Nông trường Trần Phú là một thị trấn nằm ở phía Đông Nam của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội 180km đi về phía Tây Bắc theo quốc lộ 32. Thị trấn tiếp giáp với xã Tân Thịnh ở phía Đông Bắc, xã Cát Thịnh ở phía Tây Tây Bắc, xã Thượng Bằng La ở phía Nam Tây Nam, xã Minh An ở phía Đông Nam, và xã Chấn Thịnh ở phía Đông. Nền kinh tế của thị trấn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, coi cây chè là chủ lực, cây cam là thế mạnh và chú trọng phát triển chăn nuôi. Ngoài ra, ngành dịch vụ cũng tương đối phát triển. Trong những năm trở lại đây, nhiều người dân từ miền xuôi lên định cư sinh sống tại địa phương khiến cho dân số gia tăng mạnh mẽ. Những người dân trong bản làng, thôn xóm vùng sâu cũng chuyển ra ngoài mặt đường ngày càng nhiều để sản xuất kinh doanh, buôn bán. Bởi vậy, những khu trung tâm phát triển như tổ dân phố (TDP) Nhà Máy, TDP 10A, TDP 10B của thị trấn Nông trường Trần Phú trở nên đông đúc hơn, nhà cửa và hàng quán san sát, mở rộng đến cả khu vực gần cầu bắc qua dòng suối Ngòi Lao – một trong những con suối lớn nhất vùng, cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp và các hoạt đồng sinh hoạt khác của người dân ven suối. Sự phát triển dân số và kinh tế đồng nghĩa với lượng chất thải phát sinh lớn tạo sức ép tới môi trường suối Ngòi Lao. Chất thải rắn là rác thải sinh hoạt lẫn rác từ các hoạt động dịch vụ (phần lớn là quán ăn) ngày một tăng lên. Phần lớn các hộ gia đình tại TDP Nhà Máy, TDP 10A, TDP 10B đều mang đổ rác thải sinh hoạt ra suối. Điều này đã trở thành thói quen của người dân lâu nay, gây tác động xấu đến môi trường, gây mất mĩ quan và ảnh hưởng đến đời sống cũng như sức khỏe người dân, kìm hãm sự phát triển của địa phương. Đây chính là một trong những vấn đề môi trường bức xúc hiện nay tại thị trấn Nông trường Trần Phú. Từ thực trạng bức thiết trên, “Chương trình tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng của người dân tổ dân phố Nhà Máy, tổ dân phố 10A và tổ dân phố 10B, Thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái về thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” được xây dựng nhằm giảm thiểu những tác động do xả rác bừa bãi gây ra, góp phần bảo vệ môi trường nói chung và suối Ngòi Lao đoạn chảy qua Thị trấn nói riêng, cũng như đảm bảo sức khỏe cộng đồng, hỗ trợ công tác quản lý môi trường khu vực miền núi đạt hiệu quả cao. 2. Phân tích đối tượng. Chương trình truyền thông cần tác động tới các đối tượng như cán bộ quản lí, trưởng bản, trưởng họ và người dân thuộc 3 TDP: TDP Nhà Máy, TDP 10A và TDP 10B. • Đặc điểm chung của dân cư thuộc 3 tổ dân phố Nhận thức: Không đồng đều. Những người sống ở khu vực trung tâm có nhận thức cao hơn những khu vực sâu trong bản, làng một phần do trình độ văn hóa ở những khu vực này là cao hơn. Tuy nhiên, mức độ quan tâm đến môi trường ở các vùng chưa cao. 90% người dân biết đọc, biết viết. Dân tộc: Trên địa bàn 3 TDP có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó người Tày, người Thái và người Kinh là chiếm phần đông, ngoài ra có dân tộc Mường, dân tộc Dao và H ‘Mông nhưng tương đối ít. Các thành phần dân tộc này đang ngày càng “Kinh hóa”, lối sống và tư duy của họ đang dần thay đổi tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của người dân vẫn tồn tại nhiều lối mòn tư duy và sự cố chấp bảo thủ, lạc hậu. Ngôn ngữ: 100% người dân biết tiếng phổ thông. Tuy nhiên, người dân tộc vẫn thường xuyên sử dụng tiếng của họ hơn. Văn hóa: Người dân địa phương sống theo văn hóa làng xã. Hầu hết người trong cùng khu, cùng thôn xóm đều biết nhau. Hàng xóm láng giềng thường xuyên qua lại, trao đổi kinh nghiệm cuộc sống và góp ý cho nhau. • Phân chia nhóm đối tượng truyền thông Đối tượng 1: (Nhóm theo dõi – giám sát – truyền thông) Cán bộ quản lí bao gồm Tổ trưởng và Phó tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ phụ trách môi trường của TDP, Chủ tịch và Phó chủ tịch hội Nông dân, Chủ tịch và Phó chủ tịch hội Phụ nữ, Bí thư và Phó bí thư Đoàn thanh niên, Trưởng họ hoặc Trưởng bản (nếu có). Nhóm đối tượng này đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát hiệu quả của công tác truyền thông, đảm bảo duy trì được các thói quen tốt của người dân, có khả năng truyền thông hiệu quả dựa trên quyền lực và uy tín của họ tại địa phương Đối tượng 2: (Nhóm trực tiếp tham gia thực hiện nội dung truyền thông) Người dân thuộc 3 TDP: TDP Nhà Máy, TDP 10A và TDP 10B. Nhóm đối tượng này là nhóm trực tiếp xả thải rác thải ra môi trường và cũng là nhóm trực tiếp tham gia vào hoạt động phân loại và xử lý rác thải.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
Họ và tên: Hoàng Thị Thu Nga
Mã số SV: 1411100392
Giáo viên hướng dẫn: ThS Bùi Thị Thu Trang
HÀ NỘI, 05/05/2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG
-ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC
VỀ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CHO NGƯỜI DÂN TỔ DÂN PHỐ NHÀ MÁY, TỔ DÂN PHỐ 10A VÀ TỔ DÂN PHỐ 10B, THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG TRẦN PHÚ, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
Trang 3MỤC LỤC
1 Phân tích tình hình 1
2 Phân tích đối tượng 2
3 Mục tiêu 3
4 Kế hoạch, nội dung chương trình và nội dung bài giảng 4
4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn 4
4.2 Nội dung chương trình 4
4.3 Nội dung bài giảng 5
5 Kinh phí 5
5.1 Nguồn kinh phí 5
5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí 5
5.3 Tổng kinh phí thực hiện 6
PHỤ LỤC 7
Trang 41 Phân tích tình hình
Nông trường Trần Phú là một thị trấn nằm ở phía Đông Nam của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội 180km đi về phía Tây Bắc theo quốc lộ 32 Thị trấn tiếp giáp với xã Tân Thịnh ở phía Đông Bắc, xã Cát Thịnh ở phía Tây - Tây Bắc, xã Thượng Bằng
La ở phía Nam - Tây Nam, xã Minh An ở phía Đông Nam, và xã Chấn Thịnh ở phía Đông Nền kinh tế của thị trấn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, coi cây chè là chủ lực, cây cam là thế mạnh và chú trọng phát triển chăn nuôi Ngoài ra, ngành dịch vụ cũng tương đối phát triển
Trong những năm trở lại đây, nhiều người dân từ miền xuôi lên định cư sinh sống tại địa phương khiến cho dân số gia tăng mạnh mẽ Những người dân trong bản làng, thôn xóm vùng sâu cũng chuyển ra ngoài mặt đường ngày càng nhiều để sản xuất kinh doanh, buôn bán Bởi vậy, những khu trung tâm phát triển như tổ dân phố (TDP) Nhà Máy, TDP 10A, TDP 10B của thị trấn Nông trường Trần Phú trở nên đông đúc hơn, nhà cửa và hàng quán san sát, mở rộng đến cả khu vực gần cầu bắc qua dòng suối Ngòi Lao – một trong những con suối lớn nhất vùng, cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp và các hoạt đồng sinh hoạt khác của người dân ven suối
Sự phát triển dân số và kinh tế đồng nghĩa với lượng chất thải phát sinh lớn tạo sức
ép tới môi trường suối Ngòi Lao Chất thải rắn là rác thải sinh hoạt lẫn rác từ các hoạt động dịch vụ (phần lớn là quán ăn) ngày một tăng lên Phần lớn các hộ gia đình tại TDP Nhà Máy, TDP 10A, TDP 10B đều mang đổ rác thải sinh hoạt ra suối Điều này đã trở thành thói quen của người dân lâu nay, gây tác động xấu đến môi trường, gây mất mĩ quan và ảnh hưởng đến đời sống cũng như sức khỏe người dân, kìm hãm sự phát triển của địa phương Đây chính là một trong những vấn đề môi trường bức xúc hiện nay tại thị trấn Nông trường Trần Phú
Từ thực trạng bức thiết trên, “Chương trình tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ
năng của người dân tổ dân phố Nhà Máy, tổ dân phố 10A và tổ dân phố 10B, Thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái về thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” được xây dựng nhằm giảm thiểu những tác động do xả rác bừa
bãi gây ra, góp phần bảo vệ môi trường nói chung và suối Ngòi Lao đoạn chảy qua Thị trấn nói riêng, cũng như đảm bảo sức khỏe cộng đồng, hỗ trợ công tác quản lý môi trường khu vực miền núi đạt hiệu quả cao
Trang 52 Phân tích đối tượng.
Chương trình truyền thông cần tác động tới các đối tượng như cán bộ quản lí, trưởng bản, trưởng họ và người dân thuộc 3 TDP: TDP Nhà Máy, TDP 10A và TDP 10B
Đặc điểm chung của dân cư thuộc 3 tổ dân phố
Nhận thức: Không đồng đều Những người sống ở khu vực trung tâm có nhận
thức cao hơn những khu vực sâu trong bản, làng một phần do trình độ văn hóa ở những khu vực này là cao hơn Tuy nhiên, mức độ quan tâm đến môi trường ở các vùng chưa cao 90% người dân biết đọc, biết viết
Dân tộc: Trên địa bàn 3 TDP có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó người Tày,
người Thái và người Kinh là chiếm phần đông, ngoài ra có dân tộc Mường, dân tộc Dao
và H ‘Mông nhưng tương đối ít Các thành phần dân tộc này đang ngày càng “Kinh hóa”, lối sống và tư duy của họ đang dần thay đổi tiến bộ hơn Tuy nhiên, trong suy nghĩ của người dân vẫn tồn tại nhiều lối mòn tư duy và sự cố chấp bảo thủ, lạc hậu
Ngôn ngữ: 100% người dân biết tiếng phổ thông Tuy nhiên, người dân tộc vẫn
thường xuyên sử dụng tiếng của họ hơn
Văn hóa: Người dân địa phương sống theo văn hóa làng xã Hầu hết người trong
cùng khu, cùng thôn xóm đều biết nhau Hàng xóm láng giềng thường xuyên qua lại, trao đổi kinh nghiệm cuộc sống và góp ý cho nhau
Phân chia nhóm đối tượng truyền thông
Đối tượng 1: (Nhóm theo dõi – giám sát – truyền thông) Cán bộ quản lí bao gồm
Tổ trưởng và Phó tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ phụ trách môi trường của TDP, Chủ tịch
và Phó chủ tịch hội Nông dân, Chủ tịch và Phó chủ tịch hội Phụ nữ, Bí thư và Phó bí thư Đoàn thanh niên, Trưởng họ hoặc Trưởng bản (nếu có) Nhóm đối tượng này đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát hiệu quả của công tác truyền thông, đảm bảo duy trì được các thói quen tốt của người dân, có khả năng truyền thông hiệu quả dựa trên quyền lực và
uy tín của họ tại địa phương
Đối tượng 2: (Nhóm trực tiếp tham gia thực hiện nội dung truyền thông) Người
dân thuộc 3 TDP: TDP Nhà Máy, TDP 10A và TDP 10B Nhóm đối tượng này là nhóm trực tiếp xả thải rác thải ra môi trường và cũng là nhóm trực tiếp tham gia vào hoạt động phân loại và xử lý rác thải
2
Trang 63 Mục tiêu
Chương trình được xây dựng nhằm mục đích thông qua việc nâng cao nhận thức của người dân, góp phần thay đổi thái độ, hành vi của họ trong việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan địa phương Những mục tiêu cụ thể cần đạt được như sau:
Về kiến thức:
- Ít nhất 90% người dân biết được các tác động tiêu cực của việc xả rác thải sinh hoạt không đúng quy định ra môi trường xung quanh, đặc biệt là ra suối
- Ít nhất 90% người dân biết được làm thế nào để phân loại rác thải
- Ít nhất 90% người dân biết được các biện pháp xử lý rác thải tại nguồn
Về kỹ năng:
- Ít nhất 80% người dân có thể phân loại rác thải
- Ít nhất 80% người dân tuyên truyền, hướng dẫn người khác về thu gom, phân loại rác thải và xử lý rác thải tại nguồn
Về thái độ:
- 100% người dân có thái độ đúng đắn, tích cực tham giá vào các hoạt động về bảo vệ môi trường
- Ít nhất 80% người dân áp dụng được và duy trì việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải đúng cách sau khi tham gia chương trình
Trang 74 Kế hoạch, nội dung chương trình và nội dung bài giảng
4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn
tổ chức
Số lượng học viên
Địa điểm tổ chức Đối
tượn
g 1
Tổ trưởng và Phó tổ trưởng tổ dân
phố, cán bộ phụ trách môi trường của
TDP, Chủ tịch và Phó chủ tịch hội
Nông dân, Chủ tịch và Phó chủ tịch
hội Phụ nữ, Bí thư và Phó bí thư Đoàn
thanh niên, Trưởng họ hoặc Trưởng
bản (nếu có) của 3 TDP
Chủ nhật, 25/06/2017
30 Nhà văn hóa
TDP Nhà máy
Đối
tượn
g 2
Lớp 1: Người dân TDP Nhà Máy Thứ năm,
22/06/2017
50 Nhà văn hóa
TDP Nhà máy Lớp 2: Người dân TDP 10A Thứ sáu,
23/06/2017
50 Nhà văn hóa
TDP 10A Lớp 3: Người dân TDP 10B Thứ bảy,
24/06/2017
50 Nhà văn hóa
TDP 10B
4.2 Nội dung chương trình
7h30 – 8h00 Ổn định chỗ ngồi, phát tài liệu Phòng TN&MT
8h00 – 8h05 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Đại diện Phòng TN&MT
8h05 – 9h05 Chuyên đề tập huấn Giảng viên trường ĐH Tài nguyên
& Môi trường Hà Nội 9h05 – 9h10 Nghỉ giải lao giữa giờ Phòng TN & MT
9h10 – 10h10 Chuyên đề tập huấn Giảng viên trường ĐH Tài nguyên
& Môi trường Hà Nội
10h10 – 10h30 Thảo luận, hỏi đáp thắc mắc
Giảng viên trường ĐH Tài nguyên
& Môi trường Hà Nội Phòng TN & MT 4
Trang 84.3 Nội dung bài giảng
Chuyên đề: “Hướng dẫn thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn”
- Giảng viên: ThS Bùi Thị Thu Trang, giảng viên trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường Hà Nội
- Nội dung chuyên đề:
+ Thực trạng thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương + Các ảnh hưởng tiêu cực của thực trạng thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương
+ Phương pháp thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn đúng cách, đảm bảo hợp vệ sinh, đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng môi trường và cảnh quan khu vực
Trang 95 Kinh phí
5.1 Nguồn kinh phí
Do nguồn ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí
- Thông tư 123/2009/TT - BTC Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp
- Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT - BTC -BTNMT về việc Hướng dẫn việc quản
lý kinh phí sự nghiệp môi trường
- Thông tư 97/2010/TT - BTC Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc Hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông tư 139/2010/TT - BTC Quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước
- Thông tư 14/2014/TTLT - BTC - BTP Quy định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở
- Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT - BTC – BKHCN Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có
sử dụng ngân sách Nhà nước
- Thông tư 02/2017/TT - BTC về việc Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường
5.3 Tổng kinh phí thực hiện
Số tiền viết bằng số: 30,220,000 (đồng)
Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi hai triệu hai trăm hai mươi nghìn đồng
(Chi tiết kinh phí theo Phụ lục 1 đính kèm)
6
Trang 10PHỤ LỤC Phụ lục 1: DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
DỰ TOÁN KINH PHÍ LỚP TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Đơn vị tính: VNĐ
tính
Số lượng
Đơn giá (VNĐ)
Thành tiền (VNĐ)
Ghi chú
TT- BTC
Chuyên đề: “Hướng dẫn thu
gom, phân loại và xử lý rác
thải sinh hoạt tại nguồn”
Chuyên đề 1 7,000,000 7,000,000 Thông tư 02/2017/
TT- BTC
1 Tiền công giảng dạy Buổi 4 500,000 2,000,000 Thông tư
139/2010/TT-BTC
Trang 111 Thuê hội trường (tạm tính) Buổi 4 300,000 1,200,000 Hóa đơn
2 Thuê thiết bị giảng (máy
chiếu), âm thanh, ánh sáng,
(tạm tính)
Buổi 4 500,000 2,000,000
3 Pano lớp học (tạm tính) Cái 1 500,000 500,000
4 Nước uống cho học viên,
giảng viên và Ban tổ chức
(150 học viên + 1 giảng viên
+ 3 người tổ chức)
Người 154 30,000 4,620,000 Thông tư 97/2010/
TT-BTC
5 Photo tài liệu tập huấn
(quyển x người) (tạm tính)
Quyển 150 30,000 4,500,000 Hóa đơn
6 Văn phòng phẩm cho người
dân
Bộ 150 10,000 1,500,000
7 Bút dạ, giấy A4, giấy A0
(tạm tính)
Ngày 4 500,000 2,000,000
1 Thuê xe đưa đón giảng viên Chuyến 1 2,000,000 2,000,000 Hóa đơn
8
Trang 12và mang màn chiếu, thiết bị
trợ giảng (Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội - phường Tây Tựu -
Trường Đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội) (tạm
tính)
2 Thanh toán tiền thuê phòng
nghỉ cho giảng viên tại nơi
công tác
Ngày 4 200 800,000 Thông tư 97/2010/
TT-BTC
3 Phụ cấp lưu trú Ngày 4 150 600,000 Thông tư 97/2010/
TT-BTC
Tổng cộng mục I+ mục II
+mục III+ mục IV+ mục V
30,220,000
Số tiền bằng chữ: Ba mươi hai triệu hai trăm hai mươi nghìn đồng
Người lập Hoàng Thị Thu Nga
Trang 13Phụ lục 2: CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI NGUỒN
10