1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Nâng cao chất lượng tự học

23 3K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 339,66 KB
File đính kèm BaoLong.k52.dhsg.PPTH.rar (242 KB)

Nội dung

Lớp Nghiệp vụ sư phạm, nâng cao chất lượng tự học. Nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên đại học cao đẳng. Bài tiểu luận cuối môn. Nâng cao chất lượng tự học cho Sinh Viên ngành Marketing. Bài cho lớp cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, môn Nâng cao chất lượng tự học

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH MARKETING - TRƯỜNG ĐẠI HỌC

AN GIANG TRONG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

GVHD: TS ĐỖ DÌNH THÁI HVTH: LƯ VĂN BẢO LONG

LỚP: NVSP K52

TP.HCM, Tháng 08 năm 2018

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

MỤC LỤC A LỜI MỞ ĐẦU……….……… ……….4

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG……… ……….6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN….………6 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH

C KẾT LUẬN ……….………19 TÀI LIỆU THAM KHẢO….……….……… 22

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại mà khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhàtrường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người họccũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tựhọc cho sinh viên (SV) là một công việc có vị trí cực kì quan trọng trong các nhàtrường đại học Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cáchthức khác nhau mỗi sinh viên mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về trithức khoa học về đời sống xã hội Từ đó có được sự tự tin trong cuộc sống, côngviệc bởi năng lực toàn diện của mình

 Lý do chọn đề tài nghiên cứu:

Mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một mô hình chủ yếu hiện nay tại cáctrường Đại học Việt Nam Trường Đại học An Giang đang trong quá trình gia nhậpvào hệ thống Đại học Quốc Gia TP.HCM Trong năm 2018 này là năm đầu tiên trường

mở ra ngành Marketing Do đó, với sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất khicòn chưa quen với môi trường sống cũng như cách giảng dạy ở trường Đại học - mộtmôi trường khác hoàn toàn với môi trường ở phổ thông của các em thì việc làm quenvới mô hình này lại càng khó khăn hơn Một số sinh viên còn chưa ý thức cũng nhưchưa xác định được rõ ràng con đường đi của mình, chưa có một phương pháp học hợp

lý, trong khi yêu cầu về tính chủ động trong học tập là rất cao Để nắm bắt toàn diệnnhững kiến thức chuyên môn ở bậc Đại học đòi hỏi sinh viên phải có nhiều nỗ lựctrong hoạt động học tập, đặc biệt phải dành nhiều thời gian cho việc tự học và tựnghiên cứu và cần có một phương pháp học đúng đắn, phù hợp và hiệu quả Trong đóphương pháp tự học đóng một vai trò vô cũng quan trọng

Tự học có vai trò ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà cả trongcuộc sống Trong nhà trường bản chất của sự học là tự học, cốt lõi của dạy học là dạyviệc học, kết quả của người học tỉ lệ thuận với năng lực tự học của người học Ngoàiviệc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình thành và rèn luyện khả

Trang 5

năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ hộihọc tập suốt đời

Tự học là nhu cầu, một năng lực cần có của mọi người trong thời đại ngày nay, do

đó mục tiêu quan trọng nhất của nhà trường không phải trang bị cho người học tri thức

mà là phương pháp tự học

Trên thực tế hiện nay, hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học An Giang vẫncòn nhiều hạn chế, trong đó nhiều sinh viên chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học,chưa xây dựng và rèn luyện kỹ năng tự học cho bản thân, hình thức tự học chưa hợplý… Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học AnGiang hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động tựhọc của sinh viên góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo là có tính

cấp thiết Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu biện

pháp nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên ngành Marketing -Trường đại học An Giang trong mô hình đào tạo tín chỉ”

 Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu lý luận về vấn đề tự học và khảo sát thực trạng tự học của sinh viên ngànhMarketing - Trường Đại học An Giang trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, trên cơ

sở đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tự học của sinh viên ngành Marketing - TrườngĐại học An Giang

 Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động tự học của sinh viên ngành Marketing trường Đại học An Giang

 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp kết hợp từ lý thuyết đến phân tích, đánh giá , nhận xét…

 Phạm vi nghiên cứu:

- Sinh viên ngành Marketing tại trường Đại học An Giang

 Kết quả nghiên cứu: hình thành bài tiểu luận gồm 3 phần:

- A Phần mở đầu

- B Phần nội dung

- C Phần kệt luận

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm và vai trò của tự học:

1.1.1 Khái niệm về tự học:

Trong tập bài giảng chuyên đề Dạy tự học cho SV trong các nhà trường

trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học GS – TSKH Thái Duy Tuyên viết:

“Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”.

Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về

khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức

kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”

Trong bài phát biểu tại hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vào tháng 11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: “ Học bao giờ và

lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế

hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy”

Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đi

cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của

mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt

Trang 7

động tự thân ấy Để có được, đạt tới sự hoàn thiện thì mỗi SV phải tự thân tiếp nhậntri thức từ nhiều nguồn; Tự thân rèn luyện các kĩ năng; Tự thân bồi dưỡng tâm hồncủa mình ở mọi nơi mọi lúc.

1.1.2 Vai trò của tự học:

Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học

Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phương pháp dạy tự học.Trong quá trình hoạt động dạy học (DH) giảng viên (GV) không chỉ dừng lại ở việctruyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần yêu cầu SV ghi nhớ mà quan trọng hơn làphải định hướng, tổ chức cho SV tự mình khám phá ra những qui luật, thuộc tínhmới của các vấn đề khoa học Giúp SV không chỉ nắm bắt được tri thức mà còn biếtcách tìm đến những tri thức ấy Thực tiễn cũng như phương pháp dạy học hiện đạicòn xác định rõ: càng học lên cao thì tự học càng cần được coi trọng, nói tới phươngpháp dạy học thì cốt lõi chính là dạy tự học Phương pháp tự học là cầu nối giữa họctập và nghiên cứu khoa học Bởi vì SV đại học không phải là những học sinh cấpbốn Họ cần có thói quen nghiên cứu khoa học, mà để có được thói quen ấy thìkhông thể không thông qua con đường tự học Muốn thành công trên bước đườnghọc tập và nghiên cứu thì phải có khả năng phát hiện và tự giải quyết những vấn đề

mà cuộc sống, khoa học đặt ra

Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập.

Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực, sự chủđộng sáng tạo trong mọi hoàn cảnh.Và, một trong những nhiệm vụ quan trọng củagiáo dục là hình thành phẩm chất đó cho người học Bởi từ đó nền giáo dục mớimong đào tạo ra những lớp người năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi thị trườnglao động, góp phần phát triển cộng đồng Có thể xem tính tích cực (hình thành từnăng lực tự học) như một điều kiện, kết quả của sự phát triển nhân cách thế hệ trẻtrong xã hội hiện đại Trong đó hoạt động tự học là những biểu hiện sự gắng sức cao

về nhiều mặt của từng cá nhân người học trong quá trình nhận thức thông qua sựhưng phấn tích cực Mà hưng phấn chính là tiền đề cho mọi hứng thú trong học tập

Có hứng thú người học mới có được sự tự giác say mê tìm tòi nghiên cứu khám

Trang 8

phá Hứng thú là động lực dẫn tới tự giác Tính tích cực của con người chỉ đượchình thành trên cơ sở sự phối hợp ngẫu nhiên giữa hứng thú với tự giác Nó bảođảm cho sự định hình tính độc lập trong học tập.

Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng

định năng lực phẩm chất và để cống hiến Tự học giúp con người thích ứng với mọibiến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽkhông cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với nhữngtình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức to lớn

từ môi trường nghề nghiệp Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩnăng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho

họ lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao

Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được phương pháp tựhọc, đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậy năng lựctiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho người học

1.1.4 Ý nghĩa của tự học:

Tự học mang ý nghĩa cũng cố, trao dồi tri thức vừa có ý nghĩa mở rộng hiểu biết

Tự học có nghịa là người học phải độc lập, tự xây dựng kế hoạch, phương pháp họctập cho mình, tự năng động tìm tòi, phân tích những sách vở, tài liệu tiến tới làmchủ tri thức và kỹ năng Tự kiếm chế đối với những ảnh hưởng ngoại cảnh haynhững ước muốn không hợp lẽ trong tư tưởng là điều kiện cần thiết đối với quátrình tự học Nếu thiếu sự kiên trì, những yêu cầu cao, sự nghiêm túc của bản thânthì người học không bao giờ thực hiện được kế hoạch học tập do chính mình đặc ra

Trang 9

Về phía nhà trường, việc tổ chức hiệu quả các hoạt động tự học cho người học cũnggóp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hoàn thành mục tiêu giáo dục của trường.

Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân sinh viên để hoàn thành nhiệm vụ họctập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong nhàtrường Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thứccủa sinh viên Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ động và độc lập, tự lựctìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của giáo viên

1.2 Lý thuyết tự học:

1.2.1 Năng lực cốt lõi của người học:

Năng lực cốt lõi của người học được phân tích gồm 3 môi trường như sau:

Môi trường bên trong cá nhân (mỗi người đều có một ít năng lực bản thân) baogồm:

+ Tự Học: tìm tòi, phát hiện vấn đề; định hướng để tự tìm ra kiến thức mới;

tự kiểm tra và tự điều chỉnh

+ Thích ứng: vượt khó; điều chỉnh tư duy, suy nghĩ mềm dẻo; quản lý, pháttriển bản thân; thay đổi khi cần thiết

+ Sáng tạo: phân tích vấn đề; định nghĩa lại vấn đề; tư duy, logic và kháiquát theo cách khác; phân biệt và đánh giá

+ Sử dụng công nghệ: khả năng tiếp cận nhanh khoa học kỹ thuật; thíchnghi và cải tiến theo công nghệ mới

+ Giải quyết vần đề: phân tích vấn đề; tìm ra nguyên nhân và kết quả; tìmphương pháp giải quyết

+ Trí tuệ cảm xúc: nhận thức , bày tỏ cảm xúc; quản lý và điều chỉnh cảmxúc; nhận biết cảm xúc người khác; quản lý stress; xử lý hài hòa các mối quanhệ

+ Tổ chức & quản lý: sắp xếp thời gian / công việc; điều phối công việcmột cách khoa học; kiểm soát công việc

+ Nhận thức

Môi trường học tập (quá trình học tập sẽ giúp bản thân phát huy năng lực)Mội trường tiếp xúc và làm việc xã hội (năng lực cá nhân được phát triểnmạnh khi tiếp xúc với môi trường làm việc trong xã hội)

Trang 10

1.2.2 Các yếu tố tự học:

Để tự nghiên cứu, không chỉ quy trình, mà còn cả những phẩm chất cá nhân củangười học, đặc điểm của quá trình nhận thức, và môi trường có thể thúc đẩy sựtương tác của một số yếu tố là rất quan trọng:

 Sự tham gia của người học vào các dự án nghiên cứu xác thực

 Các phẩm chất đặc trưng của người giám sát tự học, như chuyên môn tronglĩnh vực nghiên cứu, kinh nghiệm, ân cần và khoan dung

 Tư vấn xây dựng và cung cấp thông tin phản hồi

 Văn hóa về việc thúc đẩy và duy trì độc lập trong tổ chức

1.2.3 Các yếu tố cơ bản của người học cần có:

Các yếu tố cơ bản của người học cần có: tính kỉ luật, tính tự lực, đọc tài liệu, sự

tự tin, chủ động, say mê, kiên trì

1.2.4 Phương pháp tự học:

Phương pháp tự học của sinh viên chính là cách thức mà sinh viên tổ chức việc tựhọc của mình như việc đặt mục tiêu, lên kế hoạch, thực hiện việc tự họccủa mình đểnhằm hướng tới đạt được kết quả cao trong học tập Phương pháp tự học phải tuânthủ theo các nguyên tắc: lên kế hoạch tự học rõ ràng, tránh thích gì học đó, bỏ qua ýnghĩ phải học thật nhanh, chọn phương pháp học thật phù hợp, luôn tự tạo động lực

Trang 11

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ - TRƯỜNG

ĐẠI HỌC AN GIANG

2.1 Nội dung của quá trình tự học:

Bàn về hoạt động tự học và phương pháp tổ chức cho SV tự học như thế nào để cóhiệu quả thiết thực là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản Ngoài việc tìm hiểu kháiniệm, những vấn đề liên quan đến động cơ, thói quen học tập của SV thì mỗi GV rấtcần đến quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra nội dung cơ bản, các phương cách tối ưurèn luyện phương pháp tự học cho SV Đặc biệt là việc nhận diện xem những phươngpháp đó ngoài sự thích ứng chung cho mọi SV có đáp ứng được cho từng nhóm đốitượng trong những giai đoạn và điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong suốt quá trìnhđào tạo hay không

Để đáp ứng yêu cầu nêu trên cần xác định rõ những yêu cầu cơ bản của hoạtđộng tự học như: nội dung của hoạt động tự học gồm mấy vấn đề, để tiếp cận nóphải tuân thủ theo qui trình nào, điều kiện để áp dụng có hiệu quả các yêu cầu rasao… từ đó xây dựng những biện pháp dạy tự học tích cực tương ứng

Với tất cả các lĩnh vực khoa học, việc dạy tự học có những điểm chung, thốngnhất về cách thức cũng như phương pháp Đó là những vấn đề được xác định nhưsau:

2.1.1 Xây dựng động cơ học tập

Khơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó ý thức tốt về nhu cầu học tập

Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên Bởi vì, thành công không bao giờ là kết quả của một quá trình ngẫu hứng

tùy tiện thiếu tính toán, kể cả trong học tập lẫn nghiên cứu Nhu cầu xã hội và thịtrường lao động hiện tại đặt ra cho mỗi người những tố chất cần thiết chứ khôngphải là những điểm số đẹp, những chứng chỉ như vật trang sức vào đời mà không

Trang 12

có thực lực vì động cơ học tập lệch lạc Có động cơ học tập tốt khiến cho người

ta luôn tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với một niềmvui sáng tạo bất tận

Trong rất nhiều động cơ học tập của SV, có thể khuôn tách thành hai nhóm cơbản:

- Các động cơ hứng thú nhận thức

- Các động cơ trách nhiệm trong học tập.

Thông thường các động cơ hứng thú nhận thức hình thành và đến được vớingười học một cách tự nhiên khi bài học có nội dung mới lạ, thú vị, bất ngờ,động và chứa nhiều những yếu tố nghịch lí, gợi sự tò mò Động cơ này sẽ xuấthiện thường xuyên khi GV biết tăng cường tổ chức các trò chơi nhận thức, cáccuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác tích cực từ người học Động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm thì bắt buộc người học phải liên hệ với ýthức về ý nghĩa xã hội của sự học Giống như nghĩa vụ đối với Tổ quốc, tráchnhiệm đối với gia đình, thầy cô, uy tín danh dự trước bạn bè…Từ đó các em mới

có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụ họctập, những yêu cầu từ GV, phụ huynh, tôn trọng mọi chế định của xã hội và sựđiều chỉnh của dư luận

Cả hai động cơ trên không phải là một quá trình hình thành tự phát, cũngchẳng được đem lại từ bên ngoài mà nó hình thành và phát triển một cách tự giácthầm lặng từ bên trong Do vậy người GV phải tùy đặc điểm môn học, tùy đặcđiểm tâm sinh lí lứa tuổi của đối tượng để tìm ra những biện pháp thích hợpnhằm khơi dây hứng thú học tập và năng lực tiềm tàng nơi SV Và, điều quantrọng hơn là tạo mọi điều kiện để các em tự kích thích động cơ học tập của mình Đối với phần đông những người trẻ, việc tạm gác những thú vui, những trò giảitrí hấp dẫn nhất thời để toàn tâm toàn sức cho việc học là hai điều có ranh giới vôcùng mỏng manh Nó đòi hỏi sự quyết tâm cao và một ý chí mạnh mẽ cùng nghilực đủ để chiến thắng chính bản thân mình Đối với người trưởng thành, khi mụcđích cuộc đời đã rõ, ý thức trách nhiệm đối với công việc đã được xác định và sựhọc đã trở thành niềm vui thì việc xác định động cơ thái độ học tập nói chungkhông khó khăn như thế hệ trẻ Tuy nhiên không phải là hoàn toàn không có Vì

Ngày đăng: 16/09/2018, 11:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Bá Hoành, Tháng 7/1998, Vị trí của tự học tự đào tạo trong quá trình dạy học giáo dục và đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị trí của tự học tự đào tạo trong quá trình dạy họcgiáo dục và đào tạo
3. Lê Đức Ngọc, Tháng 8/2004, Dạy cách học một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học, Tạp chí Dạy và học ngày nay Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy cách học một trong những giải pháp nâng caochất lượng đào tạo đại học
4. Vũ văn Tảo, Tháng 4/2001, Học và dạy cách học, Tạp chí Tự học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học và dạy cách học
5. Thái Duy Tuyên, 2003, Dạy tự học cho sinh viên trong các nhà trường Cao đẳng Đại học chuyên nghiệp, Chuyên đề Phương pháp dạy học cho học viên Cao học, ĐH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy tự học cho sinh viên trong các nhà trường Cao đẳngĐại học chuyên nghiệp
2. Lưu Xuân Mới, 2001, Phương pháp dạy học đại học, Nxb Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w