1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập hoàn chỉnh công ty TNHH TM siêu thị coopmart đà nẵng

34 602 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 374 KB

Nội dung

Quá trình hình thành, phát triển của Saigon Co.op và hệ thống siêu thị Co.opmart: Ngày 20/6/1976 UBND tỉnh Gia Định ra quyết định thành lập Ban Vận động HợpTác Xã Tiêu Thụ và Hợp Tác Xã

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S Bùi Trung Hiệp

SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nguyễn Thị Yên

Lớp : 35k02.2

ĐTDD : 0166.863.9407Email : nguyenthiyen35k2.2@gmail.com

ĐƠN VỊ THỰC TẬP: Công ty TNHH TM Siêu Thị Co.opMart Đà Nẵng.

Trụ sở : 478 Điện Biên Phủ, Q, Thanh Khê, TP Đà Nẵng Điện thoại : (0511) 386.1888

Trang 2

Thời gian thực tập: 31/12/2012 – 28/04/2013.

LỜI CẢM ƠN

Ba má! Con cảm ơn ba má rất nhiều vì đã cho con cơ hội được sống trên thế giớinày với tình yêu thương vô bờ bến, cho con từng miếng cơm manh áo, từng bài học làmngười để con bước vào đời Con biết mình không bao giờ có thể đền đáp được tất cảcông ơn này nhưng con nguyện sẽ cố gắng nỗ lực hết mình, vì con biết ba má đã dànhcho con những gì tốt đẹp nhất

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, đặcbiệt là quý thầy cô ở khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình chỉ dạy em trong những nămhọc vừa qua

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến thầy Bùi Trung HIệp đã đóng góp

ý kiến, hướng dẫn giúp em hoàn thành kì thực tập

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty TNHH TMDV Co.opmart ĐàNẵng, đặc biệt là các anh chị trong tổ Marketing đã tạo mọi điều kiện cho em trong suốtquá trình thực tập

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

A: SƠ LƯỢC CÔNG TY THỰC TẬP

I Tổng quan về Liên Hiệp HTX TM TP.Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)

Tên công ty: Liên hiệp HTX Thương mại Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Trụ sở chính tại 199_205 Nguyễn Thái Học, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-8) 38.360.143_ Fax: (84-8) 38.370.560

Website: www.saigonco-op.com.vn – www.co-opmart.com.vn

1 Quá trình hình thành, phát triển của Saigon Co.op và hệ thống siêu thị

Co.opmart:

Ngày 20/6/1976 UBND tỉnh Gia Định ra quyết định thành lập Ban Vận động HợpTác Xã Tiêu Thụ và Hợp Tác Xã Mua Bán Thành Phố nhằm mục đích tổ chức việc phânphối hàng hóa đến tay người lao động, hạn chế hoạt động đầu tư, nâng giá trong tìnhhình hàng hóa khan hiếm khi sản xuất chưa được khôi phục Đến ngày 13/4/1978 đổi tênmới là Ban Quản Lý Hợp Tác Xã Tiêu Thụ và Mua Bán Thành Phố Hồ Chí Minh Theoquyết định số 258/QĐ-UB ngày 12/05/1989 của Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM thông báochấm dứt hoạt động của Ban Quản lý HTX mua bán đổi tên thành Liên Hiệp HTX MuaBán Quận, Huyện

Vào lúc mô hình HTX kiểu cũ gặp rất nhiều khó khăn trong nền kinh tế thịtrường, UBND TP HCM chủ trương chuyển đổi Ban Quản Lý HTX Mua Bán thànhLiên Hiệp HTX Saigon Co.op Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắcxác lập sở hữu tập thể, hoạt động tự chủ và tự chịu trách nhiệm, khởi đầu bằng liên

Trang 4

doanh, liên kết với các công ty nước ngoài để tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triểncủa mình Tháng 12/1998 Liên Hiệp HTX Mua Bán Thành Phố đại hội chuyển đổi theoluật HTX Liên Hiệp HTX Mua Bán Thành Phố đổi tên thành Liên Hiệp HTX ThươngMại và quyết định số 1344A/ QĐ- UB-KT ngày 05/03/1999 của Ủy Ban Nhân DânThành Phố phê duyệt điều lệ tổ chức hoạt động của Liên Hiệp HTX Thương mại ThànhPhố (tên giao dịch đối ngoại là Saigon Union of Trading Cooparatives gọi tắt làSaigonCo.op)

Chính thời điểm phong trào HTX đi xuống, cơ chế đổi mới đã tạo cơ hội, tạo điềukiện cho Saigon Co.op trụ vững và phát triển Sau khi phong trào HTX trong nước sụp

đổ, rồi HTX các nước Đông Âu - nơi mẫu mực để học hỏi cũng tan rã, mọi người rấthoang mang Đúng lúc đó, một số vị đại diện của Liên minh HTX Quốc tế đến ViệtNam Họ cho thấy ở Nhật Bản, Mỹ, các nước Tây Âu, mô hình kinh tế HTX rất thànhcông Những chuyến đi thực tế đã khiến mọi người thay đổi và quyết tâm xây dựng HTXtheo mô hình các nước phát triển Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻtheo đúng chức năng, lãnh đạo Saigon Co.op đã nghiên cứu kinh nghiệm của hệ thốngsiêu thị KF (Thụy Điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co.op (Nhật) để tạo ra hệ thốngsiêu thị mang nét đặc trưng của HTX tại Việt Nam Ngày 9/2/1996, Saigon Co.op đã cho

ra đời Co.opmart Cống Quỳnh là “siêu thị HTX” đầu tiên Chữ “Co.opmart” có nghĩa là

“Siêu thị Hợp tác xã”, được rút ngắn từ từ Co.operative ( hợp tác xã) với từ Supermarket( siêu thị) Ý muốn nói đây là một siêu thị theo mô hình Hợp tác xã thuộc Liên hiệpHTX Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh Sự ra đời này đã xóa đi tâm lý của người

tiêu dùng và nhân viên rằng: “ HTX là xập xệ, trì trệ, nhỏ lẻ” giúp Saigon Co.op tự tin

khẳng định khả năng thành công trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại Năm 1997, hệ thốngCo.opmart triển khai chương trình “ Khách hàng thân thiết_ thành viên” tạo sự gắn bó,xây dựng lòng trung thành và chia sẻ 1 phần lợi nhuận cho khách hàng theo đúng tinhthần HTX Co.opmart là 1 nhà bán lẻ tâm huyết với hàng nội địa, phối hợp báo Sài Gòntiếp thị thực hiện chương trình “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” lần thứ nhất năm 1997

Từ năm 2009, chương trình được tổ chức thành tháng khuyến mãi lớn nhất năm “Tự hàohàng Việt”

Siêu thị Co.opmart đầu tiên- siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh đã được xây dựngtheo mô hình kiểu mới vào năm 1996 Tuy nhiên, Liên Hiệp vẫn mới chỉ là thử nghiệm

Trang 5

Diện tích chỗ đó khoảng 800m2, nhưng hơn một nửa làm siêu thị, phần còn lại kinhdoanh thứ khác chứ không dám làm lớn Tuy nhiên vào thời điểm đó, ông Lindhé -

Giám đốc Trung tâm Dự án của Liên đoàn HTX Thụy Điển đã khuyên: “Saigon Co.op

phải xác định mũi nhọn của mình, chọn siêu thị là đúng nhưng muốn lớn mạnh phải phát triển nó thành chuỗi, phải làm cho thương hiệu Co.opMart đứng nhất, đứng nhì, chí ít thì cũng đứng thứ ba trong nước, còn không thì đừng làm” Qua tư vấn của ông,

năm 1998, Saigon Co.op đã tái cấu trúc lại, tập trung vốn, nhân lực, đẩy mạnh đầu tư,phát triển thêm nhiều siêu thị và vẫn giữ vững định hướng này cho đến ngày hôm nay

Từ năm 1999, Co.opmart phát triển công tác mua hàng tập trung, từng bước thực hiệnchuyên nghiệp hóa với mục tiêu khai thác các sản phẩm tốt, đat chất lượng, giá cả hợp

lý Đến năm 2011, đơn vị lần đầu tiên đặt quan hệ với các HTX, tổ sản xuất đưa rau antoàn vào phục vụ người tiêu dùng

Năm 2003, “Chiến lược nhãn hàng riêng Co.opmart” được xây dựng và phát triển

với chiến lược lâu dài và những chính sách cụ thể Đồng thời, “Concept

một quy trình tổ chức, quản lý, kinh doanh siêu thị có bài bản để quản lý cả chuỗi chính

là nền tảng cho viêc tổ chức quản lý và kinh doanh chuỗi siêu thị một cách bài bản,thống nhất trong toàn hệ thống được xây dựng và triển khai Năm 2007, Saigon Co.optiến hành tái cấu trúc nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh.Gần đây, công ty CP đầu tư và phát triển Saigon Co.op (SCID) ra đời là cơ sở để hệthống siêu thị Co.opmart có thêm điều kiện thuận lợi tiếp tục phát triển ổn định

Với phương châm hoạt động là hàng hóa phong phú, chất lượng, giá cả phảichăng, phục vụ ân cần và quan trọng nhất là làm hài lòng mọi khách hàng, Saigon Co.op

đã chuẩn hóa đội ngũ bán hàng, hoàn thiện cơ sở vật chất, sắp xếp lại gian hàng, pháttriển các chương trình marketing,…

Đặc biệt, ngày 27/06/2012), hệ thống siêu thị Co.opmart đã công bố bộ nhận diện

thương hiệu với mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ và xứng đáng với sự tin cậy

của người tiêu dùng cả nước 56 siêu thị Coo.opmart trên toàn quốc đồng loạt thực hiện

lễ công bố tại siêu thị Co.opmart hiện là hệ thống siêu thị bán lẻ dẫn đầu tại Việt Nam

và tiên phong cho hình ảnh siêu thị thuần Việt của mọi gia đình với nhiều đóng góp thiếtthực cho khách hàng và cộng đồng

Trang 6

2 Thành tích tiêu biểu

 Giải thưởng trong nước:

1 Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc nhất Bộ Công thương 2007 - 2011

2 Thương hiệu dịch vụ được hài lòng nhất Báo Sài Gòn Tiếp Thị 2007 - 2011

4 Huân chương Độc lập hạng 3 Giải thưởng Nhà nước 2009

5 Anh hùng lao động thời kì đổi mới Giải thưởng Nhà nước 2000

6 Thương hiệu Việt được yêu thích nhất Báo SGGP 2007-2012

 Giải thưởng nước ngoài

1 Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á

- Thái Bình Dương Tạp chí Retail Asia 2004 - 2012

2 Giải Vàng nhà bán lẻ hàng đầu Việt

Nam

Tạp chí Retail Asia 2004 - 2010

3 Giải Vàng thượng đỉnh chất lượng

quốc tế 2008 Tổ chức sáng tạo thương mại quốc tế (BID) trao

tặng tại New York

2008

Trang 7

4 Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt

Nam 2007

Chương trình hỗ trợ phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)

2007

5 Giải thưởng chất lượng châu Âu -

Arch of Europe Award

2007

3 Nguồn lực của Saigon Co.op:

 Nguồn lực vật chất: tính đến tháng 12/2012, Saigon Co.op đã phát triểnmạng lưới 60 siêu thị, 150 cửa hàng tiện lợi Co.opfood thuộc các HTX thành viên

 Nguồn nhân lực: Tổng số cán bộ công nhân viên của Saigon Co.op đã lêngần 12.000 người được đào tạo chuyên nghiệp, luôn tận tâm phục vụ vì khách hàng, cótinh thần trách nhiệm với công việc

 Nguồn danh tiếng: với bề dày lịch sử gần 17 năm, Saigon Co.op đượcngười tiêu dùng bình chọn là Thương hiệu Việt uy tín, chất lượng hàng đầu của ngànhHTX với phương châm: “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ tận tình”

II Sứ mệnh, viễn cảnh:

1 Sứ mệnh:

“Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng mục tiêu Luôn đem lại cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng thêm Góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển ngành bán lẻ Việt Nam.”

2 Viễn cảnh:

“Saigon Co.op phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế dẫn đầu lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, tập trung phát triển bền vững chuỗi Co.opmart và hướng đến phát triển nhiều loại hình bán lẻ khác theo yêu cầu thị trường.”

3 Giá trị cốt lõi:

“Luôn thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo Saigon Co.op là Mái nhà thân yêu của CBCNV Mọi hoạt động luôn hướng về cộng đồng xã hội.”

4 Chính sách chất lượng:

- Co.opmart - Bạn của mọi nhà

Hàng hóa phong phú và chất lượng

Trang 8

Phục vụ ân cần

Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng

- Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là

nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn

- Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên Mọi hoạt

động của Saigon Co.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội.”

III Đánh giá chính sách của Co.opmart:

1 Phân tích 4P:

1.1 Sản phẩm:

Trong quá trình hoạt động, Saigon Co.opMart đã hợp tác toàn diện với các nhàcung cấp chiến lược trên tất cả các lĩnh vực như: chia sẻ thông tin, kết nối dữ liệu, liênkết trong các hoạt động marketing, quảng cáo, khuyến mãi,…Để trở thành nơi “Muasắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”, những sản phẩm mà Saigon Co.opmart chọn phục

vụ trong siêu thị là những sản phẩm đạt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm Do đó,Co.opmart luôn lựa chọn những đối tác uy tín, có thương hiệu trên thị trường: trên 85%hàng hóa trong siêu thị là hàng Việt Nam chất lượng cao Co.opmart lựa chọn nhà cungứng qua 4 giai đoạn: khảo sát, lựa chọn, đàm phán và thử nghiệm Ngoài ra, Co.opmart

và các nhà cung ứng còn có những thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng như: nhà cungứng sẽ đảm bảo không tăng giá thị trường đối với những mặt hàng thiết yếu, nhạy cảmvới người tiêu dùng như thực phẩm, rau quả, hải sản, thịt gia súc tươi sống,…khi có biến

Trang 9

động trên thị trường Ngược lại, Co.opmart đảm bảo tăng sản lượng thu mua cho nhàcung cấp Đây là một trong những chính sách chiến lược của Co.opmart.

1.2 Chính sách giá:

Với phương châm “ bạn của mọi nhà”, Co.opmart luôn cố gắng đem đến chongười tiêu dùng những mặt hàng chất lượng với giá rẻ, luôn giữ ổn định chính sách giácủa các mặt hàng Co.opmart bình ổn giá với 5 giải pháp như sau:

 Yêu cầu các nhà cung cấp phân tích đầy đủ thông tin, chứng minh lý dophải tăng giá thành phầm một cách hợp lý

 Tăng lượng hàng dự trữ tại các tổng kho nhằm kéo dãn tốc độ tăng giá

 Cắt giảm các chi phí không hợp lý, kể cả các chương trình khuyến mãi,marketing,…

 Đối với các mặt hàng thiết yếu, Co.opmart chấp nhận giảm lợi nhuận đểđưa ra giá bán thấp hơn nhằm giảm tốc độ tăng giá so với tốc độ tăng giácủa nhà cung cấp và giá trên thị trường

 Tăng cường tốc độ luân chuyển hàng hóa để đảm bảo doanh thu bằng cách

tổ chức các đợt bán hàng giảm giá trên 300 mặt hàng với mức giảm từ10%- 30%

Co.opmart đã có một chính sách dự trữ khá tốt, đặc biệt là các mặt hàng chủ lưc,thiết yếu như bột ngọt, đường, sữa, lương thực, gạo,…đáp ứng kịp thời nhu cầu củangười tiêu dùng trước các biến động trên thị trường Hành động dự trữ hàng củaCo.opmart chủ yếu đều vì người tiêu dùng, đặc biệt là trong các dịp lễ tết Hành động dựtrữ ngoài mục tiêu đề phòng rủi ro, phục vụ nhu cầu đột xuất của khách hàng hay yếu tố

Trang 10

cạnh tranh khách quan, động lực chủ yếu xuất phát từ việc muốn cân bằng cung cầu, đặcbiệt là những mặt hàng có tính thời vụ hay các dịp lễ tết,…Đây là một chiến lược lâu dàicủa Co.opmart Tuy nhiên, ta cần lưu ý: việc dự trữ nhiều cũng khá nguy hiểm Nó dẫnđến tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho chậm, dẫn đến tỉ lệ sinh lợi giảm Ngoài ra, các sảnphẩm như thực phẩm có date khá ngắn, việc quản lý, kiểm kê hàng tồn cần làm thườngxuyên nếu không sẽ dẫn đến tỉ lệ hỏng hóc, đổi trả hàng rất phức tạp và tốn kém

Với chuỗi siêu thị được hình thành, Co.opmart thiết lập trung tâm phân phối gồm

1 tổng kho, 1 kho mát và 1 kho lạnh Với số liệu thống kê hàng hóa ở các kho siêu thịthành viên, tổng kho lên kế hoạch dự trữ hàng và phân phối hàng về các siêu thị thànhviên hợp lý

1.4 Xúc tiến bán hàng:

Dịch vụ chăm sóc khách hàng là một thế mạnh của Co.opmart Trở thành thànhviên của Co.opmart, khách hàng nhận được rất nhiều ưu đãi: thưởng bằng phiếu quà tặng

Trang 11

theo doanh số cộng dồn ( đối với khách hàng thân thiết, tích được 150 điểm khách hàng

sẽ được nhận 1 phiếu chiết khấu thương mại trị giá 30.000 đồng, đối với khách hàng làthành viên hoặc VIP tích đủ 500 điểm sẽ được 1 phiếu chiết khấu 100.000 đồng), thưởng2%-3% trên doanh số mua hàng Đặc biệt, khách hàng thành viên và VIP còn được nhậnquà tặng sinh nhật Hằng năm, Co.opmart đều có cuộc giao lưu gặp gỡ với tất cả kháchhàng thân thiết của mình Mọi hoạt động trên nhằm mục đích gắn kết mối quan hệ lâubền giữa Co.opmart và khách hàng

Ngoài ra, Co.opmart còn rất nhiều dịch vụ dành cho tất cả các khách hàng:

 Giao hàng miễn phí tận nhà với hóa đơn mua hàng từ 200.000 đồng trở lên(trong khu vực nội thành)

 Bán phiếu quà tặng

 Bán hàng qua điện thoại

 Thanh toán bằng thẻ tín dụng

 Gói quà miễn phí

 Phát hành cẩm nang mua sắm hàng tháng để thông báo thông tin khuyếnmãi chi tiết

Tất cả những chương tình khuyến mãi mang lại những lợi ích thiết thực chongười tiêu dùng Chương tình khách hàng thân thiết đã thu hút gần 500.000 khách hàngtrung thành, thường xuyên mua sắm tại Co.opmart trên cả nước Ngoài ra, Co.opmartcòn thường xuyên tổ chức các chuyến bán hàng lưu động phục vụ công nhân các nhàmáy xí nghiệp và đồng bào vùng sâu vùng xa, được người tiêu dùng tin tưởng

Trang 12

B: SIÊU THỊ CO.OPMART ĐÀ NẴNG

Tên công ty : Công ty TNHH TMDV Co.opmart Đà Nẵng

I.Giới thiệu chung về siêu thị Co.opmart Đà Nẵng:

- Ngày 22/01/2010, Siêu thị Co.opmart Đà Nẵng chính thức được khaitương tại 478 Điện Biên Phủ, Q Thanh Khê, TP Đà Nẵng Đây là siêu thị thứ 44 củachuỗi siêu thị Co.opmart và là siêu thị Co.opmart đầu tiên tại Đà Nẵng

- Co.opmart Đà Nẵng có diện tích khoảng 13.000 m² gồm 4 tầng Siêu thịkinh doanh trên 30.000 mặt hàng, trong đó 90% là hàng Việt Nam chất lượng cao

- Đồng hàng cùng Co.opmart Đà Nẵng hiện nay là những thương hiệu nổitiếng đã gắn bó với hệ thống Co.opmart trên toàn quốc như: trung tâm Bowling 388, cửahàng thức ăn nhanh Lotteria, KFC, thời trang Johhenry, Mattana, Blue Exchange,Maxxstyle, vàng bạc PNJ, các showroom mỹ phẩm, đồng hồ, mắt kiếng với nhiềuthương hiệu uy tín,… là điều kiện thuận lợi cho người dân và khách du lịch vui chơi,mua sắm

- 36 quầy tính tiền đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời.Ngoài ra, Co.opmart Đà Nẵng cũng giống như các siêu thị Co.op khác luôn có những

Trang 13

dịch vụ ưu đãi dành cho khách hàng như gói quà miễn phí, đặt hàng qua điện thoại, giaohàng tận nơi,…

2.Sứ mệnh, viễn cảnh của Co.opmart:

Nền tảng thương hiệu:

Gắn kết & sẻ chia với lòng tận tâm phục vụ.

Tầm nhìn:

Với lòng tận tâm phục vụ và khát khao vươn lên, Co.opmart khẳng định Thương

hiệu siêu thị dẫn đầu tại Việt Nam và phát triển ra khu vực, nhằm đem lại lợi ích tốt

nhất cho khách hàng và cộng đồng.

Cam kết:

Co.opmart gắn bó và chăm sóc khách hàng bằng sự tận tâm và thấu

hiểu Chúng tôi luôn nỗ lực cải tiến nhằm mang lại sự hài lòng và những lợi ích thiết

thực cho khách hàng và cộng đồng.

Giá trị văn hóa:

Tận tâm phục vụ: Sự tận tâm của chúng tôi xuất phát từ niềm đam mê phục vụ

và sự thấu hiểu khách hàng sâu sắc

Liên tục cải tiến: Chúng tôi không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của

mình để mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng.

Khát khao vươn lên: Chúng tôi khát khao vươn lên hướng đến sự hoàn hảo

nhằm đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng.

Hướng đến cộng đồng: Chúng tôi luôn hướng đến sự phát triển bền vững gắn

với lợi ích của cộng đồng

3.Ý nghĩa về sự ra đời của Co.opmart Đà Nẵng:

Trang 14

“Sự ra đời của Co.opmart Đà Nẵng sẽ góp phần mở rộng nhu cầu trao đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm từ địa bàn này đến các tỉnh thành trong cả nước, đồng thời góp phần bình ổn giá cả thị trường, mang lại mô hình kinh doanh văn minh, hiện đại, phục

vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và góp phần giải quyết việc làm cho trên 200 lao động địa phương” (phát biểu của ông Nguyễn Ngọc Hòa- Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op

phát biểu trong ngày lễ khánh thành siêu thị Co.opmart Đà Nẵng)

4 Cơ cấu tổ chức:

Trang 15

LÊ THỊ HIỀN

BỘ PHẬN

HỖ TRỢ BÁN

BỘ PHẬN QUẢN TRỊ KTT KIÊM TỔ TRƯỞNG NGUYỄN THỊ THU OANH

ĐÔNG LẠNH

NGUYỄN DUNG

TỔ SẢN PHẨM MỀM

NGUYỄN HOÀNG OANH

TỔ SẢN PHẨM CỨNG

PHAN SẮC LÊ HOA

TỔ HÓA MỸ PHẨM &

SẢN PHẨM

VỆ SINH

NGUYỄN LƯƠNG NAM TRÂN

TỔ THU NGÂN

MAI THỊ XUYẾN

TỔ MARKETING

NGUYỄN NGỌC BẢO

TỔ BẢO VỆ

TRẦN THANH SƠN

KẾ TOÁN BẢO TRÌ

VI TÍNH

GIÁM SÁT KHO TCHC KHU

CHO THUÊ, HỢP TÁC CÁC

TK

&

PK

CÁC NHÂN VIÊN

TK

&

PK CÁC NHÂN VIÊN

TK

&

PK

CÁC NHÂN VIÊN

CÁC NHÂN VIÊN

CÁC NHÂN VIÊN

CÁC NHÂN VIÊN

CÁC NHÂN VIÊN

Ghi chú: TK: Thủ kho, PK: Phụ kho

Trang 16

Nhiệm vụ và chức năng:

- Giám đốc công ty: có chức năng điều phối và giám sát mọi hoạt động trongcông ty, định hướng để công ty phát triển một cách lâu dài thông qua việc đưa ra cácchính sách có lợi cho công ty dưới sự giám sát của ban kiểm soát

- Nhân viên chất lượng: có nhiệm vụ quản lý chất lượng hàng hóa của toànsiêu thị

- Bộ phận thực phẩm/ phi thực phẩm: chịu trách nhiệm thu mua các mặt hàngthực phẩm, phi thực phẩm, trừng bày hàng hóa, đảm bảo chủng loại hàng hóa phù hợp,tham mưu cho các chương trình khuyến mãi, thiết lập mức lợi nhuận cho ngành hàng củamình

- Bộ phận hỗ trợ bán hàng: gồm tổ marketing, thu ngân, bảo vệ:

+ Tổ thu ngân: đảm bảo công tác thu ngân tại siêu thị, hướng dẫn, giải đáp mọi yêucầu, thắc mắc của khách hàng, không để tình trạng ùn két

+ Tổ marketing: hỗ trợ, giải đáp mọi yêu cầu, thắc mắc của khách hàng tại quầydịch vụ khách hàng, ghi nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, gói quà miễn phí, bán phiếuquà tặng, tặng phiếu chiết khấu thương mại cho khách hàng thân thiết, thành viên hoặcVIP, khai thác các chương trình khuyến mãi của hệ thống và tổ chức các chương tìnhkhuyến mãi gắn với sự kiện ở địa phương, trang trí, trưng bày, tổ chức hoạt náo phíatrước siêu thị, quan hệ với báo chí, truyền thông để qua đó xây dựng hình ảnh Co.opmart

+ Tổ bảo vệ: chịu trách nhiệm bảo vệ trật tư, an ninh cho toàn siêu thị, giao hàngtận nhà cho khách khi có yêu cầu, hỗ trợ các tổ trong công tác bán hang

- Tổ kế toán: chịu trách nhiệm kiểm soát hệ thống kế toán và chịu mọi vấn đềlien quan đến công tác tài chính, kế toán của công ty, làm việc với các bộ phận có lienquan để đảm bảo tài sản của công ty, cung cấp thông tin cần thiết cho công ty kiểm toán

để báo cáo kế hoạch cũng như đáp ứng nhu cầu ban giám đốc

- Tổ vi tính: chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin của công ty, đưa racác quyết định IT về phần cứng trong mối quan hệ mật thiết với tất cả các phòng bankhác

- Tổ chức hành chính: ( chị Quyên) chịu trách nhiệm lo các công việc, thủ tụchành chính, kiêm nhân sự ( đăng tin tuyển dụng, nhận hồ sơ, lọc hồ sơ, mời phỏng vấn,

…)

Trang 17

II Mô tả hoạt động của tổ Marketing:

1 Công việc chung của tổ Marketing:

- Hỗ trợ dịch vụ khách hàng và đứng Cash vào những giờ cao điểm;

- Đánh bảng giá khuyến mãi theo chương trình của hệt hống và từ ngànhhàng đưa lên cũng như các loại bảng khác khi các bộ phận có nhu cầu;

- Triển khai các chương trình khuyến mãi (CTKM) : rút thăm trúng 100%,phát phiếu quà tặng, …

- Bán hàng qua điện thoại;

- Trang trí, trưng bày trong siêu thị, tổ chức hoạt náo khi có dịp;

- Quan hệ với báo chí, truyền thông nhằm xây dựng hình ảnh của Co.opmart

2 Bảng mô tả công việc của các thành viên trong tổ:

a Tổ trưởng: Nguyễn Ngọc Bảo

 Công việc chính:

- Quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mãi (CTKM)

- Quản lý và tổ chức thực hiện các kế hoạch chăm sóc khách hàng, thống kê

- Lập kế hoạch phát và kiểm tra phát tờ rơi, cẩm nang mua sắm

- Lập kế hoạch và kinh phí hoạt động Marketing hàng năm tại siêu thị trìnhgiám đốc kí

- Chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, phản hồi liên quan đến đơn vịtheo phân cấp và báo cáo kịp thời cho BGĐ

- Quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ DVKH ( xuất hóa đơn tài chính,nhận đặt hàng qua điện thoại, gói quà,…)

- Quảng lý công tác trang trí, quảng bá, phát thanh, in ấn, tích liệu, hàng

Ngày đăng: 31/10/2019, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w