- Những ấn tượng và đề xuất của NVXH: Những vấn đề liên quan đến thân chủ mà nhân viên công tác xã hội không thể thực hiện được và cần đến sự hỗ trợ từ các nguồn lực khác.. - Vấn đề cần
Trang 1TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN Bước 1: Tiếp cận và xác định vấn đề ban đầu:
- Nhằm tạo mối quan hệ với thân chủ hướng đến việc hợp tác và chia sẻ thông tin: Bạn gặp thân chủ ở đâu? Gặp khi nào? Gặp thân chủ cùng với ai? Và
quan trọng là bạn có được thông tin của thân chủ để thuận lợi cho lần gặp sau.
- Xác định xem thân chủ đang gặp phải vấn đề gì:
Đây chỉ là vấn đề bạn cảm nhận được chứ chưa hoàn toàn là vấn đề thân chủ đang gặp phải (Vấn đề của thân chủ chỉ thực sự xác định được sau buớc thứ 3).
Bước 2: Thu thập thông tin:
- Tiểu sử xã hội: Hoàn cảnh và điều kiện sống của thân chủ; quan hệ với gia
đình, hàng xóm (vẽ sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh thái).
- Điểm mạnh: Đây là cơ sở để hỗ trợ thân chủ khi xây dựng và thực hiện kế
hoạch.
- Điểm yếu: Đây là những vấn đề cần tránh trong quá trình hỗ trợ thân chủ.
- Vấn đề: Xem lại vấn đề của thân chủ mà mình nhận định ban đầu có đúng
không? Cần bổ sung gì không?
- Những ấn tượng và đề xuất của NVXH: Những vấn đề liên quan đến thân
chủ mà nhân viên công tác xã hội không thể thực hiện được và cần đến sự hỗ trợ từ các nguồn lực khác.
Bước 3: Chẩn đoán
- Khẳn định lại vấn đề thân chủ gặp phải: Sau khi thu thập thông tin, phân
tích sơ đồ sinh thái, sơ đồ phả hệ… nhân viên công tác xã hội khẳn định lại vấn đề của thân chủ chính xác và đầy đủ.
- Nguyên nhân dẫn đến vấn đề: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề của
thân chủ, nguyên nhân nào tác động trực tiếp, gián tiếp, nguyên nhân chính…
Trang 2- Vấn đề cần được giải quyết ở đâu: Sau khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
vấn đề của thân chủ thì nhân viên công tác xã hội xem mình cần hỗ trợ thân chủ giải quyết những vấn đề gì? Bắt đầu từ đâu?
- Vẽ xơ đồ cây vấn đề
- Công việc trị liệu bắt đầu như thế nào:
Bước 4: Lập kế hoạch trị liệu:
- Xác định vấn đề cần hỗ trợ (phần này đã được xác định ở bước chẩn đoán)
- Xác định thời gian trị liều
- Xây dựng kế hoạch trị liệu: những việc cần làm, làm với ai, làm như thế nào
- Xác định nguồn lực hỗ trợ: ai là người hỗ trợ, chương trình, chính sách gì lien quan đến vấn đề thân chủ
Nguồn lực
Lượng giá Ghi
chú
- Được xây dựng trên cơ sở những thông tin thu thập được từ chính thân chủ
và hiểu biết của NVXH về các hệ thống hỗ trợ, hệ thống mục tiêu
- Kế hoạch phải mang tính bao quát ở các mức can thiệp khác nhau (vi mô, trung mô, vĩ mô – nếu cần thiết)
Bước 5: Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch:
- Giám sát tiến trình và nội dung
- Ghi chép lại quá trình thực hiện, đánh dấu những điều làm được, những điều chưa làm được, những đều tiến bộ, những điều cản trở tiến trình phát triển.
- Hỗ trợ thân chủ trong việc theo đuổi kế hoạch
- Có kỹ năng nhận biết sự thay đổi
Trang 3- Lượng giá từng giai đoạn nhỏ và có sự điều chỉnh kịp thời
- Vai trò của NVXH: giảm dần
- Vai trò của thân chủ: tham gia nhiều hơn, chủ động hơn
- Phát triển một số kế hoạch tiếp theo (nếu cần thiết)
Nên khích lệ tin thần của thân chủ trong quá trình thực hiện kế hoạch nhưng không được hứa với thân chủ những điều mà khả năng nhân viên công tác xã hội không đáp ứng được.
Bước 6: Lượng giá:
Lượng giá về tiến trình và kết quả đầu ra : Những việc đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân, những kíên nghị, đề xuất.
Lưu ý: Lượng giá này dựa trên những công vịêc thực hiện được nhằm hướng đến vịêc giải quyết vấn đề của thân chủ
Bước 7: Kết thúc:
NVXH có thể phát triển một số kế hoạch tiếp theo để thân chủ theo đuổi thực hiện Thông thường, giai đoạn kết thúc diễn ra khi các mục tiêu can thiệp đạt được hay vấn đề cuả thân chủ được giải quyết Tuy nhiên, vẫn còn có một số lý do khác khiến việc can thiệp phải kết thúc đột ngột:
- Thân chủ tự vượt qua được
- Thân chủ không đủ khả năng theo đuổi kế hoạch
- Thân chủ qua đời
- Thân chủ không đồng ý tiếp nhận dịch vụ
- Chuyển tuyến ….
Khi thân chủ đã vượt qua được vấn đề của mình Nhân viên công tác xã hội nên cùng thân chủ tiếp tục xây dựng kế hoạch kế tiếp cho thân chủ khi mà thân chủ không còn được sự giúp đỡ của Nhân viên công tác xã hội hoặc các chương trình, chính sách đã hết Mục đích giúp thân chủ có định hướng và “tự đứng được trên đôi chân của mình” khi không còn sự giúp đỡ của người khác.
Trang 4Bài tập mẫu
TÌNH HUỐNG 01:
Cụ Hiếu năm nay 72 tuổi, một mắt bị mù và một mắt còn nhìn được nhưng kém Lúc trẻ cụ là một thanh niên khoẻ nhất trong xóm, cụ có vợ và một con trai bị tâm thần, vợ cụ bỏ nhà đi lúc con được 2 tuổi, ban ngày cụ kéo xe đi tìm trái đạn hoặc trụ cầu hư đem về bán Vì cuộc sống ngày càng khó khăn cụ vào Nam kiếm sống với đứa con Sau này cụ gặp lại người vợ cũ Con trai thì gởi ở bệnh viện và cụ bỏ luôn ở đó vì không có tiền nuôi Vợ cụ bệnh chết Cụ có lúc đi bán vé số dạo có lúc đi nhặt ve chai Sau đó do tuổi già sức yếu phải lang thang xin ăn Ban ngày đi ăn xin, tối ngủ công viên, một hôm cụ bị tập trung về phường và sau đó cụ được đưa vào Trung tâm bảo trợ người già đến nay gần 2 năm.
Hiện tại cụ rất buồn, hay ngồi một mình và ít giao tiếp với người khác.
- Những người trong Trung tâm sống chung với cụ Hiếu
- Hồ sơ của cụ Hiếu lưu giữ trong Trung tâm
Trang 5- Có thể thu tập thông tin từ những người bạn của cụ Hiếu khi cụ còn bán vé
số, nhặt ve chai
b/ Thông tin thu thập được về thân chủ cụ Hiếu:
- Lý do vào trung tâm: Lang thang xin ăn, tối ngũ công viên và được đưa về Trung tâm bảo trợ xã hội ngày 15/10/2013
- Về gia đình: Vợ chết, có một đứa con bị tâm thần được cụ gửi vào bềnh viện tâm thần Cần Thơ và bỏ ở đó luôn vì không có tiền nuôi Hoàn cảnh gia đình khó khăn và cụ phải lang thang xin ăn.
4 Chuẩn đoan:
a/ Vấn đề và đặc điểm của thân chủ:
Cụ hiếu là người ít nói, ít giao tiếp với mọi người xung quanh, trong Trung tâm cụ chỉ nói chuyện với Cụ Lý (người ở cùng phòng với cụ Hiếu).
Cụ Hiếu thường ngồi một minh trên chiếc ghế đá dưới bóng cây Xakê trước phòng cụ ở Cụ thường lấy bức ảnh vợ, con cụ ra và nói chuyện với tấm ảnh như nói với chính vợ con của mình.
b/ Nguyên nhân vấn đề:
Do hoàn cảnh khó khăn cụ không thể tự nuôi sống bản thân mình Không có tiền nuôi con nên không dám mang con về chăm sóc Cụ luôn nhớ về kỹ niệm yêm đềm bên vợ con cụ (dù thời gian đó rất ngắn).
Cụ ít giao tiếp với mọi người vì mặt cảm rằng mình thấp kém (người ăn xin),
vì mình trong đáng sợ (năm 1970 sau khi vợ sinh con được 1 tuổi, do bất cẩn khi nhặt trái đạn làm đạn nổ Kết quả làm cụ hỏng một mắt, mặt cụ có nhiều vết sẹo).
c/ Nhu cầu của thân chủ:
Thích ứng với cuộc sống thực tại, được tự nhiên giao tiếp với mọi người, được mọi người đón nhận vui vẻ, gần gủi.
Được chăm sóc cho con hoặc có thể thỉnh thoảng lại được đi thăm con, thăm
mộ vợ.
Trang 6d/ Mục tiêu can thiệp:
Thay đổi các nhận định của cụ về cái nhìn của mọi người xung quanh đối với
cụ
Giúp cụ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh, có cái nhìn lạc quan
về cuộc sống.
Tạo điều kiện đưa cụ ít nhất một lần thăm lại con trai và viếng mộ vợ.
e/ Điểm mạnh và điểm yếu của thân chủ:
- Thân chủ đang được chăm sóc trong
môi trường an toàn về vật chất, sức
khỏe.
- Thân chủ vẫn còn minh mẫn.
- Thân chủ bắt đầu chấp nhận cuộc sồng
hiện tại và mong muốn hòa nhập với
mọi người xung quanh.
- Thân chủ có suy nghĩ tiêu cực
về mọi người xung quanh.
Trang 75 Kế hoạch can thiệp:
Thời gian Mục tiêu Hoạt động Nguồn lực Chỉ số lượng giá
1 tháng
Thay đổi các nhận định cửa cụ về cái nhìn của mọi người xung quanh đối với cụ
- Tham vấn tâm lý cho thân chủ Cùng thân chủ thảo luận về những điều tích cực thân chủ đã có trong cuộc sống.
- Tạo điều kiện cho
cụ Hiếu có cơ hội giao tiếp với mọi người trong Trung tâm
Cụ Hiếu (thân chủ),
cụ Lý, các thành viên khác trong Trung tâm, nhân viên
CTXH
Thân chủ thấy được những người xung quanh không ai gét
bỏ mình, tất cả điều
là bạn của mình (Thân chủ cần nhận thấy ít nhất 1người/ngày có nhu cầu nói chuyện, sinh hoạt cùng thân chủ)
2 tháng
Giúp
cụ tự tin trong giao tiếp với mọi
người xung quanh, có cái nhìn
- Tham vấn với thân chủ để thân chủ tự tin hơn, tích cực hơn trong việc giao tiếp, sinh hoạt với mọi người.
- Thảo luận với thân chủ về cách thức để đạt được nguyện
Thân chủ, các cá nhân trong Trung tâm, cán
bộ trong Trung tâm, nhân viên
- Giúp thân chủ giảm bớt những ám ảnh về cuộc sống của mình,
về những bất hạnh
mà mình gánh chịu.
- Thân chủ chủ động trò chuyện, sinh hoạt cùng các thành viên trong Trung tâm: Ít
Trang 8gia (các kế hoạch phải được xây dựng
cụ thể, chi tiết)
CTXH nhất 1người/ngày
trong tuần 1 và tăng dần trong các tuần tiếp theo.
- Thân chủ tham gia vào các hoạt động tập thể chung được
tổ chức (mức độ tham gia tăng dần từ thụ động sang tích cực).
- Cán bộ chăm sóc hiểu được tâm tư, nguyện vọng của thân chủ.
2 – 3
tháng
Tạo điều kiện
- Nhân viên xã hội liên lạc, tìm nơi vợ cụ Hiếu yên nghỉ.
- Thỏa thuận với Trung tâm có thể tạo điều kiện cho cụ Hiếu một lần thăm lại con trai và viếng mộ vợ.
Thân chủ, cán bộ bệnh viện tâm thần Cần Thơ, cán bộ Trung tâm, nhân viên
CTXH
- Liên hệ và tìm được con trai cụ Hiếu.
- Tìm được mộ của
vợ thân chủ.
- Thỏa thuận được với cán bộ Trung tâm hỗ trợ thân chủ thăm lại con trai và viếng mộ vợ mình (điều này có thể đạt được một trong hai cũng được, tốt nhất
là để cụ đi thăm con trai)
- Tạo điều kiện tốt
Trang 9- Mục tiêu dài hạn:
Thảo luận với bệnh viên tâm thần Cần Thơ chuyển con trai
cụ Hiếu đến bệnh viện gần nơi cụ Hiếu đang được chăm sóc hoặc ngược lại để cụ Hiếu có thể thường xuyên đến thăm con mình.
nhất để cụ Hiếu giữ mối liên hệ thường xuyên với con mình.
6 Thực hiện kế hoạch:
Trước khi triển khai kế hoạch, nhân viên CTXH cùng thân chủ và các cá nhân
hỗ trợ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm: Chuẩn bị tư thế sẵn sang để thực hiện kế hoạch, chuẩn bị tất cả điều kiện về vật chất, tài chính và các nguồn lực khác hỗ trợ tham gia tiến trình.
Nhân viên CTXH không là thay cho thân chủ, cần bám sát thường xuyên để
hỗ trợ thân chủ bằng chuyên môn của mình Trong suốt tiến trình nhân viên CTXH
là người ho trợ, định hướng, đánh giá, phản hồi lại cho thân chủ những gì họ đạt được, khuyến khích họ thực hiện tốt hơn.
Nhân viên CTXH là điểm tựa tinh thần cho thân chủ khi thân chủ gặp khó khăn hoặc thất bại trong thực hiện kế hoạch.
7 Lượng giá kết thúc/ chuyển giao:
Nội dung lượng giá bao gồm:
- Lượng giá tính hiệu quả của quá trình hỗ trợ (đối chiếu với mục tiêu);
- Sự tiến bộ của thân chủ so với trước;
- Ý kiến phản hồi của thân chủ và những người có liên quan về phương pháp, cách thức làm việc của nhân viên xã hội để điều chỉnh phù hợp hơn.
- Các hoạt động tổ chức và hành chính đối với quá trình hỗ trợ.
Trang 10Tiến trình kết thúc khi các mục tiêu đã hoàn thành, vấn đề của thân chủ được giải quyết Lúc này, để kết thúc tiến trình nhân viên xã hội càn có sự giãn cách dẫn khỏi thân chủ Kết thúc đột ngột sẽ gây sốc cho thân chủ (đặc biệt thân chủ là người cao tuổi)
Trước khi kết thúc, nhân viên xã hội và thân chu cùng lên một kế hoạch cho tương lai của thân chủ, để khi nhân viên CTXH rút đi, thân chủ có thể tự lập.
Trang 11TÌNH HUỐNG 02:
1 Ca điển hình
I.Hồ sơ thân chủ
1 Thông tin cá nhân
Họ và tên: Nguyễn Thị Thủy
Giới tính: Nữ
Ngày tháng năm sinh: 1950
Nơi sinh: Thanh Hóa
Nơi ở hiện tại: Xóm chài, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội
Trình độ học vấn: Không biết chữ
Nghề nghiệp: Nhặt rác
Tình trạng sức khỏe thể chất: Bình thường
Tình trạng sức khỏe tâm thần: Ám ảnh về hình ảnh dì ghẻ
Các vấn đề khác: Thường xuyên say rượu; hát và chửi mọi người
2 Thông tin về gia đình, người thân
- Chồng là Nguyễn Văn Thành, 70 tuổi, từng là xóm trưởng xóm chài Sau do mâu
thuẫn với người dân trong xóm nên bác xin nghỉ
- Bác Thủy hiện nay không còn ai thân thích Bố mẹ đều đã mất từ khi bác còn nhỏ.
- Hai vợ chồng bác không có con
Sơ đồ phả hệ:
Trang 123 Môi trường sống hiện tại:
- Bác Thủy sống cùng chồng trong 1 căn nhà nổi nhỏ nhất xóm chài Mỗi sáng bác
đi nhặt rác ở chợ Long Biên
- Do mâu thuẫn với xóm chài nên bác thường tránh tiếp xúc, không tham gia cáchoạt động chung của xóm chài
- Xóm chài nơi bác Thủy cùng chồng sinh sống gồm 17 thuyền với 50 nhân khẩu.Xóm chài hình thành từ những năm 60 của thế kỷ 20, khoảng 10 năm trở lại đây xómchài được tổ 7, cụm 2, phường Phúc Xá, Ba Đình quản lý Người dân xóm chài đến từnhiều vùng như Thanh Hóa, Hưng Yên, Hà Tây (cũ)…Thành phần dân cư phức tạp.Xóm chài cũng nhận được sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều dự án, nhiều tở chức, cánhân trong và ngoài nước Vợ chồng bác Thủy là những người có quan hệ tốt với các tổchức, cá nhân này
Mô hình sinh thái:
Chồng
Trang 13Thân chủ Chồng
Dự án
Họ hàng
Chính quyền Xóm giềng
Chú thích:
: Không liên hệ
: Ít liên hệ
: Gắn kết
4 Khái quát chung về thân chủ:
Bác Nguyễn Thị Thủy sinh năm 1950, là vợ bác Nguyễn Văn Thành Hai vợ chồngquê ở Thanh Hóa, là những người đầu tiên ra sinh sống ở làng chài Bác Thành nguyên
là xóm trưởng xóm chài, sau vì mâu thuẫn về quyền lợi trong việc chia hỗ trợ của các dự
án nên bác xin nghỉ Hai vợ chồng không có con cái và người thân, nương tựa vào nhausống trên căn nhà nổi nhỏ nhất xóm Hàng ngày bác Thủy đi nhặt rác ở chợ Long Biên
để kiếm tiền Thu nhập chỉ được 10.000 đồng mỗi ngày Bác Thành chồng bác thì đi
Trang 14đánh cá trên sông Hồng, đi làm thuê khi có ai thuê, thu nhập chẳng là bao Bác rất tốttính nhưng do mâu thuẫn với xóm chài nên thường xuyên uống rượu rồi hát, chửi mọingười Hiện tại ở xóm chài, gia đình bác bị mọi người cô lập Hai bác tránh tiếp xúc vàhầu như không tham gia các hoạt động của xóm chài.
II Kế hoạch tác nghiệp
Thời
gian Nội dung cụ thể
Mục tiêu côngviệc đạt được
Đối tượngtác nghiệp
Địađiểmthựchiện
xã hội; hiểu đượcmột cách đầy đủhoàn cảnh củathân chủ
Chồngthân chủ
Nhà thânchủ
Buổi 5
Tiếp xúc với cả hai vợ
chồng thân chủ
Tổng hợp đượcđầy đủ, chính xáccác thông tin vàvấn đề của thânchu
Vợ chồngthân chủ
Nhà thânchủ
Có sự nhấttrí củathân chủ
Buổi 6 Cùng thân chủ phân
tích đầy đủ, chính xác
Giúp thân chủhiểu rõ hoàn cảnh
Thân chủ Nhà thân
chủ
Trang 15hoàn cảnh, những vấn
đề của thân chủ và các
giải pháp
của mình Thânchủ tự lựa chọncác giải pháp dưới
sự hỗ trợ của nhânviên xã hội
trang bị cho thânchủ thêm những
kỹ năng, hiểu biết
về cách chăm sócsức khỏe, đềphòng các bệnhtruyền nhiễm…
Thân chủ
và chồng
Nhà thânchủ
Chồngthân chủ
là tác nhânquan trọngtrong tiếntrình giúp
đỡ thânchủ giảiquyết cácvấn đề
Đánh giá hiệu quảcủa quá trình trịliệu; đạt đượcnhững gì và chưađạt những gì…
Thân chủ
và chồng
Nhà thânchủ
III Tiến trình trợ giúp
1 Tiếp cận thân chủ
Xóm chài Phúc Xá là nơi sinh viên đã đi kiến tập hè Thời gian kiến tập dù chỉ là 5ngày nhưng với những việc đã làm được, mọi người dân xóm chài đều rất niềm nở khi
Trang 16thấy đoàn sinh viên xuống thực tập Địa bàn thực tập lần này mở rộng ra cả tổ 7, songvới những trăn trở của bản thân từ đợt kiến tập hè, tôi quyết định chọn bác Thủy làm thânchủ, mong áp dụng một phần những kiến thức đã học được để giúp đỡ thân chủ giải quyết
1 số vấn đề và có thể có một cuộc sống tốt hơn Chính vì thế, tôi đã chủ động gặp gỡ bácThủy, trình bày những suy nghĩ của mình Cảm nhận được sự chân thành nên bác Thủyrất vui vẻ, nhận lời hợp tác cùng tôi Tuy nhiên do sự mâu thuẫn với các hộ dân xóm chàicủa bác nên việc xuống thuyền bác Thành của tôi luôn gặp phải con mắt soi mói của các
hộ dân khác trong xóm Rất nhiều người khuyên tôi không nên nghe những gì bác Thủynói Tuy nhiên, với suy nghĩ và lập trường riêng của mình, tôi vẫn giữ quyết định củamình Chứng kiến cảnh hàng xóm và những khó khăn của tôi, bác Thủy có lúc đã lảngtránh và nói không muốn gây khó dễ cho công việc của tôi Nhiều lúc thấy tôi xuốngthuyền, bác lại lấy cớ đi làm Sau nhiều lần thuyết phục, thậm chí nhờ chồng bác tácđộng, bác đã tiếp tục công việc cùng tôi Quan hệ của tôi và bác Thủy ngày càng tốt lên.Sau này cứ mỗi lần xuống thuyền vào buổi trưa, bác thường hỏi về chuyện cơm nước củasinh viên và sẵn sàng đem phần cá để ăn trong bữa chiều ra mời tôi
2 Nhận diện vấn đề
Qua những lần tiếp xúc, tôi nhận thấy bác Thủy là một người tốt bụng, giàu tìnhthương Cuộc sống đã cướp đi của bác gia đình từ khi còn rất nhỏ, lang bạt khắp nơi rồicuối cùng nên duyên chồng vợ cùng bác Thành và sinh sống đến nay ở xóm chài nghèonày Những lần say rượu của bác Thủy là do sự chán nản và mất phương hướng về cuộcsống Trời không cho bác có một mụn con vì thế nhìn những đứa trẻ trong xóm chài,nghĩ về cuộc đời sau này nên bác thường xuyên chán nản, uống rượu Còn việc hát vàchửi mọi người thì do bị ức chế Do sự mâu thuẫn trong việc chia các quyền lợi của dự
án nên mọi người thường nói vợ chồng bác có nhiều vàng, có tiền cho người trên bờ vay;thường xuyên nói kháy hai vợ chồng bác nên bác chửi Một vấn đề nữa là bác đã bị ámảnh bởi hình ảnh dì ghẻ Sự căm thù dì ghẻ của bác thể hiện rõ nhất trong những lúc bácsay, trong những bài cải lương bác hát
Sau quá trình tiếp xúc và gặp gỡ, nhận thấy thân chủ có các vấn đề sau đây: