Đại diện thương lượng TƯLĐTT của hai bên gồm: Bên tập thể lao động là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời; Bên NSDLĐ là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo điều lệ tổ chức doanh nghiệp hoặc có giấy ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp. Số lượng đại diện thương lượng TƯLĐTT của các bên do hai bên thoả thuận Mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể. Bên nhận yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và thoả thuận thời gian bắt đầu thương lượng chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trang 1THỎA ƯỚC LĐTT
Trang 21 Khái niệm
Theo quy định của pháp luật lao động, Thoả
ước lao động tập thể (gọi tắt là Thoả ước tập thể - TƯTT) là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động,
quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan
hệ lao động
Trang 32 Bản chất
Tính chất hợp đồng
Tính chất một văn bản có tính quy phạm
Trang 4Tính chất hợp đồng.
Tính chất hợp đồng của thỏa ước lao động tập thể thể hiện rất rõ qua việc xây dựng thỏa
ước đó là được giao kết dựa trên sự thỏa
thuận giữa các bên người sử dụng lao động và tập thể người lao động dưới hình thức một
văn bản viết
Trang 5Tính chất một văn bản có tính quy phạm.
Tính chất quy phạm của thỏa ước lao động
tập thể được thể hiện trong nội dung thỏa
ước, trình tự ký kết và hiệu lực của thỏa ước
Trang 63 Phạm vi áp dụng
Đối tượng và phạm vi áp dụng thoả ước lao động tập thể là các doanh nghiệp, tổ chức có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời, bao gồm:
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước; luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị hành chính,
sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;
Hợp tác xã thành lập theo luật hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
- Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập theo Nghi định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ;
- Các cơ quan, tổ chức Quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động hợp đồng là người việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Trang 74 Nội dung của Thoả ước tập thể
Việc làm và đảm bảo việc làm
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
Tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp lương
Định mức lao động
An toàn lao động, vệ sinh lao động
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Những nội dung thoả thuận khác
Trang 85 Ký kết thỏa ước Lao Động Tập Thể
Các nguyên tắc thương lượng, ký kết Thoả ước tập thể
Nguyên tắc tự nguyện
Nguyên tắc bình đẳng
Nguyên tắc công khai
Trang 9Chủ thể
Đại diện thương lượng TƯLĐTT của hai bên gồm:
- Bên tập thể lao động là Ban chấp hành công đoàn cơ
sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời;
- Bên NSDLĐ là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người
được ủy quyền theo điều lệ tổ chức doanh nghiệp hoặc
có giấy ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp.
- Số lượng đại diện thương lượng TƯLĐTT của các bên
do hai bên thoả thuận
- Mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể Bên nhận yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và thoả thuận thời gian bắt đầu thương lượng chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trang 10Chủ thể
Đại diện ký kết TƯLĐTT của hai bên bao gồm:
- Bên tập thể lao động là Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành
công đoàn lâm thời hoặc người có giấy uỷ
quyền của Ban chấp hành công đoàn;
- Bên NSDLĐ là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo điều lệ tổ chức
doanh nghiệp hoặc có giấy ủy quyền của
Giám đốc doanh nghiệp
Trang 11Trình tự thương lượng,
ký kết TƯLĐTT
Bước 1: Hai bên đưa ra yêu cầu và nội dung
cần thương lượng.
Bước 2: Hai bên tiến hành thương lượng trên cơ
sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên.
Bước 3: Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến phía mình
đại diện về dự thảo thoả ước.
Bước 4: Các bên hoàn thiện lần cuối dự thảo
thoả ước trên cơ sở đã lấy ý kiến của tập thể lao động doanh nghiệp và cơ quan hữu quan để tiến hành ký kết khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung của thoả ước.
Trang 12Hiệu lực của Thoả ước tập thể
Thoả ước tập thể được ký kết thời hạn từ 1
đến 3 năm Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên
ký thoả ước có thể ký thời hạn dưới 1 năm
Thoả ước tập thể có hiệu lực từ ngày hai bên thoả thuận ghi trong thoả ước Trường hợp
hai bên không thoả thuận thì thoả ước có hiệu lực từ ngày ký
Trang 13Việc sửa đổi, bổ sung và kéo dài thời hạn Thoả ước tập thể
Sau 3 tháng thực hiện, kể từ ngày có hiệu lực đối với TƯTT thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, các bên
có quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung thoả ước Việc sửa đổi, bổ sung được tiến hành theo trình tự như
ký kết TƯTT.
Trước khi TƯTT hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn hoặc ký kết TƯTT mới Khi TƯTT hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng thì TƯTT vẫn có hiệu lực Nếu quá 3 tháng,
kể từ ngày TƯTT hết hạn mà thương lượng không thành thì TƯTT đương nhiên hết hiệu lực.
Trang 14Thoả ước tập thể vô hiệu
hoặc một số điều khoản trong thoả ước trái quy định của luật pháp.
dung trong thoả ước trái quy định của pháp luật người ký kết thoả ước không đúng thẩm quyền; hoặc không tiến hành theo đúng trình tự ký kết.
Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh, toà án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố TƯTT
vô hiệu.