BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ X Ử LÝ RÁC TẠI NHÀ

24 156 0
BÁO CÁO  THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ X Ử LÝ RÁC TẠI NHÀ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Huyện Thạch Thành nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hoá, phía bắc giáp huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình), phía tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Bá Thước, phía nam giáp huyện Vĩnh Lộc, phía đông giáp huyện Hà Trung. Theo điều tra thổ nhượng của Sở Ðịa chính, phần lớn chất đất ở đây rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, đây là tiềm năng thế mạnh vô cùng quý giá của Thạch Thành trong quá trình phát triển kinh tế. Ngoài ra, Thạch Thành còn có mạng lưới giao thông thuận lợi với tuyến đường quốc lộ 45, tỉnh lộ 7 nối các huyện trong tỉnh, đi thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, huyện Vĩnh Lộc, huyện Cẩm Thuỷ, tạo điều kiện cho Thạch Thành giao thương với các huyện trong tỉnh và cả nước. Ðặc biệt, với tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương và được Bộ Giao thông Vận tải xác định là điểm nghỉ chân đã tạo cho Thạch Thành lợi thế phát triển thương mại dịch vụ và du lịch sinh thái. Diện tích tự nhiên: 558,11km2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 8%năm Tổ chức hành chính: 25 xã, 2 thị trấn. Ðược sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện Thạch Thành đã có những bước đi hợp lý, đúng hướng trong phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp, đồng thời dần hình thành các khu công nghiệp và dịch vụ mới Hiện nay tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng lên đáng kể so với trước. Thế nhưng bên cạnh những lợi ích về kinh tế đem lại thì môi trường sống đang từng ngày từng giờ đối mặt với tình trạng ô nhiễm do lượng rác thải rắn, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý triệt để. Vấn đề này đang là mối quan tâm chung của cộng đồng xã hội. Việc thu gom, xử lý rác thải ra sao để giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng đang là những vấn đề đặt ra cần được quan tâm giải quyết triệt để trong thời gian tới Trong khi rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng đa dạng về số lượng và chủng loại, xuất hiện ngày càng nhiều loại khó xử lý thì công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý ở nhiều địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng xả rác thải không đúng nơi quy định tại các khu vực công cộng vẫn diễn ra khá phổ biến, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, đặc biệt là khu vực nông thôn, ven các đô thị, những địa bàn giáp ranh giữa các địa phương, dọc trên các tuyến giao thông Thấy được hiện trạng cũng như những lợi ích của việc thu gom, phân loại và xử lí rác thải tại gia đình,chuyên đề: “Kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình” đã được đưa ra nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc thu gom, phân loại, xử lí rác tại nhà 2.Phân tích đối tượng  Đối tượng tham gia buổi tập huấn • Các cán bộ làm tại phòng môi trường của huyện Thạch Thành • Các cán bộ môi trường làm tại UBND các xã, thị trấn • hội phụ nữ, đoàn thanh niên  Trình độ nhận thức Đối với cán bộ : cao Đối với hội phụ nữ; đoàn thanh niên : Vừa  Dân tộc : Kinh  Ngôn ngữ truyền thông : Tiếng Kinh  Tỷ lệ NamNữ : 32 3.Mục tiêu của buổi tập huấn • Về kiến thức: • 80% đối tượng tham gia buổi tập huấn biết được tổng quan về hiện trạng môi trường tại huyện • 85% đối tượng tham gia buổi tập huấn thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường tại địa phương • 75% đối tượng tham gia buổi tập huấn thấy được lợi ích của phân loại rác thải tại gia đình • Lập, xây dựng và tổ chức một chiến dịch truyền thông môi trường • Về kĩ năng: • 50% đối tượng tham gia tập huấn biết thực hiện các thủ tục hành chính trong quản lý môi trường • Kiểm soát, phát hiện các nguồn gây ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường • Xây dựng một kế hoạch giáo dục, tuyên truyền kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường. • Về thái độ: • 85% đối tượng tham gia buổi tập huấn có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường tại địa phương nơi mình sinh sống. • 70% đối tượng tham gia buổi tập huấn có thái độ tích cực trong thực hiện công tác tuyên truyền mọi người cùng nhau thực hiện bảo vệ môi trường. • 65% đối tượng tham gia buổi tập huấn có nhận thức đúng đắn về việc thu gom và phân loại rác thải tại nhà

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG Họ và tên : Mai Văn Kiên Lớp : ĐH4QM3 Mã số SV : 1411100751 Giảng viên hướng dẫn : Bùi Thị Thu Trang HÀ NỘI, 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ X Ử LÝ RÁC TẠI NHÀ HÀ NỘI, 2017 MỤC LỤC 1.Phân tích tình hình 1 2.Phân tích đối tượng 3 3.Mục tiêu của buổi tập huấn .4 4.Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng 5 4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường 5 4.2 Nội dung chương trình tập huấn 6 4.3 Nội dung bài giảng 7 4.3.1 Đối tượng 1 : Chủ tịch, các phó chủ tịch, các cán bộ làm môi trường tại huyện Thạch thành 7 5 Kinh phí 8 5.1 Nguồn kinh phí 8 5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí .8 5.3 Tổng kinh phí thực hiện 9 6 Phụ lục 9 1.Phân tích tình hình Huyện Thạch Thành nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hoá, phía bắc giáp huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình), phía tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Bá Thước, phía nam giáp huyện Vĩnh Lộc, phía đông giáp huyện Hà Trung Theo điều tra thổ nhượng của Sở Ðịa chính, phần lớn chất đất ở đây rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, đây là tiềm năng thế mạnh vô cùng quý giá của Thạch Thành trong quá trình phát triển kinh tế Ngoài ra, Thạch Thành còn có mạng lưới giao thông thuận lợi với tuyến đường quốc lộ 45, tỉnh lộ 7 nối các huyện trong tỉnh, đi thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, huyện Vĩnh Lộc, huyện Cẩm Thuỷ, tạo điều kiện cho Thạch Thành giao thương với các huyện trong tỉnh và cả nước Ðặc biệt, với tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương và được Bộ Giao thông Vận tải xác định là "điểm nghỉ chân" đã tạo cho Thạch Thành lợi thế phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch sinh thái Diện tích tự nhiên: 558,11km2 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 8%/năm - Tổ chức hành chính: 25 xã, 2 thị trấn Ðược sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện Thạch Thành đã có những bước đi hợp lý, đúng hướng trong phát triển kinh tế - xã hội Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, đồng thời dần hình thành các khu công nghiệp và dịch vụ mới Hiện nay tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng lên đáng kể so với trước Thế nhưng bên cạnh những lợi ích về kinh tế đem lại thì môi trường sống đang từng ngày từng giờ đối mặt với tình trạng ô nhiễm do lượng rác thải rắn, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý triệt để Vấn đề này đang là mối quan tâm chung của cộng đồng xã hội Việc thu gom, xử lý rác thải ra sao để giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng đang là những vấn đề đặt ra cần được quan tâm giải quyết triệt để trong thời gian tới Trong khi rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng đa dạng về số lượng và chủng loại, xuất hiện ngày càng nhiều loại khó xử lý thì công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý ở nhiều địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng xả rác thải không đúng nơi quy định tại các khu vực công cộng vẫn diễn ra khá phổ biến, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, đặc biệt là khu vực nông thôn, ven các đô thị, những địa bàn giáp ranh giữa các địa phương, dọc trên các tuyến giao thông Thấy được hiện trạng cũng như những lợi ích của việc thu gom, phân loại và xử lí rác thải tại gia đình,chuyên đề: “Kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình” đã được đưa ra nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc thu gom, phân loại, xử lí rác tại nhà 2.Phân tích đối tượng  Đối tượng tham gia buổi tập huấn  Các cán bộ làm tại phòng môi trường của huyện Thạch Thành  Các cán bộ môi trường làm tại UBND các xã, thị trấn  hội phụ nữ, đoàn thanh niên  Trình độ nhận thức - Đối với cán bộ : cao Đối với hội phụ nữ; đoàn thanh niên : Vừa  Dân tộc : Kinh  Ngôn ngữ truyền thông : Tiếng Kinh  Tỷ lệ Nam/Nữ : 3/2 3.Mục tiêu của buổi tập huấn  Về kiến thức:  80% đối tượng tham gia buổi tập huấn biết được tổng quan về hiện trạng môi trường tại huyện  85% đối tượng tham gia buổi tập huấn thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường tại địa phương  75% đối tượng tham gia buổi tập huấn thấy được lợi ích của phân l oại rác thải tại gia đình  Lập, xây dựng và tổ chức một chiến dịch truyền thông môi trường  Về kĩ năng:  50% đối tượng tham gia tập huấn biết thực hiện các thủ tục hành chính trong quản lý môi trường  Kiểm soát, phát hiện các nguồn gây ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường  Xây dựng một kế hoạch giáo dục, tuyên truyền kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường  Về thái độ:  85% đối tượng tham gia buổi tập huấn có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường tại địa phương nơi mình sinh sống  70% đối tượng tham gia buổi tập huấn có thái độ tích cực trong thực hiện công tác tuyên truyền mọi người cùng nhau thực hiện bảo vệ môi trường  65% đối tượng tham gia buổi tập huấn có nhận thức đúng đắn về việc thu gom và phân loại rác thải tại nhà 4.Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng 4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lí rác tại nguồn STT Đối tượng Đối Các Đ/c Chủ tịch, phó Thời chức gian tổ Số lượng Địa điểm tổ học viên Sáng thứ 7; 50 chức Hội trường tượng chủ tịch, các cán bộ làm ngày 7/05/2017 UBND huyện 1 môi trường cấp xã và cấp Thạch Thành huyên tại Thạch Thành 2 Hội phụ nữ, đoàn thanh chiều niên thứ 7, 50 Hội trường UBND huyện ngày 7/05/2017 Thạch Thành 4.2 Nội dung chương trình tập huấn Thời gian Nội dung Đơn vị thực hiện 7h00 – 7h30 Phát tài liệu, ổn định chỗ ngồi Phòng TNMT huyện Thạch Thành (13h30 – 14h00) 7h30 – 7h40 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Thành (14h00 – 14h10) 7h40 – 8h45 Phòng TNMT huyện Thạch Chuyên đề tập huấn Giảng viên trường ĐH TN và MT Hà Nội (14h10 – 15h15) 8h45 – 9h00 Nghỉ giải lao, uống nước Thành (15h15 – 15h30) 9h00 – 10h15 Phòng TNMT huyện Thạch Chuyên đề tập huấn Giảng viên trường ĐH TN và MT Hà Nội (15h30 – 16h45) 10h15 – 11h00 Hỏi, đáp thắc mắc Giảng viên trường ĐH TN và MT Hà Nội (16h45 – 17h30) bế mạc 4.3 Nội dung bài giảng 4.3.1 Đối tượng 1 : Chủ tịch, các phó chủ tịch, các cán bộ làm môi trường tại huyện Thạch Thành Chuyên đề 1 : Tập huấn “Kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình” cho cấp cán bộ quản lý Giảng viên : Bùi Thị Thu Trang, Giảng viên khoa Môi trường, trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - Nội dung chuyên đề :  Tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục; vận động người dân bảo vệ môi trường  Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải sinh hoạt tại huyện Thạch Thành  Khó khăn trong công tác tuyên truyền, giáo dục; vận động người dân bảo vệ môi trường  Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục; nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường  hướng dẫn kỹ thuật thu gom, phân loại và xử lý rác ( Nội dung chi tiết xem trong Phụ lục đính kèm ) 5 Kinh phí 5.1 Nguồn kinh phí Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện Thạch Thành 5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí - Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Thông tư 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp - Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập - Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở - Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước - Thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/05/2007 về Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước - Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 03 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường 5.3 Tổng kinh phí thực hiện Ghi bằng số: 24.300.000 đồng Ghi bằng chữ : hai bốn triệu ba trăm nghìn đồng ( Nội dung chi tiết xem trong Phụ lục đính kèm ) BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI CHUYÊN ĐỀ Kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình Thanh Hóa, tháng 5 năm 2017 MỤC LỤC I Tính cấp thiết của chuyên đề 1 II Mục tiêu chuyên đề 2 III Nội dung chuyên đề .3 3.1 Tổng quan về rác thải sinh hoạt .3 3.1.1 Định nghĩa về rác thải sinh hoạt 3 3.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 3 3.1.3 Phân loại rác thải sinh hoạt 3 3.1.4 Tác hại của rác thải sinh hoạt tới môi trường 4 3.2 Tình hình thu gom, phân loại, xử lí rác sinh hoạt tại nhà hiện nay 5 3.3 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình 5 3.3.1 Phương pháp phân loại rác 6 3.3.2 Phương pháp thu gom rác 6 3.3.3 Phương pháp xử lý rác tại hộ gia đình 6 IV Kết luận và kiến nghị 9 V Tài liệu tham khảo .10 I Tính cấp thiết của chuyên đề Việt Nam đang bước vào xu thế hội nhập và trong thời kì phát triển công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đô thị hóa, hiện đại hóa, dân số tăng nhanh cùng với đời sống được cải thiện về cả tinh thần và vật chất kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng chất thải, đặc biệt là chất thải sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải Việc thiết kế và xử lý chất thải ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa hợp lý, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường đất, nước, không khí… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng dân cư sinh sống quanh khu vực Hiện nay tại huyện Thạch Thành, cơ quan các cấp chính quyền cùng cộng đồng dân cư đã hiểu và quan tâm hơn đến việc thu gom và quản lý rác thải Nhưng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý rác thải còn thấp, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác thải phát sinh ngày càng tăng Một phần lớn rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày được người dân đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí Chất thải sinh hoạt hiện đang là một trong những nguồn lớn gây ra ô nhiễm môi trường Vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt ngày càng được nhà nước, xã hội và cộng đồng quan tâm Nếu hiểu được kĩ thuật thu gom, phân loại và xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình thì sẽ góp phần rất lớn trong việc quản lí và xử lí rác thải Từ đó sẽ làm tăng hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho việc xử lí rác thải và góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường Thấy được hiện trạng cũng như những lợi ích của việc thu gom, phân loại và xử lí rác thải tại gia đình,chuyên đề: “Kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình” đã được tôi viết nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc thu gom, phân loại, xử lí rác tại nguồn II Mục tiêu chuyên đề - Nâng cao nhận thức của người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lí rác tại nguồn - Giới thiệu giải pháp nhằm thu gom, phân loại và xử lí rác hiệu quả tới các học viên nhằm phổ biến kiến thức cho cộng đồng 1 - Các học viên sau khi tiếp thu được kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đìnhsẽ áp dụng vào thực tế Các đối tượng hướng tới là các hộ gia đình - Giảm bớt gánh nặng của việc thu gom, xử lí rác thải cho ngành môi trường, tiết kiệm chi phí cho việc bảo vệ môi trường - Góp phần xử lí tình trạng các tụ điểm rác thải sinh hoạt trên địa bàn do tăng được hiệu quả xử lí rác III Nội dung chuyên đề III.1 Tổng quan về rác thải sinh hoạt III.1.1.Định nghĩa về rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt là những chất thải từ các hoạt động của con người,nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịchvụ, thương mại… III.1.2.Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải: Từ các khu dân cư Với đời sống ngày càng cải thiện cùng với đó là nhu cầu của con người ngày càng cao, tại các khu dân cư, họ tiêu dùng các mặt hàng nhiều hơn, sử dụng nhiều sản phẩm khác nhau nhiều hơn Từ đó, các loại rác thải sinh hoạt được phát sinh theo ngày càng nhiều Từ hoạt động thương mại (các cửa hàng, chợ…) Hoạt động thương mại là một hoạt động luôn diễn ra hàng ngày và có thể ở bất cứ đâu Đặc biệt, tại các khu chợ và cửa hàng tạp hóa, một ngày lượng rác thải được thải bỏ là không hề nhỏ Việc xử lí và thu gom rác thải tại đây cũng gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là do ý thức của người dân không để rác đúng nơi quy định Từ nông nghiệp Trên địa bàn huyện, vẫn còn rất nhiều hộ dân sinh sống dựa vào nền nông nghiệp như trồng lúa, trồng cây ăn quả,… rác thải chủ yếu là các bao bì, vỏ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cùng rất nhiều các vật dụng bị thải bỏ từ hoạt động nông nghiệp III.1.3.Phân loại rác thải sinh hoạt 2 Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần vôcơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo Theo mức độ nguy hại thì được chia làm 2 loại: - Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng,các chất dễ cháy, nổhoặc các rác thải phóng xạ, các rác thải nhiễm khuẩn, lây lan… có thể gây nguy hại tới conngười, động vật và tới môi trường - Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất và hợp chấtcó một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần chát khác gây nguy hại cho con người, động thực vật và môi trường III.1.4.Tác hại của rác thải sinh hoạt tới môi trường Môi trường đất: Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại trongđất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon… nằm lại trongđất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu đất làm các vi sinhvật trong đất có thể bị chết Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa…đổ xuống đất làm cho đất bị đóng cứng, khảnăng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa Môi trường nước: Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo dòng nướcchảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễmnguồn nước mặt tiếp nhận Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ônhiễm các thủy vực Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnhhưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năngnhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợpcủa thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nướcngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận Tại các bãi rác, nếukhông tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ônhiễm nguồn nước mặt Môi trường không khí: Tại các trạm/bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môitrường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khíthải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới các khu dân cư sống ở gần đây 3 Đối với sức khỏe con người: Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thànhphần môi trường Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thôngqua chuỗi thức ăn Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồnrồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành nơi phátsinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đếnsức khỏe cộng đồng xung quanh Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân dẫnđến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người Theo nghiên cứucủa tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chônlấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêmnhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 % Đối với mỹ quan đô thị: Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom khônghết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là những hình ảnhgây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm 3.2 Tình hình thu gom, phân loại, xử lí rác sinh hoạt tại nhà hiện nay Trên địa bàn huyện, tại một số hộ gia đình, họ để riêng một số loại chai nhựa, lọ, long bia, long nước ngọt,…với các loại rác thải sinh hoạt khác để bán đồng nát Còn hầu hết các loại rác thải sinh hoạt được gom vào một túi nylon, không phân biệt đó là loại rác hữu cơ hay vô cơ Sau đó, công nhân vệ sinh thu gom rác tại các hộ gia đình rồi tập trung tại các bãi trung chuyển,xe cơ giới sẽ vận chuyển rác thải đến các nhà máy để tiến hành xử lý Tuy nhiên, có nhiều hộ gia đình do ý thức kém trong việc bảo vệ môi trường nên đã tự xử lý rác thải dưới nhiều hình thức khác nhau Một số gia đình ở gần sông, hồ hoặc có mương nước đi qua thì họ vẫn xem như đó là một bãi rác khổng lồ và thản nhiên đổ các chất thải mà không hề nghĩ đến hậu quả sau này Bên cạnh đó, một số hộ gia đình do điềukiện diện tích đất vườn rộng rãi nên đã tự xử lý rác thải bằng cách đốt hoặc chôn lấp cảlượng rác thải sinh hoạt trong gia đình Những việc làm đó dẫn đến môi trường ngày càngbị ô nhiễm trầm trọng và hơn thế nữa đó cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻcủa con người 3.3 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình 3.3.1 Phương pháp phân loại rác Rác trước khi được đem xử, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình Cách nhận biết: 4 Rác hữu cơ: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng (rau, cá chết ), vỏ trái cây, các chất thải tách ra do làm bếp Rác vô cơ được chia làm 2 loại đó là rác vô cơ tái chế và không tái chế (rác khô) - Rác vô cơ tái chế: là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, ), các loại nhựa - Rác vô cơ không tái chế: là chất thải rắn vô cơ không có khả năng sử dụng hoặc chế biến lại như: giấy ăn đã sử dụng, thủy tinh (bóng đèn, cốc vỡ, ), quần áo cũ, xỉ than, xương động vật, vỏ trứng, 3.3.2 Phương pháp thu gom rác Thu gom rác vô cơ - Thu gom rác tái chế: Rác tái chế bao gồm kim loại, giấy, cao su, nhựa, đồ điện phần lớn đã được những người đồng nát thu nhặt, phần còn lẫn trong rác vô cơ người thu gom đựng riêng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế - Thu gom rác khô: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong thùng, xô màu đỏ hoặc chứa trong các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon Thu gom rác hữu cơ (rác ướt) - Rác ướt bao gồm thức ăn thừa, rau, hoa quả, bã chè, vỏ tôm cua, vỏ ốc dễ thối rữa nên phải thu gom hàng ngày Mỗi gia đình nên trang bị cho mình một thùng rác vô cơ và hữu cơ riêng để tiện cho việc thu gom Có thể tận dụng những vật dụng ngay trong gia đình để làm thùng rác như: xô, chậu, 3.3.3 Phương pháp xử lý rác tại hộ gia đình Xử lý rác vô cơ không tái chế -Tự tổ chức thu gom phần rác của gia đình mình và vận chuyển ra bãi chứa rác tạm Các loại rác thải sinh hoạt khi phân hủy sẽ gây ra mùi rất khó chịu làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, thu hút ruồi muỗi và gây mầm bệnh Chính 5 vì vậy, việc này sẽ đảm bảo cho các loại rác thải sinh hoạt sẽ được xử lí hàng ngày chứ không bị sót lại tại các hộ gia đình Từ đó, giúp cho công tác thu gom rác đạt hiệu quả cao - Không đốt rác ngay tại hộ gia đình Việc đốt các loại rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình là rất không hợp lí vì có thể gây ra các mối nguy hiểm khác nhau Đốt rác thải tại nơi có những thứ dễ cháy rất dễ gây ra hỏa hoạn vì chúng ta khó có thể kiểm soát được khi lửa cháy lớn hay khi chúng ta chủ quan không giám sát việc đốt rác Ngoài ra, trong khói của bãi rác có rất nhiều loại khí độc khi đốt các loại nhựa, đặc biệt là túi nylon, khi đốt sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi - Không đổ rác bừa bãi ven đường làng, bờ kênh, ao hồ… Khi chúng ta đổ rác bừa bãi, ảnh hưởng đầu tiên là sẽ gây ra mất mĩ quan đô thị, mùi hôi thối sẽ gây ra sự khó chịu đến dân cư xung quanh khu vực Tác hại tiếp theo phải kể đến, đó là sẽ gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng các loại môi trường đất, môi trường nước Từ đó, ảnh hưởng tới các loài động, thực vật sinh sống quanh khu vực Trong chất thải rắn vô cơ, có một số thành phần được gọi là chất thải nguy hại.Chất thải được gọi là nguy hại khi có ít nhất một trong các tính chất sau: dễ nổ (bình gas, bật lửa, ), dễ cháy (vật dính xăng dầu, bình ắc quy ), ăn mòn (các chất có tính axit hoặc kiềm mạnh), gây nhiễm trùng (chất thải người bệnh, bơm kim tiêm, ), chứa chất độc hại (vở thuốc bảo vệ thực vật, pin ) Đối với chất thải nguy hại, cần được thu gom vào một túi riêng sẫm màu và cần được giao cho chính quyền địa phương (bộ phận quản lý môi trường) xử lý theo quy trình riêng Đặc biệt, chúng ta không nên tự xử lí các loại chất thải này tại nhà vì nếu xử lí không đúng cách có thể sẽ gây ra nhiều sự việc không mong muốn Xử lý rác hữu cơ – hố chôn rác thải di động Hố rác di động là một trong những mô hình xử lí rác thải hữu cơ Đây là mô hình dễ ứng dụng, linh hoạt mà không kém phần hiệu quả Được gọi là hố rác di động vì hố này thể tích nhỏ (cỡ vài trăm lít), khi hố đầy có thể chuyển sang hố khác 6 sử dụng và hố được chính người dân xây dựng và duy trì hoạt động Hố rác di động là một trong những giải pháp xử lí rác hữu cơ đơn giản vàhiệu quả - Cách xây dựng hố + Vị trí đặt hố: Trong vườn, môi trường đất, không quá khô hay quá ẩm ướt, cách xa nơi ở trên 3m + Chiều sâu: 0,7 – 1,5m + Nắp: Kích thước và hình dáng phụ thuộc vào miệng hố, chất liệu thường bằng kim loại hoặc gỗ (tùy điều kiện từng hộ gia đình có thể chọn cách vật liệu khác nhau nhưng cần đảm bảo tính an toàn, kín để tránh cho vật thể lạ lọt vào cũng như mùi từ trong hố thoát ra) - Cách thực hiện + Rác hữu cơ hàng ngày được đổ vào hố, sau đó rắc một lượt mỏng chế phẩm sinh học (có tác dụng kích hoạt phân hủy nhanh các chất hữu cơ, không gây mùi hôi, sản phẩm sau ủ tơi xốp, mịn) Bỏ đất hoặc tro/trấu rải lên trên một lớp mỏng khoảng 2 – 5 cm và đậy nắp để tránh ruồi, muỗi, chuột, và mưa; + Khi rác đầy hố, tiến hành lấp đất và tiếp tục đào hố khác để đựng rác Lưu ý: có thể có hoặc không cần sử dụng chế phẩm sinh học - Cơ chế hoạt động Rác hữu cơ hàng ngày được người dân đổ xuống hố rác di động (chú ý cần lọc bỏ bao bì, bao nilon ) được phân hủy do vi khuẩn và các loại sinh vật đất hay nói cách khác là tự phân hủy - Ưu điểm – lợi ích + Ưu điểm - Đơn giản, dễ thực hiện, - Giải quyết tại chỗ rác thải sinh hoạt hữu cơ của các hộ gia đình và không gây ô nhiễm môi trường, - Không tốn diện tích của các hộ gia đình, - Mùn tạo ra từ rác thải hữu cơ có thể sử dụng cho việc cải tạo đất, trồng cây trong nhà Lợi ích trực tiếp - Giảm thiểu ô nhiễm không khí (mùi rác phân hủy) 7 - Hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các bệnh truyền nhiễm (rác hữu cơ thường là nguồn thức ăn của ruồi, muỗi, nhặng ) - Giảm tải cho hố rác tạm thời tại xã, lấy lại cảnh quan sạch đẹp cho vùng này Lợi ích gián tiếp Khi hố đầy một thời gian, sau khoảng 20 – 25 ngày người dân có thể sử dụng trực tiếp làm hố trồng cây hoặc dùng rác đã phân hủy làm phân bón, trồng cây - Lưu ý + Tránh nước xâm nhập vào trong hố rác (nước mưa, ) + Tránh đào hố gần mạch nước ngầm + Chỉ cần hố đủ rộng và không quá sâu + Tuy lượng khí sinh ra trong quá trình ủ rác là không nhiều nhưng khi mở nắp hố, cần tránh đứng trực diện với miệng hố và nên đeo khẩu trang IV Kết luận và kiến nghị Kết luận Trong thời kì đô thị hoá, hiện đại hoá ngày càng được đẩy mạnh thì kèm theo đó là rất nhiều những vấn đề phát sinh, đặc biệt là vấn đề chất thải rắn sinh hoạt Với nhu cầu và đời sống của người dân tăng cao thì lượng chất thải rắn sinh hoạt được tạo ra ngày càng lớn Với khối lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ được tạo ra hàng ngày thì việc phân loại, thu gom và xử lý gặp rất nhiều khó khăn do vẫn còn tồn tại rất nhiều những mặt hạn chế: bãi rác quy hoạch chưa hợp lí, công nghệ xử lí rác chưa được cải thiện đã khiến cho nhiều thành phần môi trường bị ô nhiễm do rác thải không được thu gom, xử lí hết và gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người Trước tình hình như vậy, chúng ta cần phải áp dụng các kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lý rác để nhằm làm tăng hiệu quả thu gom, phân loại và xử lí rác thải sinh hoạt Việc thu gom, phân loại và xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm chi phí của ngành môi trường cho việc thu gom, phân loại, xử lí rác và đồng thời cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường Kiến nghị 8 Chúng ta cần đẩy mạnh việc thu gom, phân loại và xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình vì không chỉ đem lại lợi ích về mặt bảo vệ môi trường mà nó còn giúp chúng ta giải quyết một vấn đề nan giải lớn ở các khu đô thị, nơi tập trung đông dân cư đó là rác thải sinh hoạt Để cho công tác thu gom, phân loại và xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình được hiệu quả thì chúng ta cần tự nâng cao ý thức của bản thân trong vấn đề bảo vệ môi trường Ngoài ra, cần tuyên truyền cho tất cả mọi người xung quanh về lợi ích của việc thu gom, phân loại và xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình để tất cả mọi người xùng thực hiện Từ đó giúp cho môi trường của chúng ta ngày càng xanh – sạch – đẹp V Tài liệu tham khảo 1 kỹ thuật thu gom và phân loại rác", Nguyễn Minh Anh, Tạp chí môi trường, 5/6/2015 3 Ô nhiễm rác thải sinh hoạt", Phạm Vĩnh Long, Cổng thông tin điện tử Tổng cục Môi trường, 5/2/2015 4 Luật bảo vệ môi trường nắm 2014 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5 Phương pháp thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ", Trần Thị Bình, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 5/2/2016 6 http://baotainguyenmoitruong.vn/ban-doc/201512/huyen-thach-thanh-tangcuong-giam-sat-viec-xu-ly-rac-sinh-hoat-2652018/ 9 PHỤ LỤC : DỰ TOÁN KINH PHÍ LỚP TẬP HUẤN STT Nội dung thực hiện Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền I Xây dựng đề cương tính Đề cương lượng 1 1.200.000 1.200.000 II 1 Biên soạn tài liệu Chuyên đề: Kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình Giảng dạy Chuyên đề: Kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình Tổ chức lớp học Thuê hội trường Thuê thiết bị giảng, 7.000.000 7.000.000 7.000.000 1 000.000 1.000.000 1000.000 III 1 IV 1 2 Chuyên đề 1 Lớp 1 Ngày Ngày 1 1 1.000.000 500.000 11.500.000 1.000.000 500.000 3 (tạm tính ) Pano lớp học (tạm Cái 1 1.000.000 1.000.000 4 tính ) Hỗ trợ tiền ăn cho Người 100 50.000 5.000.000 5 6 học viên Nước uống Photo tài liệu tập Người Quyển 100 100 10.000 10.000 1.000.000 1.000.000 Bộ 100 20.000 Ngày 1 300.000 2.000.000 3.600.000 300.000 Ghi chú âm thanh, ánh sáng huấn 7 V 1 ( quyển x người ) Văn phòng phẩm Các chi phí khác Thuê phòng nghỉ 2 ( 1 phòng ) Thuê xe đưa đón Chuyến 1 3.000.000 3.000.000 ( 1 giảng viên ) ( Thuê xe giảng viên,chi phí đi đưa đón lại và mang màn giảng viên chiếu, thiết bị trợ từ Hà Nội giảng về Thạch Thành 1 Thanh Hóa 3 Chi phí khác : bút Lớp 1 300.000 300.000 dạ,giấy A4,giấy A0… (tạm tính ) Tổng cộng ( mục I + 24.300.000 mục II + mục III + mục IV + mục V ) 2 ... NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG ĐỀ CƯƠNG X? ?Y DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ X Ử LÝ RÁC TẠI NHÀ... ích việc thu gom, phân loại x? ?? lí rác thải gia đình,chun đề: “Kỹ thu? ??t thu gom, phân loại, x? ?? lí rác thải sinh hoạt gia đình” đưa nhằm nâng cao nhận thức người dân việc thu gom, phân loại, x? ?? lí... “Kỹ thu? ??t thu gom, phân loại, x? ?? lí rác thải sinh hoạt gia đình” tơi viết nhằm nâng cao nhận thức người dân việc thu gom, phân loại, x? ?? lí rác nguồn II Mục tiêu chuyên đề - Nâng cao nhận thức người

Ngày đăng: 20/11/2019, 10:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan