LỜI MỞ ĐẦU Thanh tra lao động là một trong những khâu quan trọng trong quản lý Nhà nước về lao động ở nước ta nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng.Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất kinh doanh thì Thanh tra lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa những vi phạm pháp luật về lao động.Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm gần đây ngày càng tăng, chúng đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển chung của thành phố. Bên cạnh việc thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, thành phố cũng phải đối mặt với việc quản lý, giám sát tình hình thực hiện những quy định pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp này. Công tác thanh tra lao động cũng như thanh tra về an toan, vệ sinh lao động hiện nay còn thiếu và yếu cả về chất lượng và số lượng.Đặc biệt, số cuộc thanh tra được tiến hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít, chưa phát hiện và xử lý hết các trường hợp còn vi phạm, gây ra tổn thất về người và tài sản cho cả nhân, gia đình và xã hội. Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của công tác thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp hiện nay nên em đã chọn đề tài: “Công tác thanh tra về thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội.” để có thể tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1.1 Một số khái niệm cơ bản 1
1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra lao động 1
1.2.1 Vị trí, chức năng của Thanh tra lao động 1
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra lao động 1
1.3 Mục đích của Thanh tra lao động 1
1.4 Nguyên tắc của Thanh tra lao động 2
1.5 Cơ cấu tổ chức của Thanh tra lao động 2
1.6 Hình thức Thanh tra lao động 2
1.7 Phương thức hoạt động 2
1.8 Nội dung Thanh tra lao động 3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4
2.1 Giới thiệu sơ lược về thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp FDI 4
2.2 Phân tích thực trạng công tác thanh tra về thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội 5
2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra: 5
2.2.2 Lực lượng Thanh tra Lao động Thành phố Hà Nội 6
2.2.3 Hình thức Thanh tra lao động 7
2.2.4 Phương thức thanh tra 7
2.2.5 Nội dung Thanh tra lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội 8
2.2.6 Kết quả thanh tra 8
2.3 Đánh giá chung 9
2.3.1 Kết quả đạt được: 9
2.3.2 Hạn chế: 9
2.3.3 Nguyên nhân 10 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNGTHANH TRA VÈ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN VỆ
Trang 2SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 11
3.1 Sự cần thiết 11
3.1.1 Xuất phát từ yêu cầu của quan hệ lao động trong bối cảnh hiện nay 11 3.1.2 Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước về lao động 11
3.1.3 Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động 11
3.2Một số giải pháp 11
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về thanh tra 11
3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động 12
3.2.3 Các giải pháp khác 13
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thanh tra lao động là một trong những khâu quan trọng trong quản lý Nhà nước về lao động ở nước ta nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng.Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất kinh doanh thì Thanh tra lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa những vi phạm pháp luật về lao động.Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm gần đây ngày càng tăng, chúng đóng một vai trò nhất định trong
sự phát triển chung của thành phố Bên cạnh việc thu hút được nhiều vốn đầu tư
từ nước ngoài, thành phố cũng phải đối mặt với việc quản lý, giám sát tình hình thực hiện những quy định pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp này Công tác thanh tra lao động cũng như thanh tra về an toan, vệ sinh lao động hiện nay còn thiếu và yếu cả về chất lượng và số lượng.Đặc biệt, số cuộc thanh tra được tiến hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít, chưa phát hiện và xử lý hết các trường hợp còn vi phạm, gây ra tổn thất về người và tài sản cho cả nhân, gia đình và xã hội Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của công tác thanh tra về an toàn,
vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp hiện nay nên em đã chọn đề tài: “Công tác thanh tra về thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội.” để có thể tìm hiểu rõ hơn về
vấn đề này
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Thanh tra, kiểm soát (thanh tra) là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác
- Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Thanh tra 2010: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm: Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
- Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về lao động, quy định chuyên môn – kĩ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực lao động
1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra lao động.
1.2.1 Vị trí, chức năng của Thanh tra lao động
Theo Điều 238 Bộ Luật lao động 2012:
- Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động
- Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành về lao động.”
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra lao động
Theo Điều 237, Bộ Luật lao động 2012:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;
- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
-Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
-Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các
vi phạm pháp luật về lao động.”
1.3 Mục đích của Thanh tra lao động
Theo Điều 2, Chương 1 Luật Thanh tra 2010
Trang 5Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1.4 Nguyên tắc của Thanh tra lao động
Theo Điều 4, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013:
- Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời
- Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập
1.5 Cơ cấu tổ chức của Thanh tra lao động
Theo Điều 5, Luật thanh tra 2010:
Các cơ quan thanh tra nhà nước:
+ Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
+ Tổng cục Dạy nghề;
+ Cục Quản lý Lao động ngoài nước
1.6 Hình thức Thanh tra lao động
Theo Điều 37, Luật Thanh tra 2010:
-Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất
+ Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt
+ Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
+Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao
1.7 Phương thức hoạt động
- Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ
trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về
Trang 6việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng
- Quyết định số: 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động
1.8 Nội dung Thanh tra lao động
Theo Điều 20, Nghị định sô 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013:
-Thanh tra hành chính:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
+Hoạt động thanh tra hành chính phải tuân theo các quy định của pháp luật
về thanh tra hành chính và các quy định của pháp luật có liên quan
-Thanh tra chuyên ngành:
+Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động, thời giờ làm việc- nghỉ ngơi,…
+Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp
+Việc thực hiện các quy định pháp luật về đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề; chính sách, chế độ dạy nghề và học nghề
+Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng
+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình trợ giúp xã hội thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
+Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
+Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân
bị mua bán; tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục -Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện;
+Các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
Trang 7CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu sơ lược về thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp FDI
- Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có trên 4000 doanh nghiệp FDI -Báo cáo thống kê cho thấy, 9 tháng đầu năm 2017, kinh tế Hà Nội tăng trưởng 8,1%, thu ngân sách đạt hơn 146 nghìn tỷ đồng tăng 16,2% so với cùng
kỳ, chi ngân sách đạt 41,7 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán
- Cũng trong 9 tháng đầu năm 2017, Hà Nội thu hút 398 dự án FDI với số vốn đăng ký 2,16 tỷ USD Đồng thời, có 22 dự án đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư khoảng 60 nghìn tỷ đồng Thành phố cũng chấp thuận chủ trương đầu tư cho 125 dự án ngoài ngân sách với tổng mức đầu tư khoảng 84 nghìn tỷ đồng
- Có 18.685 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 10% so với cùng kỳ), tổng
số vốn đăng ký 144 nghìn tỷ đồng Lũy kế đến nay trên địa bàn thành phố có 225,7 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động
- Tổng lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 3,54 triệu lượt, tăng 23,5% so với cùng kỳ Hà Nội quyết hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 8,5%
Đóng góp cửa các doanh nghiệp FDI vào nền kinh tế thành phố Hà Nội:
- Về vốn đầu tư thực hiện: Tính đến tháng 5/2017, Thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 55 doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực CNTT nằm ngoài khu CNTT tập trung Trong đó, có 17 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng số vốn 2.081.975 USD
- Kim ngạch xuất khẩu của khối FDI: Tính chung 8 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,8%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 7,624 tỷ USD, tăng 8,5% Kim ngạch nhập khẩu đạt 19.263 triệu USD, tăng 21,8% Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 1,34% so tháng trước, tăng 3,49% so tháng 8/2016, tăng 0,54% so thời điểm cuối năm 2016
- Số thuế nộp ngân sách: Khu vực FDI trên địa bàn nộp ngân sách thông qua các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, tài nguyên và giá trị gia tăng đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng thu ngân sách TP và tăng 8,3% so với năm 2016; chiếm 21% tổng gia trị nhập khẩu và tăng 83,5% so với năm 2016
- Số lượng lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp FDI: Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng, năm 2015, khu vực FDI đã thu hút trên 2,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó lao động trực tiếp làm việc trong khu vực công nghiệp chiếm gần 80%, năm 2016 là 2,3 triệu lao động Ngoài ra,
Trang 8FDI còn tạo việc làm cho khoảng 2,5 triệu lao động gián tiếp Khu vực FDI được xem là tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, nâng cao trình độ của công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý Một bộ phận trong đó
đã có năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài
-Những vi phạm an toàn, vệ sinh lao động các doanh nghiệp FDI mắc phải: + Dự án Hải Đăng City (HD Mon City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) do doanh nghiệp Hoà Bình làm tổng thầu xây dựng đã bộc lộ một số tồn tại như vấn đề không khai báo một số thiết bị chịu cường lực với Sở LĐTB&XH
và thiếu biển cảnh báo, biển chỉ dẫn tại công trình; vi phạm an toàn điện; không
có lối đi dành riêng cho công nhân trong công trường; công tác đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ đối với công nhân còn buông lỏng, trong đó sử dụng số lượng lớn nguồn lao động thời vụ ngắn hạn
+ Tại nhiều công trình, công tác thiết kế, lắp đặt và sử dụng giàn giáo không đảm bảo an toàn như giàn giáo không được tính toán, thiết kế theo quy định, vật liệu chế tạo giàn giáo không đúng quy cách, việc lắp đặt giàn giáo chủ yếu theo kinh nghiệm, không kiểm tra chặt chẽ, việc chất tải trên giàn giáo không đúng theo quy trình hoặc vượt tải trọng cho phép
2.2 Phân tích thực trạng công tác thanh tra về thực hiện pháp luật an toàn,
vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra:
-Cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra tại Việt Nam là Thanh tra Bộ Lao động thương binh và xã hội
-Cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra tại Thành phố hà Nội là thanh tra
sở Lao động thương bình và xã hội
-Cơ chế chính sách bao gồm:
+ Bộ luật lao động 2012
+ Luật thanh tra 2010
+ Quyết định số: 35/2016/QĐ-UBND ban hành ngày 08 tháng 09 năm
2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở lao động thương binh và xã hội thành phố Hà Nội
+ Nghị định số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Lao động thương binh và xã hội
+ Nghị định số: 614/NĐ-LĐTBXH ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội
+ Nghị định số: 95/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ, quy định xử phạt trong lĩnh vực hành chính, lĩnh vực lao động, bảo
Trang 9hiểm xã hội và đưa người Việt Nam ra làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng lao động
+ Thông tư số: 02/2010/TT-TTCP ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ, quy định quy trình tiến hành một cuộc Thanh tra
+ Quyết định sô: 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 2 năm
2016 về việc ban hành quy chế hoạt động Thanh tra Nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng
+ Quyết định số: 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 2 năm
2006 về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động
+ Và một số văn bản khác có liên quan
2.2.2 Lực lượng Thanh tra Lao động Thành phố Hà Nội.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Thanh tra Hà Nội
- Thanh tra Sở - Ngành bao gồm: 21 đơn vị
- Thanh tra quận- huyện bao gồm: 30 đơn vị
- Chất lượng: Hằng năm, số cuộc Thanh tra diễn ra còn ít, chủ yếu vẫn mang tính hình thức nên chất lượng chưa cao Lực lượng thanh tra viên về an toàn, vệ sinh lao động chưa nhiều và có trình độ chuyên môn thấp Vì thế, việc tiến hành Thanh tra vệ sinh an toàn lao động trong các doanh nghiệp FDI trên đại bàn thành phố Hà Nội diễn ra không được thường xuyên Người lao động không được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động, điều kiện làm việc,…dẫn đến xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn
- UBND thành phố Hà Nội cần có các chính sách đào tạo các cán bộ
Chánh Thanh tra Nguyễn
An Huy
Phòng
Thanh tra
phòng
chống tham
nhũng
Phó Chánh thanh
tra
Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1
Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 2
Phó Chánh Thanh tra
Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 2
Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 2
Phó Chánh Thanh tra
Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 3
Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4
Phó Chánh Thanh tra
Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 5
Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 6
Văn phòng thanh tra Thành phố
Trang 10Thanh tra viên để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như bổ sung nguồn lực thanh tra viên để việc thanh tra diễn ra được thường xuyên Từ đó, đảm bảo được sức khỏe, an toàn tính mạng cho người lao động
2.2.3 Hình thức Thanh tra lao động
- Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Thanh tra theo ba hình thức: Thanh tra kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất
- Những mặt đạt được: Các Thanh tra viên trong quá trình thanh tra đã sử dụng đúng những quyền hạn mà Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn quy định Việc sử dụng các quyền hạn được đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm, phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra đặt ra, không có tình trạng lộng quyền, lạm quyền trong quá trình thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra
+ Thanh tra đột xuất: Các Thanh tra viên sẽ phát hiện được các sai phạm
mà doanh nghiệp đang mắc phải, từ đó sẽ đưa ra các hình thức xử lý kịp thời
- Bất cập:
+ Đối với Thanh tra kế hoạch: nhiều doanh nghiệp biết bị thanh tra đã chủ động che dấu những sai phạm, sửa chữa khiến cho Thanh tra viên không phát hiện ra sai phạm mà doanh nghiệp mắc phải
-Hiện nay, hoạt động thanh tra không được diễn ra thường xuyên hoặc thời hạn các cuộc thanh tra thường kéo dài, vi phạm thời gian theo quy định của pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước.Nhiều cuộc thanh tra diễn ra chỉ mang tính hình thức chưa thực sự có hiệu quả
2.2.4 Phương thức thanh tra
- Việc phối hợp giữa Thanh tra viên và Thanh tra Sở lao động thương binh
và xã hội thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế, việc Thanh tra chưa thực sự đạt hiệu quả cao
- Thanh tra phụ trách vùng do Phó chánh thanh tra Sở phụ trách làm Trưởng đoàn
- Phiếu tự kiểm tra là công cụ giúp các doanh nghiệp tổ chức tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, an toàn - vệ sinh lao động
* Ưu điểm:
+ Thực hiện nhanh, đỡ tốn thời gian và chi phí
+ Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật, loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và chủ động phòng ngừa sự cố, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để bảo vệ tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng