1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG VỀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ HƯỚNG TỚI LÀNG NGHỀ PHÁT TRIỂ BỀN VỮNG TẠI LÀNG NGHỀ DƯƠNG LIỄU, HOÀI ĐỨC, HÀ N

23 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Tại Hà Nội có rất nhiều làng nghề lâu đời với nhiều loại hình khác nhau được mệnh danh là “ đất trăm nghề ” , không chỉ mang lại một nét truyền thống của dân tộc mà còn giúp người dân có công ăn việc làm, giúp họ phát triển kinh tế . Phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, hầu hết người dân tại các làng nghề dường như bỏ quên vấn đề bảo vệ môi trường, mà họ chỉ lo cho mưu cầu cuộc sống, cho cuộc sống mưu sinh, chính vì vậy môi trường tại làng nghề đang thực sự ở mức báo động. Và một trong số những làng nghề ô nhiễm trầm trọng tại Hà Nội, không thể kể đến làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Theo kết quả khảo sát tại 40 làng nghề tại Hà Nội, thì làng nghề Dương Liễu được xếp vào làng nghề bị ô nhiễm môi trường ở mức “ báo động đỏ” bởi nước thải từ làng nghề. Vì vậy vấn đề môi trường bức xúc nhất tại làng nghề Dương Liễu là nước thải từ các hộ dân sản xuất chế biến nông sản thực phẩm.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Sinh viên thực hiện: Đinh Văn Tuấn

Mã số sinh viên: 1411100733

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Thu Trang

Hà Nội –2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG VỀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ HƯỚNG TỚI LÀNG NGHỀ PHÁT TRIỂ BỀN VỮNG TẠI LÀNG

NGHỀ DƯƠNG LIỄU, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI

Hà Nội –2017

Trang 3

Mục lục

1 Phân tích tình hình 1

2 Phân tích đối tượng 3

3 Mục tiêu 3

4 Kế hoạch, Nội dung chương trình, Nội dung bài giảng 4

4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn 4

4.2 Nôi dung chương trình 5

4.3 Nội dung bài giảng 7

5 Kinh phí 9

5.1 Nguồn kinh phí 9

5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí 9

5.3 Tổng kinh phí thực hiện 10

Phụ lục 1: DỰ TOÁN KINH PHÍ LỚP TẬP HUẤN 11

Phụ lục 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 14

Trang 4

1 Phân tích tình hình

Tại Hà Nội có rất nhiều làng nghề lâu đời với nhiều loại hình khác nhau đượcmệnh danh là “ đất trăm nghề ” , không chỉ mang lại một nét truyền thống của dântộc mà còn giúp người dân có công ăn việc làm, giúp họ phát triển kinh tế Pháttriển làng nghề có vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nôngthôn Tuy nhiên, hầu hết người dân tại các làng nghề dường như bỏ quên vấn đề bảo

vệ môi trường, mà họ chỉ lo cho mưu cầu cuộc sống, cho cuộc sống mưu sinh, chính

vì vậy môi trường tại làng nghề đang thực sự ở mức báo động Và một trong sốnhững làng nghề ô nhiễm trầm trọng tại Hà Nội, không thể kể đến làng nghề chếbiến nông sản thực phẩm Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội Theo kết quả khảosát tại 40 làng nghề tại Hà Nội, thì làng nghề Dương Liễu được xếp vào làng nghề

bị ô nhiễm môi trường ở mức “ báo động đỏ” bởi nước thải từ làng nghề Vì vậyvấn đề môi trường bức xúc nhất tại làng nghề Dương Liễu là nước thải từ các hộdân sản xuất chế biến nông sản thực phẩm

Hình 1: Bản đồ xã Dương Liễu.

Trang 5

Làng nghề sản xuất bánh kẹo, miến, bột dong riềng xã Dương Liễu phát triểncách đây gần 60 năm Nhờ hoạt động đa dạng nhiều nghề, nên nguồn thu nhập củangười dân địa phương đã thay đổi theo hướng tích cực Dương Liễu có 3.143 hộ thìtrên 2.800 hộ dân làm nghề, tổng doanh thu làng nghề mỗi năm gần 400 tỷ đồng.Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng song hành.Mỗi ngày, làng nghề Dương Liễu chế biến hàng trăm tấn dong riềng, đồngnghĩa với đó là 13.000m3 nước thải được thải trực tiếp ra môi trường Vì nguyênliệu sản xuất miến chủ yếu từ dong riềng, bột sắn, gạo được ngâm ủ nhiều ngày mớichế biến thành sản phẩm, nên Dương Liễu lúc nào cũng bị bao phủ bởi mùi xú uếchua nồng, hôi thối Lượng nước thải lớn và không qua hệ thống xử lý nên tất cảcác kênh, mương… tại làng nghề đều một màu đen kịt Những con kênh, mươngnày cũng là môi trường thuận lợi cho muỗi, ruồi, nhặng phát triển nhanh chóng.Nhất là vào mùa hè, muỗi, ruồi bay thành từng đàn, làm ảnh hưởng nghiêm trọngđến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân Trong quá trình sản xuất mạch nha,làm bánh kẹo, miến dong… mọi người đều xử lý làm trắng bột bằng thuốc tím Sau

7 ngày, tinh bột trắng được xử lý lắng đọng mới thu lại bột, còn nước thải cùng hóachất đổ thẳng ra cống rãnh… Nguồn nước mặt, nước giếng khoan tại làng nghề màngười dân sử dụng làm nước sinh hoạt hàng ngày cũng đang bị ô nhiễm

Theo thống kê tại địa phương, những năm trở lại đây, số người bị ung thư,mắc các bệnh ngoài da,về mắt tăng lên đột biến Nguyên nhân của tình trạng trên là

do ý thức bảo vệ môi trường của người dân làm nghề không cao, người dân coi việcgiữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xãhội Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ có tư tưởng rất thiển cận "sạch riêng, bẩnchung" môi trường phải chịu Họ chỉ chú trọng đến năng suất, đến kinh tế mà khôngquan tâm, xem thường đến môi trường, đến chính sức khỏe của bản thân và giađình Các hộ gia đình làm nghề không đầu tư hệ thống xử lý nước thải trước khi xả

ra môi trường, hoạt động sản xuất trong khu vực làng nghề có quy mô nhỏ (chủ yếu

là hộ gia đình), nằm phân tán trong khu dân cư, chưa được xây dựng và quy hoạchthành khu giết mổ tập trung Nếu tình trạng này còn tiếp tục tiếp diễn và kéo dài, hệ

Trang 6

lụy của nó thực sự là rất lớn, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đến sức khỏe củangười dân không chỉ là thế hệ hiện tại mà ảnh hưởng tới cả thế hệ tương lai Nhưvậy vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề Dương Liễu không chỉ là vấn đề thuộccấp làng, cấp xã mà là vấn đề lớn của huyện Hoài Đức, Hà Nội

Đứng trước những nguyên nhân và thực trạng về môi trường, và sức khỏe củangười dân tại làng nghề Dương Liễu như trên, tôi xin đề xuất tổ chức lớp tập huấnnâng cao nhận thức cho người dân tại làng nghề về vấn đề Bảo vệ môi trường

2 Phân tích đối tượng

- Đối tượng truyền thông: Cấp quản lý và các hội đại diện cho nhân dân

- Trình độ nhận thức/ Văn hóa: Cao

- Dân tộc: Kinh

- Ngôn ngữ: Tiếng Kinh

- Tỉ lệ nam/ nữ: Nam 60%, nữ 40%

- Chia nhóm đối tượng thành 2 loại

+Đối tượng 1: Cấp cán bộ, quản lý, cán bộ làm công tác môi trường địaphương

+Đối tượng 2: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên

3 Mục tiêu

Mục tiêu tổ chức lớp tập huấn nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về vaitrò, tầm quan trọng của môi trường, từ đó tác động đến nhận thức của người dân vềvấn đề bảo vệ môi trường, tác động đến suy nghĩ, thái độ, và hành động của ngườidân trong thôn để góp phần thay đổi được hành vi của người dân để họ yêu và bảo

vệ môi trường hơn ngay tại nơi mình sinh sống

+Mục tiêu về kiến thức: Trang bị kiến thức đầy đủ cho người dân về vai trò,

tầm quan trọng của môi trường đối với con người, những ảnh hưởng tiêu cực củaviệc xả nước thải từ quá trình giết mổ gia súc trực tiếp xuống các kênh mương… vànhững biện pháp để bảo vệ môi trường, để sản xuất sạch hơn Để từ đó người dân sẽ

ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mình

Trang 7

+ Mục tiêu về kĩ năng:

Sau khi kết thúc lớp tập huấn các cơ quan ban ngành phối hợp với các hộinông dân, hội phụ nữ, đàn thanh niên tại địa phương sẽ có phương án vận động,khuyến khích các hộ dân đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải (vận động thêm30% số hộ dân còn lại xây dựng quy trình xử lý nước thải)

• Biết thực hiện các thủ tục hành chính trong quản lý môi trường;

• Kiểm soát, phát hiện các cơ sở gây ô nhiễm môi trường;

• Xây dựng một kế hoạch giáo dục, tuyên truyền kiến thức, pháp luật về bảo

vệ môi trường;

• Lập, xây dựng và tổ chức một chiến dịch truyền thông môi trường

+ Mục tiêu về thái độ: Trang bị kiến thức và kĩ năng về bảo vệ môi trường sẽ

giúp người dân thay đổi từ trong suy nghĩ đến thái độ và hành động

• Có thái độ thân thiện với môi trường, yêu và bảo vệ môi trường, không cònthái độ hờ hững, không quan tâm tới các vấn đề môi trường, và cùng nhauphối hợp để bảo vệ môi trường trong lành tại địa phương;

• Có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường tại địa phương và xungquanh làng nghề;

• Có thái độ tích cực trong thực hiện công tác tuyên truyền mọi người cùngnhau thực hiện bảo vệ môi trường

Trang 8

4 Kế hoạch, Nội dung chương trình, Nội dung bài giảng

UBND huyệnHoài Đức

UBND huyệnHoài ĐứcLớp 2:

Hội phụ nữ xã Dương

Liễu

Sáng chủnhật, ngày21/05/2015

UBND HuyệnHoài ĐứcLớp 3:

Đoàn viên thanh niên

Xã Dương Liễu

Chiều chủnhật, ngày21/02/2017

UBND HuyệnHoài Đức

4.2 Nôi dung chương trình

Sáng:

7h30-8h00 Phát tài liệu, ổn định chỗ ngồi Phòng TNMT huyện Hoài

Đức phối hợp với Hội nôngdân, hội phụ nữ vàđoàn

thanh niên8h00-8h10 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Phòng TNMT huyện

Hoài Đức

Trang 9

Thời gian Nội dung Đơn vị thực hiện

8h10 – 9h30 Chuyên đề 1: Hiện trạng môi

trường, đặc biệt là nước làng nghềDương Liễu và các tác động ảnhhưởng tới sức khỏe cộng đồng

Phòng TNMT kết hợp vớigiảng viên trường ĐH TN và

MT Hà Nội

9h30-9h45 Nghỉ giải lao, uống nước Phòng TNMT huyện Hoài

Đức phối hợp với Hội phụ

nữ, hội nông dân, đoànthanh niên9h45h – 11h Chuyên đề 2: Giới thiệu mô hình

sản xuất sạch hơn, phát triển làngnghề bền vững và đề xuất biệnpháp giảm thiểu ô nhiễm tại

địa phương

Phòng TNMT kết hợp vớigiảng viên trường ĐH TN và

MT Hà Nội

Chiều:

13h30-14h00 Phát tài liệu, ổn định chỗ ngồi Phòng TNMT huyện Hoài

Đức phối hợp với Hội nôngdân, hội phụ nữ, đoàn thanh

niên14h00-14h10 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Phòng TNMT huyện

Hoài Đức14h10 – 15h30 Chuyên đề 1: Hiện trạng môi

trường, đặc biệt là nước làng nghềDương Liễu và các tác động ảnhhưởng tới sức khỏe cộng đồng

Phòng TNMT kết hợp vớigiảng viên trường ĐH TN và

MT Hà Nội

15h30-15h45 Nghỉ giải lao, uống nước Phòng TNMT huyện Hoài

Đức phối hợp với Hội phụ

nữ, hội nông dân, đoànthanh niên15h45 – 17h Chuyên đề 2: Giới thiệu mô hình

sản xuất sạch hơn, phát triển làng

Phòng TNMT kết hợp vớigiảng viên trường ĐH TN và

Trang 10

Thời gian Nội dung Đơn vị thực hiện

nghề bền vững, đề xuất các biệnpháp giảm thiểu ô nhiễm tại

địa phương

MT Hà Nội

4.3 Nội dung bài giảng

Đối tượng: Đồng chí Chủ tịch, phó chủ tịch, các cán bộ môi trường cấp xã,

mặt trận tổ quốc cấp xã

Chuyên đề 1: Hiện trạng môi trường, đặc biệt là môi trường nước làng nghề Dương Liễu và các tác động ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng

- Giảng viên: ThS Phạm Thị Mai Thảo

- Đơn vị công tác: Giảng viên khoa Môi trường, trường đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội

- Nội dung chuyên đề:

+ Một số Văn bản dưới Luật như Nghị định: Nghị định 80 về thoát nước và xử

lí nước thải và Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về quy hoạch bảo vệ môitrường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạchbảo vệ môi trường , Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 về xử lý vi phạmtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường

+ Hiện trạng môi trường làng nghề Dương Liễu, hiện trạng môi trường nướctại xã Dương Liễu ( mùi, màu ), hiện trạng các loài sinh vật sống xung quanh cáckênh mương nơi tiếp nhận chất thải

+ Các tác động đến môi trường tại địa phương và tình trạng sức khỏe củangười dân tại địa phương( dựa theo báo cáo chi tiết của địa phương)

( Nội dung chi tiết trong phụ lục đính kèm)

-Chuyên đề 2: Giới thiệu mô hình sản xuất sạch hơn, phát triển làng nghề

bền vững, đề xuát các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại địa phương

-Giảng viên: ThS.Vũ Văn Doanh

-Đơn vị công tác: Giảng viên khoa Môi trường, trường đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội

Trang 11

-Nội dung chuyên đề:

+ Giới thiệu về mô hình: sản xuất sạch hơn, mô hình phát triển làng nghề bềnvững

+ Đề xuất các giải pháp, phương hướng khắc phục tình trạng ô nhiễm môitrường nước tại địa phương ở hiện tại và tương lai

( Nội dung chi tiết trong phụ lục đính kèm)

Chuyên đề 3: Hỏi, đáp những vấn đề bức xúc tại làng nghề

- Giảng viên: TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh

- Đơn vị công tác: Giảng viên trường ĐH Tài nguyên & Môi trường

*Nội dung chuyên đề:

Hỏi đáp liên hệ thực tiễn công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, khó khăn,vướng mắc

Đối tượng : Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên

Chuyên đề 1: Hiện trạng môi trường, đặc biệt là môi trường nước làng nghề Dương Liễu và các tác động ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng

- Giảng viên: ThS Phạm Thị Mai Thảo

- Đơn vị công tác: Giảng viên khoa Môi trường, trường đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội

- Nội dung chuyên đề:

+ Hiện trạng môi trường làng nghề Dương Liễu, hiện trạng môi trường nướctại xã Dương Liễu ( mùi, màu ), hiện trạng các loài sinh vật sống xung quanh cáckênh mương nơi tiếp nhận chất thải

+ Các tác động đến môi trường tại địa phương và tình trạng sức khỏe củangười dân tại địa phương (dựa theo báo cáo chi tiết của địa phương)

(Nội dung chi tiết trong phụ lục đính kèm)

Chuyên đề 2: Giới thiệu mô hình sản xuất sạch hơn, phát triển làng nghề bền vững, đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại địa phương

-Giảng viên: ThS.Vũ Văn Doanh

Trang 12

-Đơn vị công tác: Giảng viên khoa Môi trường, trường đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội

-Nội dung chuyên đề:

+ Giới thiệu về mô hình: sản xuất sạch hơn, mô hình phát triển làng nghề bềnvững

+ Đề xuất các giải pháp, phương hướng khắc phục tình trạng ô nhiễm môitrường nước tại địa phương ở hiện tại và tương lai

- Chuyên đề 3: Hỏi, đáp những vấn đề bức xúc tại làng nghề

- Giảng viên: TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh

- Đơn vị công tác: Giảng viên trường ĐH Tài nguyên & Môi trường

- Nội dung chuyên đề: Hỏi, đáp về những vấn đề bức xúc về môi trường tại địaphương

5 Kinh phí

5.1 Nguồn kinh phí

Dựa trên ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệpmôi trường của huyện Hoài Đức, Hà Nội

5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí

- Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính

về việc quy định nội dung chi, mức xây dựng chương trình khung và biên soạnchương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng,Trung cấp chuyên nghiệp

- Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chínhquy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dànhcho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính

về Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các

cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 13

- Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7 tháng 5 năm

2007 của Bộ Tư pháp và Bộ Khoa học công nghệ về việc hướng dẫn định mức xâydựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, đề án khoa học và công nghệ

có sử dụng ngân sách nhà nước

- Thông tư liên tịch số 45/2010/TT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc quản lý kinhphí sự nghiệp môi trường

- Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của

Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyếttoán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật

và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở

- Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm

2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn định mứcxây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước

5.3 Tổng kinh phí thực hiện

Ghi bằng số: 42,350,000

Ghi bằng chữ: Bốn hai triệu ba trăm năm mươi nghàn đồng chẵn

( Nội dung chi tiết đính kèm phụ lục 1)

Trang 14

Phụ lục 1: DỰ TOÁN KINH PHÍ LỚP TẬP HUẤN

STT Nội dung thực hiện Đơn vị

tính

Số lượng

Đơn giá Thành tiền Ghi chú

I Xây dựng đề cương Đề cương 1 1,500,000 1,500,000

Trang 15

STT Nội dung thực hiện Đơn vị

tính

Số lượng

Đơn giá Thành tiền Ghi chú

thiệu mô hình sản xuất

2 Thuê thiết bị giảng

(Máy chiếu), âm thanh,

6 Pho to tài liệu tập huấn

Trang 16

STT Nội dung thực hiện Đơn vị

tính

Số lượng

Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Trang 17

Phụ lục 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

ÁP DỤNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ HƯỚNG TỚI LÀNG NGHỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI LÀNG NGHỀ DƯƠNG LIỄU

Mục lục 1 Tính cấp thiết của chương trình tập huấn………15

2 Thực trạng môi trường địa phương……… …………15

3.Nội dung chính của chuyên đề……….16

Chuyên đề 1: ……….….16

1 Hiện trạng môi trường làng nghề Dương Liễu……… ……16

2 Các tác hại từ ô nhiễm môi trường……… 17

Chuyên đề 2:……… ….18

1 Hiện trạng môi trường làng nghề Dương Liễu……… 18

2 Các tác hại từ ô nhiễm môi trường……….19

4 Kiến nghị……… ………….19

5.Tài liệu tham khảo……… 20

Ngày đăng: 14/11/2019, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w