện Ứng Hòa Lớp 3: Đoàn Thanh niên

của các xã trên địa bàn

huyện Ứng Hòa

Hội trường UBND huyện Ứng Hòa

4.2 Nội dung chương trình tập huấn

7h30- 8h00 Phát tài liệu, ổn định chỗ

ngồi

Phòng TNMT

đại biểu

Phòng TNMT

nguyên và Môi trường Hà Nội

Trang 9

8h50-9h00 Nghỉ giải lao, uống nước Phòng TNMT

nguyên và Môi trường Hà Nội

nguyên và Môi trường Hà Nội

4.3 Nội dung bài giảng

Chuyên đề: Hạn chế sử dụng túi nilon tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

Giảng viên: Th.S Bùi Thị Thu Trang

Đơn vị công tác: Giảng viên Khoa Môi Trường, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội

Nội dung chuyên đề:

 Hiện trạng sử dụng túi nilon ở địa phương

 Tác hại của việc lạm dụng túi nilon

 Các cách hạn chế sử dụng túi nilon

6

Trang 10

5 Kinh phí

5.1 Nguồn kinh phí

Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí

- Thông tư 139/2010/TT-BTC : Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Thông tư 123/2009/TT-BTC: Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao học, trung cấp chuyên nghiệp

- Thông tư 23/2007/TT-BTC: Thông tư của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

- Thông tư 97/2010/TT-BTC: Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

- Thông tư 02/2017/TT-BTC: Hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường

- Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN: Hướng dẫn định mức xây dựng, phân

bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước

- Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT: Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường

- Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP: Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở

5.3 Tổng kinh phí thực hiện

Ghi bằng số: 17.060.000 đồng.

Ghi bằng chữ: Mười bảy triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn

(Chi tiết kinh phí xem tại Phụ lục đính kèm)

Trang 11

PHỤ LỤC 1: PHỤ LỤC KINH PHÍ

STT Nội dung thực

hiện

Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

Thành tiền (VNĐ)

Ghi chú

I Xây dựng đề

TT 123/2009/ TT-BTC

II

Biên soạn tài

liệu

Chuyên đề:

Hạn chế sử

dụng túi nilon

tại huyện Ứng

Hòa, thành phố

Hà Nội

Chuyên

TT 123/2009/ TT-BTC

III

Giảng dạy

Giảng viên

giảng dạy

Giảng

TT 123/2009/ TT-BTC

1

Chi phí đi lại,

ăn nghỉ của

giảng viên

-TT 123/2009/TT -BTC

-TT 97/2010/ TT-BTC

8

Trang 12

0 Tổng (bằng chữ): Mười bảy triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn

PHỤ LỤC 2: CHUYÊN ĐỀ: “HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON TẠI HUYỆN ỨNG

HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

Ngày đăng: 13/11/2019, 09:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w