1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghiên cứu công tác thi đua khen thưởng tại Công ty cổ phần Ngân Sơn và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng tại doanh nghiệp đó.

14 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 71,33 KB

Nội dung

Thi đua là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực ra nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác và học tập. Trong doanh nghiệp, thi đua nói chung xuất hiện một cách tự nhiên, khách quan như là kết quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của sự phân công lao động trong quá trình sản xuất. Khen thưởng là việc ghi nhận biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Công tác thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng của công tác Đảng, công tác Chính trị được duy trì ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn quân. Thông qua thi đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy phong trào phát triển đi lên. Công ty cổ phần Ngân Sơn rất chú trọng đến công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tăng năng suất lao động và sản xuất. Tuy nhiên công tác thi đua khen thưởng vẫn còn nhiều bất cập và cần có giải pháp thích hợp nâng cao năng suất lao động, tạo động lực phát triển công ty vững mạnh hơn.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Giới thiệu về công ty cổ phần Ngân Sơn 3

1.1 Tổng quan về công ty cổ phần Ngân Sơn 3

1.2 Vị trí, quy mô sản xuất của công ty: 4

1.3 Chức năng, nhiệm vụ 4

1.4 Cơ cấu tổ chức 5

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần Ngân Sơn 6

1.5 Công tác thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn 6

2 Thực trạng công tác thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn 6

2.1 Tổng quan chung về công tác thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn 6

2.2 Đánh giá công tác thi đua khen thưởng tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn 9

3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn 10

3.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định về thi đua 10

3.2 Giải pháp hoàn thiện khen thưởng 11

3.3 Giải pháp hoàn thiện các quy định về kỷ luật 12

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 2

ĐỀ BÀI: Nghiên cứu công tác thi đua khen thưởng tại Công ty cổ phần Ngân Sơn

và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng tại doanh nghiệp đó.

MỞ ĐẦU

Thi đua là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực ra nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác và học tập Trong doanh nghiệp, thi đua nói chung xuất hiện một cách tự nhiên, khách quan như là kết quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của sự phân công lao động trong quá trình sản xuất Khen thưởng là việc ghi nhận biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp

Công tác thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng của công tác Đảng, công tác Chính trị được duy trì ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn quân Thông qua thi đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy phong trào phát triển đi lên

Công ty cổ phần Ngân Sơn rất chú trọng đến công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tăng năng suất lao động và sản xuất Tuy nhiên công tác thi đua khen thưởng vẫn còn nhiều bất cập và cần có giải pháp thích hợp nâng cao năng suất lao động, tạo động lực phát triển công ty vững mạnh hơn

Trang 3

1 Giới thiệu về công ty cổ phần Ngân Sơn

1.1 Tổng quan về công ty cổ phần Ngân Sơn

Công ty cổ phần Ngân Sơn là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty thuốc lá việt nam, tiền thân là công ty nguyên liệu thuốc lá bắc, được thành lập theo quyết định số 968/CNN-TCLĐ, ngày 11 tháng 10 năm 1993 của bộ công nghiệp nhẹ

ký theo chủ trương của chính phủ chuyển đổi tổ chức và hoạt động của liên hiệp các xí nghiệp thuốc lá việt nam thành tổng công ty thuốc lá việt nam

Tên công ty : công ty cổ phần ngân sơn

Tên giao dịch quốc tế : ngan son stock company

Tờn viết tắt : NST

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : số 0103009019 của sở kế hoạch - đầu tư thành phố hà nội cấp ngày 31 thỏng 08 năm 2005

Địa chỉ : Khu công nghiệp Tiên Sơn – tỉnh Bắc Ninh

Điện thoại : 0241 838 679

Email : sales@nganson vn

Website : www nganson vn

Chủ tịch hội đồng quản trị : Ông Trần Đăng Kiên

Người đại diện theo pháp luật của công ty : Ông Nguyễn Văn Thịnh

Ngày chính thức hoạt động : 01 tháng 09 năm 2005

Ngày 04 tháng 07 năm 2005, bộ trưởng bộ công nghiệp đã ký quyết định số 2203/ QĐ-TCCB sửa đổi khoản 4 điều 1 quyết định số 1738/ QĐ-TCCB ngày 13 tháng

05 năm 2005 về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty nguyên liệu thuốc lá bắc thành công ty cổ phần ngân sơn chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp là tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, nâng cao tính ổn định và an toàn trong sản xuất kinh doanh tạo uy tín của công ty đối với khách hàng trong và ngoài nước dựa trên nền tảng sản xuất kinh doanh đa nghành nghề, trong đó nghành nghề chính là sản xuất kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, áp dụng chính sách chất lượng nhằm cải tiến chất lượng làm thỏa mãn nhu cầu phù hợp với pháp luật nhà nước việt nam

Trang 4

Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số

0103009019 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố hà nội cấp lần đầu ngày 31 tháng 08 năm 2005, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 08 tháng 09 năm 2006 với số vốn điều lệ là: 27 900 000 000 đồng, đăng ký thay đổi lần 2 vào ngày 04 tháng 06 năm 2007 với

số vốn điều lệ là: 30 331 330 000 đồng, đăng ký thay đổi lần thứ 3 vào ngày 21 tháng

05 năm 2008 với số vốn điều lệ là: 39 131 330 000 đồng

Ngày 15 tháng 12 năm 2006 cổ phiếu của công ty chính thức được đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán hà nội theo quyết định số 82/QĐ-SGDCKHN

Ngày 15 tháng 12 năm 2008 chủ tịch nước đã ký quyết định số 1815/ QĐ-CTN

về việc tặng huân chương lao động hạng 3 công nhận những đóng góp và thành tích của công ty cổ phần ngân sơn đã đạt được

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đến nay công ty có hệ thống các chi nhánh quản lý đầu tư, gieo trồng và thu mua nguyên liệu ở hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc việt nam

1.2 Vị trí, quy mô sản xuất của công ty:

Công ty cổ phần ngân sơn có kết cấu sản xuất kinh doanh là sự kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp tận dụng tối đa được nguồn lao động chính những ưu thế này mà công ty đã tự khẳng định được mình và đã đạt được một số thành tựu đáng kể tuy thành tựu đạt được là khiêm tốn nhưng nú sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài của công ty ta nhận thấy kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm đều tăng trong hai năm 2007 và năm 2008 doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN vì hưởng chính sách miễn (giảm) thuế đối với công ty mới cổ phần theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3 Chức năng, nhiệm vụ

Công ty cổ phần ngân sơn là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty thuốc lá Việt Nam (vinataba) với các chức năng chủ yếu là:

 Trồng trọt thu mua sơ chế tách cọng, tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá và các sản phẩm nông nghiệp;

 Chế biến sợi thuốc lá;

 Kinh doanh thuốc lá bao, nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho ngành thuốc lá; Xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, thuỷ, hải sản và hàng tiêu dùng;

Trang 5

 Sản xuất mua bán vật tư nông nghiệp ( Không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu làm thuốc) và các sản phẩm nhựa

 Kinh doanh kho bãi, kinh doanh dịch vụ kho vận kho ngoại quan;

 Kinh doanh các hoạt động dịch vụ: ăn uống, nhà hàng Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các hoạt động phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);

 Sản xuất, mua bán rượu, bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar);

 Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng và tuyến cố định;

 Gia công, chế tạo mua bán sản phẩm cơ khí; mua bán thiết bị máy phụ tùng; Ươm, nuôi trồng, mua bán hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát, cây công nghiệp, cây giống, dịch vụ bảo vệ thực vật;

 Chăn nuôi, mua bán, xuất khẩu vật nuôi lâm sản (trừ loại lâm sản nhà nước cấm)

1.4 Cơ cấu tổ chức

Trang 6

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần Ngân Sơn

1.5 Công tác thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn

Công ty cổ phần Ngân Sơn rất chú trọng đến công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy năng suất lao động, giúp nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao Mỗi năm, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ngân Sơn đều ban hành quyết định về quy chế thi đua khen thưởng của Công ty Cổ phần Ngân Sơn Và quy chế này được hoàn thiện dần dần theo tâm tư, nguyện vọng, đề đạt ý kiến của từng nhân viên và ban quản lý công ty

2 Thực trạng công tác thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn

2.1 Tổng quan chung về công tác thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn

Công tác thi đua, khen thưởng của Công ty Cổ phần Ngân Sơn, bao gồm: nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; các hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền, quyết định trao tặng; thủ tục, hồ

sơ đề nghị khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng, quỹ

thi đua khen thưởng và xử lý các vi phạm về thi đua, khen thưởng

2.1.1 Công tác thi đua

a) Nguyên tắc thi đua

Thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai; đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển Việc xét tặng các danh hiệu thi đua căn cứ vào phong trào thi đua, mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua

b) Các hình thức thi đua

Thi đua thường xuyên: là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ

được giao của từng cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt nhất công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Công ty

Thi đua theo đợt: là hình thức nhằm giải quyết tốt những nhiệm vụ trọng tâm,

đột xuất trong thời gian nhất định hoặc giải quyết những công việc khó khăn trước mắt nhất như: thi đua trong công tác sơ chế nguyên liệu, công tác thu mua nguyên liệu Trong đó, cần xác định rõ nội dung, mục đích, thời điểm bắt đầu

Trang 7

và thời điểm kết thúc Cá nhân, tập thể nào hoàn thành sớm mục tiêu thi đua thì được biểu dương, khen thưởng

c) Nội dung phong trào thi đua

 Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu

và nội dung thi đua cụ thể Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đúng thực tiễn và có tính khả thi

 Căn cứ vào tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp, coi trọng việc tuyên truyềncủa đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của các cá nhân

 Có kế hoạch triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo để rút kinh nghiệm và phổ biến các kinh nghiệm tốt tới các đối tượng tham gia thi đua

 Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua: đối với đợt thi đua dài ngày (thời gian từ 1 năm trở lên) Hội đồng thi đua khen thưởng phải tổ chức sơ kết công tác thi đua để rút kinh nghiệm; Kết thúc các đợt thi đua ngắn ngày (thời hạn dưới 1 năm) hoặc từng đợt phải tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả; Lựa chọn công khai những cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua để khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng

d) Các danh hiệu thi đua

Danh hiệu thi đua được xét tặng hàng năm, mỗi năm một lần đối với các danh hiệu sau:

 Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân: Lao động tiên tiến; Chiến sỹ thi đua cấp

cơ sở (cấp Tổng công ty); Chiến sỹ thi đua cấp Bộ (Bộ công thương); Chiến sỹ thi đua toàn quốc

 Các danh hiệu thi đua đối với tập thể: Tập thể lao động tiên tiến; Tập thể lao động xuất sắc; Cờ thi đua của Bộ Công thương; Cờ thi đua của Chính phủ 2.1.2 Công tác khen thưởng

a) Nguyên tắc khen thưởng

1 Thực hiện khen thưởng trên nguyên tắc: chính xác, công khai, công bằng, kịp thời Khen thưởng đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn

Trang 8

thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; khen thưởng cho các tập thể nhỏ và cá nhân là chính

2 Mỗi năm Công ty khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng một lần đối với cá nhân, tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm (trừ khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề và khen thưởng theo niên hạn)

b) Các trường hợp khen thưởng

1 Khen thưởng thường xuyên: Kết thúc một năm công tác, cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc trong năm được Công ty, đơn vị lựa chọn, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng

2 Khen thưởng đột xuất: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất; có các sáng kiến, cải tiến, đề xuất mang lại hiệu quả thiết thức; có tác dụng nêu gương trong phạm vi đơn vị, hay toàn Công ty sẽ được Giám đốc khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng ngay sau khi lập được thành tích

3 Khen thưởng chuyên đề: khi kết thúc một chương trình hoặc một chuyên đề công tác, cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc sẽ được xét khen thưởng

4 Khen thưởng theo niên hạn (chỉ áp dụng đối với tập thể): các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và 5 năm liền được Bằng khen của Bộ công thương (hoặc chỉ tiêu khác)

c) Các hình thức khen thưởng

1 Huân chương

a) Huân chương sao vàng;

b) Huân chương Hồ Chí Minh;

c) Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

d) Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

2 Anh hùng Lao động

3 Bằng khen, Giấy khen

a) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

Trang 9

b) Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

c) Giấy khen của cấp Tổng công ty;

4 Kỷ niệm chương, Huy hiệu

d) Tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương, Anh hùng Lao động; Kỷ niệm chương, Huy hiệu

Thực hiện theo các quy định tại Chương III, Luật số 15/2003/QH11 về thi đua khen thưởng; Chương III, Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng và văn bản hướng dẫn của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

e) Tiến trình trình khen thưởng

1 Trưởng các phòng nghiệp vụ, Giám đốc các chi nhánh, xí nghiệp có trách nhiệm trình Hội đồng thi đua khen thưởng đề nghị khen thưởng cho cá nhân, tập thể thuộc phạm vi mình quản lý

2 Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua thì cấp đó lựa chọn cá nhân, tập thể xuất sắc đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng

Thư ký Hội đồng thi đua có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng của các đơn vị trong Công ty

f) Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng

 Cá nhân, tập thể được khen thưởng, tùy từng hình thức khen thưởng, được tặng hiện vật khen thưởng và được tặng một khoản thưởng theo quy định lại Điều 30 quy chế này

 Cá nhân được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng

 Tập thể được tặng các hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày, được

sử dụng biểu tượng của các hình thức khen thưởng đó trên các văn bản, tài liệu chính thức của tập thể

 Cá nhân, tập thể được khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản các hiện vật được khen thưởng, không được cho người khác mượn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

2.2 Đánh giá công tác thi đua khen thưởng tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn

Trang 10

 Ưu điểm:

+ Khen thưởng đúng người, đúng nội dung, phù hợp với luật nhà nước đưa ra + Nếu có sai sót vẫn có thể kiến nghị công ty sửa chữa

+ Nhiều nội dung khen thưởng hay

 Nhược điểm:

+ Các mức quy định về thi đua chưa đạt kết quả cao

+ Chưa thống kê được số lượng thành viên tham gia thi đua

+ Mức thưởng chưa được công bố chính xác

3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn.

3.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định về thi đua

 Cần nâng cao mức các quy định thi đua để đạt kết quả cao hơn

 Cần cho các thành viên và tổ chức tự đánh giá bản thân trước khi đưa ra chấm điểm thi đua

 Cần kiểm tra và theo dõi kỹ các thành viên có đăng ký thi đua để tránh gian lận

 Cần có các giải pháp để tất cả các thành viên tham gia vào công tác thi đua khen thưởng

 Cần có tiêu chuẩn thi đua đối với cá nhân, tập thể, cá nhân có thành tích hàng tháng

1 Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho các cá nhân đạt các tiêu chuẩn

sau:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

- Chấp hành tốt các quy chế, quy định của Công ty và pháp luật của nhà nước;

có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;

- Tích cực học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;

2 Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét tặng cho các cá nhân đạt các tiêu

chuẩn sau:

- Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

- Là cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong số cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến;

Ngày đăng: 08/11/2019, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w