Tiểu luận Nang cao chat luong day hocTiểu luận Nang cao chat luong day hocTiểu luận Nang cao chat luong day hocTiểu luận Nang cao chat luong day hocTiểu luận Nang cao chat luong day hocTiểu luận Nang cao chat luong day hocTiểu luận Nang cao chat luong day hocTiểu luận Nang cao chat luong day hocTiểu luận Nang cao chat luong day hocTiểu luận Nang cao chat luong day hocTiểu luận Nang cao chat luong day hocTiểu luận Nang cao chat luong day hoc
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời kì phát triển, mọi nghành, mọi lĩnh vực của đất nước đều đang ngày càng đổi mới để hội nhập với thế giới Theo đó, nghành giáo dục cũng không ngừng đổi mới Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn ngành giáo dục và đào tạo đặt
ra trong giai đoạn hiện nay
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo kiến thức: Học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và sử lí thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lí Chú trọng hình thành các năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác,… dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học Việc đổi mới phương pháp dạy học toán cũng không nằm ngoài quan điểm này, và chúng ta có thể kể đến những xu hướng dạy học mới đã được đề xuất như: dạy học giải quyết vấn đề, lý thuyết kiến tạo và khảo sát toán học Những phương pháp dạy học mới này đều có những mối quan hệ với nhau
Vì vậy chúng ta cần nhận rõ được sự giống nhau và khác nhau của chúng để có thể áp dụng đúng trong từng lớp học, đặc biệt là bộ môn toán
Do đó em chọn đề tài “Mối quan hệ giữa lý thuyết kiến tạo, dạy học giải quyết vấn đề và khảo sát toán học”
Trang 22 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu bản chất của các lý thuyết mới và phương pháp dạy học mới: Lý thuyết kiến tạo, dạy học giải quyết vấn đề và khảo sát toán học
- Tìm mối quan hệ giữa chúng, so sánh sự giống nhau và khác nhau để có thể vận dụng tốt trong dạy học
Trang 3B NỘI DUNG
1 Lý thuyết kiến tao
Lý thuyết kiến tạo còn được gọi là lý thuyết của nhận thức Kiến thức chỉ có thể và luôn là kết quả của hoạt động kiến tạo nên nó không thể thâm nhập được vào người thụ động trong học tập Bởi những kiến thức ấy chỉ hình thành khi người học tích cực, chủ động lấy việc học của mình
Theo lý thuyết kiến tạo thì tri thức được kiến tạo tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không phải được tiếp nhận một cách thụ động từ môi trường bên ngoài chủ thể Trong lớp học kiến tạo, người học sẽ nhận được từ giáo viên những thông tin chưa định hình và những vấn đề chưa được xác định rõ Học sinh phải hoạt động hợp tác cùng tìm ra cách thức để tiến đến đáp án cho vấn đề Giáo viên là người dàn xếp cho quá trình hình thành ý nghĩa Với giáo viên, sứ mệnh là giúp học sinh tìm tòi tri thức, phải tạo dựng cho họ năng lực kiến tạo kiến thức vì họ không chỉ học tập ở trường với quãng thời gian được ấn định phù hợp với độ tuổi Cái cần thiết là phải làm sao để học sinh luôn phải vật lộn với những vấn đề mà quyết định lựa chọn hoặc bắt gặp trong quá trình khám phá tri thức Giúp họ chỉ khi họ cần sự giúp đỡ giống như không thể tự
gỡ bỏ một chướng ngại trên đường đi Giáo viên chỉ nên định hướng việc làm, không
ép họ làm theo ý giáo viên Trong mô hình dạy học theo lý thuyết kiến tạo tâm điểm
sẽ không là giáo viên mà là học sinh, lớp học không còn là nơi thầy “đồ” theo “nhịp thước” Trong mô hình dạy học kiến tạo, tư duy người học sẽ được thúc giục Người học sẽ phải hoạt động liên tục để tiến sát tới cái chưa biết Đương nhiên là rất căng thẳng và mệt mỏi đối với học sinh, người giáo viên phải biết cách để họ “thư giản”, không để điều này trở thành chướng ngại Trong vai “cố vấn” giáo viên bộ môn phải biết dàn xếp, nhắc nhở, động viên, giúp đỡ họ phát triển thông qua việc đánh giá chính xác những hiểu biết và nổ lực của học sinh Trong mô hinhg này, giáo viên và học sinh phải vượt lên trên quan niệm kiến thức là những điều để nhớ, vì “ ý tưởng quan trọng hơn kiến thức”
Trang 4Nhận thức là quá trình điều ứng và tổ chức lại thế giới quan của chính mỗi người Nhận thức không phải là khám phá một thế giới độc lập đang tồn tại bên ngoài
ý thức của chủ thể mà là tự khám phá thế giới nội tâm của chính chủ thể
Trong quá trình học tập, có những kiến thức hoàn toàn mới lạ với học sinh, nhưng cũng có những kiến thức chúng đã biết, đã gặp trong cuộc sống hằng ngày Tuy nhiên những hiện tượng chúng gặp trong cuộc sống chỉ mang tính chất “kinh nghiệm”
mà không rõ cơ sở khoa học Về cơ bản lý thuyết này cho là việc học gắn liền với sự tương tác giữa hai yếu tố những sơ đồ tri thức của người học và những tri thức mới sự tương tác này gắn liền với hai quá trình đồng hóa và điều ứng
Đồng hóa: Nếu gặp một tri thức mới, nhưng tương tự với cái đã biết thì tri thức mới này có thể được kết hợp trực tiếp vào trong một sơ đồ nhận thức đang tồn tại mà nó rất giống với tri thức mới
Điều ứng: Đôi khi một tri thức mới có thể hoàn toàn khác biệt với những
sơ đồ nhận thức đang có Những sơ đồ hiện có được thay đổi để tương hợp với thông tin trái ngược đó ( kiến thức đã có không bao giờ bị xóa đi)
Học là quá trình mang tính xã hội tích cực trong đó học sinh dần tự hòa mình vào các hoạt động trí tuệ của người xung quanh để từ đó hình thành tri thức cho mình
Học sinh có được những tri thức mới do chu trình: Tri thức đã có- Dự đoán- Thử nghiệm- Thất bại- Thích nghi- Tri thức mới Chu trình đó sẽ đưa đến những lý thuyết được xã hội công nhận về thực tiễn tự nhiên và xã hội cùng các nguyên tắc về ngôn ngữ được sử dụng Đây có thể coi là chu trình học tập mang tính đặc thù của lý thuyết kiến tạo, nó thể hiện vai trò chủ động, tích cực và phản ánh sự sáng tạo không ngừng của học sinh trong quá trình học tập
Tuy nhiên, lý thuyết kiến tạo còn có những hạn chế:
Đây là lý thuyết tốt nhất cho việc học nhưng chưa phải tốt nhất cho việc dạy
Nó hạn chế nhất định trong việc cung cấp những câu trả lời để hướng dẫn giáo viên tổ chức lớp học
Trang 5 Những lý thuyết có tính kiến tạo là nói về nhận thức và con người học như thế nào, những lý thuyết đó không cung cấp những mô hình dạy học
cụ thể và cũng không đề nghị cái gì nên có trong chương trình
Quan điểm cực đoan trong lý thuyết kiến tạo phủ nhận sự tồn tại của tri thức khách quan là không thuyết phục
Một số tác giả nhấn mạnh quá đơn phương rằng chỉ có thể học tập có ý nghĩa những gì mà người ta quan tâm Tuy nhiên cuộc sống đòi hỏi cả những điều mà khi còn đi học người ta không quan tâm
Việc đưa các kĩ năng cơ bản vào các đề tài phức tạp mà không có luyện tập cơ bản có thể hạn chế hiệu quả học tập
Việc nhấn mạnh đơn phương việc học trong nhóm cần được xem xét Năng lực học tập cá nhân vẫn luôn luôn đóng vai trò quan trọng
Dạy học theo lý thuyết kiến tạo đòi hỏi thời gian lớn
2 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rẽn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác Đặc trưng
cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là “tình huống gợi vấn đề” vì “tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”
Tình huống có vấn đề là mọt tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về
lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có
Quy trình thực hiện
Bước 1: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề
Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề
Giải thích và chính xác hóa tình huống để hiểu đúng vấn đề được đặt ra
Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó
Trang 6Bước 2: Tìm giải pháp
Tìm cách giải quyết vấn đề, thường được thực hiện theo sơ đồ sau:
Kết thúc
Giải pháp đúng
Hình thành giải pháp
Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết
Bắt đầu
Phân tích vấn đề
Trang 7Giải thích sơ đồ:
Phân tích vấn đề: làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm
Hướng dẫn học sinh tìm chiến lược giải quyết vấn đề thông qua đề xuất
và thực hiện hướng giải quyết vấn đề Cần thu thập, tổ chức dữ liệu, huy động tri thức, sử dụng những phương pháp, kĩ thuật nhận thức, tìm đoán suy luận như hướng đích, quy lạ về quen, đặc biệt hóa, chuyển qua những trường hợp suy biến, tương tự hóa, khái quát hóa, xem xét những mối liên hệ phụ thuộc, suy xuôi, suy ngược tiến, suy ngược lùi,…
Phương hướng đề xuất có thể được điều chỉnh khi cần thiết Kết quả của việc đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề là hình thành được một giải pháp
Kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp: Nếu giải pháp đúng thì kết thúc ngay, nếu không đúng thì lặp lại từ khâu phân tích vấn đề cho đến khi tìm được giải pháp đúng Sau khi đã tìm ra một giải pháp, có thể tiếp tục tìm thêm những giải pháp khác, so sánh chúng với nhau để tìm ra giải pháp hợp lí nhất
Bước 3: Trình bày giải pháp
Học sinh trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề tới giải pháp Nếu vấn
đề là một bài cho sẵn thì có thể không cần phát biểu lại vấn đề
Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp
Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả
Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề,…và giải quyết nếu có thể
Ưu điểm
Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán,
tư duy sáng tạo cho học sinh Trên sơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có học sinh sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết
Trang 8 Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất
Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức
Hạn chế
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề
Việc tổ chức tiết học hoặc một phần của tiết học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường
3 Khảo sát toán học
Khảo sát toán học chỉ một tình huống phức tạp một cách toán học mà học sinh cần phải tìm tòi khám phá thông qua thắc mắc, thử nghiệm, nghiên cứu
Tính phức tạp của bất kì một bài toán nào là ở chổ một phần được xác định bởi chính vấn đề đang học, một phần chịu ảnh hưởng của sự say mê của học sinh và sự sẵn sàng cũng như khả năng của các em để đào sâu vào vấn đề đó
Khi tham gia khảo sát một vấn đề nào, học sinh bị cuốn hút vào bài toán đòi hỏi các em phải đặt ra được câu hỏi, thu thập dữ kiện, và tiến hành nghiên cứu Những câu hỏi trọng tâm vào kiến thức toán học nào sẽ được học và những câu hỏi chỉ có thể được trả lời bởi các em tham gia tích cực vào quá trình khám phá và học tập
Sự cần thiết của công việc khảo sát đóng vai trò then chốt trong mọi chương trình toán Nhưng mỗi người có thể sử dụng phương pháp này như thế nào tùy thuộc vào kiểu lên lớp của thầy giáo và những kiểu học của học sinh Nhiều khảo sát là mở
có kết thúc tạo ra cơ hội cho những sáng tạo toán học, và mỗi khi lời giải đã được tìm
ra, nhiều hướng giải khác có thể làm theo được Mở rộng khảo sáng ban đầu có thể hình thành các câu hỏi mới và vấn đề mới cho việc khám phá tiếp theo Khảo sát
Trang 9không đưa ra một chu trình cụ thể mà nó đòi hỏi được làm sáng tỏ dần Nó cung cấp cho học sinh sự kích thích cần có để phát triển theo hướng thắc mắc của mình và quá trình toán của các em
Trong công việc khảo sát, những trở ngại và thất vọng sẽ nảy sinh cũng như thành công và sự thỏa mãn Khả năng giải quyết vấn đề là trọng tâm của toán học Để nhận ra và đương đầu với thách thức này, giáo viên và học sinh phải cùng nhau làm việc và hỗ trợ lẫn nhau
Khảo sát toán biểu lộ những cơ hội cho
Nêu vấn đề bởi thầy giáo
Thảo luận giữa thầy và trò, và giữa học sinh với nhau
Công việc thực hành phù hợp
Cũng cố và thực hành các kĩ năng và thói quen cơ bản
Những phương pháp giải toán được áp dụng
Phát biểu tư duy cấp cao ( tư duy phê phán, tư duy sáng tạo và tư duy giải quyết vấn đề)
Áp dụng toán học vào thực tế cuộc sống
Phát triển thái độ tích cực học tập và độc lập suy nghĩ của học sinh
Mô hình dạy học lấy khảo làm trung tâm gồm bốn thành phần chính
Bài toán mở có kết thúc
Khảo sát toán
Làm việc cá nhân và hợp tác
Thảo luận và trao đổi
Có năm bước để tiến hành khảo sát toán học
- Bước 1: Giới thiệu bài toán
- Bước 2: Làm sáng tỏ bài toán
- Bước 3: Thiết kế khảo sát
- Bước 4: Tiến hành khảo sát
- Bước 5: Tổng kết việc học
Trang 10Thái độ tích cực trong khảo sát
Rất quan trọng khi học sinh phát triển thái độ học tập tích cực môn toán thông qua các hoạt động có mục đích và thú vị, nó sẽ đem lại thành công ở mức độ của các em
Nó tạo ra các cơ hội cho học sinh để phát triển tính tập trung, kiên nhẫn khi điều khiển quá trình học của mình ở mức độ phù hợp
Nhiều học sinh cảm thấy sợ toán là do chúng ta quá chú trọng đến lời giải đúng Trong quá trình khảo sát chúng ta động viên thái độ để học, thao tác, thực nghiệm và mô phỏng các sự kiện mà chúng ta đang cố gắng để hiểu và sử dụng chúng
Nó cũng cho phép đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
Về thực chất giải quyết vấn đề nói về cái gì trong bài toán này? Điều gì sẽ xảy ra nếu ta xem xét phần này hoặc phần kia của bài toán?
Sau khi bài toán đã được giải, phải chăng sẽ nảy ra nhiều câu hỏi? Điều đó có đúng không?
Kết quả của bài toán là gì?
Trong trường hợp nào học sinh có thể tiến hành theo cách khác? Vấn đề mở có kết thúc, có nội dung toán cụ thể nó cho phép học sinh trả lời một cách phù hợp tùy theo mức độ của học sinh Hầu hết các vấn đề mở có kết thúc đòi hỏi sự nhập cuộc có trí tuệ của học sinh, nó tạo điều kiện cho các em học tập thông qua sự nhập cuộc Nhiều vấn đề loại này cũng cho cơ hội thành lập các tổng quát hóa từ những kết quả đạt được
4 Mối quan hệ giữa lý thuyết kiến tạo, dạy học giải quyết vấn đề và khảo sát toán học
4.1 Giống nhau
Lý thuyết kiến tạo, dạy học giải quyết vấn đề và khảo sát toán học đều là những phương pháp dạy học mới trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
Các phương pháp này đều bác bỏ việc áp đặt và truyền thụ một chiều thụ động đến người học
Trang 11Nhấn mạnh người học mang tính chủ động và việc học mang tính cá nhân Giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng
Tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên các quá trình tư duy học tập tích cực của học sinh
Phục vụ cho vấn đề học, chỉ ra cách học tốt nhất
Phát huy vai trò tích cực tự giác sáng tạo của người học
Dù là lý thuyết kiến tạo hay khảo sát toán học thì giáo viên cũng đưa ra các vấn
đề hay bài toán và động viên các em tìm cách riêng của mình để tấn công và giải quyết
4.2 Khác nhau
4.2.1 Lý thuyết kiến tạo
Trong mô hình học tập theo thuyết kiến tạo thì học sinh tự tìm hiểu kiến thức chứ không tham gia các chương trình dạy học được lập trình sẵn
Trong dạy học kiến tạo những kiến thức tiếp cận của học sinh là những kinh nghiệm có trong bản than mỗi học sinh xây dựng lên bằng quá trình ddoogf hóa và điều ứng Vì vậy mà tri thức của mỗi người có được là không hoàn toàn giống nhau, thậm chí có thể quá xa vời hay lạc hậu so với tri thức khoa học phổ thông
Thuyết kiến tạo không chỉ giới hạn ở những khía cạnh nhận thức ở việc dạy và học Sự học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có ý chí mà cả mặt tình cảm, thái độ giao tiếp
Mục đích học tập là kiến tạo kiến thức của bản thân, nên khi đánh giá các kết quả học tập không định hướng theo các sản phẩm học tập, mà cần kiểm tra những tiến
bộ trong quá trình và trong những tình huống học tập phức tạp
Lý thuyết kiến tạo chú trọng đến vai trò của những quá trình nhận thức nội tại
và cài đặt dữ liệu trong đầu của riêng từng cá nhân học sinh trong việc học toán của chính mình
4.2.2 Dạy học giải quyết vấn đề
Học sinh giải quyết vấn đề để thu nhận kiến thức thông qua những tình huống được giáo viên cài đặt sẵn theo mục đích học tập mà giáo viên có dụng ý truyền thụ