1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sốt và một số yếu tố liên quan của các bà mẹ có con nằm điều trị tại bệnh viện Đức Giang”.

73 884 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,31 MB
File đính kèm ĐỀ CƯƠNG SỐT 14.2.2019.rar (205 KB)

Nội dung

Theo sinh lý bệnh học thì về cơ bản sốt là một phản ứng bảo vệ, vì khi sốt làm tăng số lượng bạch cầu, tăng khả năng thực bào của bạch cầu, tăng tế bào của hệ liên võng ...; nhiệt độ cao do sốt còn có tác dụng ức chế sự sinh sản của một số virut (cúm, bại liệt...) 1. Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ khi hệ thống miễn dịch của cơ thể còn chưa hoàn thiện nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp, …. 2, 5. Khi mắc các bệnh, đa số trẻ sẽ có phản ứng sốt kèm theo để phản ứng bảo vệ lại cơ thể. Sốt còn làm tăng nội tiết tố có tác dụng chống viêm và chống dị ứng, tăng khả năng phân huỷ vi khuẩn, tăng các chức phận sinh lý. Nhưng khi sốt cao và kéo dài có thể dẫn đến rối loạn chuyển hoá các chất, rối loạn các chất và rối loạn các chức phận cơ quan, tạo nên vòng xoắn bệnh lý 3, 4, 5.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

LƯƠNG HÀ MAI PHƯƠNG

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ SỐT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁC BÀ MẸ

CÓ CON NẰM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐỨC GIANG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội, tháng 01 - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

LƯƠNG HÀ MAI PHƯƠNG

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ SỐT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁC BÀ MẸ

CÓ CON NẰM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐỨC GIANG

Chuyên ngành: Điều dưỡng

Mã số: 8.72.03.01

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS Nguyễn Tiến Dũng

Trang 4

1.3.3 Kiểu sốt trên lâm sàng 91.3.3.1

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sốt 10

1.5 Đặc điểm điều hòa thân nhiệt ở trẻ em 10

1.6.2 Các bệnh không nhiễm khuẩn có sốt 12

Trang 5

1.7.2 Ở trẻ lớn 131.8 Hậu quả của việc sốt cao ở trẻ em 13

1.12 Tác hại của thuốc hạ sốt 16

1.14 Các nghiên cứu về sốt và chăm sóc trẻ khi sốt 181.14.1 Các nghiên cứu về sốt ở trẻ em và chăm sóc trẻ khi sốt 181.14.2 Các nghiên cứu về sốt ở trẻ em và chăm sóc trẻ khi sốt 20

Trang 6

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 242.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 24

2.5 Cách thức thu thập số liệu 252.5.1 Các biến số nghiên cứu 25

2.7 Sai số và cách khống chế 27

3.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu 293.1.1 Đặc điểm của trẻ trong nhóm nghiên cứu 293.1.2 Đặc điểm của bà mẹ trong nhóm nghiên cứu 303.2 Kiến thức, thái độ và hành vi xử trí sốt của bà mẹ 323.2.1 Kiến thức của bà mẹ về vấn đề sốt ở trẻ 323.2.2 Thái độ của bà mẹ về vấn đề sốt ở trẻ 333.2.3 Thực hành của bà mẹ khi con bị sốt 343.3 Một số yếu tố liên quan đến cách xử trí sốt của bà mẹ 363.3.1 Mối liên quan về kiến thức của bà mẹ với vấn đề sốt ở trẻ 363.3.2 Mối liên quan về thái độ của bà mẹ với vấn đề sốt ở trẻ 373.3.3 Một số yếu tố liên quan giữa thực hành với thái độ về sốt của

bà mẹ

42

Trang 7

4.1.1 Đặc điểm của trẻ 45

4.2 Kiến thức của các bà mẹ về vấn đề sốt ở trẻ 454.3 Thái độ của các bà mẹ về vấn đề sốt ở trẻ 454.4 Cách xử trí sốt của các bà mẹ 454.4.1 Cách phát hiện trẻ sốt của các bà mẹ 454.4.2 Biện pháp hạ sốt ban đầu cho trẻ của các bà mẹ 454.4.3 Cách nuôi dưỡng trẻ khi sốt của bà mẹ 454.5 Mối liên quan giữa TĐHV với kiến thức, thực hành về chăm

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1: BỘ CÂU BỘ PHỎNG VẤN

Trang 8

CNVC Công nhân viên chức

NT Nội trợ

THPT Trung học phổ thông

CĐ, ĐH Cao đẳng, Đại học

PG E Prostaglandine E

UNICEF United National Chirldren’s Fund

WHO World Health Organization : Tổ chức Y tế thế giới

IMCI Intergrated management of childhood illness:

Chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh

DANH MỤC BẢNG

Trang 9

Bảng 3.3 Điều kiện kinh tế của đối tượng nghiên cứu 30Bảng 3.4 Kiến thức của bà mẹ về sốt 30Bảng 3.5 Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu sốt ở trẻ 31Bảng 3.6 Kiến thức của bà mẹ về biến chứng của sốt ở trẻ 31Bảng 3.7 Kiến thức của bà mẹ về sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ 31Bảng 3.8 Kiến thức của bà mẹ về loại thuốc hạ sốt hay dùng cho

trẻ

32

Bảng 3.9 Đánh giá chung về kiến thức của các bà mẹ 32Bảng 3.10 Thái độ của bà mẹ về việc xử trí khi trẻ bị sốt 32Bảng 3.11 Cách phát hiện trẻ sốt của bà mẹ 33Bảng 3.12 Biện pháp hạ sốt ban đầu cho trẻ 33Bảng 3.13 Cách dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt 34Bảng 3.14 Cách nuôi dưỡng khi trẻ sốt 34Bảng 3.15 Nguồn kiến thức về chăm sóc sốt của các bà mẹ 35Bảng 3.16 Kiến thức của bà mẹ về biến chứng của sốt ở trẻ theo

TĐHV

35

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức sốt 34Bảng 3.18 Mối liên quan giữa TĐHV với kiến thức sốt 35Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tuổi với kiến thức sốt 35Bảng 3.20 Mối liên quan giữa số con với kiến thức sốt 36

Trang 10

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa thu nhập TB của gia đình với kiến

thức sốt

37

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với thái độ về sốt 37Bảng 3.24 Mối liên quan giữa học vấn mẹ với thái độ về sốt 38Bảng 3.25 Mối liên quan giữa tuổi mẹ với thái độ của mẹ về sốt 38Bảng 3.26 Mối liên quan giữa số con với thái độ của mẹ về sốt 39Bảng 3.27 Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với thái độ của

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo sinh lý bệnh học thì về cơ bản sốt là một phản ứng bảo vệ, vì khisốt làm tăng số lượng bạch cầu, tăng khả năng thực bào của bạch cầu, tăng tếbào của hệ liên võng ; nhiệt độ cao do sốt còn có tác dụng ức chế sự sinhsản của một số virut (cúm, bại liệt ) [1]

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ khi hệ thống miễn dịch của cơ thể còn chưahoàn thiện nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩnđường hô hấp, … [2], [5] Khi mắc các bệnh, đa số trẻ sẽ có phản ứng sốtkèm theo để phản ứng bảo vệ lại cơ thể Sốt còn làm tăng nội tiết tố có tácdụng chống viêm và chống dị ứng, tăng khả năng phân huỷ vi khuẩn, tăng cácchức phận sinh lý Nhưng khi sốt cao và kéo dài có thể dẫn đến rối loạnchuyển hoá các chất, rối loạn các chất và rối loạn các chức phận cơ quan, tạonên vòng xoắn bệnh lý [3], [4], [5]

Sốt cao hoặc sốt kéo dài dễ dẫn đến tình trạng mất nước, điện giải, thiếucác chất dinh dưỡng do tăng chuyển hóa, giảm hấp thu, kém ăn Trẻ sốt kéodài dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất [5] Ở trẻdưới 6 tuổi sốt cao có khi kèm theo co giật [4] Sốt cao co giật thường gặp ởtrẻ nhỏ và để lại những di chứng nặng nề cho đứa trẻ sau này giả ở Mỹ vàchâu Âu, 3-5 % số trẻ em < 5 tuổi bị sốt cao co giật một hoặc nhiều lần, tỷ lệgặp cao nhất trong khoảng 10 tháng đến 2 tuổi [7], [8], [5] Ở Việt Nam theo

Lê Thanh Hải và cộng sự, co giật do sốt ở trẻ dưới 7 tuổi vào khoa cấp cứulưu bệnh viện Nhi Trung Ương giai đoạn 1984-1990 chiếm 2.12% số trẻ nhậpviện trong thời gian đó [10] Cơn co giật kéo dài dẫn đến thiếu oxi não làmtổn thương các tế bào thần kinh (giảm trí nhớ, động kinh), thậm chí hôn mê,

tử vong hoặc làm tăng nguy cơ co giật cho những lần sau khi trẻ sốt [5], [3].Kiến thức thái độ hành vi của người mẹ, người chăm sóc và người nuôi dưỡngtrẻ mỗi khi con mình bị sốt có ảnh hưởng rất lớn tới việc điều trị, mức độnặng cũng như sức khỏe của trẻ em Vì vậy việc nâng cao kiến thức và kĩ

Trang 13

năng thực hành của các bà mẹ để phòng ngừa các biến chứng của sốt trướckhi trẻ tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế đóng vai trò rất quan trọng.

Trong những năm gần đây, đề tài về sốt và chăm sóc trẻ khi sốt đã

được một số tác giả quan tâm; tuy nhiên kết quả thay đổi theo thời gian, địađiểm nghiên cứu cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe… bên cạnh đó vớimong muốn tiến hành nghiên cứu để nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên y

tế tại bệnh viện đa khoa Đức Giang Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài

“Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sốt và một số yếu

tố liên quan của các bà mẹ có con nằm điều trị tại bệnh viện Đức Giang”.

Các kết quả của đề tài sẽ giúp cho việc lập kế hoạch truyền trông giáo dục sứckhỏe cho các bà mẹ, cách chăm sóc trẻ khi bị sốt trong tương lai Đề tài vớihai mục tiêu sau:

1 Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ

có con nằm điều trị tại bệnh viện Đức Giang năm 2019.

2 Phân tích mối liên quan đến kiến thức và thực hành đúng trong chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ.

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm về sốt

Sốt là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân gây nên rối loạnđiều hòa thân nhiệt, làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơthể Trong nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn, triệu chứng sốtthường xuất hiện rất sớm Vì vậy, sốt còn được coi là triệu chứng nhạy bén vàđáng tin cậy Sốt là trạng thái thân nhiệt cao hơn bình thường [5], một trẻ đượccoi là sốt khi nhiệt độ đo ở nách ≥ 37,5 0C [11]

Một số tác giả cho rằng: “Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt của cơ thể được xácnhận khi đo nhiệt độ ở hậu môn trên 37,8 0C (ở trẻ bú mẹ) hoặc trên 380C (ở trẻlớn hơn) trong điều kiện cơ thể nghỉ ngơi, do hậu quả của sự rối loạn trung tâmđiều hoà nhiệt ở vùng dưới đồi làm tăng ngưỡng thân nhiệt” [7]

Một bệnh nhân được đánh giá là sốt khi thân nhiệt như sau: [2]

- Sốt nhẹ: 37,5 0C – 38,0 0C

- Sốt vừa: 38,00C – 38,5 0C

- Sốt cao: 38,5 0C – 39,0 0C

- Sốt rất cao: ≥ 39,5 0C

Cách phân loại trên dựa vào nhiệt độ đo ở nách [7],[17]

Cơ chế điều hòa nhiệt của cơ thể người:

Sự ổn định nhiệt độ cơ thể là một điều kiện để đảm bảo cho các phản ứng hóahọc diễn ra bình thường Nhờ có cơ chế điều hòa nhiệt nên nhiệt độ của cơ thểluôn được duy trì trong giới hạn bình thường Rối loạn điều nhiệt sẽ dẫn đếnrối loạn hoạt động chức năng cơ thể [7]

Trang 15

Ở cơ thể người cũng như ở các loài động vật máu nóng khác, thân nhiệt luônđược duy trì ở mức hằng định hoặc dao động trong một giới hạn hợp lý do có

sự cân bằng giữa hiện tượng “sinh nhiệt” và hiện tượng “thải nhiệt”

- Hiện tượng sinh nhiệt: Nhiệt lượng được sinh ra trong cơ thể người do quá

trình “đốt cháy” carbonhydrat, acid béo và acid amin mà chủ yếu là trong quátrình co cơ và tác động của hormon thông qua men ATP-aza (Adenosintriphosphataza) Sinh nhiệt do cơ bắp có tầm quan trọng đặc biệt vì nó có thểthay đổi tùy theo nhu cầu do sự chỉ huy của võ não (hữu ý) hoặc do thần kinh

tự động Một nguồn sinh nhiệt nữa của cơ thể là do cơ Trong co cơ, nănglượng sinh ra dưới dạng nhiệt năng, do đó lao động thể lực làm cho thân nhiệttăng lên, Run cơ khi rét thực chất cũng là co cơ với biên độ thấp và là mộtnguyên nhân sinh nhiệt quan trọng, có tới 80% năng lượng bị mất đi dướihình thức này [7]

- Hiện tượng thải nhiệt: Cơ thể thải nhiệt ra môi trường xung quanh chủ yếu

bằng các con đường đối lưu, bức xạ và bốc hơi qua bề mặt da Chi phối cácquá trình này do tuần hoàn đưa máu đến bề mặt của cơ thể nhiều hay ít và bàitiết mồ hôi dưới tác động của thần kinh giao cảm [4] Ngoài con đường trên,

cơ thể còn thải nhiệt qua hô hấp, mất nhiệt qua các chất thải (phân, nướctiểu…) [2], [3]

- Trung tâm điều hòa nhiệt: Duy trì sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt

được đặt dưới sự điều hành của trung tâm điều hòa nhiệt, nằm dưới đồi thị củanão Nếu tổn thương trung tâm điều hòa nhiệt thì cơ thể người sẽ mất khảnăng duy trì thân nhiệt ổn định và lúc đó nhiệt độ của cơ thể sẽ biến đổi theonhiệt độ của môi trường xung quanh gọi là hiện tượng “biến nhiệt” [4]

1.2 Cơ chế bệnh sinh của sốt [3],[4]

Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt chủ động do trung tâm điều hòa nhiệt bị rốiloạn trước tác động của chất gây sốt (chất sinh nhiệt) Chất sinh nhiệt có hailoại: chất sinh nhiệt nội sinh và chất sinh nhiệt ngoại sinh [5], [12]

Trang 16

- Chất sinh nhiệt nội sinh: đó là các cytokine do bạch cầu sinh ra thông qua

Prostaglandine E2 tác động lên thụ thể ở trung tâm điều nhiệt gây sốt

- Chất sinh nhiệt ngoại sinh: được biết rõ nhất là các pyrogen thuộc các thành

phần, độc tố, các sản phẩm của các vi sinh vật

Cơ chế gây sốt nội sinh: đó là các cytokine do bạch cầu sinh ra thông qua

Prostaglandine E2 tác động lên thụ thể ở trung tâm điều nhiệt gây sốt

Ở một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra đem tiêm tĩnh mạch một khángnguyên cho một con vật đã gây cảm ứng trước có thể trong một số điều kiện,gây sốt nhanh không khác gì một đáp ứng với nội tiết tố Trái lại không sốtnếu con vật không được cảm ứng Đem tiêm huyết tương của con vật đã đượccảm ứng cho một vật tiếp nhận thì phản ứng nhiệt xuất hiện khi tiêm khángsinh vào tĩnh mạch, nhưng nếu đem tiêm tế bào lách hay tế bào bạch – hạchthì không gây phản ứng nào cả Hơn nữa lại có mối liên quan chặt chẽ giữa tỉ

lệ kháng thể đặc hiệu với phản ứng sốt Tiêm tĩnh mạch một hợp phức khángsinh kháng thể cho thực nghiệm không gây cảm ứng sẽ tạo ra sốt [11], Nhữngthực nghiệm này có thể thực hiện sau quá trình cảm ứng bằng kháng sinh vikhuẩn hay sau gây miễn dịch cho vật bằng protein lạ (thí dụ albumin huyếtthanh người) hoặc bằng hapten của thuốc trong vài trường hợp trước sự hiệndiện của quá nhiều kháng sinh hợp phức kháng nguyên - kháng thể cố địnhngay bổ thể rất cần thiết để tạo ra sốt Trong mọi trường hợp ta đã chứng minh

rõ ràng sự tổng hợp của gây nhiệt nội sinh

Chất gây sốt ngoại sinh: được biết rõ nhất là các pyrogen thuộc các thành

phần, độc tố, các sản phẩm của các vi sinh vật [11]

- Tác nhân vi khuẩn: Khi người ta tiêm cho thỏ một liều độc tố của khuẩn

Coli từ 1-3mg/kg, sốt sẽ xuất hiện sau 15-30 phút và đạt đỉnh cao giữa 90 và

120 phút Phản ứng này chống nội tiết tố vi khuẩn, chủ yếu do lipo-polisacaritLipit A gồm một nhân diglucosamit este hóa và amin hóa do một acid béo dài

Trang 17

chuỗi như 2 ceto 3 desoxytonat và một gốc pyrophotphat là nguyên nhân phảnứng vì khi lipo - polisacarit bị hủy thì hết sốt [11].

polisacarit rút ra từ vách cryptococ tạo phản ứng nhiệt Những chiết xuất từprotein cũng làm tăng nhiệt nhưng chỉ trên những con vật đã được cảm ứngnhư vậy loại sốt này có thể do cơ chế khác gây ra [11]

influenza hay coc-sac-ki gây sốt Hình như những phân tử Glucido Lipit trongngưng kết tố hồng cầu của siêu vi khuẩn là nguyên nhân của sốt vì nếu bị hủy

đi thì khả năng gây bệnh cũng mất

Cơ chế gây sốt:

Sốt là một phản ứng của cơ thể trước nhiều tác nhân: vi khuẩn và độc tố củachúng, nấm, ricketsia, kí sinh trùng, một số chất hóa học và một số thuốc,hormon, các kháng nguyên của cơ thể…Những tác nhân gây sốt trên gọi làchất sinh nhiệt ngoại sinh Các chất sinh nhiệt ngoại sinh tác động thông quachất trung gian gọi là chất sinh nhiệt nội sinh Interleukin-1 do các tế bào đơnnhân và đại thực bào sản xuất ra, bản chất là một peptid có vai trò đáp ứngsớm hay “đáp ứng của giai đoạn cấp tính” và được coi là cytokin đảm nhiệmchức năng sinh nhiệt nội sinh Hoạt động của interleukin-1 được thực hiện khichúng tác động lên các nơron cảm ứng nhiệt ở vùng trước thị giác của vùngdưới đồi thị, kích thích quá trình tổng hợp prostaglandin nhóm E từ acidarachidonic Prostaglandin E mà đặc biệt là PG-E1 sẽ kích thích quá trìnhtổng hợp adenyl monophosphat vòng (AMP vòng) để hoạt hóa quá trình sinhnhiệt Thực chất của quá trình sinh nhiệt là một dãy phản ứng thần kinh- hóahọc phức tạp chưa hoàn toàn sáng tỏ Nhìn chung những nguyên nhân làmtăng sản xuất chất sinh nhiệt nội sinh Interleukin-1 hoặc tăng sản xuấtProstaglandin E đều làm tăng quá trình sinh nhiệt và ngược lại (asprin và các

Trang 18

dẫn xuất) có tác dụng hạ sốt thông qua cơ chế ức chế men cyclo-oxygenaza từ

đó ngăn cản tổng hợp prostaglandin E1, E2 Glucocorticoid hạ nhiệt thôngqua cơ chế ức chế sản xuất ra interleukin-1 v.v…) [5], [12]

Cần phải nhấn mạnh rằng, sốt là một phản ứng của cơ thể đối với các chấtsinh nhiệt ngoại sinh (phần lớn là các tác nhân gây bệnh) thông qua vai tròtrung gian của interleukin-1; là đáp ứng đặc thù của cơ thể với các nhiễmtrùng và viêm nhiễm cấp tính Một số đáp ứng này mang tính bảo vệ Do vậy,không phải tất cả mọi trường hợp sốt đều cần dùng thuốc hạ sốt ngay mà chỉkhi sốt gây rối loạn những chức năng của cơ quan trong cơ thể lúc đó mới cầnphải hạ sốt [12]

Chất gây sốt nội sinh làm thay đổi điểm đặt nhiệt của trung tâm khiến nó điềuchỉnh thân nhiệt vượt 370C nói cách khác, lúc này nhiệt độ 370C được trungtâm coi là bị nhiễm lạnh, do vậy cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm lạnh.Như vậy, trung tâm điều nhiệt trong sốt không rối loạn mà vẫn điều chỉnh

được thân nhiệt và vẫn phản ứng đúng quy luật với sự thay đổi nhiệt độ của

môi trường Khi chất gây sốt hết tác dụng, điểm điều nhiệt trở về mức 370C,

cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm nóng Nếu thân nhiệt trong sốt quá cao,trung tâm mới bị rối loạn, mất khả năng điều chỉnh [5]

Trang 19

Cách phân loại trên dựa vào nhiệt độ đo ở nách [7]

1.3.2 Theo thời gian sốt.

- Sốt cấp tính: thường dưới 7 ngày, gồm các bệnh nhiễm trùng do virus

- Sốt kéo dài: thời gian sốt ít nhất 2 tuần [4], [13]

- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân: khái niệm này dùng để chỉ những trườnghợp sốt kéo dài mà trong vòng 1 tuần với sự tích cực tìm kiếm của bác sỹ và

sự giúp đỡ của các xét nghiệm thường quy vẫn không xác định được nguyênnhân [13],

Trang 20

1.3.3 Kiểu sốt trên lâm sàng [11]

- Sốt thành cơn: khi trong ngày có những cơn sốt rõ rệt (kể cả cảm giáccủa người bệnh và lấy nhiệt độ chứng minh) xen kẽ với những thời gian hoàntoàn không sốt Trong ngày có thể có 1 hoặc nhiều cơn sốt

- Sốt có chu kỳ: cơn sốt trong ngày xảy ra cùng một thời gian và kiểu sốttương tự Chu kỳ có thể xảy ra hàng ngày hoặc cách ngày hoặc cách 2 ngày.Kiểu sốt này hay gặp trong sốt rét tái phát “Sốt hồi quy” cũng có thể coi làsốt có chu kỳ nhưng từng đợt sốt kéo dài nhiều ngày xen kẽ những đợt nghỉnhiều ngày không sốt

1.3.3.2 Kiểu khởi phát sốt

Trong lâm sàng, kiểu khởi phát sốt được các thầy thuốc rất chú ý bởi lẽ có thể

là định hướng cho chẩn đoán nguyên nhân Dựa vào kiểu khởi phát sốt, nguời

ta chia sốt ra làm 3 loại: đột ngột, tương đối đột ngột và từ từ

- Sốt đột ngột: là khi nhiệt độ ở bệnh nhân tăng lên rất nhanh, đạt tới đỉnh caotrong vòng 1 ngày, đúng hơn là trong vòng 12 giờ Sốt đột ngột gần đồngnghĩa với sốt cấp tính

- Sốt tương đối đột ngột: khi nhiệt độ của bệnh nhân đạt tới đỉnh cao từ 1-2ngày

- Sốt từ từ: khi nhiệt độ ở bệnh nhân tăng dần chậm và sau 3 ngày mới đạtđỉnh cao

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sốt

1.4.1 Vai trò của vỏ não

Trang 21

Thí nghiệm: trước khi gây sốt, nếu tiêm cafein, cơn sốt cao hơn bình thườngnhưng nếu cho động vật uống bromua thì sốt nhẹ hơn Như vậy mức độ sốtphụ thuộc vào mức hưng phấn của vỏ não và hệ giao cảm [5].

1.4.2 Vai trò tuổi

Ở trẻ nhỏ, phản ứng sốt thường mạnh nên trẻ dễ xuất hiện co giật khi thânnhiệt cao Ngược lại, ở người già phản ứng sốt yếu không thể hiện được mức

độ bệnh Ở đây có vai trò của cường độ chuyển hóa [7]

1.4.3 Vai trò của nội tiết

Vai trò của các tuyến nội tiết trong cơ chế sốt chưa có nhiều ý kiến chứngminh Tuy nhiên việc cắt bỏ một tuyến như hạ não, tuyến giáp thì thấy phảnứng sốt giảm Gần đây người ta chú ý đến vai trò của prostaglandine trong cơchế gây sốt Chất gây sốt giúp cho tăng quá trình tổng hợp prostaglandine từcác acid béo không bão hòa Có lẽ chất gây sốt tác dụng lên trung tâm điềuhòa nhiệt độ thông qua vai trò của prostaglandine [5]

1.5 Đặc điểm điều hòa thân nhiệt ở trẻ em

Đặc điểm cơ bản nhất của điều hòa thân nhiệt ở trẻ em là trung tâm điềunhiệt chưa trưởng thành, rất dễ bị tác động, dễ sốt cao ngay cả khi nhiễmtrùng nhẹ hoặc ngược lại

Diện tích da của trẻ em tính theo cân nặng rộng, mạng mao mạch dưới

da cũng nhiều hơn so với người lớn nên thân nhiệt rất dễ bị ảnh hưởng bởinhiệt độ môi trường Do cơ thể trẻ đang phát triển, trẻ luôn hiếu động nên quátrình sinh nhiệt cũng cao hơn Để cân bằng thân nhiệt, cơ chế thải nhiệt quabốc hơi ở trẻ qua nhịp thở và bài tiết mồ hôi có vai trò rất quan trọng Ở lứatuối dậy thì do có biến động về nội tiết và thần kinh mạnh mẽ nên sự điều hòanhiệt độ ở trẻ em cũng rất dễ mất cân bằng và rối loạn Ngoài ra ở trẻ em cóthể gặp các bệnh bẩm sinh do rối loạn các cơ quan điều nhiệt như thiểu sảnhay bất sản tuyến mồ hôi, loạn sản ngoại bì gây sốt kéo dài [3], [13]

1.6 Nguyên nhân gây sốt

1.6.1 Các bệnh nhiễm khuẩn:

Trang 22

- Nhiễm virus: đa số các bệnh do virus gây ra đều có sốt đột ngột hoặc tươngđối đột ngột và thời gian sốt thường chỉ kéo dài 2-7 ngày hoặc tới 10 ngày.Sốt do virus còn gọi là sốt cấp tính hay sốt ngắn ngày (để phân biệt với sốtkéo dài) Tuy vậy cũng có một số virus gây sốt kéo dài như: Epstein-Barr,virus Coxsackie nhóm B, virus sốt chim, vẹt…[14]

- Nhiễm vi khuẩn: Sốt do nhiễm các vi khuẩn rất đa dạng và không có một đặcđiểm chung nhất Tuy nhiên, căn cứ vào cơ quan tổn thương và tính chất củasốt cũng có thể chẩn đoán được căn nguyên bệnh

- Nhiễm ký sinh trùng: đa số các bệnh do ký sinh trùng gây ra đều có sốt nhẹ

và sốt vừa, ít khi có sốt cao, trừ một số đơn bào như sốt rét Plasmodium, bệnh

do Leishmania

- Nhiễm rickettsia: các rickettsia gây ra những bệnh thường có ổ bệnh thiênnhiên và là nhóm bệnh từ động vật lây sang người Sốt trong các bệnh dorickettsia gây nên có đặc điểm chung là dao động, có chu kì, kéo dài và táiphát [15]

1.6.2 Các bệnh không nhiễm khuẩn có sốt

- Các bệnh của hệ thống tạo máu: các bệnh Leucose, Hodgkin, u lymphokhông phải Hodgkin, tăng tổ chức bào ác tính là những bệnh thường xuyên cósốt

- Các bệnh mô liên kết: các bệnh luput ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp,viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm nút quanh động mạch, viêm độngmạch tế bào khổng lồ đều có thể có sốt Các bệnh mô liên kết thường gây sốtcao, kéo dài và chủ yếu là sốt nóng Các bệnh lý u, đặc biệt là u ác tính cũng

là nguyên nhân gây sốt kéo dài Tuy vậy, sốt trong bệnh lý u thường là muộn

và đa số các trường hợp sốt xuất hiện khi đã phát hiện ra khối u trước đó [16]

Trang 23

- Mắc một số bệnh lý khác: nhiều bệnh lý khác cũng có sốt như: tắc mạchphổi rải rác, sốt do tan máu bởi các nguyên nhân khác nhau, sốt do phản ứngvới thuốc… [17].

1.7 Các dấu hiệu nhận biết khi trẻ sốt

Các dấu hiệu và triệu chứng sốt ở trẻ có thể được biểu hiện rõ ràng hoặc kínđáo Các triệu chứng ở trẻ càng nhỏ thì càng kín đáo và thường có các biểuhiện và triệu chứng sau [20]:

1.7.1 Ở trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ thường có các dấu hiệu sau:

- Cáu gắt hơn bình thường

- Trẻ thở nhanh hơn bình thường

- Có những thay đổi bất thường trong giấc ngủ hoặc ăn uống

- Cha mẹ thấy trẻ ấm, nóng hơn

1.7.2 Ở trẻ lớn

- Trẻ nóng hoặc lạnh hơn những người xung quanh ở cùng môi trường sống

- Trẻ kêu đau nhức cơ thể

- Trẻ nói trẻ đau đầu

- Trẻ khó ngủ hoặc ngủ nhiều

- Trẻ chán ăn

1.8 Hậu quả của việc sốt cao ở trẻ em

Trang 24

1.8.1 Hậu quả tốt

- Sốt có tác dụng trên các mầm bệnh hoặc trực tiếp do tăng nhiệt độ kíchthích các phản ứng tự vệ của cơ thể, hoặc gián tiếp qua nhiều trung gian

- Nhiều công trình cho thấy nhiệt độ có tác dụng ức chế sinh trưởng của

vi khuẩn Chất gây sốt nôi sinh là tiền đề của nhiều sự biến đổi trong nội môi

và hàng loạt đáp ứng kích thích có lợi cho cơ thể, gia tăng sản sinh bạch cácbạch cầu đa nhân trung tính, phòng thích các lysosyme và lactoferin

- Tăng bài tiết corticosteroids, glucagon, insuline với những tác dụngchuyển hóa thứ phát Sốt tạo điều kiện cho virus tiêu hủy lysosome, gây chết tếbào, kéo theo sự chết của virus

- Sốt tác dụng gián tiếp qua trung gian interfero, ức chế không đặc hiệu sựtổng hợp của nhiều chất và sự sinh trưởng của virus [18]

1.8.2 Hậu quả xấu

- Sốt cao ở trẻ em thường gây co giật nhất là đối với trẻ dưới 5 tuổi, co giậtlàm cho bà mẹ lo lắng và hoang mang, đây cũng là lý do trẻ được đi khám và

là một trong những dấu hiệu nguy hiểm toàn thân mà chương trinh xử trí lồngghép chăm sóc trẻ bệnh ( IMCI: Integrated Management of Childhood Illness)khuyến cáo chuyển viện, thật vậy cũng khó mà nhận biết ngay là co giật lànhtính do hậu quả của sốt cao hay là biểu hiện của một bệnh lý não – màng nãonặng nề hay co giật do nguyên nhân khác ở một trẻ có sốt [18]

- Sốt cao kéo dài gây mất nước và điện giải qua vả mồ hôi và tăng nhịp thở

- Gây kiềm hô hấp

- Sốt cao kéo dài gây vỡ hồng cầu, gây thiếu máu, tăng chuyển hóa vàtăng nhịp thở

1.9 Cách đo thân nhiệt

1.9.1 Dụng cụ đo thân nhiệt

Trang 25

Cần đo nhiệt độ để xác định mức độ sốt của trẻ Dụng cụ có thể sử dụng lànhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử để đo ở nách, đo tai, đo trán/thái dương.Tuy nhiên không nên sử dụng loại nhiệt kế điện tử dán trán vì không chínhxác Nhiệt kế điện tử đo tai cũng thường không chính xác cho trẻ dưới 3 thángtuổi [19]

1.9.2 Cách đo nhiệt độ

Có thể đo nhiệt độ của trẻ tại nách (đa số), miệng, hậu môn, tai, trán/tháidương (điện tử dùng tia hồng ngoại)

- Với trẻ sơ sinh, nên sử dụng nhiệt kế điện tử để kẹp vào nách

- Với trẻ 3 tháng đến 5 tuổi, có thể lấy nhiệt độ tại nách hoặc tai

- Trẻ lớn hơn thì có thể lấy ở nách là chủ yếu

Thông thường, nếu trẻ có nhiệt độ hậu môn là 36,5- 37,50C là bình thường.Nếu nhiệt độ hậu môn từ 380C trở lên tức là trẻ sốt Trong đó, nhiệt độ hậumôn bằng nhiệt độ nách +0,5 và bằng nhiệt độ tai +0,3

1.9.2.1 Đo nhiệt độ ở nách [1], [3]

- Lau khô vùng nách

- Vẩy mạnh nhiệt kế sao cho mức thủy ngân ở dưới 350C

- Đặt đầu thủy ngân vào giữa vùng hõm nách Đọc kết quả sau 5 phút

1.9.2.2 Đo nhiệt độ ở miệng [3], [20]

- Không ăn uống ít nhất 10 phút trước khi cặp nhiệt độ

- Kiểm tra mức thủy ngân dưới vạch 350C

- Đặt đầu thủy ngân ở dưới lưỡi – với trẻ nhỏ ở góc má, ngậm miệng lại nhẹnhàng (tránh cắn phải nhiệt kế) Với trẻ lớn, khi trẻ có răng hạn chế cặp theophương pháp này vì trẻ dễ cắn vỡ nhiệt kế Đọc kết quả sau 5 phút

1.9.2.3 Đo nhiệt độ tại hậu môn [3], [20]

- Cặp nhiệt độ được đặt vào ống trực tràng (thường có loại nhiệt kế riêng).Đây là nhiệt độ phản ánh trung thực nhiệt độ cơ thể nhất Nên thực hiện cầncẩn thận vì nếu thô bạo có thể làm tổn thương hậu môn ở trẻ nhỏ

- Đọc kết quả sau 5 phút Nhiệt độ đo được bằng hoặc trên 380C được xem làsốt

Trang 26

1.10.1 Với trẻ sốt cao:

Khi trẻ sốt cao cần được nằm ở buồng bệnh thoáng mát Cần nới rộng quần áo

để thoát nhiệt và sử dụng các biện pháp hạ nhiệt sau:

Lau người hoặc tắm nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ

2-30C) Sau 5 phút một lần lại cặp lại nhiệt độ và thôi lau người cho đến khi thânnhiệt hạ xuống còn 380C Không được dùng nước lạnh, nước đá để lau mình vìlàm như vậy làm cho mạch máu co lại, ngăn cản hiện tượng tỏa nhiệt và sẽkhiến thân nhiệt gia tăng Ngoài ra, cần chú ý không được pha rượu (gây ngộđộc) hay thoa chanh (gây tổn thương da) khi lau mát cho trẻ

cùng hàng chục dẫn xuất của chúng thường được sử dụng để hạ thân nhiệt.Các thuốc an thần cũng được sử dụng, đặc biệt là với trẻ em, ngoài tác dụng

hạ sốt còn đề phòng co giật Glucocorticoid cũng có tác dụng hạ nhiệt nhưng

ít được sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ

Xử trí bằng thuốc hạ sốt trong các trường hợp:

- Khi trẻ sốt từ 38,50C trở lên kèm theo khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ

- Sốt từ 380C trở lên có tiền sử bệnh lý tim/phổi, tiền sử co giật…

Khi sử dụng thuốc hạ sốt cần lưu ý, có thể dùng paracetamol hoặcacetaminophen: 10-15mg/kg cân nặng, uống khi cần mỗi 4-6 giờ Không chotrẻ uống Aspirin khi có triệu chứng thủy đậu hay cúm, vì có thể gây ra hộichứng Reye [2]

1.11 Nuôi dưỡng khi trẻ sốt [5],[8]

- Cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn bình thường theo nhu cầu củatrẻ, khi trẻ sốt hay cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, cho trẻ ăn làm nhiều lần Hãy cho

Trang 27

trẻ ăn những món mà trẻ thích, uống thêm nước hoa quả tươi như lê, táo, cam,dưa hấu

- Hãy khuyến khích trẻ uống nước càng nhiều càng tốt (không dùng nước cóga), bằng cách cho uống những lượng nước nhỏ, theo khoảng cách đều đặn

- Tái khám sau 2 ngày nếu còn sốt, tái khám ngay khi trẻ có dấu hiệu nặng(cần đi bệnh viện)

1.12 Tác hại của thuốc hạ sốt [4],[5]

Tác hại của nhóm thuốc hạ sốt hay sử dụng như aspirin, ibuprofen,paracetamol thuộc nhóm hạ sốt, chống viêm, giảm đau không steroid Tác hạicủa thuốc chủ yếu là do ức chế tổng hợp PG Thuốc có các tác hại chính sau:

- Tác hại lên hệ tiêu hóa: do đặc điểm cơ chế tác dụng của nhóm thuốc

hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid làm mất đi khả năng bảo vệ niêmmạc dạ dày của PG, đặc biệt là PG E2 có tác dụng làm tăng chất nhầy và cóthể kích thích phân bào để thường xuyên thay thế các tế bào niêm mạc bị pháhủy, tạo điều kiện cho HCl của dịch vị gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày,

cụ thể gây loét dạ dày- ruột Vì vậy, không được dùng thuốc cho những người

có tiền sử loét dạ dày và phải uống thuốc sau bữa ăn

- Gây xuất huyết: Làm kéo dài thời gian chảy máu do ức chế ngưng kếttiểu cầu Đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết,

sử dụng Aspirin hạ sốt có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, nội tạng…

- Gây hại cho gan, thận: Với thận, PG có vai trò quan trọng trong tuầnhoàn thận Ức chế tổng hợp PG gây hoại tử gan và sau là viêm thận kẽ mãntính, giảm chức phận cầu thận Thuốc hạ sốt nhóm không steroid chuyển hóaqua gan và thải trừ qua thận, nên nếu sử dụng kéo dài và trên những ngườigiảm chức năng gan, thận sẽ gây hại cho gan, thận

Ngoài các tác dụng không mong muốn chính nêu trên còn có thể gặp các tácdụng không mong muốn khác như:

Mọi thuốc chống viêm không steroid đều có khả năng gây cơn hen giả

Với aspirin, nếu dùng lâu có thể gây “hội chứng salicyle”: buồn nôn, ù tai,điếc, nhức đầu, lú lẫn Gây các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, phù, hen,phù Quicke Ở trẻ nhỏ, nếu ngộ độc aspirin có thể gây nhiễm kiềm hô hấp(làm thở nhanh và sâu), từ đó dẫn đến hậu quả nhiễm toan chuyển hóa

Trang 28

Trong 3 loại thuốc hạ sốt hay được sử dụng hiện nay bao gồm aspirin,ibuprofen và paracetamol thì paracetamol là loại thuốc hay được sử dụngnhiều nhất vì thuốc ít gây tác dụng phụ Tuy nhiên chúng ta nên chú trọng sửdụng các biện pháp hạ sốt vật lý trước khi sử dụng các loại thuốc hạ sốt chotrẻ Khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ cần tuân thủ tuyệt đối thời điểm dùngthuốc, thời gian giữa 2 lần dùng thuốc và liều lượng thuốc phù hợp với cânnặng của trẻ.

1.13 Biến chứng của sốt [4],[10]

Khi trẻ sốt, có thể gặp các biến chứng sau

- Sốt cao gây co giật

- Gây mất nước, điện giải

- Gây rối loạn hô hấp, giai đoạn đầu gây thở nhanh

- Gây gầy sút cân do tăng chuyển hóa, giảm hấp thu, kém ăn và rối loạntiêu hóa Nguy cơ chậm phát triển thể chất nếu trẻ sốt kéo dài

1.14 Các nghiên cứu về sốt và chăm sóc trẻ khi sốt

1.14.1 Các nghiên cứu về sốt ở trẻ em và chăm sóc trẻ khi sốt trên thế giới

- Sốt ở trẻ là vấn đề được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm.Trên thế giới đã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ,thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt nhằm hạn chế biến chứng của sốt ởtrẻ và bổ sung kiến thức, cách xử trí sốt cho các bà mẹ: Năm 1998, tác giảngười Italy – Nannini S [21] đã tiến hành nghiên cứu với đề tài “ Kiến thức,thái độ và cách xử trí sốt của bà mẹ có con dưới độ tuổi đi học”, đề tài nàycũng đã được tác giả Elena Chiappini [22] tiến hành nghiên cứu vào năm2011.Tác giả Vefik Arica [23] tiến hành nghiên cứu kiến thức, thái độ và cách

xử trí của bà mẹ về sốt ở trẻ tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011…Theo nghiên cứu củacác tác giả, hầu hết các bà mẹ có kiến thức và cách xử trí đúng cho trẻ khi sốt.Trong nghiên cứu của tác giả Vefik Arica tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy 99.2% bà

mẹ có thái độ quan tâm đến vấn đề sốt ở trẻ, cho rằng sốt ở trẻ là vấn đề nguyhiểm đến tính mạng của trẻ Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ không nhỏ các bà mẹ

sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ không theo chỉ định của bác sỹ, chưa thực hiệncác biện pháp hạ nhiệt vật lý cho trẻ [24]

Trang 29

Ngoài ra theo Eissa, Karwowska, hay Linder N (1999), đã nhận định sốt

ở trẻ đặc biệt là cách xử trí và chăm sóc trẻ sốt của người nuôi dưỡng trẻ đượccác tác giả quan tâm và tiến hành nghiên cứu Qua đó có những biện pháp canthiệp kịp thời để hạn chế biến chứng sốt ở trẻ và nâng cao chất lượng chămsóc trẻ khi sốt tốt hơn [25], [26], [27]

Nghiên cứu của Kliegman (2007) đã chỉ ra trong số các trẻ có sốt khinhập viện thì tỷ lệ trẻ sốt gặp cao nhất ở lứa tuổi 6 tháng đến 3 tuổi, chiếm60,9%; tỷ lệ trẻ sốt nhập viện thấp nhất ở lứa tuổi < 6 tháng Theo đó đặcđiểm thần kinh trung ương của trẻ em, đặc biệt là trẻ < 3 tuổi còn chưa hoànthiện, hệ thống myelin chưa đầy đủ, các tế bào thuộc vùng nhận cảm nhiệt ởdưới đồi còn chưa biệt hóa hoàn toàn, khả năng điều hòa nhiệt còn kém nêntriệu chứng sốt thường hay gặp nhất trong lứa tuổi này [28], [29]

Nghiên cứu của Bong WT, Tan CE (2018) tại miền Đông Malaysia đãchỉ ra có 26,1% người tham gia có kiến thức đúng về vấn đề sốt của trẻ em.Kiến thức về sốt ở trẻ em có liên quan đến dân tộc, trình độ học vấn và thunhập hộ gia đình; liên quan có ý nghĩa thống kê Khoảng 72% cha mẹ luôn lolắng về bệnh của con mình Ba lý do chính cho mối quan tâm của họ là nhiệt

độ tăng liên tục; khó chịu do sốt , và sợ biến chứng sốt [30]

Nghiên cứu của Thota S và cộng sự (2018) tại Ấn Độ về “Kiến thức, thái

độ và thực hành với mối liên quan giữa các bậc cha mẹ có con dưới 5 tuổi ởthủ đô của Ấn Độ” cho thấy: 95% cha mẹ biết nhiệt độ sốt Điểm nhận thức

về nguyên nhân gây sốt là kém (<1) trong số 41% phụ huynh Điểm nhậnthức về các biến chứng của các bà mẹ tốt hơn so với các ông bố (p <0,05).81% cha mẹ đã sử dụng kháng sinh; chỉ 18% hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làmnhư vậy 17% cha mẹ sử dụng kháng sinh không hoàn thành khóa học theoquy định Các mối tương quan độc lập của thực hành quản lý sốt kém là cha

mẹ làm việc cho thuốc hạ sốt mà không hỏi ý kiến bác sĩ (OR: 5,43; KTC95%: 1,69-17,47) Kiến thức kém về các chế phẩm hạ sốt cho trẻ em có sẵn

có tương quan nghịch (OR: 0,13; KTC 95%: 0,02-0,64) [31]

Trang 30

Nghiên cứu của Pérez-Conesa MC và cộng sự (2017) về: “Phân tích kiếnthức về chăm sóc của cha mẹ trong cơn sốt của trẻ sơ sinh” đã chỉ ra 69,8%

đã có một dịch vụ chăm sóc đúng/quản lý của sốt 3,9% phù hợp với tất cả cácmục kiến thức Điểm kiến thức thấp hơn ở những người không có trình độ họcvấn (p = 0,03); cao hơn ở châu Âu và Nam Mỹ và thấp nhất ở châu Á và châuPhi (P <0,001) 100% bệnh nhân có vấn đề mãn tính đã trả lời đúng tất cả cácmục chăm sóc sốt (P = 0,03) Điều quan trọng cần lưu ý là sự tương quan giữađiểm số của kiến thức và quản lý là tích cực (rho = 0.15; P = 008) [32]

1.14.2 Các nghiên cứu về sốt ở trẻ em và chăm sóc trẻ khi sốt tại Việt Nam

- Ở Việt Nam, những năm gần đây có một số tác giả tiến hành nghiên cứu

về chăm sóc trẻ sốt của người nuôi dưỡng trẻ Năm 2008, Phạm Thị Tuyết, ĐinhThị Thu Hường [33] đã tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành vềchăm sóc trẻ sốt ở bà mẹ có con dưới 6 tuổi” tại Hải Phòng Kết quả của tác giảcho thấy kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc trẻ khi sốt còn thấp Hơn 60% bà

mẹ không biết về biến chứng của sốt ở trẻ Hầu hết các bà mẹ có thái độ quantâm đến vấn đề sốt của trẻ Tỷ lệ các bà mẹ sử dụng nhiệt kế để phát hiện trẻ sốtcòn rất thấp là 12.1% và các bà mẹ chủ yếu chườm mát cho trẻ, một tỷ lệ nhỏcác bà mẹ cởi bớt quần áo cho trẻ khi sốt Năm 2010, Đặng Thị Hà và Đoàn ThịVân [34] tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ và kĩ năng của bà mẹ có trẻ

bị sốt cao đến khám và điều trị tại bệnh viện Phúc Yên Theo kết quả nghiên cứucủa tác giả, tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng về sốt rất thấp chiếm 36.8% Các

bà mẹ có cách xử trí sốt đúng cho trẻ chiếm tỷ lệ thấp 34.9% Đặc biệt tác giả chỉ

ra rằng chỉ có 35.8% các bà mẹ có thái độ đúng về chăm sóc và xử trí sốt cho trẻ.Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Anh và cộng sự tiến hành nghiên cứu

“Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sốt của thân nhân bệnh nhi đưa đếnkhám và điều trị tại khoa dịch vụ 2 Bệnh viện Nhi Đồng II –Thành phố Hồ ChíMinh” (2011) đã chỉ ra có đến 79,22% bà mẹ biết phải uống hạ nhiệt và lau mátkhi trẻ sốt; 43,12% phụ huynh không biết nhiệt độ bình thường của trẻ 92,65%phụ huynh cho biết sự cần thiết là phải uống hạ nhiệt khi trẻ sốt 66,49% người

Trang 31

không đống ý phải tắt quạt đóng kín cửa, ủ ấm khi trẻ sốt cao lạnh run; Có 3,9%phụ huynh đưa trẻ di giác hơi cắt lễ Nghiên cứu đưa ra kết luận: những người ở

độ tuổi 19-24 là lứa tuổi thanh niên trẻ có kiến thức, thái độ, thực hành về chămsóc trẻ khi sốt tốt nhất Không có sự liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức,thái độ và thực hành đúng Không có mối liên quan giữ nơi ở và kiến thức, thái

độ và thực hành Không có mối liên quan giữa trình độ với kiến thức, thái độ vàthực hành đúng Những người dưới 2 con có kiến thức, thái độ và thực hànhđúng về chăm sóc trẻ [35]

Khi trẻ bị sốt thì ngoài dùng thuốc hạ sốt; chườm nóng cũng là một cách

để hạ nhiệt; phương pháp này đã được thực hiện của tác giả Trần Thị LanPhương từ việc đánh giá kiến thức nhận biết, xử trí sốt của các bà mẹ có con đếnkhám và điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Việt Nam – Cu Ba và đánh giá hiệu quảcủa phương pháp chườm ấm khi trẻ sốt cao, đã đưa ra những kết luận: 84% các

bà mẹ còn xác định con sốt bằng cách cảm nhận bằng tay, 91% các mẹ đo thânnhiệt cho con ở vị trí hõm nách, 72,6% các mẹ đã biết xác định trẻ sốt khi nhiệt

độ hõm nách > 37,50C, chỉ có 17,9% số bà mẹ xác định trẻ sốt cao khi nhi ệt độhõm nách > 390C, phần lớn các mẹ mới chỉ biết đến những rối loạn cơ thể khi tr

ẻ sốt cao như mệt mỏi, ăn uống kém, đau đầu, chỉ có 22,2% các mẹ biết cho conuống thuốc hạ sốt khi nhi ệt độ hõm nách > 38,50C Kiến thức nhận biết và xửtrí trẻ sốt của các bà mẹ có trình độ trên phổ thông trung học tốt hơn kiến thứccủa các bà mẹ tốt nghi ệp phổ thông trung h ọc hoặc dưới phổ thông trunghọc Kiến thức nhận bi ết, xử trí sốt của những mẹ ở nội thành và ngoạithành là tương đương nhau [36]

Năm 2012, tác giả Đoàn Thị Ngọc Diệp đã tiến hành nghiên cứu

“Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ đối với sốt cao co giật tạikhoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2” đã chỉ ra nhân viên y tế là nguồn thôngtin có hiệu quả nhất khi đưa đến tỷ lệ có kiến thức, thái độ và hành vi đúngtrước sốt co giật cao nhất ở các bà mẹ, nhưng đây lại không phải là nguồn

Trang 32

thông tin được sử dụng nhiều nhất Nghiên cứu của chúng tôi chưa nhận thấymối liên quan giữa ba mặt: kiến thức- thái độ- hành vi của bà mẹ trước sốt cogiật [37].

Năm 2013, tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung Ương, Hồ ThịBích, Doãn Thúy Quỳnh cũng đã thực hiện một đề tài tương tự Kết quả nghiêncứu của tác giả Hồ Thị Bích, Doãn Thúy Quỳnh cho thấy khoảng 75% bà mẹhiểu sai khái niệm về sốt, gần 70% bà mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt không theođơn bác sỹ và không quan tâm đến nhiệt độ sốt ở trẻ Vẫn có bà mẹ chườm đá để

hạ sốt cho trẻ Qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra gần 80% các bà mẹ có hành vichăm sóc khi trẻ sốt sai… [38]

Tại hội nghị khoa học truyền thống của bệnh viện quân y 103, tác giả PhạmHải Yến và cộng sự đã chỉ ra rằng trong 278 bà mẹ có trẻ nhập viện từ tháng8/2013 – 9/2013 thì có 73,7% số trẻ nhập viện là có sốt (trong đó 78,1% trẻ sốtcao và 87,3% là sốt nóng) Nhóm tuổi thường gặp là 6 - 36 tháng (60,9%) Cònnhiều bà mẹ có hành vi hỗ trợ hạ sốt cho trẻ chưa đúng như chườm nước lạnh,xoa cồn hoặc không biết làm gì để hỗ trợ hạ sốt cho trẻ (17,6%) 52,9% số bà mẹ

tự dùng thuốc hạ sốt cho con Chỉ có 19,7% số bà mẹ biết đặt thuốc vào hậu môncho trẻ Còn một số bà mẹ (7,8%) không biết tính khoảng cách thời gian dùngthuốc cho lần tiếp theo [39]

Năm 2013, tác giả Nguyễn Văn Lành, Đặng Thị Phương Trang cũng đã tiếnhành nghiên cứu “Kiến thức về sốt ở trẻ em của điều dưỡng tại bệnh viện đakhoa tỉnh Hậu Giang năm 2013” cho thấy tỷ lệ trả lời đúng các câu của phầnkhảo sát kiến thức về sinh lý sốt là 64,45%, của phần câu hỏi kiến thức chung vềsốt là 51,65%, và của phần câu hỏi về cách xử trí sốt và dùng thuốc hạ sốt là72% Khi so sánh mối tương quan giữa yếu tố nơi làm việc với mức độ trả lờiđúng thì phần lớn điều dưỡng khoa Nhi trả lời đúng, sự khác biệt có ý nghĩathống kê (χ2 = 74,214; p = 0,015) [40]

Đối với nhân viên y tế, phương thuốc tốt nhất truớc cơn co giật do sốt của

em bé không chỉ đơn thuần là xử trí cắt cơn và tìm nguyên nhân gây sốt mà

Trang 33

chính là việc truyền đạt thông tin hiệu quả cho cha mẹ bệnh nhi Hiểu biết đầy

đủ và đúng đắn phần nào trấn an cha mẹ bệnh nhi, giúp họ bình tĩnh và tự tin xửtrí khi đối mặt với các cơn tái phát trong tương lai; chính vì vậy, một cái nhìntoàn diện và tổng quát về kiến thức, thái độ, thực hành của cha mẹ đối với sốt cogiật là rất cần thiết đối với nhân viên y tế để từ đó xây dựng một kế hoạch tácđộng hiệu quả và phổ biến trong cộng đồng, cải thiện nhận thức của người dân

về dấu hiệu thường gặp này

Trang 34

Chương 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ có con bị sốt do nhiều nguyên nhân nằmđiều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa Đức Giang từ ngày 01/01/2019 -30/6/2019

Tiêu chuẩn chọn lựa:

- Đối tượng tham gia nghiên cứu là các bà mẹ trực tiếp chăm sóc con bị sốt vàđồng ý tham gia nghiên cứu

- Mẹ trẻ có thể nghe, hiểu, nói được bằng tiếng Kinh và không có bất thường

về ngôn ngữ cũng như ý thức

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Các bà mẹ không giao tiếp được; có vấn đề bất thường về thần kinh

- Những bà mẹ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.

Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn

Trang 35

- d = 0,05 sai số mong muốn giữa mẫu nghiên cứu và quần thể.

Thay vào công thức ta được n = 323

Vậy cỡ mẫu được chọn là 323 bà mẹ

2.5.1 Các biến số nghiên cứu

- Thông tin chung về trẻ: Tuổi, giới

- Thông tin chung về mẹ: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn

- Kiến thức của bà mẹ về vấn đề sốt: Khái niệm về sốt, một số biến chứng,cách dùng thuốc hạ sốt

- Thực hành của bà mẹ về vấn đề sốt ở trẻ: Cách phát hiện trẻ sốt, vị trí cặpnhiệt độ khi sốt; Các biện pháp hạ sốt ban đầu cho trẻ; Nuôi dưỡng khi trẻ sốt

- Mối liên quan giữa TĐHV, với kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ sốt của

bà mẹ

- Mối liên quan giữa TĐHV với kiến thức của bà mẹ về khái niệm sốt, về biếnchứng của sốt, cách sử dụng thuốc hạ sốt…

Trang 36

- Mối liên quan giữa TĐHV, nghề nghiệp với thực hành về cách phát hiện trẻsốt, biện pháp hạ sốt ban đầu cho trẻ, cách nuôi dưỡng trẻ khi sốt.

CÁCH TÍNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ SỐT

STT Câu hỏi Phương án trả lời Số điểm

+ Tổng số điểm < 6 điểm  Kiến thức không đạt

+ Tổng số điểm ≥ 6 điểm  Kiến thức đạt

CÁCH TÍNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ SỐT

Ngày đăng: 07/10/2019, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Richard E, Robert F (1996), “Fever of Unknow Etiology”, A Practical Approach to Infectious Diseases, Little, Brown and Company Boston NewYork Toronto London, 4 th , 12-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fever of Unknow Etiology”", A PracticalApproach to Infectious Diseases, Little, Brown and Company BostonNewYork Toronto London
Tác giả: Richard E, Robert F
Năm: 1996
15. Richard E. Behrman, Victor C. Vaughan (1883), “Fever Unknow Origin”, Nelson textbook of Pediatrict, Igaku-Shoin/Sunnders International Edition, 601-604 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fever UnknowOrigin”, "Nelson textbook of Pediatrict
16. Robert Berkow (1992), “Fever of Unknow Origin in children”, The Merk Manual, Published by Merk Research Laboratories, 2197-2198 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fever of Unknow Origin in children”, TheMerk Manual, "Published by Merk Research Laboratories
Tác giả: Robert Berkow
Năm: 1992
17. WHO/FCH/CAH/00 (April 2000), Handbook IMCI Integrated Management of Childhood Illness, Part 2- The sick young infant age 2 months up to 5 years: Assess and classify Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook IMCI IntegratedManagement of Childhood Illness
18. Walsh A, Edwards H. Management of childhood fever by parents:literature reiew. J Adv Nurs. 2006 Apr; 54(2):2017-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management of childhood fever by parents:"literature reiew
19. Nguyễn Lân Đính (2003), Cẩm nang chăm sóc và điều trị bệnh trẻ em, Nhà xuất bản Trẻ TpHCM, tr 30-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang chăm sóc và điều trị bệnh trẻ em
Tác giả: Nguyễn Lân Đính
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ TpHCM
Năm: 2003
20. Nguyễn Thị Thanh (2011), Những lưu ý khi trẻ sốt, Bệnh viện Nhi Đồng I thành phố Hồ Chí Minh,http//www.benhviennhi.org.vn/news/detail/2090/nhung-luu-y-khi-tre-bi-sot.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lưu ý khi trẻ sốt
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh
Năm: 2011
24. Al – Eisa Y.A, Al- Zamil F.A., Sanie A (2000), “Home management of fever in children”, Rational or ritual? IJCP; 54; 138-142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Home management offever in children
Tác giả: Al – Eisa Y.A, Al- Zamil F.A., Sanie A
Năm: 2000
25. Al.Eissa.MD, FAAP, Parental perceptions of fever in children. Annals of Saudi Medicine 20, 202-205 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Parental perceptions of fever in children
27. Linder N (1999), Parental knowledge of the treatment of fever in children, Isarel Medical Association Journal 1, 58-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Parental knowledge of the treatment of fever inchildren
Tác giả: Linder N
Năm: 1999
28. Kliegman (2007) Fever, Nelson Texbook of Pediatrics 18th Edition, WB Saunder Company USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nelson Texbook of Pediatrics 18th Edition
29. Kliegman (2007) Febrile Seizures, Nelson Texbook of Pediatrics 18th Edition, WB Saunder Companies USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nelson Texbook of Pediatrics 18thEdition
30. Bong WT1, Tan CE1. Knowledge and Concerns of Parents Regarding Childhood Fever at a Public Health Clinic in Kuching, East Malaysia . J Med Sci. 2018 Oct 23; 6(10):1928-1933 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Knowledge and Concerns of Parents RegardingChildhood Fever at a Public Health Clinic in Kuching, East Malaysia
31. Thota S1, Ladiwala N1, Sharma PK1, Ganguly E1. Fever awareness, management practices and their correlates among parents of under five children in urban India. Int J Contemp Pediatrics. 2018 Jul-Aug;5(4):1368- 1376 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fever awareness,management practices and their correlates among parents of under fivechildren in urban India
32. Pérez-Conesa MC1, Sánchez Pina I2, Ridao Manonellas S2, Tormo Esparza A2, García Hernando V2, López Fernández M2 . Analysis of parental knowledge and care in childhood fever. Aten Primaria. 2017 Oct;49(8):484-491 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis ofparental knowledge and care in childhood fever
33. Phạm Thị Tuyết, Đinh Thị Thu Hường (2010), Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc trẻ sốt ở bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2008. Hội nghị khoa học Điều dưỡng Nhi khoa toàn quốc lần thứ 6 – Bệnh viện Nhi Trung ương, 173- 182 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ, thựchành về chăm sóc trẻ sốt ở bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Trẻ em HảiPhòng năm 2008
Tác giả: Phạm Thị Tuyết, Đinh Thị Thu Hường
Năm: 2010
34. Đặng Thị Hà, Đoàn Thị Vân (2010), Kiến thức, thái độ, hành vi của bà mẹ có trẻ bị sốt cao đến khám tại Bệnh viện Phúc Yên. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 4, 173-179 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ, hành vi của bàmẹ có trẻ bị sốt cao đến khám tại Bệnh viện Phúc Yên
Tác giả: Đặng Thị Hà, Đoàn Thị Vân
Năm: 2010
35. Nguyễn Thị Thanh Anh, Nguyễn Thanh Hương (2011), Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sốt của thân nhân bệnh nhi đưa đến khám và điều trị tại khoa dịch vụ 2 Bệnh viện Nhi Đồng II –Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 15, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức,thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sốt của thân nhân bệnh nhi đưa đến khám vàđiều trị tại khoa dịch vụ 2 Bệnh viện Nhi Đồng II –Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Anh, Nguyễn Thanh Hương
Năm: 2011
37. Đoàn Thị Ngọc Diệp, Bùi văn Đỡ, Nguyễn Vinh Anh (2012). Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ đối với sốt cao co giật tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2. Y học TP. Hồ Chí Minh 16(1) Tr. 38-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảosát kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ đối với sốt cao co giật tại khoaCấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả: Đoàn Thị Ngọc Diệp, Bùi văn Đỡ, Nguyễn Vinh Anh
Năm: 2012
38. Hồ Thị Bích, Doãn Thúy Quỳnh (2013), Tìm hiểu kiến thức và hành vi chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ có con nhập viện tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung Ương.Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam, Số 3, 69- 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu kiến thức và hành vichăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ có con nhập viện tại khoa Truyền nhiễm Bệnhviện Nhi Trung Ương
Tác giả: Hồ Thị Bích, Doãn Thúy Quỳnh
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w