1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam hiện nay

18 879 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 73,81 KB
File đính kèm 4.rar (67 KB)

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm vừa qua, số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày một tăng cao. Các doanh nghiệp này có những đóng góp không nhỏ trong việc tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật lao động an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI đang bị xao nhãng và xem nhẹ. Chính vì thế việc thực hiện công tác thanh tra lao động tại các doanh nghiệp này cần phải được đẩy mạnh và quan tâm một cách sát sao để có thể đảm bảo tốt việc thực thi pháp luật cũng như là bảo vệ lợi ích cho người lao động một cách tối đa. Với mong muốn được hiểu biết hơn về hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động nên em chọn đề tài tiểu luận của mình là “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam hiện nay”. Kết cấu bài tiểu luận gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Thực trạng công tác việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Kiến nghị và đề xuất. Do kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi những sai sót, nhưng em mong bài tiểu luận của mình có thể làm rõ phần nào được những thực trạng trong công tác thanh tra thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Ngô Kim Tú đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn để em có thể hoàn thiện bài tiểu luận này.

Trang 1

MỤC LỤ

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG 1

1.1 Khái niệm cơ bản 1

1.2 Mục đích 1

1.3 Nguyên tắc thanh tra lao động 1

1.4 Nhiệm vụ, chức năng của thanh tra lao động 2

1.4.1 Nhiệm vụ của thanh tra lao động 2

1.4.2 Chức năng của thanh tra lao động 2

1.5 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động 2

1.6 Hình thức thanh tra lao động 3

1.7 Phương thức thanh tra lao động 3

1.8 Nội dung 3

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐÔNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 5

2.1 Khái quát chung về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 5

2.2 Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật AT,VSLĐ tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay 6

2.2.1 Cơ chế chính sách 6

2.2.2 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra 7

2.2.3 Lực lượng thanh tra 7

2.2.4 Hình thức thanh tra 8

2.2.5 Phương thức thanh tra 8

2.2.6 Nội dung 9

2.2.7 Kết quả 9

2.3 Nhận xét 9

Chương 3: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 11

Trang 2

3.1 Tăng cường số lượng thanh tra viên 11

3.2 Nâng cao kĩ năng, kiến thức cho thanh tra viên 11

3.3 Tăng cường các cuộc thanh tra theo chuyên đề 11

3.4 Hoàn thiện, bổ sung các văn bản quy định pháp luật 11

3.5 Tiến hành thanh tra thường xuyên, liên tục 11

3.6 Bổ sung điều kiện làm việc, cơ sở vật chất cho cán bộ thanh tra 11

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm vừa qua, số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày một tăng cao Các doanh nghiệp này có những đóng góp không nhỏ trong việc tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật lao động an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI đang bị xao nhãng và xem nhẹ Chính vì thế việc thực hiện công tác thanh tra lao động tại các doanh nghiệp này cần phải được đẩy mạnh và quan tâm một cách sát sao để có thể đảm bảo tốt việc thực thi pháp luật cũng như là bảo vệ lợi ích cho người lao động một cách tối đa

Với mong muốn được hiểu biết hơn về hoạt động thanh tra chuyên ngành lao

động nên em chọn đề tài tiểu luận của mình là “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam hiện nay” Kết cấu bài tiểu luận

gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận.

Chương 2: Thực trạng công tác việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Kiến nghị và đề xuất.

Do kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi những sai sót, nhưng em mong bài tiểu luận của mình có thể làm rõ phần nào được những thực trạng trong công tác thanh tra thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Ngô Kim Tú đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn để em có thể hoàn thiện bài tiểu luận này

Trang 4

Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG

1.1 Khái niệm cơ bản

- Thanh tra Nhà nước: là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự,

thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra Nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên

ngành”.(Theo Luật thanh tra 2010)

- Thanh tra hành chính:“Là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện

chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao” (Theo Luật thanh tra 2010)

- Thanh tra chuyên ngành: “Là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc

quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó” (Theo Luật thanh tra 2010)

1.2 Mục đích

Nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật lao động

để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật lao động; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo

vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

1.3 Nguyên tắc thanh tra lao động

Theo điều 4, Nghị định 39 quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội thì nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động gồm:

- Tuân thủ theo đúng quy định pháp luật

- Đảm bảo nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân

Trang 5

chủ, kịp thời.

- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

- Không gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân

là đối tượng thanh tra

- Đảm bảo sự phối hợp người đại diện pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thanh tra

- Phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác thanh tra lao động

1.4 Nhiệm vụ, chức năng của thanh tra lao động

1.4.1 Nhiệm vụ của thanh tra lao động

Theo Điều 237, Bộ luật lao động 2012 thanh tra lao động có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- “Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;

- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;

- Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các

vi phạm pháp luật về lao động.”

1.4.2 Chức năng của thanh tra lao động

Theo Điều 238, Bộ luật lao động 2012 thì chức năng của thanh tra lao động là:

- “Thanh tra Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động

- Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành về lao động.”

1.5 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động

Trang 6

Theo điều 5, Nghị định 39 quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội thì các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội bao gồm:

- Các cơ quan thanh tra nhà nước:

Thanh tra Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:

Tổng cục dạy nghề

Cục quản lý lao động ngoài nước

1.6 Hình thức thanh tra lao động

Thanh tra lao động gồm có hai hình thức: Thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất

- Thanh tra theo kế hoạch là hoạt động thanh tra được tiến hành căn cứ trên

cơ sở kế hoạch thanh tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân

có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ tướng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giao

1.7 Phương thức thanh tra lao động

- Công tác thanh tra lao động tiến hành theo phương thức thanh tra viên phụ trách theo vùng thông qua sử dụng phiếu tự kiểm tra (Theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng và Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm

2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động) Phương thức thanh tra viên phụ trách vùng: “Hoạt

động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng là hoạt động của thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ được phân công theo dõi, thực hiện thanh tra lao động và thanh tra khác có liên quan đến thanh tra lao động trên địa bàn vùng được giao phụ trách”

1.8 Nội dung

Trang 7

Theo điều 20, Nghị định 39 quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội

Thanh tra lao động thực hiện thực hiện các quy định pháp luật lao động về

an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là AT,VSLĐ) bao gồm:

- Việc thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn đối với máy, thiết bị, vật

tư, nhà xưởng, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong đó tập trung vào các máy và hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động như nồi hơi, thiết bị áp lực, thiết bị nâng, vật liệu nổ, thuốc bảo vệ thực vật

- Việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động: tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt độ

- Việc lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động

- Công tác tự kiểm tra về an toàn lao động của cơ sở

- Công tác huấn luyện về an toàn lao động của cơ sở

- Việc thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng)

- Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động: bồi dưỡng, chống độc hại bằng hiện vật, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Tình hình khai báo, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trang 8

Chương 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐÔNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

2.1 Khái quát chung về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp FDI) gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu Khu vực này có hai loại hình chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước

- Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp FDI là khu vực phát triển năng động với tỉ lệ các doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp khác tăng dần qua từng năm (Năm 2013 là 2,74% tương ứng với 10220 doanh nghiệp; Năm

2014 là 2,75% tương ứng với 11046 doanh nghiệp; Năm 2015 là 2,77% tương ứng với 12003 doanh nghiệp) Số lượng các doanh nghiệp tăng lên đồng nghĩa với việc tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2.73%

2.73%

2.74%

2.74%

2.75%

2.75%

2.76%

2.76%

2.77%

2.77%

Column3

Trang 9

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ doanh nghiệp FDI so với doanh nghiệp cả nước từ

năm 2013-2015

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp và người lao động trong các loại hình

doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 2013-2015

Các loại hình

doanh nghiệp

Số doanh nghiệp

Người lao động (nghìn người)

Số doanh nghiệp

Người lao động (nghìn người)

Số doanh nghiệp

Người lao động (nghìn người) 1.Doanh nghiệp

2.Doanh nghiệp

ngoài nhà nước 359794 6854,8 388232 7148,4 417414 7203,6 3.Doanh nghiệp

Tổng số 373213 11565,9 402326 12135,0 432327 12605,9

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

2.2 Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật AT,VSLĐ tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay.

2.2.1 Cơ chế chính sách

Các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý trong việc thực hiện

công tác thanh tra về AT,VSLĐ ở Việt Nam hiện nay gồm:

- Bộ Luật lao động 2012;

- Luật Thanh tra 2010;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;

- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2013 của

Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp

Trang 10

- Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ban hành ngày 07 tháng 10 năm 2015 của

Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP;

- Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2012 của

Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

- Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2013 của

Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Lao động- Thương binh và

Xã hội;

- Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2010 của

Chinh Phủ quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra;

- Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ;

- Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về

việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng;

- Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của

Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động

2.2.2 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

- Thanh tra Bộ lao động – thương binh và xã hội: Thanh tra Bộ là cơ quan

thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật

- Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội: Thanh tra Sở là cơ quan

thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật

Trang 11

2.2.3 Lực lượng thanh tra

Bảng 2.2 Số lượng thanh tra viên từ năm 2013-2015

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Thanh tra lao động về

AT,VSLĐ

(Nguồn: Thống kê của tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

- Về số lượng thanh tra viên: Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động –

Thương binh và Xã hội năm 2013 cả nước có 468 thanh tra viên lao động, năm

2014 là 481 người và con số này vào năm 2015 là 494 người đảm nhận ở nhiều lĩnh vực như: Người có công, bảo hiểm xã hội, lao động trẻ em, khiếu nại tố cáo, chính sách lao động Tuy nhiên cán bộ thực hiện thanh tra về AT,VSLĐ trong cả nước chỉ chiếm 1/3 số cán bộ thanh tra nói trên Thực tế cho thấy rằng số lượng thanh tra viên còn quá ít so với số lượng các doanh nghiệp FDI trong cả nước

- Về chất lượng thanh tra viên: Lực lượng thanh tra viên còn yếu kém về trình độ Có tới 30 – 50% là cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác, 25% cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp Thực tế, thanh tra ở các Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành chưa đáp ứng được nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ở cơ sở Thời gian chủ yếu là làm việc và giải quyết đơn thư, phần lớn các Sở chưa tổ chức thanh tra theo kế hoạch

2.2.4 Hình thức thanh tra

Công tác thanh tra về pháp luật AT,VSLĐ tại các doanh nghiệp FDI gồm hai hình thức là: thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất Theo đó, các kết quả thanh tra nhiều năm cho thấy việc thanh tra theo kế hoạch rất hiếm khi hoàn thành được chỉ tiêu đặt ra vì lực lượng thanh tra hiện nay quá mỏng mà số lượng doanh nghiệp FDI rất lớn

2.2.5 Phương thức thanh tra

- Vẫn tiến hành theo phương thức thanh tra viên phụ trách theo vùng thông qua sử dụng phiếu tự kiểm tra với các doanh nghiệp FDI hàng năm

- Theo đánh giá thì ưu điểm của mô hình phiếu tự kiểm tra là:

Qua việc thực hiện phiếu tự kiểm tra, các doanh nghiệp FDI tự đánh giá

Ngày đăng: 04/04/2018, 09:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w