1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐT RỪNG LÀM RẪY VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI

43 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 795 KB

Nội dung

Tỉnh Yên Bái hiện có 416.145 ha rừng có độ che phủ, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 240.976 ha, rừng trồng 175.169 ha, ngoài ra diện tích rừng mới trồng là 11.992 ha, tỷ lệ che phủ đạt 60,43% (2016). Trạm Tấu là một huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, cách Thành phố Yên Bái 114 km về phía Nam theo tuyến đường độc đạo tương đối hiểm trở, trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ảnh hưởng lớn của khí hậu vùng lòng chảo Mường Lò, với độ cao địa hình từ 390 2.985 m so với mặt nước biển, địa hình dốc và chia cắt mạnh. Huyện vùng cao Trạm Tấu(Yên Bái) có diện tích rừng với gần 70.000 ha, địa hình phức tạp, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng và sản xuất lương thực theo tập quán đốt nương làm rẫy trong thời điểm từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, đây cũng là mối đe dọa gây cháy rừng ở huyện vùng cao này. Về mùa khô, ở Trạm Tấu nắng nóng kéo dài, cùng tác động của gió lào nên nguy cơ cháy rừng cao. Có năm trên địa bàn huyện xảy ra hàng chục vụ cháy rừng, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và môi trường sinh thái. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy rừng một phần do khí hậu nắng nóng khắc nghiệt nhưng phần lớn là do bà con đốt nương làm rẫy để cháy lan vào. Theo Thống kê của Bộ Nông Nghiệp, mùa khô năm 20132014, Yên Bái xảy ra 9 vụ cháy rừng, tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 692,2 ha, trong đó rừng trồng bị cháy nhiều nhất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu là 100,8 ha. Nạn đốt nương làm rẫy ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái hiện nay vẫn diễn ra thường xuyên, phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và môi trường không khí ở địa phương. Trong khi đó, chính quyền địa phương vẫn chưa tìm ra biện pháp giải quyết với người dân. Trên các tuyến đường ở một số huyện, cảnh tượng phổ biến nhất là người dân đốt rừng lấy than và để có đất canh tác. Bầu không khí trở nên oi bức, ngột ngạt hơn.. Đi sâu vào bản, những khoảng rừng đã cháy trụi, trơ lại các gốc cây đen nhẻm. Đâu đó là khoảng đất trống đã được phủ các loại cây keo, bạch đàn và cây ngắn ngày như sắn, ngô. Trên thực tế, các chính sách và quy định về quản lý nương rẫy trên địa bàn huyện Trạm Tấu thời gian qua còn nhiều bất cập như: Công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa đạt hiệu quả cao; việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ còn hạn chế, một số mô hình canh tác chuyển giao cho đồng bào dân tộc thiểu số không phù hợp với khả năng tài chính, truyền thống, nhận thức và trình độ của người dân. Mặt khác, địa phương đã chuyển giao kỹ thuật trồng cây lương thực nhưng chưa thiết lập thị trường hay mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nên sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Để đảm bảo lương thực hàng năm, người dân hầu hết vẫn phải làm nương rẫy. Cho nên, để hạn chế nạn đốt nương làm rẫy và tạo chuyển biến về nhận thức, thay đổi tập tục, phương thức sản xuất của người dân nơi đây không phải là chuyện một sớm, một chiều. Theo cán bộ kiểm lâm tỉnh Yên Bái, người dân sống trong vùng lõi không có đất sản xuất nên họ vẫn đốt rừng để lấy đất canh tác. Những năm trước đây diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Gần đây, do sự vào cuộc tích cực của kiểm lâm cũng như chính quyền địa phương nên tình trạng trên có giảm nhưng không triệt để, cứ đến mùa là họ lại đốt. Khi phát hiện, lực lượng kiểm lâm đã tuyên truyền, vận động, giải thích cho dân, sau đó lập biên bản xử lý... Nhưng do sức ép của miếng cơm, manh áo nên tình trạng trên khó giải quyết dứt điểm. Rừng ở Trạm Tấu vì thế cứ bị “hóa than” để làm rẫy. Xuất phát từ thực trạng công tác tuyên truyền còn nhiều bất cập, từ trình độ dân trí còn thấp và nhận thức của cộng đồng về việc cháy rừng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, và từ nhu cầu chủ quan muốn được tiếp cận tài nguyên rừng nhiều hơn nữa của cộng đồng, thì công tác truyền thông là phương pháp không thể thiếu khi thực hiện mục tiêu giải quyết từ gốc rễ vấn đề. Chính vì thế mà tôi viết báo cáo này để đề xuất: “Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về hoạt động đốt rừng làm rẫy và công tác bảo vệ rừng tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : Ths Bùi Thị Thu Trang

Hà Nội, 20/04/2017

Trang 2

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNGXÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐT RỪNG LÀM RẪY VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI

HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI

Hà Nội, 20/04/2017

Trang 3

MỤC LỤC

1 Phân tích tình hình 2

2 Phân tích đối tượng 4

3 Mục tiêu 5

4 Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng 6

4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn 6

4.2 Nội dung chương trình tập huấn 7

4.3 Nội dung bài giảng 8

5.1 Kinh phí 8

5.1 Nguồn kinh phí 8

5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí 9

5.3 Tổng kinh phí thực hiện 9

PHỤ LỤC 10

PHỤ LỤC 1: Dự toán kinh phí 11

PHỤ LỤC 2: Chuyên đề 1 14

PHỤ LỤC 3: Chuyên đề 2 16

Trang 4

1 Phân tích tình hình

Tỉnh Yên Bái hiện có 416.145 ha rừng có độ che phủ, trong đó diện tích rừng tựnhiên là 240.976 ha, rừng trồng 175.169 ha, ngoài ra diện tích rừng mới trồng là11.992 ha, tỷ lệ che phủ đạt 60,43% (2016) Trạm Tấu là một huyện vùng cao, đặc biệtkhó khăn của tỉnh Yên Bái, cách Thành phố Yên Bái 114 km về phía Nam theo tuyếnđường độc đạo tương đối hiểm trở, trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ảnh hưởnglớn của khí hậu vùng lòng chảo Mường Lò, với độ cao địa hình từ 390 - 2.985 m sovới mặt nước biển, địa hình dốc và chia cắt mạnh Huyện vùng cao Trạm Tấu(YênBái) có diện tích rừng với gần 70.000 ha, địa hình phức tạp, người dân sống chủ yếudựa vào rừng và sản xuất lương thực theo tập quán đốt nương làm rẫy trong thời điểm

từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, đây cũng là mối đe dọa gây cháy rừng ởhuyện vùng cao này

Về mùa khô, ở Trạm Tấu nắng nóng kéo dài, cùng tác động của gió lào nênnguy cơ cháy rừng cao Có năm trên địa bàn huyện xảy ra hàng chục vụ cháy rừng,gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và môi trường sinh thái Nguyên nhân chủ yếu dẫn đếncác vụ cháy rừng một phần do khí hậu nắng nóng khắc nghiệt nhưng phần lớn là do bàcon đốt nương làm rẫy để cháy lan vào Theo Thống kê của Bộ Nông Nghiệp, mùa khônăm 2013-2014, Yên Bái xảy ra 9 vụ cháy rừng, tổng diện tích rừng bị thiệt hại là692,2 ha, trong đó rừng trồng bị cháy nhiều nhất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộhuyện Trạm Tấu là 100,8 ha

Nạn đốt nương làm rẫy ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái hiện nay vẫn diễn rathường xuyên, phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và môitrường không khí ở địa phương Trong khi đó, chính quyền địa phương vẫn chưa tìm

ra biện pháp giải quyết với người dân Trên các tuyến đường ở một số huyện, cảnhtượng phổ biến nhất là người dân đốt rừng lấy than và để có đất canh tác Bầu khôngkhí trở nên oi bức, ngột ngạt hơn Đi sâu vào bản, những khoảng rừng đã cháy trụi, trơlại các gốc cây đen nhẻm Đâu đó là khoảng đất trống đã được phủ các loại cây keo,bạch đàn và cây ngắn ngày như sắn, ngô

Trang 5

Trên thực tế, các chính sách và quy định về quản lý nương rẫy trên địa bànhuyện Trạm Tấu thời gian qua còn nhiều bất cập như: Công tác khuyến nông, khuyếnlâm chưa đạt hiệu quả cao; việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và côngnghệ còn hạn chế, một số mô hình canh tác chuyển giao cho đồng bào dân tộc thiểu sốkhông phù hợp với khả năng tài chính, truyền thống, nhận thức và trình độ của ngườidân Mặt khác, địa phương đã chuyển giao kỹ thuật trồng cây lương thực nhưng chưathiết lập thị trường hay mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nên sản phẩm làm ra khó tiêu thụ.

Để đảm bảo lương thực hàng năm, người dân hầu hết vẫn phải làm nương rẫy Chonên, để hạn chế nạn đốt nương làm rẫy và tạo chuyển biến về nhận thức, thay đổi tậptục, phương thức sản xuất của người dân nơi đây không phải là chuyện một sớm, mộtchiều

Theo cán bộ kiểm lâm tỉnh Yên Bái, người dân sống trong vùng lõi không cóđất sản xuất nên họ vẫn đốt rừng để lấy đất canh tác Những năm trước đây diễn ra phổbiến ở nhiều nơi Gần đây, do sự vào cuộc tích cực của kiểm lâm cũng như chínhquyền địa phương nên tình trạng trên có giảm nhưng không triệt để, cứ đến mùa là họlại đốt Khi phát hiện, lực lượng kiểm lâm đã tuyên truyền, vận động, giải thích chodân, sau đó lập biên bản xử lý Nhưng do sức ép của miếng cơm, manh áo nên tìnhtrạng trên khó giải quyết dứt điểm Rừng ở Trạm Tấu vì thế cứ bị “hóa than” để làmrẫy

Xuất phát từ thực trạng công tác tuyên truyền còn nhiều bất cập, từ trình độ dântrí còn thấp và nhận thức của cộng đồng về việc cháy rừng nói riêng vẫn còn nhiều hạnchế, và từ nhu cầu chủ quan muốn được tiếp cận tài nguyên rừng nhiều hơn nữa củacộng đồng, thì công tác truyền thông là phương pháp không thể thiếu khi thực hiệnmục tiêu giải quyết từ gốc rễ vấn đề Chính vì thế mà tôi viết báo cáo này để đề xuất:

“Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về hoạt động đốt rừng làm rẫy và công tác bảo vệ rừng tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”.

Trang 6

2 Phân tích đối tượng

 Đối tượng gồm:

- Hội nông dân

- Hội phụ nữ

- Đoàn thanh niên

- Cán bộ làm tại Ban quản lý rừng phòng hộ của huyện Trạm Tấu

- Cán bộ làm tại Phòng Tài nguyên và môi trường của huyện Trạm Tấu

 Trình độ nhận thức:

- Đối với các cán bộ: Cao

- Đối với đoàn thanh niên, hội nông dân và hội phụ nữ: Vừa

 Dân tộc: Kinh, H’mông, Thái

 Ngôn ngữ truyền thông : tiếng Kinh

 Tỷ lệ nam/nữ: 3/2

Trang 7

3 Mục tiêu

- Về kiến thức:

 Biết được thực trạng về nạn đốt rừng làm nương rẫy tại địa phương

 Biết được nguyên nhân và hậu quả của hoạt động đốt rừng làm nươngrẫy

 Liệt kê một số biện pháp môi trường và kiểm soát hoạt động đốt rừnglàm nương rẫy

 Lập, xây dựng và tổ chức một chiến dịch truyền thông môi trường

- Về kĩ năng:

 Biết thực hiện các thủ tục hành chính trong quản lý môi trường

 Rà soát, thống kê, phân loại và xác định cụ thể diện tích đất canh tácnương rẫy, phân loại xác định từng loại đất nương rẫy phù hợp

 Xây dựng một kế hoạch giáo dục, tuyên truyền kiến thức, pháp luật vềbảo vệ môi trường

Trang 8

4 Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng

4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn

50

Hội trường ủy bannhân dân HuyệnTrạm Tấu

50

Hội trường Ủy bannhân dân HuyệnTrạm TấuHội phụ nữ huyện

Trạm Tấu – Yên

Bái

Sáng chủnhật, ngày23/04/2017

50

Hội trường Ủy bannhân dân HuyệnTrạm TấuHội nông dân huyện

Trạm Tấu – Yên

Bái

Chiều chủnhật, ngày23/04/2017

50

Hội trường Ủy bannhân dân HuyệnTrạm Tấu

4.2 Nội dung chương trình tập huấn

Trang 9

Trạm Tấu

8h30-8h40

(14h30-14h40)

Giới thiệu đại biểu, tuyên

bố lý do Phòng Tài nguyên và Môi trường huyệnTrạm Tấu

8h40 – 9h25

(14h40-15h25)

Thực trạng hoạt động đốt rừng làm nương rẫy tại địa phương

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyệnTrạm Tấu phối hợp với Giảng viêntrường Đại học Tài nguyên và Môi

9h40 – 10h25

(15h40-16h25)

Nghỉ giải lao, uống nước

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyệnTrạm Tấu phối hợp với Giảng viêntrường Đại học Tài nguyên và Môi

trường Hà Nội

10h45-11h15

(16h45-17h15)

Hỏi - đáp những vấn đề chưa thỏa đáng

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyệnTrạm Tấu phối hợp với Giảng viêntrường Đại học Tài nguyên và Môi

trường Hà Nội

4.3 Nội dung bài giảng

Chuyên đề 1: Nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động đốt rừng làm nương rẫy tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ rừng.

Trang 10

- Giảng viên: ThS Lê Đắc Trường

- Đơn vị công tác: Giảng viên khoa Môi trường, trường đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội

- Nội dung chuyên đề :

 Giới thiệu về tài nguyên rừng

 Nguyên nhân của hoạt động đốt rừng làm nương rẫy

 Hậu quả của hoạt động đốt rừng làm nương rẫy đến môi trường

 Biện pháp giải quyết

( Nội dung chuyên đề chi tiết xem phụ lục 2 đính kèm) Chuyên đề 2: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát hoạt động đốt rừng làm nương rẫy và công tác quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái

- Giảng viên: ThS Nguyễn Khánh Linh

- Đơn vị công tác: Giảng viên khoa Môi trường, trường đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội

- Nội dung chuyên đề :

 Hiện trạng rừng ở huyện Trạm Tâu, tỉnh Yên Bái

 Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng

 Biện pháp kiểm soát hoạt động đốt rừng làm nương rẫy

 Biện pháp quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

( Nội dung chuyên đề chi tiết xem phụ lục 3 đính kèm)

5.1 Kinh phí

5.1 Nguồn kinh phí

Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môitrường của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí

-Thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/05/2007 về Hướng dẫn địnhmức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và côngnghệ sử dụng ngân sách nhà nước

Trang 11

-Thông tư 123/2009/TT-BTC :Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chươngtrình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đàotạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp

-Thông tư 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/03/2010 về việc Hướng dẫn việcquản lý kinh phí sự nghiệp môi trường

-Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 6 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định

về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước

và đơn vị sự nghiệp công lập

-Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính quyđịnh về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành chocông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước

-Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 07/05/2007 quy định về việclâp dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo chocông tác phổ biến giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơsở

5.3 Tổng kinh phí thực hiện

Số tiền ghi bằng số: 44,800,000

Số tiền ghi bằng chữ: Bốn mươi bốn triệu tám trăm nghìn đồng

(Chi tiết kinh phí theo phụ lục 1 đính kèm)

Trang 12

PHỤ LỤC

Trang 13

PHỤ LỤC 1: Dự toán kinh phí

lượng Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

1

Chuyên đề 1: Nâng cao nhận

thức cộng đồng về hoạt động

đốt rừng làm nương rẫy tại

huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên

Bái và đề xuất biện pháp

quản lý, bảo vệ rừng

Chuyên

2

Chuyên đề 2: Nâng cao hiệu

quả công tác kiểm soát hoạt

động đốt rừng làm nương

rẫy và công tác quản lý, bảo

vệ rừng tại huyện Trạm Tấu

đốt rừng làm nương rẫy tại

huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên

Bái và đề xuất biện pháp

quản lý, bảo vệ rừng

Chuyên

2 Chuyên đề 2: Nâng cao hiệu

quả công tác kiểm soát hoạt

động đốt rừng làm nương

Chuyênđề

1 700,000 700,000

Trang 14

rẫy và công tác quản lý, bảo

vệ rừng tại huyện Trạm Tấu

đốt rừng làm nương rẫy tại

huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên

Bái và đề xuất biện pháp

quản lý, bảo vệ rừng

2

Chuyên đề 2: Nâng cao hiệu

quả công tác kiểm soát hoạt

động đốt rừng làm nương

rẫy và công tác quản lý, bảo

vệ rừng tại huyện Trạm Tấu

Thuê thiết bị giảng (Máy

chiếu), âm thanh, ánh sáng

… (tạm tính)

4 Hỗ trợ tiền ăn cho học viên Người 200 50,000 10,000,000

6 Photo tài liệu tập huấn quyển 200 10,000 2,000,000

1 Thuê xe đưa đón giảng viên Chuyến 1 2,000,000 2,000,000

Trang 15

và thiết bị trợ giảng (Hà Nội

- Yên Bái - Hà Nội)

2 Thuê phòng nghỉ cho giảng

viên (2 giảng viên) Ngày 2 500,000 1,000,000

Trang 16

PHỤ LỤC 2: Chuyên đề 1 NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐT RỪNG LÀM NƯƠNG RẪY TẠI HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ,

BẢO VỆ RỪNG

Trang 17

1 Mục lục

PHỤ LỤC 2: Chuyên đề 1 14

1 Mục lục 1

2 Tính cấp thiết của chương trình tập huấn 2

3 Thực trạng tại địa phương 3

4 Nội dung chính 7

4.1 Giới thiệu về tài nguyên rừng 7

4.1.1 Tài nguyên rừng 7

4.1.2 Tầm quan trọng của tài nguyên rừng 7

4.1.3 Sự phân bố tài nguyên rừng trên thế giới 8

4.1.4 Sự phân bố rừng ở Việt Nam 9

4.2 Nguyên nhân của hoạt động đốt rừng làm nương rẫy 10

4.3 Hậu quả của việc đốt rừng làm nương rẫy 10

4.4 Giải pháp hạn chế hoạt động đốt rừng làm nương rẫy 12

5 Kiến nghị 14

6 Tài liệu tham khảo 15

Trang 18

2 Tính cấp thiết của chương trình tập huấn

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người Nếu môitrường sống bị hủy hoại thì loài người có nguy cơ bị hủy diệt Cuộc sống của conngười luôn gắn bó mật thiết với môi trường: Môi trường tạo không gian sinh sống chocon người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và hoạt động sảnxuất của con người, là nơi chứa đựng, hấp thụ và trung hòa các chất thải ra từ quá trìnhsinh sống và sản xuất của con người Tuy vậy, quá trình hoạt động của con người đã viphạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên một cách liên tục và ngày cànglớn, đã và đang làm cho thế giới ngày càng biến đổi: Đó là sự ô nhiễm của môi trường,

sự cạn kiệt của tài nguyên, sự mất đi của rừng, sự biến đổi của khí hậu, sự biến mấthay tuyệt chủng của nhiều loài,…(Lê Văn Khoa, 1995)

Chúng ta vẫn thường nghe câu nói “Rừng vàng, biển bạc” rừng là tài nguyênquý giá của đất nước ta Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế xã hội mà còngiữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hòa khíhậu, đảm bảo chu chuyển oxy, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũlụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiêntai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí

Vậy mà hiện nay tại huyện Trạm Tấu, người dân đang đốt rừng để làm nươngrẫy, phục vụ cho lợi ích cá nhân mà vô tình làm nguy hại đến lợi ích xã hội hoạt độngđốt rừng làm nương rẫy vào mùa khô chính là một trong những tác nhân gây nên cháyrừng tại địa phương, làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Thực trạng môi trường ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do

ý thức con người, do nhận thức không đúng đắn và đầy đủ về môi trường và tráchnhiệm bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi con người,mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và làtrách nhiệm của mọi công dân

Xác định nâng cao ý thức của người dân là giải pháp giữ vai trò quyết định.Hơn nữa, bà con cũng rất mong muốn có điều kiện để vừa phát triển vừa giữ gìn đượcmôi trường Nạn phá rừng là vấn đề bức xúc nhất tại huyện Trạm Tấu nói riêng và tỉnh

Trang 19

Yên Bái nói chung, cần được giải quyết Do tình trạng thiếu hiểu biết và không nhậnthức được hành vi của người dân và sự lúng túng của các cán bộ thị trấn trong việc giảiquyết vấn đề này nên việc tổ chức chương trình tập huấn là cần thiết để nâng cao hiểu

biết cho các cán bộ môi trường và người dân Vì vậy, buổi tập huấn “Nâng cao nhận

thức cộng đồng về hoạt động đốt rừng làm nương rẫy tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ rừng” đã được tổ chức.

3 Thực trạng tại địa phương

Vốn được mệnh danh là ‘lá phổi’’ của Trái Đất, rừng có vai trò quan trọng trongviệc duy trì cân bằng hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta Rừngtham gia vào quá trình điều hòa khí hậu duy trì tính ổn định, hạn chế lũ lụt, ngăn chặnxói mòn đất, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí Nhưng ngàynay tài nguyên thiên nhiên quý giá đó đang dần bị suy thoái Những năm qua, ở ViệtNam tình trạng phá rừng, mất rừng ngày càng nghiêm trọng, hàng triệu ha rừng ngàycàng bị cạn kiệt và hẹp lại Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt những tác động tiêu cựcđến nền kinh tế và xã hội của nước ta, giảm diện tích đất gieo trồng khiến tình trạngđói nghèo và thất nghiệp ở khu vực càng đáng lo ngại hơn, gây hiệu ứng nhà kính gâyhiểm họa cho thế giới và toàn cầu (Phạm Ngọc Đăng, 2004) Và hoạt động đốt rừnglàm nương rẫy đang rất phổ biến ở huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái, đang làm nguy hạicho huyện Trạm Tấu nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung, hơn nữa làm ảnh hưởng đến

cả Việt Nam

Với trên 70.000ha rừng các loại, nhiều diện tích rừng nằm xen kẽ với các khudân cư, người dân lại có tập quán đốt nương làm rẫy Qua thống kê những năm gầnđây cho thấy các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn vùng cao này nguyên nhân chủ yếu

do bà con đốt nương làm rẫy để cháy lan ra khắp nơi Tính từ mùa khô hanh đến nay,trên địa bàn xảy ra 4 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 108 ha, trong đó có 3 vụ xuất phát từhành vi đốt nương của người dân Vụ cháy rừng tại tiểu khu 331 khu vực rừng gần bảnPhình Hồ, xã Dế Xu Phình xuất phát từ hành vi đốt nương của người dân trong bản

Vụ cháy đã thiêu trụi gần 29ha, trong đó có 8,4ha rừng thông, sơn tra trồng từ năm

2008, còn lại là hơn 20ha đồng cỏ Có vụ cháy gây ra do đối tượng vị thành niên, nhưtrường hợp vụ Giàng Thị Phua, 14 tuổi do bất cẩn trong quá trình đốt nương làm rẫy

Trang 20

lâm, chính quyền địa phương chưa bám sát cơ sở để chỉ đạo việc đốt nương rẫy củađồng bào vùng cao Hiện nay, nhiều nơi các hộ dân còn đói lúc giáp hạt; ruộng một vụ,diện tích canh tác ít nên sản xuất nương rẫy còn tồn tại Mặc dù, Nhà nước đã có nhiềuchính sách quan tâm đến đời sống của đồng bào vùng cao, đồng bào các dân tộc,nhưng chưa thể trong “một sớm một chiều” mà thay đổi được tâm lý vốn đã ăn sâutrong cuộc sống của bà con Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy đã được hạn chếnhưng vẫn còn một số hộ chưa chấp hành nghiêm, vẫn lén lút thực hiện, vì thế nguy cơcháy rừng vẫn xảy ra.

Từ đỉnh đèo Khau Phạ, bên cạnh những cánh rừng thông mã vĩ là những quảđồi trọc chưa được phủ xanh, chen vào đó là những đám cháy do người dân đốt nương,rẫy Trong số các huyện phía tây của tỉnh, Trạm Tấu có nhiều khó khăn nhất với gần76% số dân thuộc diện đói nghèo theo tiêu chí mới Dân cư chủ yếu là dân tộc Mông,vẫn còn tập quán canh tác đốt rừng làm nương rẫy, chăn thả gia súc Cuộc sống củangười dân bốn xã Nậm Khắt, Dế Xu Phình, La Văn Tẩn, Púng Luông đến giờ vẫn cònnhiều khó khăn Người dân gắn bó với rừng, bảo vệ rừng nhưng chưa sống nổi nhờrừng

Phương thức canh tác nương rẫy chủ yếu ở địa phương hiện nay là quảng canh,phát đốt rừng giâm cành, tra hạt Năng suất cây trồng phụ thuộc hoàn toàn vào thiênnhiên và đất đai Theo tập quán truyền thống các dân tộc khác nhau có những phươngthức canh tác khác nhau, nhưng tựu chung được thể hiện ở 3 dạng cơ bản sau:

Một là: Phương thức của Người Mông: Canh tác từ độ cao 700 m trở lên phátđốt rừng canh tác nương rẫy liên tục trong một số năm (3-5 năm tuỳ theo chất lượngđất rừng) đến khi đất bạc màu hoàn toàn không có khả năng canh tác thì bỏ chuyểnsang vùng khác còn rừng, đất tốt Cơ cấu cây trồng là Lúa nương, Ngô, Sắn và một sốcây đặc sản của địa phương, rau màu ở ven khe suối, trong thung lũng hẹp

Phương thức này rất tai hại, đã làm cho rừng không còn khả năng phục hồi;mọc sau nương rẫy chỉ có lau lách, cỏ tranh, gây nên tình trạng lũ quét, lũ ống khi cómưa to, đất đai bị xói lở, bào mòn và rửa trôi, dẫn đến tình trạng đất trống, đồi núi trọctăng nhanh

Trang 21

Hai là: Canh tác rẫy quay vòng của người Thái: Canh tác từ độ cao 300m-700m,nương rẫy được canh tác trong vòng 2-3 năm, sau đó bỏ hoá hoàn toàn cho rừng phụchồi 5-7 năm sau lại phát đốt làm nương rẫy trở lại Đây là một phương canh tác nươngrẫy khá tốt Nếu có quản lý và quy hoạch thì sẽ duy trì việc sử dụng đất lâu dài.

Cơ cấu cây trồng: Năm đầu trồng lúa nương hoặc ngô, năm thứ hai trồng sắn,

bí, đậu và trồng xen rau màu, cây trồng khác của địa phương Từ năm thứ ba bỏ hoácho rừng tái sinh phục hồi

Ba là: Canh tác nương rẫy bổ trợ: Của người Thái và người Kinh sống ở miềnnúi Nương rẫy canh tác liền kề với ruộng nước ổn định ở các vùng đồi núi thấp, thunglũng chủ động tưới tiêu theo mô hình ruộng - rẫy nông lâm kết hợp lâu dài

Những đặc trưng cơ bản và tồn tại trong canh tác nương rẫy hiện nay ở địaphương:

- Cơ cấu cây trồng trong canh tác nương rẫy ít biến đổi: Diện tích cây lươngthực Lúa nương, ngô, sắn, khoai chiếm tỷ lệ từ 75-80% diện tích canh tác Các loại câytrồng khác như bí, rau màu, đậu, cây công nghiệp, một số cây đặc sản của địa phươngdiện tích khoảng 20-25%

- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, phục vụ cho nhu cầu hàng ngày, manhmún, nhỏ lẻ, ít hoặc không có khả năng sản xuất hàng hoá

- Năng suất cây trồng ngày càng giảm do thời gian sử dụng đất kéo dài, khôngchủ động tưới tiêu, chăm bón thâm canh, chu kỳ quay vòng đất bị rút ngắn nên đất đai

bị thoái hoá, khả năng tái sinh, phục hồi rừng sau khi bỏ rẫy rất kém

- Việc di dân tự do, cùng với tác động cơ chế thị trường đồng bào du canh đã cóbiểu hiện tranh giành giữ đất hoặc bán đất canh tác, tiếp tục tiến sâu vào rừng để làmrẫy Như vậy ý thức sử dụng đất theo kiểu luân canh, phục hồi độ phì của đất giảm dần

và áp lực về xâm lấn rừng, phá rừng để lấy đất canh tác càng mạnh mẽ hơn

- Khó áp dụng khoa học công nghệ, các thành tựu về giống cây con do đồng bàokhông được tiếp cận hoặc do phong tục tập quán và tính bảo thủ trì trệ

Ngày đăng: 14/11/2019, 16:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá (1997), Môi trường tập I, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường tập I
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1997
2. Lê Thạc Cán (1995), Cơ sở khoa học môi trường, Viện Đại học Mở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học môi trường
Tác giả: Lê Thạc Cán
Năm: 1995
3. Phạm Ngọc Đăng (2004), Môi trường không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường không khí
Tác giả: Phạm Ngọc Đăng
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2004
4. Lưu Đức Hải (2001), Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học môi trường
Tác giả: Lưu Đức Hải
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2001
5. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và ô nhiễm
Tác giả: Lê Văn Khoa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
6. Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững
Tác giả: Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w