1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng bạo lực học đường tại tỉnh vĩnh phúc

36 284 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 74,47 KB
File đính kèm 14.rar (71 KB)

Nội dung

Sự phát triển của trẻ em quyết định không nhỏ đến vận mệnh của một đất nước. Trẻ em luôn cần được sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương của toàn xã hội để có thể phát triển toàn diện. Cùng với sự phát triển về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước. Quá trình xã hội hóa của cá nhân diễn ra nhanh chóng, sự du nhập của lối sống và văn hóa phương Tây, kinh tế thị trường cùng với các tệ nạn xã hội có tác động mạnh mẽ tới trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên – nhóm lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, luôn nhạy cảm trước những biến động của xã hội. Học sinh là giai đoạn phát triển đặc biệt của cuộc đời con người. Giai đoạn này các em phải đối mặt với nhiều “khủng hoảng” đầu đời, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trong học đường đang diễn ra mạnh mẽ và có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, hình thức, tính chất. Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy từ đầu năm 2014 đến năm 2015, trên cả nước đã xảy ra hơn 1.600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học, mà hầu hết đều khởi nguồn từ những mâu thuẫn nhỏ thường ngày; xuất hiện nhiều vụ nữ học sinh đánh nhau hội đồng

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 2

I Cơ sở lí luận 4

1 Khái niệm và thuật ngữ liên quan 4

2 Lý luận trong ngành công tác xã hội 5

2.1 Nguyên tắc hoạt động trong công tác xã hội 5

2.2 Phương pháp công tác xã hội 6

2.3 Tiến trình công tác xã hội 9

2.4 Kỹ năng công tác xã hội 10

II Thực trạng bạo lực học đường tại tỉnh Vĩnh Phúc 12

1 Khái quát chung về bạo lực học đường 12

1.1 Thế giới 12

1.2 Việt Nam 13

2 Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc 13

3 Đánh giá thực trạng bạo lực học đường tại tỉnh Vĩnh Phúc 15

4 Phân tích các hoạt động của CTXH trong can thiệp bạo lực học đường tại tỉnh Vĩnh Phúc 17

4.1 Hoạt động can thiệp và đánh giá hiệu quả hạn chế 17

4.2 Đánh giá hoạt động 24

4.3 Các yếu tố tác động tới hiệu quả 26

III Đề xuất giải pháp 31

Kết luận 34

Tài liệu tham khảo 34

Danh mục từ viết tắt 36

Trang 2

Học sinh là giai đoạn phát triển đặc biệt của cuộc đời con người Giai đoạnnày các em phải đối mặt với nhiều “khủng hoảng” đầu đời, chịu ảnh hưởng mạnh

mẽ từ các điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của gia đình, nhà trường và xã hội

Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trong học đường đang diễn ramạnh mẽ và có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, hình thức, tính chất Thống kêcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy từ đầu năm 2014 đến năm 2015, trên cả nước

đã xảy ra hơn 1.600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học, mà hầu hếtđều khởi nguồn từ những mâu thuẫn nhỏ thường ngày; xuất hiện nhiều vụ nữ họcsinh đánh nhau hội đồng

Bạo lực học đường được coi là 1 trong 6 vấn nạn của giáo dục Việt Nam hiệnnay Bạo lực học đường nếu không ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ gây ra những hậuquả nghiêm trong đối với nạn nhân, gia đình, nhà trường và cả toàn xã hội Ngànhgiáo dục cùng các cấp chính quyền nước ta đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn tìnhtrạng bạo lực học đường song kết quả thu được vẫn chưa cao, công tác thực hiệnvẫn chưa triệt để Trong thời gian qua, nhiều vụ việc về bạo lực học đường diễn rađược các phương tiện truyền thông làm, đã ít nhiều khiến các bậc phụ huynh lolắng về sự an toàn cho con cái khi đến trường và khiến dư luận băn khoăn về các

Trang 3

ứng xử của thế hệ trẻ hiện nay.Để góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn,phức tạp xảy đến với học sinh ngày càng nhiều, sự cần thiết phải có các dịch vụcông tác xã hội (CTXH) trường học là một yêu cầu cấp thiết của Việt Nam Thực

tế, các nước trên thế giới cho thấy công tác xã hội trong trường học đóng vai tròquan trọng việc đảm bảo môi trường học tập an toàn của học sinh Ở Việt Nam,công tác xã hội đã và đang trên đà phát triển và dường như vẫn còn thiếu vắng mộtmạng lưới cơ sở cung cấp các dịch vụ công tác xã hội học đường

Hiện nay ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc đang phải đối mặt với vấn đề liênquan đến bạo lực trong học đường Thực trạng bạo lực học đường tại các trườnghọc trên đại bàn tỉnh diễn ra rất phức tạp, ở mức độ cao Do vậy, yêu cầu đặt ra làcần có những hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết về mặt lâu dài vớivấn nạn này Trong đó công tác xã hội học đường là một trong những biện phápcan thiệp hữu hiệu, cần được đưa vào trường học và đẩy mạnh thực hiện Thôngqua hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội học đường sẽ giúp cho cáchọc sinh phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực học đường, tiến tới xây dựng môitrường học tập lành mạnh, an toàn và thân thiện.Với ý nghĩa đó tôi đã chọn đề tài:

“Thực trạng bạo lực học đường tại tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu kết thúchọc phần của mình

I Cơ sở lí luận

1 Khái niệm và thuật ngữ liên quan

Từ điển tiếng Việt (2003): “Bạo lực là sức mạnh để trấn áp, lật đổ”

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sứcmạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhómngười hay cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn

Trang 4

thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mấtmát”

Bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lựccủa học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những ngườikhác và ngược lại Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinhthần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc nhữnghành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác chongười bị hại

2 Lý luận trong ngành công tác xã hội

2.1 Nguyên tắc hoạt động trong công tác xã hội

Thứ nhất là nguyên tắc chấp nhận đối tượng: Bất kể đối tượng là ai, đến từnhững hoàn cảnh nào Việc chấp nhận đối tượng là việc chấp nhận những quanđiểm, hành vi và giá trị của đối tượng để đối tượng hiểu nhân viên CTXH hiểu vàkhông phán xét đối tượng Việc này không đồng nhất với việc đồng tình với nhữngquan điểm, hành vi và giá trị sai lệch với xã hội

Thứ hai là nguyên tắc để đối tượng chủ động: Tham gia giải quyết vấn đề.Đây là nguyên tắc đảm bảo đối tượng tham gia giải quyết vấn đề của họ từ giaiđoạn đầu cho đến giai đoạn kết thúc Vì hơn ai hết đối tượng là người có vấn đề vàhiểu về hoàn cảnh cũng như mong muốn của mình, nên vấn đề chỉ được giải quyếthiệu quả khi đối tượng là người tham gia

Thứ ba là nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng: Nguyên tắc nàyđược hiểu là đối tượng chính là người quyết định giải quyết vấn đề của họ như thếnào Nhân viên công tác xã hội chỉ đóng vai trò là người xúc tác, cung cấp thôngtin và giúp đối tượng tự đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp Tuy nhiên trongmột số trường hợp khi quyết định của đối tượng có ảnh hưởng đến sự an nguy của

Trang 5

họ, gia đình và những người xung quanh, nhân viên công tác xã hội cần can thiệp Thứ tư là nguyên tắc đảm bảo tính khác biệt của mỗi trường hợp: Do mỗi đốitượng (cá nhân, gia đình hay cộng đồng) đều có những đặc điểm riêng biệt về bảnthân, hoàn cảnh gia đình và môi trường sống, khi giúp đối tượng giải quyết vấn đềnhân viên công tác xã hội cần tôn trọng tính cá biệt của từng trường hợp mà đưa raphương pháp tiếp cận và hỗ trợ giải quyết vấn đề hiệu quả Ngay cả khi cùng làmột vấn đề, nhưng với mỗi đối tượng lại cần có cách thức can thiệp phù hợp

Thứ năm là nguyên tắc đảm bảo tính riêng tư, bí mậtcác thông tin liên quanđến đối tượng: Nhân viên công tác xã hội trong quá trình làm việc luôn tuân thủquy định bảo mật thông tin riêng tư của đối tượng Nhân viên công tác xã hội cầnthông báo và nhận được sự đồng ý của đối tượng trước khi chia sẻ thông tin của họvới những nhà chuyên môn khác

Thứ sáu là nguyên tắc tự ý thức về bản thâncủa nhân viên công tác xã hội:Nguyên tắc này thể hiện ở ý thức trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ, khônglạm dụng quyện lực, vị trí công tác để mưu lợi cá nhân Bên cạnh đó nhân viêncông tác xã hội cần luôn cầu thị, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Thứ bảy là nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp: Mối quan hệ giữanhân viên công tác xã hội với nhân viên công tác xã hội cũng như giữa nhân viêncông tác xã hội và đối tượng cần đảm bảo tính bình đẳng, tôn trọng, khách quan vànguyên tắc nghề nghiệp

2.2 Phương pháp công tác xã hội

Phương pháp phân tích tài liệu

Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài đểnhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn Với nội dung nghiêncứu tài liệu bao gồm: nghiên cứu các tác phẩm có liên quan đến vấn đề bạo lực học

Trang 6

đường; nghiên cứu các công trình các tác giả trong và ngoài nước về biện pháp giảiquyết nạn bạo lực học đường, nhu cầu hoạt động công tác xã hội tại trường học,vaitrò của nhân viên công tác xã hội học đường, một số lý thuyết công tác xã hội vàcác vấn đề khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài; Nghiên cứu cácvăn kiện, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước liên quan đến vấn đề bạolực học đường và hoạt động công tác xã hội tại trường học ở nước ta Việc nghiêncứu tài liệu này, sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan từ những nghiên cứu đitrước về hoạt động công tác xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực học đường

Phương pháp quan sát

Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống đểthu thập thông tin về thực trạng hoạt động công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lựchọc đường của học sinh THPT Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu

sử dụng phương pháp quan sát nhằm mục đích thu thập thêm thông tin khách quancủa khách thể nghiên cứu, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong quá trìnhhọc tập, mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường, mối quan hệ bạn bè của học sinh,nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh trong các giờ học

Trong quá trình này, tác giả đã quan sát các hình thức bạo lực học đường, cácđối tượng tham gia bạo lực học đường, cách thức giao tiếp, các mối quan hệ củanạn nhân bị bạo lực học đường, quan sát cách thức giải quyết của nhà trường vàgia đình khi xảy ra bạo lực học đường, nhận diện các khó khăn trong việc giảiquyết bạo lực học đường và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực học đường

Phương pháp phỏng vấn sâu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích bổ sung,tìm hiểu sâu hơn về những thông tin mà người nghiên cứu quan tâm nhưng cònthiếu hay chưa có được những thông tin cụ thể, chi tiết trong quá trình thực hiện

Trang 7

các phương pháp điều tra bảng hỏi Trước khi tiến hành nghiên cứu, việc tiếp cậnmột số em học sinh giúp người nghiên cứu có thể xác định được vấn đề cần nghiêncứu, mục đích, giả thuyết nghiên cứu cũng như xây dựng, thiết kế bảng hỏi Đốitượng phỏng vấn bao gồm: Học sinh bị bạo lực học đường, nhân viên kiêm nhiệmcông tác xã hội.

Nội dung các câu phỏng vấn sâu là những câu hỏi mở và được xây dựng trêntiêu chí tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiệu quả của các hoạt động công tác xãhội hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường và những khó khăn trong quá trình thựchiện các hoạt động này

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi với nội dung nhất định nhằm tạo điều kiệncho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc vềđối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầutiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu Bảng hỏi là công cụquan trọng trong nhận thức thực nghiệm Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi làmột phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều ngườitheo một bảng hỏi in sẵn Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánhdấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó Người nghiên cứu tiến hànhthiết kế bảng hỏi nhằm thu thập thông tin về thực trạng các hoạt động công tác xãhội trường học hỗ trợ hạn chế bạo lực học đường và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệuquả của các họat động này

Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thông kê toán học để xử lý các số liệu, tài liệu (xử lýcác thông tin định lượng được trình bày dưới dạng: con số rời rạc, bảng số liệu,biểu đồ, đồ thị, xử lý thông tin định tính bằng biểu đồ) đã thu thập được từ các

Trang 8

phương pháp nghiên cứu khác nhau như: quan sát, điều tra bảng hỏi… làm cho cáckết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy

2.3 Tiến trình công tác xã hội

Bước 1: Tiếp cận và xác định vấn đề ban đầu: Nhằm tạo mối quan hệ với thânchủ hướng đến việc hợp tác và chia sẻ thông tin Xác định xem thân chủ đang gặpphải vấn đề gì

Bước 2: Thu thập thông tin: Tiểu sử xã hội, điểm mạnh, điểm yếu,vấn đề,những ấn tượng và đề xuất của NVXH

Bước 3: Chẩn đoán: Khẳng định lại vấn đề thân chủ gặp phải Nguyên nhândẫn đến vấn đề Vấn đề cần được giải quyết ở đâu Công việc trị liệu bắt đầu nhưthế nào

Bước 4: Lập kế hoạch trị liệu: Mục tiêu cần đạt được Xác định thời gian trịliều Xây dựng kế hoạch trị liệu theo từng móc thời gian Xác định nguồn lực hỗtrợ

Bước 5: Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch: Giám sát tiến trình vànội dung Ghi chép lại quá trình thực hiện, đánh dấu những điều làm được, nhữngđiều chưa làm được, những đều tiến bộ, những điều cản trở tiến trình phát triển Hỗtrợ thân chủ trong việc theo đuổi kế hoạch Có kỹ năng nhận biết sự thay đổi.Lượng giá từng giai đoạn nhỏ và có sự điều chỉnh kịp thời.Vai trò của NVXH:giảm dần.Vai trò của thân chủ: tham gia nhiều hơn, chủ động hơn.Phát triển một số

kế hoạch tiếp theo (nếu cần thiết)

Bước 6: Lượng giá: Lượng giá về tiến trình và kết quả đầu ra: Những việc đãlàm được, chưa làm được, nguyên nhân, những kíên nghị, đề xuất

Bước 7: Kết thúc: NVXH có thể phát triển một số kế hoạch tiếp theo để thânchủ theo đuổi thực hiện Thông thường, giai đoạn kết thúc diễn ra khi các mục tiêucan thiệp đạt được hay vấn đề cuả thân chhủ được giải quyết Tuy nhiên, vẫn còn

Trang 9

có một số lý do khác khiến việc can thiệp phải kết thúc đột ngột:Thân chủ tự vượtqua được Thân chủ không đủ khả năng theo đuổi kế hoạch.Thân chủ qua đời.Thânchủ không đồng ý tiếp nhận dịch vụ

2.4 Kỹ năng công tác xã hội

Kỹ năng lắng nghe:Lắng nghe trong công tác xã hội là một quá trình lắng nghetích cực, đòi hỏi người cán bộ xã hội phải biết quan sát hành vi của đối tượng mộtcách tinh tế, phải tập trung chú ý cao độ và phải tôn trọng, chấp nhận đối tượng vàvấn đề của họ, đổng thời giúp họ nhận biết là đang được quan tâm và chia sẻ Kỹnăng lắng nghe thể hiện ở khả năng tập trung cao độ tới điều đối tượng trình bày vàthể hiện qua hành vi, cử chỉ Nghe không chỉ bằng tai, mà còn bằng mát và cả bằngtâm của người nhân viên xã hội

Kỹ năng quan sát: Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật haytinh huống trong bôi cảnh của công tác xã hội cá nhân, mục đích là sử dụng những

dữ kiện quan sát được dể hiểu đối tượng và hoàn cảnh của đối tượng Trong hoạtđộng nghề nghiệp của mình thì không chỉ lời nói (ngôn ngữ) đem lại cho cán bộ xãhội những thông tin về đối tượng, mà ngay cả những cử chỉ không lời của đốitượng cũng có thể mang lại cho cán bộ xã hội những manh mối quan trọng về nộidung chuyển tải của đối tượng

Để kỹ năng quan sát được thực hiện tốt thì người cán bộ xã hội phải có khả nãngnhận thức tinh tế về các vấn đề của đối tượng, phải biết cách quan sát từ tổng thể

về hành vi, diện mạo bên ngoài của đối tượng, đến những đặc điểm tâm lý, đặcbiệt là những sắc thái tình cảm xảy ra giữa đối tượng với người khác và với chínhcán bộ xã hội

Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận dụng có hiệu quả nhữngtri thức, hiểu biết về quá trình giao tiếp, các yếu tố tham gia và ảnh hưởng tới quátrình giao tiếp cũng như sử dụng có hiệu quả các phương tiện giao tiếp, phối hợp

Trang 10

hài hoà toàn bộ hành vi, ứng xử, cử chỉ để giúp chủ thể đạt được mục đích nhấtđịnh của hoạt động giao tiếp đó Một người cán bộ xã hội chuyên nghiệp thì phải

có kỹ năng giao tiếp tốt thể hiện qua việc nhận thức được vấn đề mình đang giaotiếp; giao tiếp được thực hiện trên cơ sở kế hoạch đó định trước; giao tiếp luônthực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định và có định hướng cho mỗi cuộcgiao tiếp Để thực hiện được kỹ năng này thì cán bộ phải xã hội phải có khả năngthiết lập các mối quan hệ, biết cách lắng nghe tích cực, biết phản hồi cảm xúc vànội dung của đối tượng giao tiếp và biết cách thu thập và xử lý thông tin qua việcđặt câu hỏi

Kỹ năng tham vấn: Tham vấn là quá trình cán bộ xã hội sử dụng những kiếnthức, kỹ năng chuyên môn để giúp đối tượng giải quyết hoặc tăng cường khả năng

tự giải quyết vấn đề, tăng cường chức năng xã hội của họ.Mục tiêu của kỹ năngnày là giúp đối tượng hiểu được cảm xúc, suy nghĩ của chính họ, hoàn cảnh vấn

đề, khám phá và sử dụng những tiềm năng nguồn lực vào giải quyết vấn đề, giúpđối tượng nâng cao khả năng đối phó với vấn đề trong cuộc sống Để thực hiệnđược kỹ năng này thì người cán bộ xã hội phải biết phối hợp và sử dụng nhuẫnnhuyễn các kỹ năng cụ thể như lắng nghe, đặt câu hỏi, thấu hiểu và phản hồi (cảmxúc và nội dung)

Kỹ năng ghi chép: Khi thực hiện kỹ năng ghi chép, một điều quan trọng là cầnphải ghi lại tất cả những gì xảy ra trong tiến trình đó - một nhiệm vụ bắt buộc

mà cán bộ xã hội phải lưu tâm Cán bộ xã hội chuyên nghiệp giúp đối tượng giảiquyết được vấn đề khó khăn của họ trong đó có phần là nhờ những ghi chép lại tất

cả những gì xảy ra trong quá trình trợ giúp đối tượng Mục đích của việc ghi chép

là giúp cán bộ xã hội làm cơ sở đánh giá kết quả của sự tương tác giữa cán bộ xãhội và đối tượng, sự thay đổi và tiến bộ hoặc không) của đối tượng trong quá trìnhgiúp đỡ; giúp cán bộ xã hội nhận thức được trình độ, kỹ năng trong công việcchuyên môn của họ; làm cơ sở cho các cơ quan xã hội ra các quyết định về các

Trang 11

dịch vụ có liên quan Vì vậy, để thực hiện kỹ năng này thì cán bộ xã hội phải cótrình độ chuyên môn cao; phải có kiến thức, hiểu biết về cá nhân và phải có kỹnãng giao tiếp tốt Các kỹ năng nghề nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp củangười cán bộ xã hội không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợcho nhau Người cán bộ xã hội phải biết kết hợp các kỹ năng một cách nhuầnnhuyễn để đạt hiệu quả công việc cao nhất.

II Thực trạng bạo lực học đường tại tỉnh Vĩnh Phúc

1 Khái quát chung về bạo lực học đường

1.1 Thế giới

Tại Philippines, trung tâm Hỗ trợ bạo lực học đường đã được thành lập banăm qua và hoạt động như một cơ quan chính phủ Tình trạng bạo lực học đường ởđất nước này rất đáng báo động Đặc biệt tại đây các vụ bạo lực có nguyên nhânkhá nhiều từ bất đồng tôn giáo của học sinh Chính vì thế, Chính phủ Philippines

đã phải xây dựng cả một chiến lược rộng lớn để giải quyết vấn đề này

Không chỉ tại các nước đang phát triển, rất nhiều quốc gia phát triển cũngđang phải đau đầu với vấn đề bạo lực học đường Người đứng đầu cơ quan giáodục bang Queensland, Úc hồi tháng 7.2009 cho biết tình trạng bạo lực học đường ởnước này đang gia tăng một cách đáng sợ Riêng trong năm 2008, 55.000 học sinhtrong đó gần một nửa là nữ bị đình chỉ học tập vì vấn đề bạo lực Còn tại miềnNam nước Úc, trong năm 2008 có 175 vụ bạo lực nghiêm trọng đã xảy ra liên quantới học sinh

Tình trạng bạo lực học đường tại Anh lại xảy ra tình trạng học sinh có hành vibạo lực với giáo viên Một điều tra của chính phủ năm 1989 cho thấy 2% giáo viêntại nước này phải đối mặt với nguy cơ hoặc đã từng bị xâm hại cơ thể Nhưng tới

Trang 12

năm 2007, trong số 6.000 giáo viên đang làm việc tại Anh có 16% giáo viên bị họcsinh xâm hại bạo lực.

Tuy nhiên, Mỹ mới là quốc gia báo động đỏ về tình trạng bạo lực học đường.Hàng năm nước Mỹ đều chất đống những vụ học sinh nổ súng trong nhà trường.Theo thống kê của cơ quan quản lý giáo dục nước này, năm 2009 có 12,4% họcsinh từng đánh nhau hoặc thậm chí gây thương tích nặng cho người khác tại trườnghọc Và đáng sợ hơn là 5,9% học sinh có mang theo vũ khí sát thương (như dao,súng…) khi tới trường

1.2 Việt Nam

Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng.Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo,chỉ trong một năm học, toàn quốcxảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học Cũng theo một

số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì

có một em bị thôi học vì đánh nhau Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lựchọc đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăngngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm

2013 đến năm 2-15, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đốitượng Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên Nghiêm trọnghơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngàycàng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn Những vụ giếtngười, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều

2 Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ

đô, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội

Trang 13

và đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh VĩnhYên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, từngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập Thực hiện chủ trương củaĐảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, từ ngày 01thàng 8 năm 2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố HàNội

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.235,15 km2 (theo niên giámthống kê năm 2017), phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tâygiáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn vàĐông Anh - Hà Nội, dân số 1.079.500 người (theo niên giám thống kê năm 2017),

có 7 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn tỉnh gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao,Cao Lan, Mường Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 2 thành phố (Vĩnh Yên, PhúcYên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông

Lô, Bình Xuyên); 137 xã, phường, thị trấn

Tỉnh Vĩnh Phúc có 137 đơn vị cấp xã gồm 15 phường, 12 thị trấn và 110 xã,

có 37% dân số sống ở đô thị và 63% dân số sống ở nông thôn Do đặc điểm vị tríđịa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền

kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường

bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam Trong những năm qua ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bướctiến vượt bậc là một trong những tỉnh,thành có chất lượng giáo dục cao nhất cảnước, 3 năm liền (2012, 2013 và 2014) Vĩnh Phúc đứng đầu cả nước về điểm trungbình thi đại học Năm 2013, học sinh Vĩnh Phúc đạt 1 huy chương bạc

Trang 14

Olympic Toán, 1 huy chương đồng Olympic sinh học quốc tế, 49 học sinh đạt giảitrong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Năm 2014 học sinh Vĩnh Phúc đứng thứ 6 cả nước về số giải trong kỳ thihọc sinh giỏi 2014 với 67 giải, tiếp tục khẳng định vị trí số 1 toàn quốc về điểmtrung bình 3 môn thi đại học

3 Đánh giá thực trạng bạo lực học đường tại tỉnh Vĩnh Phúc

Từ năm 2011 đến 2017, trên địa bàn tỉnh xảy ra 179 vụ việc liên quan đếnbạo lực học đường với 197 trường hợp là học sinh trong các cơ sở giáo dục bị xâmhại, trong đó có 2 người chết và 51 người bị thương Phổ biến nhất là hành vi đánhnhau, gây rối tình hình an ninh, trật tự với 134 vụ, chiếm 74%; xâm hại tình dụcxảy ra 4 vụ; uy hiếp tinh thần 16 vụ Có 103 vụ việc xảy ra trong phạm vi trườnghọc, 76 vụ ở các khu vực tiếp giáp trường học Trong tổng số 197 nạn nhân, namgiới chiếm 80%, gồm 87 trường hợp đang học trung học cơ sở, 92 trước hợp họcTrung học phổ thông, 16 trường hợp ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên và 2trường hợp là học sinh Tiểu học

Trên đây là những con số cơ bản trong báo cáo kết quả khảo sát thực trạngbạo lực học đường và vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Kếtquả khảo sát cũng phân tích rõ, các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm có cả nam

và nữ, tuy nhiên, số đối tượng nam chiếm 86% Trong đó, có một số cơ sở giáo dục

để xảy ra tình trạng bạo lực học đường và vi phạm pháp luật tại khu vực nhàtrường với mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự Điển hình, ngày 5/12/2016, tạitrường THPT Nguyễn Thị Giang ở huyện Vĩnh Tường xảy ra vụ đánh nhau gâythương tích giữa 8 học sinh trong trường với học sinh K.V.H., sinh năm 1994 ở xãYên Lập, huyện Vĩnh Tường Hậu quả học sinh H bị tổn hại 13% sức khỏe Cơquan Cảnh sát điều tra Công an huyện Vĩnh Tường đã ra quyết định khởi tố vụ án,khởi tố bị can đối với 8 đối tượng trên về tội Cố ý gây thương tích Một vụ việc

Trang 15

khác xảy ra ở trường THPT Nguyễn Thị Giang: Do có mâu thuẫn qua mạng xã hội,khoảng 06h30’ ngày 17/8/2015, Trần Văn Công, sinh năm 1998 ở xã Yên Bình,Vĩnh Tường là học sinh lớp 11A6 đã rủ Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1998 làngười cùng thôn đi xuống trường học để đánh T.V.T., sinh năm 1999 ở xã TânTiến, Vĩnh Tường Hậu quả, T bị Công dùng dao chém 2 nhát vào lưng và tay, phảinhập viện Cuối năm 2017, tại lớp học ôtô của Trường Cao đẳng nghề Việt Đứcxảy ra vụ xô xát, đánh nhau giữa nhóm 9 thanh niên làm một trường hợp bị thươngphải đi bệnh viện điều trị Liên quan đến vụ án trên, Công an thành phố Vĩnh Yên

đã khởi tố vụ án, khởi tố 10 bị can về tội “Gây rối trật tự công cộng”

Với tâm lý đặc trưng ở lứa tuổi vị thành niên, một bộ phận học sinh có biểuhiện bốc đồng, thiếu kiểm soát, dễ bị kích động, nhu cầu thể hiện cá tính bản thânmột cách thái quá dẫn đến các hành vi lệch chuẩn Bên cạnh đó là tác động tiêu cựccủa yếu tố văn hóa như phim ảnh, trò chơi mang tính bạo lực, những mâu thuẫntrong gia đình cũng là nguyên nhân quan trọng làm phát sinh tư tưởng tiêu cực vàhành vi bạo lực, khiến các em dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội, giao du với các đốitượng xấu Nhiều học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường không chủ động tốgiác hành vi xâm hại mà tự chịu đựng hoặc tự thỏa thuận, giải quyết mâu thuẫn vớinhau, gây khó khăn cho quá trình điều tra, xác minh để xử lý vụ việc kịp thời nhằmrăn đe các trường hợp tương tự Một số học sinh do bị các đối tượng dọa nạt,khống chế, sợ bị trả thù nên không dám báo cáo sự việc với gia đình, người thânhay với quản lý, giáo viên, các cơ quan chức năng Bên cạnh đó, còn tình trạng vôcảm trước những hành vi vi phạm pháp luật của học sinh dẫn đến việc không giúp

đỡ nạn nhân, không tố giác các hành vi vi phạm của người biết việc Đáng chú ý lànhiều cơ sở giáo dục chỉ quan tâm chất lượng giáo dục chuyên môn, chưa chútrọng đến vấn đề phòng ngừa vi phạm pháp luật của cán bộ, công nhân viên, họcsinh trong nhà trường

Trang 16

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, các cơ quan chức năng cũng nhậnđịnh, về nguyên nhân khách quan có yếu tố quan trọng do các chế tài xử lý hiệnnay chưa có tính răn đe mạnh đối với các hành vi bạo lực học đường Trên thực tếthì việc áp dụng các biện pháp xử lý học sinh vi phạm pháp luật tại các cơ sở giáodục hiện nay chủ yếu là hòa giải, phê bình trước lớp hoặc trước toàn trường; khiểntrách và thông báo với gia đình; cảnh cáo lưu học bạ hoặc buộc thôi học có thờihạn; kỷ luật hạ hạnh kiểm 1 học kỳ hoặc cả năm học; áp dụng biện pháp giáo dụctại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; bồi thường thiệt hại theo quyđịnh của Bộ luật dân sự…

Những biện pháp xử lý trên chỉ mang tính tạm thời, hiệu quả răn đe khôngcao, thậm chí một số biện pháp còn tạo ra hiệu ứng tiêu cực làm cho đối tượng dễtái phạm Cụ thể như việc phê bình trước tập thể hoặc phạt lao động nhiều lần cóthể khiến học sinh vi phạm xem thường hình thức phạt dẫn đến cảm xúc trơ lỳhoặc hình thành tâm lý tiêu cực gây ra nhiều hệ quả xấu Việc hạ hạnh kiểm, tạmđình chỉ hoặc buộc thôi học đối với những trường hợp thực hiện hành vi bạo lựchọc đường thường không có tác dụng vì hầu hết số học sinh này có tư tưởng khôngthích đi học Thậm chí, việc bị đình chỉ hoặc buộc thôi học cùng với sự buông lỏngcủa gia đình các học sinh còn dẫn đến thực trạng học sinh thực hiện các hành vinghiêm trọng hơn Trong đó, đáng chú ý hiện nay là thực trạng bạo lực tinh thầnthể hiện dưới các hình thức như bao vây, cấm vận, cách li, bôi nhọ trên các trangmạng xã hội hoặc tung các tin đồn không đúng sự thật đang có xu hướng ngàycàng gia tăng…Đây là những hình thức bạo lực học đường gây ảnh hưởng nặng nềđối với tâm lý của lứa tuổi vị thành niên nhưng lại chưa có chế tài xử lý cụ thể.Việc xử lý theo quy định của Luật hình sự về tội “Làm nhục người khác” còn gặpnhiều khó khăn do phải xem xét nhiều yếu tố Vì vậy, hầu hết đối với những vụviệc như trên, cán bộ quản lý, giáo viên chỉ nhắc nhở mà không có hình thức xử lýtriệt để

Trang 17

4 Phân tích các hoạt động của CTXH trong can thiệp bạo lực học đường tại tỉnh Vĩnh Phúc

4.1 Hoạt động can thiệp và đánh giá hiệu quả hạn chế

Công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực học đường là hoạt động chuyênnghiệp với rất nhiều hoạt động khác nhau, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn nàytôi xin trình bày một số hoạt động công tác xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực họcđường như sau:

mà không giải thích được, sợ đi học, sợ đi bộ đến trường và về nhà, khó ngủ vàthường xuyên bị ác mộng; lộ vẻ lo lắng…

Nhân viên CTXH phải tiến hành quan sát, từ đó, xây dựng thành những hồ sơđánh giá tổng thể nhằm có cơ sở để khoanh vùng những “đối tượng khả nghi” Sau

đó, tiến hành tiếp cận thường xuyên, hỏi thăm tình hình của các em, kịp thời địnhhướng, giải quyết những khó khăn cũng như những khúc mắc mà các em đang gặp

Trang 18

phải Đồng thời, có những phương pháp giúp cân bẳng hài hòa mối quan hệ giữacác em với những người xung quanh, làm cho các em cảm nhận được sự ấm áptrong mối quan hệ của mình với mọi người, giải quyết những lo âu, căng thẳng củacác em Song song đó, tiến hành tham vấn, trị liệu tâm lí đối với những học sinh cónguy cơ gây ra hành vi bạo lực học đường cao, đưa ra những hoạt động can thiệpmang tính định hướng nhằm tránh để xảy ra những hành vi tiêu cực.

Hoạt động truyền thông

Truyền thông là một quá trình liên tục chia sẻ các thông tin, kiến thức, thái độ,tình cảm và kỹ năng tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền thông và thân chủđược truyền thông để dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hànhđộng Hoạt động truyền thông trong công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực họcđường gồm những hình thức truyền thông sau:

Sử dụng thông tin đại chúng như loa đài của trường học để phát thanh các nộidung liên quan tới bạo lực học đường cho tất cả học sinh trong trường với cácphương pháp truyền thông đa dạng như: kể chuyển, đọc thông tin đơn thuần, diễnkịch truyền thanh… Xây dựng một nhóm phát thanh viên gồm những cá nhân cókhả năng đọc tin, diễn kịch, sắm vai để chuyển tải các nội dung cần truyền thông Đưa các nội dung cần được tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa.Bản thân nhân viên CTXH trực tiếp tuyên truyền hoặc có thể kết hợp với các tổchức xã hội, phòng ban chuyên môn khác Đa dạng các hình thức tuyên truyền khi

tổ chức các buổi sinh hoạt, có thể thông qua thuyết trình, tổ chức thi trả lời các câuhỏi về các nội dung truyền thông

Một hình thức truyền thông thường thu hút được sự quan tâm và có tác độngnhanh, tích cực tới đối tượng truyền thông, đó là việc chuyển tải các thông điệpmuốn truyền thông qua các hoạt động văn nghệ như ca hát, múa kịch, thơ ca vàTruyền thông qua phát tờ rơi, áp phích, khẩu hiệu…

Ngày đăng: 12/11/2019, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w