1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI CHO NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

15 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 142 KB

Nội dung

Tam Dương là một huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, địa hình đồi núi thấp là chủ yếu, có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung du và miền núi; nằm trên trục phát triển quan trọng. Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ngoài ra các hộ còn kinh doanh buôn bán nhỏ, một số đi làm thêm ở khu công nghiệp của tỉnh. Công nghiệp của huyện chưa phát triển mạnh. Trong những năm gần đây, hoạt động chăn nuôi của các hộ gia đình ngày càng phát triển (Với 25.467 hộ dân, thì có khoảng 78% các hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm), và đạt được những thành tích đáng kể. Tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm trong 10 năm gần đây dao động trung bình từ 3,0 6,0%, trong đó đàn lợn tăng 8,77%, đàn bò tăng 4,1%, gia cầm tăng 6 9%, riêng đàn trâu không tăng mà một số vùng có xu hướng giảm. Quy mô chăn nuôi của các hộ dần được mở rộng: trang trại chăn nuôi lợn với quy mô trung bình 20 50 con, đối với đàn bò, mỗi hộ nuôi trung bình 4 6 con. Trên địa bàn huyện có khoảng 85 trang trại gà với quy mô từ vài nghìn con trở lên. Tỷ lệ các đàn gia súc, gia cầm tăng kèm theo nhu cầu thực phẩm cũng tăng. Các hộ gia đình thường tự trồng lúa và hoa màu phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình. Nền kinh tế của huyện dần được cải thiện và đang trên đà phát triển. Do các hoạt động chăn nuôi trên địa bàn thường là tự phát, quy mô hộ gia đình nên hầu như không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây mùi hôi khó chịu, mất mỹ quan môi trường và ô nhiễm môi trường nhất là ở các con mương, kênh, rạch. Đó là môi trường lý tưởng để các loài ruồi, muỗi và côn trùng phát triển, chúng còn là những ký chủ trung gian gây nên các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe của con người và sinh vật nơi đây. Bên cạnh những tác động tiêu cực từ chất thải chăn nuôi là ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật từ hoạt động trồng trọt và các loại rác thải sinh hoạt của người dân. Do họ chưa ý thức được tác hại của việc vứt và sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật, các loại chất thải rắn hoạt sinh, chất thải nguy hại,… đến sức khỏe của chính bản thân mình và mọi người xung quanh như thế nào. Tuy nhiên, nếu có biện pháp xử lý thích hợp, những chất thải từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt có thể trở thành nguồn năng lượng cho sinh hoạt, hoặc cung cấp một lượng phân bón để cải tạo đồng ruộng, vườn tược mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân cách xử lý chất thải chăn nuôi và cách xử lý rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt là điều hết sức cần thiết, cần được quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn trên, và căn cứ theo công văn chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; chúng tôi đề xuất tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao nhận thức và hướng dẫn cách xử lý chất thải chăn nuôi cho người dân tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”. Lớp tập huấn giúp người dân hiểu rõ về tác hại của chất thải chăn nuôi đến môi trường và con người ở hiện tại và tương lai, từ đó nâng cao nhận thức của các hộ chăn nuôi đến vấn đề xả thải. Cung cấp các biện pháp xử lý phù hợp với người dân, góp phần bảo vệ môi trường.

Ngày đăng: 13/11/2019, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w