. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM Sau khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ II (19191929) ở nước ta, giai cấp công nhân Việt Nam tăng nhanh về số lượng. Với sự truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, phong trào công nhân Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, hoàn thành bước chuyển biến từ tự phát sang tự giác, từ đó, sự hình thành và phát triển của tổ chức công đoàn Việt Nam gắn chặt với cuộc vận động thành lập Đảng. Năm 1919, sau khi tham gia vụ binh biến Hắc Hải bị trục xuất về nước, đồng chí Tôn Đức Thắng đã lập ra Công hội đỏ Sài Gòn với nhiều cơ sở ở nhà máy đèn chợ Quán, xưởng Ba Son. Ngày 2871929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã triệu tập hội nghị Công hội đỏ Bắc kỳ lần thứ I (Hà Nội). Hội nghị quyết định ra báo Lao động, tạp chí Công hội đỏ. Ngày 2071946, tại thủ đô Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chính thức tuyên bố thành lập đánh dấu bước ngoặt của phong trào công đoàn Việt Nam .Tháng 11949, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lần thứ I họp ở Thái Nguyên Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ II (tháng 21961), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đổi tên thành Tổng công đoàn Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới. Tháng 21974, tiến hành đại hội Đại biểu lần thứ III. Đặc biệt tại Đại hội công đoàn lần VI, đại hội quyết định đổi tên Tổng công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Luật công đoàn được Quốc hội thông qua ngày 3061990 thay cho Luật công đoàn 1957 và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Điều lệ công đoàn (tháng 111998) đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động của công đoàn.
Trang 1Ngày 20-7-1946, tại thủ đô Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chính thức tuyên bốthành lập đánh dấu bước ngoặt của phong trào công đoàn Việt Nam Tháng 1-1949, Tổngliên đoàn lao động Việt Nam lần thứ I họp ở Thái Nguyên
Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ II (tháng 2-1961), Tổng Liên đoàn lao động Việt Namđổi tên thành Tổng công đoàn Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới Tháng 2-1974,tiến hành đại hội Đại biểu lần thứ III Đặc biệt tại Đại hội công đoàn lần VI, đại hội quyếtđịnh đổi tên Tổng công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Luật công đoàn được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1990 thay cho Luật công đoàn 1957 vàTổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Điều lệ công đoàn (tháng 11-1998) đặt cơsở pháp lý cho hoạt động của công đoàn.
II TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
1 Chức năng của Công đoàn Việt Nam
Trang 2Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều có tổ chức Công đoàn Công đoàn là tổ chức củangười lao động, do người lao động tự nguyện thành lập nhằm tập hợp sức mạnh, bảo vệquyền lợi của người lao động.
Ở Việt Nam chỉ có một tổ chức Công đoàn là Công đoàn Việt Nam - Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam (thành lập ngày 28-7-1929) Chức năng, vai trò và địa vị pháp lý của Công
đoàn Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Công đoàn và nhiều văn bản pháp luậtquan trọng khác:
- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người laođộng, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội
Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 1 Luật Công đoàn)
- Công đoàn có chức năng (Điều 1 Luật Công đoàn):
- Đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sauđây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hộichăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sáthoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;
- Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp,chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2 Cơ cấu tổ chức Công đoàn Việt Nam
Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất có các cấp cơ bản sau đây:- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành trung ương,công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Công đoàn cấp trên cơ sở.- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
(Điều 7 Luật Công đoàn, Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa X))
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong mộthoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công
Trang 3nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khoản 2 Điều 4 LuậtCông đoàn)
Tổ chức và hoạt động Công đoàn phải bảo đảm các nguyên tắc (Điều 6 Luật Công đoàn):- Thành lập trên cơ sở tự nguyện;
- Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
- Tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
3 Quyền và trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam
- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (Điều 10 Luật Công đoàn).
- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội (Điều 11 Luật Công đoàn).- Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật
(Điều 12 Luật Công đoàn).
- Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị (Điều 13 Luật Công đoàn).
- Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều14 Luật Công đoàn).
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động (Điều 15 Luật Công đoàn).- Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở (Điều 16 Luật Công đoàn).
III Quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động
1 Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
Chức năng trung tâm, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tổ chức Công đoàn là đại diện, bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
Theo quy định tại Điều 10 Luật Công đoàn, công đoàn các cấp có quyền, đồng thời có tráchnhiệm thực hiện:
- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết,thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏaước lao động tập thể.
Trang 4- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương,bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động
- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi vànghĩa vụ của người lao động.
- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động - Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợiích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chínhđáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòaán khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được ngườilao động ủy quyền.
- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phásản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao độngvà người lao động.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật
2 Tham dự phiên họp, cuộc họp, kỳ họp, hội nghị
Chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họpvà hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đềliên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động
(Điều 13 Luật Công đoàn).
3 Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát
Điều 14 Luật Công đoàn quy định, Công đoàn có quyền, trách nhiệm tham gia, phối hợp vớicơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chínhsách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của ngườilao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, Côngđoàn có quyền:
Trang 5- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấnđề có liên quan;
- Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lýhành vi vi phạm pháp luật;
- Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khỏe, tínhmạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhâncó trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trườnghợp phải tạm ngừng hoạt động.
4 Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động (Điều 15 Luật Công đoàn)
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liênquan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, vănhóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,
ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấutranh phòng, chống tham nhũng.
5 Phát triển đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở (Điều 16 Luật Công đoàn)
- Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên và công đoàn cơ sở trong tất cả cácloại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
- Những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền,trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vậnđộng, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
6 Vai trò đại diện người lao động nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
Đây là một trong những quy định mới cơ bản của Luật Công đoàn năm 2012 so với LuậtCông đoàn năm 1990 và Bộ luật Lao động năm 1994.
Điều 17 Luật Công đoàn quy định ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập côngđoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ
Trang 6quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêucầu.
Ngoài ra, theo quy định của Điều 191 Bộ luật Lao động, ở những nơi chưa thành lập tổ chứcCông đoàn thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm thực hiện các hoạtđộng sau mà không cần thiết phải có yêu cầu của người lao động ở đó:
- Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao độngvà sử dụng lao động.
- Đến các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mà mình đạidiện.
IV Quyền và trách nhiệm cụ thể của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được quy định trongLuật Công đoàn năm 2012 và Bộ luật Lao động năm 2012 cụ thể và chi tiết hơn so với trướcđây Trong đó, các quy định mới tập trung vào việc nhấn mạnh vai trò của Công đoàn trongđối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, tham gia giảiquyết tranh chấp lao động, tổ chức và lãnh đạo đình công; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
1 Khi doanh nghiệp cho nhiều người lao động thôi việc
- Trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà buộc phải cho thôiviệc đối với nhiều người lao động thì người sử dụng lao động chỉ được tiến hành sau khi đãtrao đổi với công đoàn cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước vềlao động cấp tỉnh (khoản 3 Điều 44 Bộ luật Lao động).
- Việc lập phương án sử dụng lao động là việc làm bắt buộc đối với người sử dụng lao độngtrong trường hợp (i) doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làmcủa nhiều người lao động và (ii) khi doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách (Điều 44,Điều 45 Bộ luật Lao động) Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động thì khi xâydựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của công đoàn cơ sở.
2 Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể
Trang 7Theo tinh thần của Bộ luật Lao động năm 2012, vấn đề đối thoại tại nơi làm việc nói chungcũng như thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể nói riêng trong doanh nghiệp cóvị trí rất quan trọng để xây dựng quan hệ lao động Đối thoại - thương lượng phải được thựchiện thường xuyên theo định kỳ và đột xuất trên cơ sở năng động, hợp tác giữa các bên trongquan hệ lao động nhằm cung cấp, trao đổi thông tin và giải quyết kịp thời những vấn đềvướng mắc, phát sinh hàng ngày giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc giữacác tổ chức đại diện của họ.
Bên cạnh việc quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ đối thoại, thương lượngcủa các bên, Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động quy định chi tiết, cụ thể về trình tự, thủ tụctiến hành đối thoại, thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể:
- Công đoàn cơ sở là một bên không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình đối thoại tại nơilàm việc: Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữangười lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa công đoàn cơ sở với người sử dụng laođộng, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động).- Công đoàn cơ sở là người có quyền, trách nhiệm yêu cầu người sử dụng lao động thươnglượng tập thể (Khoản 1 Điều 68 Bộ luật Lao động) Đồng thời công đoàn cơ sở là chủ thể đạidiện tập thể lao động tại doanh nghiệp để tiến hành thương lượng tập thể và ký kết thỏa ướclao động tập thể với người sử dụng lao động (Khoản 1 Điều 69, Khoản 1 Điều 74 Bộ luậtLao động).
- Công đoàn cơ sở là người đại diện tập thể lao động, thay mặt tập thể lao động để thực hiệntoàn bộ quá trình thương lượng tập thể và ký kết, thực hiện, giám sát thỏa ước lao động tậpthể:
- Chuẩn bị thương lượng: công đoàn cơ sở lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc giántiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động về đề xuất của người lao động với ngườisử dụng lao động và các đề xuất của người sử dụng lao động với tập thể lao động (Khoản 1Điều 71 Bộ luật Lao động).
Lấy ý kiến của người lao động, tăng cường sự tham gia của người lao động vào toàn bộ quátrình thương lượng, ký kết và tổ chức, giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể là nhữnghoạt động đặc biệt hữu ích Vì vậy, công đoàn cơ sở có nhiệm vụ quan trọng là phải bằngmọi cách tăng cường sự tham gia của người lao động vào toàn bộ quá trình đó.
Trang 8- Tiến hành các phiên họp thương lượng: đại diện của công đoàn cơ sở trực tiếp tham gia vàotoàn bộ quá trình thương lượng Kết quả thương lượng phải được lập thành biên bản và phảicó chữ ký của đại diện tập thể lao động cũng
như của người sử dụng lao động, người ghi biên bản (Khoản 2 Điều 71 Bộ luật Lao động).- Khi có kết quả thương lượng tập thể, công đoàn cơ sở phải phổ biến rộng rãi, công khaibiên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyếtcủa tập thể lao động về các nội dung đã thoả thuận (Khoản 3 Điều 71 Bộ luật Lao động).- Ở doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cơ sở là người ký kết thỏa ướclao động tập thể (Điều 83 Bộ luật Lao động).
- Trong quá trình thực hiện thỏa ước lao động tập thể, công đoàn cơ sở có trách nhiệm:
- Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thoả ước lao động tậpthể, thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thoả ước và hai bên phải cùng nhau xem xét giảiquyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp laođộng tập thể theo quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 84 Bộ luật Lao động).
- Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng doanh nghiệp, sápnhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp và đại diện tậpthể lao động căn cứ vào phương án sử dụng lao động để xem xét lựa chọn việc tiếp tục thựchiện, sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể cũ hoặc thương lượng để ký thoả ước laođộng tập thể mới (Khoản 1 Điều 86 Bộ luật Lao động).
3 Tham gia xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng
Tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luậtvà theo các quy chế, quy định trả lương - thưởng và định mức lao động của doanh nghiệp.Trong quá trình tham vấn và trực tiếp tham gia xây dựng định mức lao động, quy chế tiềnlương, thưởng tại doanh nghiệp công đoàn cơ sở đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn vàtrực tiếp tới tiền lương - thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp.
- Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động theoquy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, địnhmức lao động áp dụng tại doanh nghiệp Tuy nhiên, khi xây dựng thang lương, bảng lương,định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến công đoàn cơ sở (Điều 93Bộ luật Lao động).
Trang 9- Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động Theoquy định của Điều 103 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiếncủa tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở trước khi ban hành quy chế thưởng.
4 Tham gia xử lý kỷ luật lao động
- Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao độngbằng văn bản Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảoý kiến của công đoàn cơ sở Việc tham khảo, đóng góp ý kiến này phải được lập thành biênbản (Khoản 1, Khoản 3 Điều 119; Khoản 3 Điều 121 Bộ luật Lao động).
- Việc xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của công đoàn cơ sở (Khoản 1 Điều 123 Bộluật Lao động).
- Trong quá trình xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉcông việc của người lao động trong một số trường hợp Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ côngviệc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở(Khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động).
5 Tham gia xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải tổ chức lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sởkhi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh laođộng (Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động).
6 Tham gia giải quyết tranh chấp lao động
- Công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm tham gia toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp laođộng (Khoản 4 Điều 194 Bộ luật Lao động).
- Trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể thì công đoàn cơ sở là người đại diện cho tậpthể lao động, cùng với người lao động, đứng ra để thực hiện, tham gia thực hiện các trình tự,thủ tục giải quyết tranh chấp với người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có thẩmquyền.
- Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện và tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng
Trang 10trọng tài lao động phải có đại diện của công đoàn và người sử dụng lao động (Khoản 2 Điều205, Khoản 2 Điều 206 Bộ luật Lao động).
7 Tổ chức và lãnh đạo đình công
- Chủ thể tổ chức và lãnh đạo đình công, theo quy định của Điều 210 Bộ luật Lao động:- Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tổchức và lãnh đạo.
- Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chứcvà lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.
- Công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm lập phương án đình công (Điều 212 Bộ luật Laođộng).
- Cùng với tổ trưởng các tổ sản xuất, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở được lấy ý kiến vềphương án đình công của Công đoàn (Khoản 1 Điều 212 Bộ luật Lao động).
- Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án đình công thì Ban Chấphành công đoàn cơ sở ra quyết định đình công bằng văn bản; gửi quyết định đình công chongười sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, công đoàn cấp tỉnh(Khoản 1, Khoản 3 Điều 213 Bộ luật Lao động).
- Ngoài ra, trước và trong quá trình đình công, công đoàn cơ sở có các quyền (Khoản 1,Khoản 2 Điều 214 Bộ luật Lao động):
- Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị cơquan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức Công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng laođộng ở cấp tỉnh tiến hành hoà giải.
- Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đìnhcông;
- Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.
- Công đoàn cơ sở còn có quyền, trách nhiệm tham gia vào quá trình xử lý các cuộc đìnhcông không đúng trình tự, thủ tục của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và quá trình giảiquyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công của Tòa án
(Điều 222, Điều 227, 234 Bộ luật Lao động).
V Quyền và trách nhiệm của đoàn viên Công đoàn