Trong thời kì cả nước bước vào hội nhập kinh tế cộng đồng ASEAN, sự phát triển của các làng nghề thủ công với các loại hình sản xuất mới đã như một luồng sinh khí thổi vào nền kinh tế nước nhà, giúp cho Việt Nam vươn lên từ một nước chỉ có phát triển kinh tế dựa vào hoạt động nông nghiệp với mức thu nhập gần như là thấp nhất trên thế giới thì hiện nay, Việt Nam đã có một sự chuyển mình đáng kể khi chuyển dịch được cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đưa Việt Nam thoát nghèo và trở thành nước có thu nhập ở mức trung bình thấp trên thế giới. Các làng nghề truyền thống chủ yếu là tập trung ở nông thôn với mức thu nhập bình quân đầu người thấp và chất lượng sống thấp. Có thể nói, thời kì nở rộ của các làng nghề truyền thống là trong khoảng 10 năm trở lại đây với tổng giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của làng nghề là 600 triệu USD một năm. Điều này đã đem lại những cơ hội mới phát triển , nâng cao được chất lượng cuộc sống cũng như thay đổi bộ mặt của nông thôn Việt Nam. Bên cạnh những cơ hội và lợi ích mà nó đem lại thì các làng nghề cũng phải đối mặt với những thách thức về môi trường do tác động của các hoạt động sản xuất làng nghề đó gây ra. Một trong những làng nghề được coi là có tác động của hoạt động sản xuất gây nguy hại lớn đối với môi trường phải kể đến làng tái chế chì ở Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Nghề tái chế chì Đông Mai, thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã xuất hiện cách đây 40 năm và phát triển mạnh vào những năm 1990. Thời kỳ cao điểm, cả thôn có trên 100 hộ làm nghề thu gom, phá dỡ bình ắc quy và tái chế chì. Công việc tái chế chì được tiến hành ngay trong khu dân cư và xả thải ra môi trường một lượng lớn axit ,gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất và nguồn nước ngầm. Kết quả khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy, hàm lượng chì trong môi trường nước mặt cao gấp từ 50 đến 60 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Do bề mặt nước bị ô nhiễm, một số thực vật cũng bị ảnh hưởng xấu, bèo tích lũy chì tới 430,35 mgkg; rau muống từ 168,15 430,35 mgkg… Mới đây, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) và Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp với Trung tâm y tế huyện Văn Lâm tiến hành xét nghiệm nồng độ chì trong máu cho người dân Đông Mai. Kết quả bước đầu cho thấy, có tới 207335 trẻ em được xét nghiệm (chiếm 65,3%) bị ngộ độc chì, trong đó có 33 trẻ em có lượng chì trong máu cao trên 70mgdl cần phải được điều trị thải độc chì khẩn cấp. Theo phản ánh của người dân xã Chỉ Đạo, do bị nhiễm độc từ nước và khí thải của chì, thôn Đông Mai có hơn 80% số người bị mắc bệnh, trong đó có 50% bị đường ruột, tá tràng, đau dạ dày; 30% mắc các bệnh về đường hô hấp, đau mắt; 100% số người trực tiếp nấu chì đều bị nhiễm độc chì trong máu. Nguyên nhân dẫn đến những tình trạng kể trên của làng Đông Mai phần là do trong quá trình sản xuất, công nhân không thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, phần là do sự tích tụ của chất độc hại làng nghề lâu năm, bởi sau hơn 40 năm làng nghề này hoạt động, trong lòng đất vẫn hiện hữu hàng trăm tấn phế thải chôn vùi tầng tầng lớp lớp nên chất độc đã ngấm sâu và lan rộng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe người dân. Do vậy, để giải quyết được các vấn đề môi trường bức xúc của làng Đông Mai cần phải có sự chung tay của nhiều đối tượng, nhiều đơn vị tổ chức, đặc biệt hướng tới các đối tượng như: Cán bộ quản lý chuyên môn của xã, công nhân đang làm việc tại làng nghề và người dân sinh sống tại khu vực ô nhiễm. Việc tổ chức một chương trình tập huấn về môi trường đã góp phần to lớn trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của làng nghề Đông Mai nói riêng, của tỉnh Hưng Yên nói chung, đồng thời nâng cao được ý thức trách nhiệm và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
Họ và tên: Nguyễn Thu Thảo
Mã số SV: 1411100467 Giáo viên hướng dẫn: ThS Bùi Thị Thu Trang
HÀ NỘI, 16/05/2017
Trang 2KHOA MÔI TRƯỜNG
ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN ỨNG DỤNG MÔ HÌNH XỬ
LÝ NƯỚC NHIỄM CHÌ BẰNG CÂY BÈO TÂY VÀ RAU NGỔ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN DO TÁC HẠI CỦA NHIỄM ĐỘC CHÌ TRÊN ĐỊA BÀN THÔN ĐÔNG MAI, XÃ CHỈ ĐẠO, HUYỆN VĂN
LÂM TỈNH HƯNG YÊN
Trang 3MỤC LỤC
I PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH 4
II PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG 5
III MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 6
1 Mục tiêu chung 6
2 Mục tiêu cụ thể của từng hoạt động trong chương trình tập huấn 7
IV KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG 9
4.1 Kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình tập huấn 9
4.2 Nội dung chương trình tập huấn 10
4.3 Nội dung bài giảng 10
V KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 11
5.1 Nguồn kinh phí 11
5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí 11
5.3 Tổng kinh phí thực hiện: 12
PHỤ LỤC 13
PHỤ LỤC 1: Nội dung chuyên đề 13
PHỤ LỤC 2: Dự toán kinh phí thực hiện 13
Trang 4I PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH.
Trong thời kì cả nước bước vào hội nhập kinh tế cộng đồng ASEAN, sự phát triển của các làng nghề thủ công với các loại hình sản xuất mới đã như một luồng sinh khí thổi vào nền kinh tế nước nhà, giúp cho Việt Nam vươn lên từ một nước chỉ có phát triển kinh tế dựa vào hoạt động nông nghiệp với mức thu nhập gần như là thấp nhất trên thế giới thì hiện nay, Việt Nam đã có một sự chuyển mình đáng kể khi chuyển dịch được cơ cấu kinh
tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đưa Việt Nam thoát nghèo
và trở thành nước có thu nhập ở mức trung bình thấp trên thế giới.
Các làng nghề truyền thống chủ yếu là tập trung ở nông thôn với mức thu nhập bình quân đầu người thấp và chất lượng sống thấp Có thể nói, thời kì nở rộ của các làng nghề truyền thống là trong khoảng 10 năm trở lại đây với tổng giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của làng nghề là 600 triệu USD một năm Điều này đã đem lại những cơ hội mới phát triển , nâng cao được chất lượng cuộc sống cũng như thay đổi bộ mặt của nông thôn Việt Nam Bên cạnh những cơ hội và lợi ích mà nó đem lại thì các làng nghề cũng phải đối mặt với những thách thức về môi trường do tác động của các hoạt động sản xuất làng nghề đó gây ra Một trong những làng nghề được coi là có tác động của hoạt động sản xuất gây nguy hại lớn đối với môi trường phải kể đến làng tái chế chì ở Đông Mai,
xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Nghề tái chế chì Đông Mai, thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã xuấthiện cách đây 40 năm và phát triển mạnh vào những năm 1990 Thời kỳ cao điểm, cả thôn
có trên 100 hộ làm nghề thu gom, phá dỡ bình ắc quy và tái chế chì Công việc tái chế chìđược tiến hành ngay trong khu dân cư và xả thải ra môi trường một lượng lớn axit ,gây ônhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất và nguồn nước ngầm Kết quả khảo sát của các
cơ quan chức năng cho thấy, hàm lượng chì trong môi trường nước mặt cao gấp từ 50 đến
60 lần so với tiêu chuẩn cho phép Do bề mặt nước bị ô nhiễm, một số thực vật cũng bịảnh hưởng xấu, bèo tích lũy chì tới 430,35 mg/kg; rau muống từ 168,15 - 430,35 mg/kg…Mới đây, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) và Trung tâm chống độc,Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp với Trung tâm y tế huyện Văn Lâm tiến hành xét
Trang 5tới 207/335 trẻ em được xét nghiệm (chiếm 65,3%) bị ngộ độc chì, trong đó có 33 trẻ em
có lượng chì trong máu cao trên 70mg/dl cần phải được điều trị thải độc chì khẩn cấp. Theo phản ánh của người dân xã Chỉ Đạo, do bị nhiễm độc từ nước và khí thải của chì,thôn Đông Mai có hơn 80% số người bị mắc bệnh, trong đó có 50% bị đường ruột, tátràng, đau dạ dày; 30% mắc các bệnh về đường hô hấp, đau mắt; 100% số người trực tiếpnấu chì đều bị nhiễm độc chì trong máu.
Nguyên nhân dẫn đến những tình trạng kể trên của làng Đông Mai phần là do trong quátrình sản xuất, công nhân không thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, phần là do sựtích tụ của chất độc hại làng nghề lâu năm, bởi sau hơn 40 năm làng nghề này hoạt động,trong lòng đất vẫn hiện hữu hàng trăm tấn phế thải chôn vùi tầng tầng lớp lớp nên chấtđộc đã ngấm sâu và lan rộng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe người dân
Do vậy, để giải quyết được các vấn đề môi trường bức xúc của làng Đông Mai cần phải
có sự chung tay của nhiều đối tượng, nhiều đơn vị tổ chức, đặc biệt hướng tới các đốitượng như: Cán bộ quản lý chuyên môn của xã, công nhân đang làm việc tại làng nghề vàngười dân sinh sống tại khu vực ô nhiễm Việc tổ chức một chương trình tập huấn về môitrường đã góp phần to lớn trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của làng nghề Đông Mainói riêng, của tỉnh Hưng Yên nói chung, đồng thời nâng cao được ý thức trách nhiệm vànhận thức của người dân về bảo vệ môi trường trong cộng đồng
II PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG
Việc cộng đồng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ môi trường cần thiết phải có sự kết hợphiệu quả và sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa chính quyền địa phương, cộng đồng và
sự phối hợp với những nhà chức trách, chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phốihợp cùng với cộng đồng phải tham gia đầy đủ từ khâu lập kế hoạch, thực thi, giám sát vàchia sẻ quyền lợi Trên hết muốn huy động nguồn lực từ nhân dân phải cho người dânthấy rõ lợi ích của chương trình tập huấn này đem lại
Chương trình tập huấn tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, xã Chỉ Đạo huyện Văn Lâm
tỉnh Hưng Yên hướng tới hai nhóm đối tượng truyền thông chính, đó là nhóm chuyên gia bao gồm các cán bộ quản lý chuyên môn của xã, nhóm ảnh hưởng là những người dân
Trang 6sinh sống tại khu vực bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất của làng nghề Đối với từngnhóm cụ thể thì việc truyền thông cũng như hướng dẫn tập huấn có những điểm tươngđối khác nhau phụ thuộc vào các mục đích hướng tới khác nhau.
- Đối với nhóm chuyên gia bao gồm cán bộ quản lý chuyên môn của xã yêu cầu:+ Các cán bộ cần phải có những kiến thức, hiểu biết cụ thể về tình hình thực trạngcủa vấn đề gây ô nhiễm hiện nay tại địa bàn
+ Có năng lực chuyên môn trong quản lý môi trường
+ Có yêu cầu thời hạn công tác trong suốt giai đoạn môi trường bị ô nhiễm
Nhóm lợi ích là những người dân sinh sống và là người lao động trực tiếp tham gia vàocác công đoạn khác nhau của quá trình tái chế chì thủ công tại làng nghề Đông Mai, xãChỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Theo như khảo sát sơ bộ thì hầu hết người dânđang hoạt động tại làng nghề này có trình độ văn hóa còn chưa cao, chủ yếu là có trình độvăn hóa từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông, họ đều là những người dân tronglàng hoạt động để mưu sinh tuy nhiên những nhận thức về tác hại do ô nhiễm cũng như ýthức bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế
Chính việc phân tích các nhóm đối tượng truyền thông có ý nghĩa quan trọng trong lựachọn phương pháp phù hợp để đạt được các mục tiêu của chương trình truyền thông
III MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
Trang 72 Mục tiêu cụ thể của từng hoạt động trong chương trình tập huấn
HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG
- Cung cấp các thông tin cơ bản, khái quát
và cần thiết của nội dung chương trìnhtập huấn để gắn kết năng lực cộng đồngtrong việc chung tay bảo vệ nguồn nướctrước tình trạng ô nhiễm chì nghiêm trọng
2 Tổ chức các lớp tập huấn
cho 2 nhóm đối tượng
chính
- Đối với nhóm chuyên gia: Xây dựng
khái quát được những kiến thức cơ bảncủa vấn đề gây ô nhiễm, tìm ra nhữnggiải pháp kỹ thuật hoặc giải pháp xã hội
có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực
tế để giải quyết các vấn đề liên quan tớibảo vệ nguồn nước và xử lý nước bị ônhiễm Hướng dẫn ứng dụng công nghệ
xử lý nước nhiễm chì cho các cán bộ môitrường thôn xã
+ Yêu cầu về mặt kiến thức: 100% cán bộđịa phương nắm bắt được tình hình vàthực trạng ô nhiễm tại địa bàn
+ Về kỹ năng: 100% cán bộ nắm bắtđược kỹ năng ứng dụng mô hình xử lýnước phơi nhiễm chì thông qua chương
Trang 8trình tập huấn và có khả năng tập huấn lạicho người dân.
- Đối với nhóm chịu ảnh hưởng : nâng
cao nhận thức và thúc đẩy cộng đồnghành động bảo vệ môi trường, chỉ rađược tác hại của việc nhiễm độc chì đốivới sức khỏe cộng đồng, vai trò quantrọng của nước sạch đối với sự phát triểncủa con người cũng như trong hoạt độngsản,đối với môi trường và đối sự pháttriển kinh tế
+ Yêu cầu về mặt kiến thức: 65-70%người dân có thể hiểu được mức độ ảnhhưởng của hoạt động tái chế chì gây ratrên địa bàn
+ Yêu cầu về mặt kỹ năng: 80% số ngườidân có thể áp dụng được mô hình xử lýnước nhiễm chì theo nội dung chươngtrình tập huấn
Trang 9IV KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG
IV.1 Kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình tập huấn.
tổ chức
Số lượng học viên
Địa điểm tổ chức
UBND huyệnVăn Lâm
2 Nhóm chịu tác
động : Các cá nhân
đại diện cho 637 các
hộ gia đình trong khu
vực thôn Đông Mai
8:00 Thứ bangày
16/05/2017
UBND huyệnVăn Lâm
17/05/2017
UBND huyệnVăn Lâm
Trang 10IV.2 Nội dung chương trình tập huấn
7:50 – 8:00 Đón khách, ổn định chỗ ngồi, phát tài
liệu
Phòng TNMT
8:00 – 8:15 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
khách mời, đọc công văn
Phòng TNMT
8:15 – 9:15 Chuyên đề tập huấn Cán bộ của Sở
TNMT9:15- 9:30 Nghỉ giải lao, uống nước Phòng TNMT
9:30 – 10:00 Chuyên đề tập huấn Giảng viên trường
đại học TNMT10:00-10:30 Hỏi đáp thắc mắc Giảng viên trường
đại học TNMT
IV.3 Nội dung bài giảng
4.3.1 Chuyên đề: Xử lý ô nhiễm nước phơi nhiễm chì.
Đối tượng: Các cán bộ lãnh đạo và cán bộ môi trường địa phương.
- Cán bộ giảng dạy bộ môn Công nghệ môi trường.
- Giảng viên: Mai Quang Tuấn
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường
Nội dung chuyên đề:
Trang 11+ Giới thiệu công nghệ xử lý nguồn nước phơi nhiễm chì bằng bèo tây vàrau ngổ.
+ Đánh giá khả năng thực tiễn của mô hình công nghệ xử lý nguồn nước ônhiễm
+ Tập huấn ứng dụng mô hình công nghệ xử lý nước tại địa phương
( Nội dung chi tiết được thể hiện trong tài liệu/Phụ lục 1A đính kèm)
4.3.2 Chuyên đề: Nâng cao nhận thức người dân do tác hại của nước
nhiễm độc chì tại địa phương.
Đối tượng: Các đại diện cho 600 hộ gia đình và các ban ngành đoàn thể
tại địa phương.
- Cán bộ giảng dạy bộ môn Truyền thông Môi Trường
- Giảng viên : Bùi Thị Thu Trang
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường
Nội dung chuyên đề:
+ Đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt của thôn Đông Mai
+Đánh giá khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân do tácđộng của ô nhiễm nguồn nước
+ Tuyên truyền bảo vệ sức khỏe người dân khỏi tác hại của nước nhiễm chì ( Nội dung chi tiết được thể hiện trong tài liệu/Phụ lục 1B đính kèm)
V KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
V.1 Nguồn kinh phí
- Dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệpmôi trường của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
V.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014
- Thông tư 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi
trường
Trang 12- Thông tư số 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính : Quy định chế độ công tác phí,
chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sựnghiệp công lập
- Thông tư 51/2008/TT-BTC: Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức nhà nước
- Thông tư 123/2009/TT-BTC:Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương
trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp
- Thông tư 139/2010/TT-BTC: Quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng
kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
V.3 Tổng kinh phí thực hiện:
- Tổng kinh phí thực hiện: 30,000,000 VNĐ
- Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi triệu Việt Nam đồng.
(Chi tiết kinh phí theo phụ lục đính kèm)
Trang 13PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Nội dung chuyên đề PHỤ LỤC 2: Dự toán kinh phí thực hiện
PHỤ LỤC : CHUYÊN ĐỀ 1A CHUYÊN ĐỀ: CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN ỨNG DỤNG MÔ HÌNH XỬ LÝ
NƯỚC NHIỄM CHÌ BẰNG LỤC BÌNH VÀ CÂY NGỔ
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 14
II THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÔN ĐÔNG MAI, XÃ CHỈ ĐẠO, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN 16
III NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ 18
3.1 Các khái niệm cơ bản của môi trường ô nhiễm chì 18
3.1.1 Một số thuật ngữ 18
3.1.2 Môi trường nhiễm độc chì 19
3.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm chì và hậu quả của việc ô nhiễm chì 20
3.2.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm chì 20
3.2.2 Hậu quả của việc ô nhiễm chì 20
3.3 Giới thiệu mô hình xử lý nước nhiễm chì 21
3.4 Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình xử lý nước nhiễm chì ở địa phương 23
Trang 143.5 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chì 24
IV KIẾN NGHỊ 25
V TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
VI PHỤ LỤC 27
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN.
Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, sự phát triển mang tính đột phá của các làng nghề truyền thống ở các vùng nông thôn Việt Nam đã đem lại những lợi ích đáng kể cho
sự phát triển của nền kinh tế nước nhà và kinh tế địa phương Sự thịnh vượng của các làng nghề đã làm thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam nghèo khó, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập bình quân đầu người cho đối tượng lao động nông thôn Tính cho đến năm 2015, các làng nghề trong cả nước đã thu hút trên
11 triệu lao động làm việc thường xuyên, ngoài ra, còn tận dụng được số lao động trên và dưới độ tuổi và cả lao động trong thời gian nông nhàn Bên cạnh đó, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề chính là con đường chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ lao động nông nghiệp năng suất thấp, thu nhập thấp sang lao động ngành nghề có năng suất và chất lượng cao với thu nhập cao hơn Tuy nhiên, ở hầu hết các làng nghề, hoạt động sản xuất đều phát triển theo cơ chế tự phát nên vốn đầu
tư thấp, quy mô nhỏ lẻ, mô hình công nghệ sản xuất còn lạc hậu Chính điều này đã gây những tác động không nhỏ đến môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
và dân cư sinh sống trong khu vực làng nghề Làng nghề tái chế chì, xi mạ thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên trong thời gian gần đây nổi lên như một
ví dụ điển hình của một làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng đang gây ảnh hưởng sức khỏe của người dân do nguy cơ nhiễm độc chì nặng ở trẻ em.
Văn Lâm là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên, huyện trước đây thuộc tỉnh Hưng Yên, từ
1968 – 1996 thuộc tỉnh Hải Hưng, từ 1977 hợp nhất với các huyện: Mỹ Hào, Yên Mỹ thành huyện Mỹ Văn Từ 24.7.1999, chia huyện Mỹ Văn trở lại 3 huyện cũ thuộc tỉnh
Trang 15tiếng với nghề đúc đồng thời xa xưa Nay nghề đúc đông mai một, cả huyện Văn Lâm nổi lên nhờ tiếng làng Đông mai với nghề tái chế Đông Mai nổi tiếng với nghề tái chế chì từ các bình ắc quy đã qua sử dụng từ những năm của thập niên 80, 90 của thế kỷ 20 Tuy nhiên do chỉ chú trọng đến phát triển sản xuất nhưng coi nhẹ công tác BVMT nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề Đông Mai ngày một trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường đất và nước Trước thực trạng trên, năm 2010, UBND tỉnh Hưng Yên
đã ban hành Quyết định số 491/QD-UB về việc xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) xã Chỉ Đạo Thực hiện Quyết định này, phần lớn các hộ tái chế chì đã chuyển vào CCN nhằm giảm thiểu nguồn ô nhiễm chì trong làng Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 30 hộ (trong tổng số 637 hộ gia đình) đang thực hiện hoạt động thu mua, phá dỡ bình ắc quy, nấu luyện chì và lưu giữ một khối lượng lớn xỉ chì, bột khói chì trong khuôn viên nhà và khu vực công cộng, Tại làng có thể nhìn thấy hàng loạt ống khói san sát từ các cơ sở tái chế bất kể ngày đêm đua nhau nhả khói lên trời, tiếng máy nghiền nhựa chạy ầm ầm, hai bên đường những kiện hàng được người dân xếp chồng lên nhau, những dãy núi rác khổng lồ tràn xuống lòng đường Càng đi sâu vào trong làng, mùi khét, mùi xú uế bốc lên càng nồng nặc Không những thế, nước thải từ các cơ sở tái chế nhựa không được xử lý mà thảitrực tiếp ra sông ngòi, khiến nguồn nước sinh hoạt tại làng nghề ô nhiễm trầm trọng Nếu tính cả thôn, mỗi ngày có đến 70 - 100 tấn rác thải, chủ yếu là bình ắc quy, các thiết
bị linh kiện điện tử thải loại,các sản phẩm liên quan đến phế liệu không loại trừ nguồn rácthải độc hại được tái chế bị lẫn trong đó
Tuy nhiên, các hộ sản xuất này đều không có giải pháp bảo vệ môi trường khiên lượng rácthải lưu cữu cần xử lý đã lên đến vài chục tấn phế liệu và hiện đang chất thành núi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Bên cạnh đó, còn có lượng rác thải phát sinh càng ngày càng nhiều đang được đốt tự do, không đảm bảo quy định
Thời gian qua, theo thống kê của Bộ Y tế, 70% trẻ em của thôn Đông Mai đã có nguy cơphơi nhiễm hoặc đã nhiễm độc chì nghiêm trọng do hoạt động sản xuất tái chế Mặc dùtrong những năm qua, các ban ngành chức năng đã nỗ lực tuyên truyền nhằm nâng caonhận thức của người dân về mối nguy hại của việc nhiễm độc chì, nhưng trên thực tếngười dân nơi đây vẫn khá chủ quan với vấn đề này Bên cạnh đó, để giải quyết được nhu
Trang 16cầu sử dụng nước sạch của địa phương, sẽ là cần thiết để có một chương trình tập huấngiới thiệu quy trình xử lý nước cấp để phòng tránh nguy cơ nhiễm độc chì.
Với những lý do kể trên, việc đề xuất chương trình tập huấn “ Chương trình tập huấn ứng dụng mô hình xử lý nước nhiễm chì bằng cây lục bình, rau ngổ trên địa bàn thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên” là rất cần thiết, nhằm giảm
giải quyết được những bức xúc của người dân về vấn đề ô nhiễm nước, nhằm tìm ra giảipháp xử lý nguồn nước bị ô nhiễm bấy lâu nay tại địa phương, bảo vệ môi trường
II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÔN ĐÔNG MAI, XÃ CHỈ ĐẠO,
HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN.
Từ nhiều năm nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế chì Đông Mai đãđến mức nghiêm trọng Mặc dù các cơ quan chức năng đã nỗ lực tìm giải pháp xử lý tuynhiên công tác xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong đất và nguồn nước ngầm tạilàng nghề vẫn chưa triệt để, tiềm ẩn nguy cơ độc hại, ảnh hưởng sức khỏe người dân
Trang 17Nguyên liệu chính trong quá trình hoạt động là bình ắc-quy cũ được thu gom từkhắp nơi tập kết về Đông Mai Việc tái chế chì được thực hiện ngay trong làng với môhình “nhà nhà mở xưởng tái chế chì, người người thực hiện việc tái chế chì” Việc phá dỡbình ắc-quy qua nhiều năm đã xả thải ra môi trường một lượng lớn axit và khói bụi ngấmvào lòng đất và nước ngầm Nhất là, hoạt động nấu các lá chì cũ để tái chế đã phát thảikhói bụi độc hại làm ô nhiễm nặng nguồn không khí, đất và nước ngầm của cả thôn.Những ngày nắng nóng bụi chì và nước a-xít trong các cống rãnh bốc mùi khét lẹt; khitrời đổ mưa, các chất độc hại theo nước mưa chảy đi khắp làng, ngấm vào lòng đất, đọngđầy các ao hồ Không khí trong làng luôn ngợp trong khói bụi của chì Sau mấy chục nămlàm nghề, làng Đông Mai đã bị nhiễm độc chì khá nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứckhỏe của người dân.
Theo kết quả khảo sát của các cơ quan chức năng hàm lượng chì trong môi trườngđất, nước ngầm và nước mặt tại xã Chỉ Đạo vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép
- Môi trường nước mặt: Trong nguồn nước, mức trung bình là 0,77mg/l, vượt quá
tiêu chuẩn cho phép từ 15- 38 lần Ở nơi ao hồ đãi và đổ xỉ, hàm lượng là
3,278mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 164 lần.(theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì nồng chì có trong nước đạt chuẩn là 0,02mg/l)
- Hàm lượng chì trong nước ngầm: có nơi đo được từ 0,04- 0,1 mg/l , vượt gấp 4-10
lần tiêu chuẩn cho phép ,(theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT : quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất, chỉ số giới hạn của chì là 0,01mg/l) Do bề
mặt nước bị ô nhiễm, một số thực vật cũng bị ảnh hưởng xấu Trong đó, bèo tíchlũy chì tới 430,35 mg/kg; rau muống từ 168,15 - 430,35 mg/kg
- Trong môi trường đất: hàm lượng chì đo được là từ 398,72 mg/kg – hơn 500
mg/kg (theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất , hàm lượng chì cho phép trong đất dân sinh là 70 mg/kg), cao gấp 8- 9 lần tiêu chuẩn cho phép
- Trong môi trường không khí: hàm lượng chì từ 26,332 mg/Nm3 - 46,414 mg/Nm3,