Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước đi lên và sánh vai với các cường quốc năm châu. Vì vậy nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến việc thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là trong hệ thống quản lý lao động nước ta. Doanh nghiệp FDI chính là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Luật Đầu tư 2005 bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Tuy nhiên khái niệm này đến Luật Đầu tư 2014 được mở rộng hơn: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông. An toàn và vệ sinh lao động ( viết tắt :ATVSLĐ), trước còn gọi là Bảo hộ lao động, là một lĩnh vực liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi người tham gia vào công việc hoặc việc làm. Tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật... nhằm mục tiêu là thúc đẩy một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh như cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động. ATVSLĐ cũng có thể bảo vệ đồng nghiệp, các thành viên gia đình, người sử dụng lao động, khách hàng và nhiều người khác có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc. Vì vậy, công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)ở Việt Nam trong tình hình hiện nay là rất cần thiết và thực trạng công tác này đang được nhà nước ta quan tâm rất nhiều.
Trang 1ĐỀ BÀI: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)ở Việt Nam trong tình hình hiện nay
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG 1
1.1 Thanh tra lao động và ý nghĩa của việc thanh tra lao động 1
1.2 Đối tượng thanh tra lao động 2
1.3 Mục đích 2
1.4 Cơ cấu tổ chức 2
1.5 Nhiệm vụ, quyền hạn 3
1.6 Nội dung thanh tra lao động 3
1.7 Hình thức, phương thức 4
1.8 Thanh tra an toàn - vệ sinh lao động 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 7
2.1 Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam 7
2.2 Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trong tình hình hiện nay 8
a) Thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra an toàn, vệ sinh lao động 8
b) Đánh giá chung hoạt động thanh tra Lao động việc thực hiện pháp luật an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trong tình hình hiện nay 9
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA VỀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỆ SINH – AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) 11
3.1 Hoàn thiện về pháp luật vệ sinh – an toàn lao động 11
3.2 Tăng cường đội ngũ thanh tra viên của các cơ quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đảm bảo về số lượng, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao 12
3.3 Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ thanh tra chuyên ngành Lao động – Thương binh và xã hội 12
Trang 33.4 Kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội 12 3.5 Xây dựng quy trình, nội dung thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước 13 3.6 Tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội 13
KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 4MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước đi lên và sánh vai với các cường quốc năm châu Vì vậy nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến việc thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là trong hệ thống quản lý lao động nước
ta Doanh nghiệp FDI chính là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Luật Đầu tư 2005 bao
gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập,
mua lại Tuy nhiên khái niệm này đến Luật Đầu tư 2014 được mở rộng hơn: doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông
An toàn và vệ sinh lao động ( viết tắt :ATVSLĐ), trước còn gọi là Bảo hộ lao động, là một lĩnh vực liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi người tham gia vào công việc hoặc việc làm Tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm mục tiêu là thúc đẩy một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh như cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động ATVSLĐ cũng có thể bảo vệ đồng nghiệp, các thành viên gia đình, người sử dụng lao động, khách hàng và nhiều người khác có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc Vì vậy, công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)ở Việt Nam trong tình hình hiện nay là rất cần thiết và thực trạng công tác này đang được nhà nước ta quan tâm rất nhiều
Trang 5CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG 1.1 Thanh tra lao động và ý nghĩa của việc thanh tra lao động
Thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lí việc thực hiện theo pháp luật lao động của tổ chức cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác
Thanh tra lao động là một chức năng không thể thiếu của quản lý nhà nước về lao động, thực hiện chức năng thanh tra chính sách lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động, với mục đích cuối cùng là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lao động của người lao động, đảm bảo việc làm nhân văn Tuy nhiên, kết quả hoạt động thực tiễn cho thấy hoạt động của thanh tra lao động chưa phát huy hết hiệu lực và hiệu quả, mục đích đạt được còn rất hạn chế
1.2 Đối tượng thanh tra lao động
Căn cứ điều 2, Nghị định 39/2013/NĐ-CP, đối tượng thanh tra lao động bao gồm:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động- Thương binh
và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1.3 Mục đích
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Căn cứ theo điều 2, luật Thanh tra 2010)
1.4 Cơ cấu tổ chức
Trang 6Căn cứ điều 5, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:
Các cơ quan thanh tra nhà nước:
+ Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
+ Tổng cục Dạy nghề;
+ Cục Quản lý Lao động ngoài nước
1.5 Nhiệm vụ, quyền hạn
Theo điều 7, Nghị định số 39/2013/NĐ –CP,Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra
Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật
Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
1.6 Nội dung thanh tra lao động
Trang 7Căn cứ điều 20, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP, hoạt động thanh tra lao động gồm có:
Thanh tra hành chính:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
+ Hoạt động thanh tra hành chính phải tuân theo các quy định của pháp luật về thanh tra hành chính và các quy định của pháp luật có liên quan
Thanh tra chuyên ngành:
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động;
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp);
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề; chính sách, chế độ dạy nghề
và học nghề;
+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình trợ giúp xã hội thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện;
+ Các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
1.7 Hình thức, phương thức
Trang 8Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng
02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động)
1.8 Thanh tra an toàn - vệ sinh lao động
Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra an toàn - vệ sinh lao động
Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012, Thanh tra an toàn và vệ sinh lao động có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
Thanh tra viên chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn về điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật
Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
Nội dung thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động.
Việc thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư, nhà xưởng, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong đó tập trung vào các máy và hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động như nồi hơi, thiết bị áp lực, thiết bị nâng, vật liệu nổ, thuốc bảo vệ thực vật
Việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động: tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt độ
Việc lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động
Công tác tự kiểm tra về an toàn lao động của cơ sở
Công tác huấn luyện về an toàn lao động
Việc thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng)
Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động: bồi dưỡng, chống độc hại bằng hiện vật, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Tình hình khai báo, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Hồ sơ, tài liệu có liên quan
Trang 9 Các cơ chế - chính sách
Các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý trong việc thực hiện công tác thanh tra về AT – VSLĐ ở Việt Nam hiện nay gồm:
Bộ Luật lao động ( được sửa đổi, bổ sung năm 2012);
Luật Thanh tra 2010;
Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2012 của
Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ,
về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội;
Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội, về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ;
Nghị định số 95/2013/NĐ- CP ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Chính Phủ, quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra;
Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng
Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ LĐTBXH
về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động
Và một số văn bản quy phạm khác có liên quan
Trang 10CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI
Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 2.1 Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
FDI (Foreign Direct Investment) – đầu tư trực tiếp nước ngoài – xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó (Định nghĩa của WTO)
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3 của Luật Đầu tư 2005, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua
cổ phần, sáp nhập, mua lại
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị tổng kết tình hình 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho biết, sau hơn 25 năm thu hút lại nguồn vốn FDI, đến năm 2017, Việt Nam nay có hơn 14.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng
ký đạt gần 207 tỉ đô la Mỹ, trong đó vốn thực hiện đã giải ngân được hơn 97 tỉ đô la (chiếm 47% vốn đăng ký)
Mới chỉ có 100 trong trong tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới đến Việt Nam, trong khi hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đến từ châu Á Hơn 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp xây dựng Tốc độ tăng trưởng công nghiệp -xây dựng của khu vực FDI đạt bình quân gần 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành Đến nay, khu vực FDI đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng Theo chuyên gia về FDI hàng đầu Việt Nam, ông Nguyễn Mại, luồng vốn FDI đã giúp Việt Nam tăng trưởng kinh
tế khoảng 3-4% mỗi năm
Trong năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 9,812 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đăng ký cấp mới Tiếp đến là hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,522 tỷ USD, chiếm 10,1% Ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy
và xe có động cơ khác đạt 367 triệu USD, chiếm 2,4%; các ngành còn lại đạt 3.480 triệu USD, chiếm 22,9%