Quất Lâm là một thị trấn thuộc huyện Giao Thủy , tỉnh Nam Định, trước đây là xã Giao Lâm một trong 9 xã của huyện Giao Thủy. Thị trấn Giao Thủy được thành lập theo nghị định số : 1372003NĐCP của chính phủ. Đây là thị trấn thứ 2 thuộc huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Địa giới hành chính thị trấn Quất Lâm: Đông giáp xã Giao Phong; Tây giáp huyện Hải Hậu; Nam giáp biển Đông; Bắc giáp xã Giao Thịnh. Khu du lịch tắm biển Quất Lâm sau 10 năm khai trương (1997) đã có cơ sở vật chất khang trang với 2 km kè biển, 2 trục đường trải nhựa dài hơn 3 km với trên 810 phòng nghỉ bảo đảm tiện nghi. Số khách về Quất Lâm bình quân mỗi năm đạt 77200 lượt người, doanh thu bình quân đạt gần 7 tỷ đồngnăm; riêng năm 2006, có 100 nghìn lượt khách, doanh thu đạt 10,9 tỷ đồng. Sự phát triển của khu du lịch tắm biển Quất Lâm đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội của địa phương . Cứ đến mùa nắng nóng là các khu du lịch biển lại có số lượng người tăng đáng kể, đặc biệt là trong những ngày nghỉ lễ, tết của cả nước. Bên cạnh những lợi ích doanh thu mà các kỳ nghỉ đem lại thì cứ sau mỗi kỳ nghỉ lễ bờ biển nơi đây tràn ngập trong rác thải. Vào những ngày nghỉ lễ người lớn, trẻ nhỏ chen chân đứng trên rác. Vỏ chai, túi nilon, rác thải sinh hoạt, bèo tây, thùng xốp theo sóng biển trôi dạt khắp bờ biển. Vấn đề xả rác bừa bãi này không chỉ khiến cho cảnh quan môi trường biển bị ảnh hưởng, chất lượng nước biển và chất lượng không khí bị ảnh hưởng khiến cho khách du lịch sợ hãi tránh xa. Mà việc này còn gây ra tác hại rất xấu về hình ảnh của địa phương đó với bạn bè quốc tế. Đây là vấn đề bức xúc đối với bao người dân địa phương cũng như khách du lịch đến nơi đây ,điều này đã làm tốn bao giấy mực của các nhà báo, xây dựng bao hình ảnh xấu trong lòng mỗi người dựa vào các công nghệ truyền thông. Nguyên nhân dẫn đến việc bãi biển ngập tràn trong rác thải là ý thức người dân địa phương,ý thức của khách du lịch và sự quản lý của cơ quan quản lý tại địa phương chưa chặt chẽ. Mặc dù đã được học rất nhiều từ các chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường, biết được các thông tin qua các báo chí, đài truyền hình, phương tiện truyền thông,… nhưng những người dân địa phương,khách du lịch vẫn chưa có trách nhiệm trong việc xả rác bừa bãi của mình. Ai cũng tiện tay vứt luôn các bao bì,chai lọ,túi nilon,… xuống chân, không thèm để ý đó là bãi biển. Nhiều người tiện tay sẽ tạo ra hiệu ứng, ảnh hưởng đến người xung quanh. Một nơi công cộng ai cũng bỏ rác đúng chỗ, tự nhiên mình xả rác bừa bãi cũng thấy chùn tay. Và ngược lại Đó cũng chính là sức mạnh của tập thể. Xuất phát từ thực trạng trên nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bỏ rác đúng nơi,đúng chỗ, thu gom rác trên bờ biển, có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường tôi xây dựng “ Chương trình tập huấn nâng cao ý thức người dân về việc không xả rác bừa bãi,thu gom rác thải trên bờ biển tại thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” 2. Phân tích đối tượng Người dân ven bờ biển tại bãi tắm Quất Lâm là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những hành động xả rác bừa bãi và cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bãi biển ngập rác thải. Chính vì vậy tôi chọn đối tượng truyền thông là người dân ven bờ biển tại thị trấn Quất Lâm. Theo kết quả điều tra sơ bộ, hầu hết người dân ven biển đều có trình độ văn hóa từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông , họ đều là những người dân sống ven biển lâu năm, làm nghề chài lưới và kinh doanh phục vụ khách du lịch , tuy nhiên ý thức bảo vệ môi trường biển còn chưa cao. Đây đều là người dân tộc Kinh nên việc tuyên truyền sẽ không gặp khó khăn về ngôn ngữ. Việc phân tích đối tượng truyền thông có ý nghĩa quan trọng trong lựa chọn phương pháp phù hợp để đạt được các mục tiêu của chương trình truyền thông