1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký đặng thuỳ trâm

67 337 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Những bài nói về hiệu ứng xã hội của cuốn nhật ký như: Qua Mãi mãi tuổi hai mươi và nhật ký Đặng Thùy Trâm nghĩ về văn hóa đọc, Những rung chuyển từ cách sống Thùy Trâm, Nhật ký Đặng Thù

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận Văn học

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận Văn học

Người hướng dẫn khoa học:

ThS Hoàng Thị Duyên

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới

ThS Hoàng Thị Duyên - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi

hoàn thành khóa luận này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoaNgữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận văn học và các bạn sinhviên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Đỗ Thị Thu

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của

ThS Hoàng Thị Duyên Tôi xin cam đoan rằng:

- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi

- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực

- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trìnhnghiên cứu nào từng công bố

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Đỗ Thị Thu

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

3.1 Mục đích nghiên cứu 4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của luận văn 5

7 Cấu trúc luận văn 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC VÀ ĐÔI NÉT VỀ NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM 7

1.1 Ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật 7

1.1.1 Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật 7

1.1.1.1 Khái niệm ngôn từ 7

1.1.1.2 Khái niệm ngôn từ nghệ thuật 8

1.1.2 Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật 9

1.1.2.1 Tính hình tượng 9

1.1.2.2 Tính cá thể hóa 11

1.1.2.3 Tính cấu trúc 12

1.1.2.4 Tính biểu cảm 13

1.2 Vài nét về Nhật ký Đặng Thùy Trâm 14

1.2.1 Vài nét về ký 14

Trang 6

1.2.2 Thể loại nhật ký 15

1.2.2.1 Quan niệm về nhật ký 15

1.2.2.2 Đặc điểm của thể loại nhật ký 16

1.2.3 Nhật ký Đặng Thùy Trâm 18

1.2.3.1 Hành trình đến với bạn đọc 18

1.2.3.2 Hiệu ứng của Nhật ký Đặng Thùy Trâm 20

1.3 Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật trong hoạt động sáng tạo và tiếp nhận văn học 23

1.3.1 Trong hoạt động sáng tạo 23

1.3.2 Trong hoạt động tiếp nhận 24

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM 26

2.1 Ngôn từ mang tính quy ước ẩn dụ 26

2.2 Ngôn từ hướng tâm độc thoại 30

2.3 Ngôn từ mang giọng điệu buồn thương 34

2.4 Ngôn từ giàu tính triết lý 39

CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG THỨC SÁNG TẠO NGÔN TỪ TRONG NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM 44

3.1 Sử dụng từ ngữ đa dạng, phong phú 44

3.1.1 Điệp từ 44

3.1.2 Sử dụng lớp từ ngữ phân tích tâm lý 48

3.1.3 Sử dụng lớp từ mang tính triết lý cao 50

3.2 Sử dụng linh hoạt kiểu câu nghi vấn 52

KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

các cuốn nhật ký như: Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký chiến tranh, Tài hoa ra

trận và đặc biệt là cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm thì lúc này thể loại nhật ký

mới được biết đến như một điển hình về sự mới mẻ và chân thực

Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm được công bố đã tạo ra được những hiệu

ứng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc, nó là cả một hiệu ứng xã hội rộng lớn, thuhút được sự quan tâm của độc giả cũng như giới nghiên cứu Đặc biệt hơn,nhật ký xuất hiện đã khẳng định vị trí trong lòng độc giả với sức hấp dẫnriêng của nó về ngôn từ nghệ thuật Bởi theo Nguyễn Tuân đã định nghĩa vềnghề văn như sau: “Nghề văn là nghề của chữ - chữ với tất cả mọi nghĩa màmỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu Nó là cái nghề dùng chữnghĩa để mà sinh sự để sự sinh” Cũng bàn về ngôn từ trong văn học M.Gorkicho rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Trong tác phẩm vănhọc, ngôn từ là phương tiện để cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện chủ đề

và tư tưởng tác phẩm, tính cách nhân vật và cốt truyện Như vậy ngôn ngữ cóvai trò rất quan trọng, thông qua nó ta có thể thấy được giọng điệu tâm tình,tiếng nói bên trong, tiếng nói của tư tưởng tình cảm, sự bộc lộ chân thành vàsâu lắng nhất cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn của người viết Qua những ghichép tỉ mỉ, chi tiết, Thùy Trâm - người bác sĩ trẻ từ Hà Nội xung phong vàochiến trường miền Nam đã cho thế hệ sau này biết về chiến tranh một cáchchân thực nhất sống động nhất về những khó khăn gian khổ, những mất mát

Trang 8

hi sinh của thế hệ cha anh đã sống, chiến đấu, giành độc lập tự chủ cho Tổquốc Đó là những trang viết của người trong cuộc, trực tiếp sống và chiếnđấu kiên trì dũng cảm phản ánh chân thực và chính xác đời sống tinh thần củathế hệ thanh niên Việt Nam thông qua những ngôn từ đậm chất nghệ thuật.

Cũng vì chiến tranh ác liệt nên ngôn từ trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm mang những nét độc đáo Vì lẽ đó việc nghiên cứu về Ngôn từ nghệ thuật trong

Nhật ký Đặng Thùy Trâm mang ý nghĩa lý luận sâu sắc.

Hơn nữa Nhật ký Đặng Thùy Trâm có một vị trí khá quan trọng với tầng lớp thanh niên trẻ tuổi hiện nay Đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm nó sẽ giúp mỗi

chúng ta thêm tin yêu, thêm phần hiểu biết về lịch sử cha ông ta đã gây dựngbằng tất cả mồ hôi, xương máu Trong cuộc chiến đấu ác liệt ấy người nữ bác

sĩ trẻ tuổi vẫn kịp ghi lại những sự việc, những tâm tư tình cảm của mình với

cả tấm lòng yêu nước, căm thù giặc để từ đó giúp cho thế hệ sau này có thêmmột tấm gương sáng để noi theo, sống và học tập có ích hơn Đồng thời thôithúc tầng lớp thanh niên mạnh dạn sống và học tập một cách tự lập, có ýnghĩa Đó cũng là một lý do thôi thôi người viết lựa chọn đề tài này Hy vọng

kết quả nghiên cứu vấn đề Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký Đặng Thùy Trâm

không chỉ có ý nghĩa thiết thực với tác giả khoá luận mà còn có ý nghĩa tích

cực đối với việc nghiên cứu, tìm hiểu về Nhật ký Đặng Thùy Trâm Xuất phát

từ những yêu cầu lý luận và nhu cầu thực tiễn trên, người viết chọn đề tài:

Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký Đặng Thùy Trâm.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhật ký vốn là những ghi chép mang tính chất riêng tư vì thế có thể nóitrước những năm 1968, sự xuất hiện của nhật ký không nhiều và chưa thu hútđược sự chú ý quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu Vì thế sự xuất hiện

của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm trên diễn đàn văn học được cho là hiếm có

vì chưa có nhiều công trình nghiên cứu về mọi mặt của nhật ký nói chung và

Nhật ký Đặng Thùy Trâm nói riêng.

Trang 9

Năm 2005 có thể coi là một năm đáng nhớ của văn học Việt Nam, với

sự xuất hiện của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã tạo ra một “cơn sốt” gây

nên hiệu ứng lớn lao trong toàn xã hội Đặc biệt với văn hóa đọc, tưởng chừngsách in đã bị xem nhẹ khi có sự xuất hiện của các phương tiện thông tin đạichúng hiện đại Vì khi văn hóa đọc mai một thì việc nghiên cứu về ngôn từcũng không nhiều Cuốn nhật ký xuất hiện đã khiến cho các nhà nghiên cứuvăn chương buộc phải có cái nhìn nghiêm túc về thể loại văn học này Hàngloạt bài viết, giới thiệu, phê bình… xuất hiện dày đặc trên các phương tiệntruyền thông với những nội dung phong phú

Có những bài báo chỉ viết về hành trình trở về kì diệu của cuốn nhật ký

đã được phát hiện và lưu giữ bởi người lính bên kia giới tuyến trong suốt 35năm, trải qua bao nhiêu khó khăn trong việc lưu giữ và tìm lại gia đình bác sĩĐặng Thùy Trâm cuốn sách đã được in và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế

giới Với những bài báo và bài nghiên cứu như: Đọc nhật ký chiến tranh: Một

tác phẩm văn học kì lạ, Thêm một cuốn nhật ký chiến tranh xúc động, Có thêm một nhật ký chiến tranh chân thật Những bài nói về hiệu ứng xã hội của

cuốn nhật ký như: Qua Mãi mãi tuổi hai mươi và nhật ký Đặng Thùy Trâm

nghĩ về văn hóa đọc, Những rung chuyển từ cách sống Thùy Trâm, Nhật ký Đặng Thùy Trâm từ góc nhìn thể loại… Tuy nhiên những công trình nghiên

cứu nêu trên vẫn chưa đề cập đến vấn đề ngôn từ nghệ thuật của cuốn nhật ký

Có thể nói, nghiên cứu về Nhật ký Đặng Thùy Trâm bước đầu dừng lại ở việc

nghiên cứu góc nhìn từ thể loại, về lẽ sống Đặng Thùy Trâm, về hiệu ứng củacuốn nhật ký chứ chưa nghiên cứu sâu về vấn đề ngôn từ nghệ thuật của thểloại văn học đặc biệt này Với đề tài này khóa luận muốn lí giải một phần lí

do mà cuốn nhật ký mang một hiệu ứng rộng lớn như vậy là nhờ có sự đặc sắc

về ngôn từ nghệ thuật Khóa luận này đề cập một cách sơ lược đến đặc điểm

ngôn từ trong cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, đó là những ghi chép mang dấu

ấn cá nhân, tính chất riêng tư của người viết về hiện thực khốc liệt của chiến

Trang 10

tranh, những trải nghiệm về chiến trường của người nữ bác sĩ trẻ với một thứngôn từ khá độc đáo.

Vì thế đề tài khóa luận của người viết chứa đựng kì vọng về mộthướng đi mới trong nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật của thể loại nhật

ký nói chung và Ngôn từ nghệ thuật trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm nói

những chặng đường đầy gian truân thử thách của dân tộc Nghiên cứu về Nhật

ký Đặng Thùy Trâm không chỉ nghiên cứu về chiến tranh khốc liệt mà khi

nghiên cứu đề tài này, người viết muốn nhận diện, phân tích, khái quát nhữngđặc trưng cơ bản, cách thức tổ chức và nét đặc sắc trong tổ chức văn bản ngôn

từ nghệ thuật Đồng thời qua đây khẳng định mối quan hệ biện chứng giữasáng tạo ngôn từ và tư tưởng nghệ thuật, giữa hình thức và nội dung, sự quyđịnh của hoàn cảnh xã hội, trạng thái tri thức đối với sáng tạo ngôn từ nghệthuật trong nhật ký

Mặt khác người viết mong muốn với những giá trị tinh thần sâu sắc màcuốn nhật ký mang đến sẽ nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam đặc biệt là tầng lớpthanh niên hiện nay hiểu được rằng những khó khăn gian khổ của chiến tranhkhông thể quật ngã được ý chí chiến đấu của những người lính, những ngườibác sĩ trẻ tuổi như Thùy Trâm Chị là một người con gái nhỏ bé nhưng kiêncường luôn hướng về miền Nam ruột thịt, chiến đấu anh dũng mong đến ngàyhòa bình lập lại trên khắp đất nước thân yêu Chị sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ,tương lai và xương máu của mình vì nền độc lập của dân tộc Thật đáng tựhào và cảm phục!

Trang 11

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp những vấn đề lí thuyết về ngôn từ nghệ thuật trong văn họcnói chung và trong thể loại nhật ký nói riêng

- Tìm ra được những nét đặc sắc về Ngôn từ nghệ thuật trong Nhật ký

Đặng Thùy Trâm.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận xác định đối tượng nghiên cứu là đặc trưng về Ngôn từ nghệ

thuật trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Với số lượng tài liệu viết về nhật ký trong chiến tranh nói chung và về

Nhật ký Đặng Thùy Trâm nói riêng thực sự xuất hiện không nhiều Vì lẽ đó

phạm vi nghiên cứu của đề tài này chủ yếu tập trung vào cuốn Nhật ký Đặng

Thùy Trâm.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận người viết sử dụngphương pháp hệ thống, phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phân loại.Khóa luận cũng được thực hiện từ góc nhìn thi pháp học, tức là xem xét đánhgiá các yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật theo những tiêu chí thi pháp,đánh giá hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong cuốn

Nhật ký Đặng Thùy Trâm.

6 Đóng góp của luận văn

Với đề tài Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký Đặng Thùy Trâm khóa luận

đã khái quát những đặc trưng cơ bản của ngôn từ nghệ thuật trong Nhật ký

Đặng Thùy Trâm với những biểu hiện chủ yếu như: Ngôn từ mang tính quy

ước ẩn dụ, hướng tâm độc thoại, giàu tính triết lí, mang giọng điệu buồnthương Người viết mong muốn khóa luận sẽ mang lại cái nhìn toàn diện và

Trang 12

những đóng góp về mặt ngôn từ nghệ thuật trong đời sống văn học Việt Namcũng như giá trị nhân văn cao cả mà cuốn nhật ký này mang lại.

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận còn gồm

3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về ngôn từ nghệ thuật trong văn học và

đôi nét về Nhật kí Đặng Thùy Trâm.

Chương 2: Đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong Nhật kí Đặng

Thùy Trâm.

Chương 3: Các phương thức sáng tạo ngôn từ trong Nhật kí Đặng

Thùy Trâm.

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG

VĂN HỌC VÀ ĐÔI NÉT VỀ NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM

1.1 Ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật

1.1.1 Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật

1.1.1.1 Khái niệm ngôn từ

“Ngôn từ là sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong sự giao tiếp sốngđộng của con người qua các lời nói của một cá nhân mang đậm sắc thái cánhân để tác động đến một người khác” [27, 51]

Trong giao tiếp hằng ngày, trong văn học nghệ thuật, khoa học đôi khingôn từ và ngôn ngữ còn được sử dụng thay thế cho nhau Sở dĩ như vậy là vìgiữa chúng chưa có sự phân tách rạch ròi Ta có thể thấy điều này ngay trong

Từ điển tiếng Việt ngôn từ được đồng nhất với ngôn ngữ: “Ngôn từ: ngôn ngữ

được nói hay viết thành văn” [16, 666]

Khi nghiên cứu về ngôn ngữ ta không thể không biết đến nhà ngôn ngữlớn nhất thế kỉ XX là F.de Saussure người đã mở ra cái nhìn mới về ngônngữ Ông đã phân biệt giữa ngôn ngữ và ngôn từ Theo ông, ngôn ngữ là một

hệ thống kí hiệu có hai mặt như hai mặt của một tờ giấy, không thể tách rờinhau, gồm cái biểu đạt (âm thanh ngôn ngữ) và cái biểu đạt (khái niệm).Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp xã hội và là một phương tiện tư duy

“Nó vừa là một sản phẩm xã hội, vừa là một hợp thể gồm những quy ước tấtyếu được tập thể xã hội chấp nhận để cho phép các cá nhân vận dụng năng lựcnày” [22, 30] Còn ngôn từ là “một hành động cá nhân” Người nói dùng ngônngữ theo quy phạm để biểu đạt ý riêng của mình Trong đó cơ chế tâm lí - vật

lí cho phép người nói thể hiện những cách kết hợp ngôn ngữ thành ngôn từ cụthể Từ đây ta có thể thấy ngôn từ là lời nói cá nhân mang đậm màu sắc thẩm

mĩ riêng được sử dụng trong giao tiếp

Trang 14

1.1.1.2 Khái niệm ngôn từ nghệ thuật

Theo giáo sư Trần Đình Sử: “Ngôn từ văn học…không chỉ khác với lờinói tự nhiên hằng ngày, khác với các hình thức giao tiếp phi nghệ thuật khác

mà cũng khác với hình thức của các nghệ thuật ngôn từ khác” [20, 208]

Trong thi học truyền thống, khái niệm ngôn từ văn học được đồng nhất

với khái niệm ngôn từ thi ca Từ thời cổ đại Aristote trong công trình Nghệ

thuật thi ca đã dành nhiều chương bàn về “loại hình nghệ thuật mà chỉ dùng

ngôn từ” về “cách diễn đạt bằng ngôn từ” [1, 82] Vì vậy muốn hiểu rõ kháiniệm ngôn từ nghệ thuật cần phân biệt với loại hình ngôn ngữ khác

Ngôn từ thực dụng chính là ngôn ngữ tự nhiên nó được sử dụng trongđời sống sinh hoạt hằng ngày, là công cụ hữu hiệu cho giao tiếp Nó tuân theochuẩn mực chung của ngôn ngữ và phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể Ngôn từthực dụng cũng mang đầy đủ các tính chất chung của ngôn ngữ như: tính cáthể, tính biểu cảm, tính chính xác, hình tượng Tuy nhiên, những tính chất nàychỉ xuất hiện nhất thời trong một hoàn cảnh giao tiếp nào đó chứ không xuấthiện liên tục, không mang tính quy luật như ngôn từ nghệ thuật

Ngôn từ khoa học là ngôn từ được sử dụng trong lĩnh vực khoa học nhưcách diễn đạt trong sách báo, các công trình nghiên cứu như luận văn, luậnán… Ngôn từ khoa học có tác dụng dùng để xây dựng các khái niệm, địnhnghĩa, thuật ngữ khoa học, vì vậy nó có tính logic và tính chính xác Sở dĩngôn từ khoa học phải có tính chính xác cao là vì văn bản khoa học khôngthuyết phục người đọc bằng tình cảm mà nó thuyết phục người đọc bằng trítuệ, lí trí, bằng các luận cứ, luận chứng Trong cách diễn đạt nó đòi hỏi khôngđược tạo ra sai lệch giữa cái được biểu đạt và cái biểu đạt tức là ngôn từ khoahọc mang tính “một nghĩa”, trong khi đó ngôn từ nghệ thuật mang tính đanghĩa [6, 166]

Theo Từ điển văn học (bộ mới) ngôn từ nghệ thuật: “Khái niệm chỉ loại

hình ngôn ngữ dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm ngôn

Trang 15

từ (sáng tác lời truyền miệng và văn học viết) Về mặt chất liệu, các phươngtiện ngôn ngữ được sử dụng ở nghệ thuật ngôn từ có thể không khác gì cácphương tiện từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ toàn dân cũng như không khác

gì các yếu tố phương ngữ, ngôn ngữ thông tục và biệt ngữ [10, 1090-1091].Mặc dù ngôn từ nghệ thuật được bắt nguồn và nuôi dưỡng từ ngôn ngữnhân dân thì ngôn từ nghệ thuật vẫn là một loại hình ngôn từ có những đặcđiểm riêng biệt Nhờ đó nhà văn sử dụng ngôn từ chung và cấu tạo lại thànhngôn từ của mình Cá tính sáng tạo của nhà văn được thể hiện đầy đủ trongngôn từ

1.1.2 Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật

Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khácnhau, chưa đi đến thống nhất Bên cạnh ý kiến chung cho rằng ngôn từ nghệthuật bao gồm nhiều tính chất như tính hình tượng, tính cụ thể, tính chính xác,tính cá thể, tính hàm súc… thì còn có những ý kiến khác nhau Trong cuốn

Phong cách học tiếng Việt Đinh Trọng Lạc đã nêu ra bốn tính chất của ngôn từ

nghệ thuật đó là: tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hóa, tính cụ thể hóa

Còn trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng Đỗ Hữu Châu lại bổ sung thêm

đặc trưng nữa của ngôn từ nghệ thuật đó là tính hệ thống Do đó tổng hợp lạitheo người viết đặc trưng ngôn từ văn học có các tính chất cơ bản sau:

Trang 16

văn học có những nét riêng biệt Tính hình tượng của ngôn từ văn học bắtnguồn từ lời nói của chủ thể hình tượng, chủ thể thẩm mĩ xã hội có tầm kháiquát, có ý nghĩa đại diện cho tư tưởng tình cảm, tâm trạng… của một tầng lớpgiai cấp, thế hệ nào đó Ngay cả khi nhà thơ xưng “ta” hoặc “tôi” đấy nhưngcũng không phải là lời nói của tác giả, của một người thực tế mà là lời củachủ thể hình tượng, chủ thể tư tưởng thẩm mỹ mang ý nghĩa đại diện Ví dụ

khi Tố Hữu viết Từ ấy:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chim”

Đây không chỉ là lời của Tố Hữu trong thực tế mà là lời nói của nhân vậttrữ tình có ý nghĩa đại diện cho tư tưởng, tình cảm, niềm vui sướng khi bắtgặp lí tưởng Đảng của hàng nghìn thanh niên Việt Nam một lòng vì quêhương đất nước, vì dân tộc sẵn sàng lên đường lúc bấy giờ

Hình tượng văn học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ cho nên nótác động vào trí tuệ, tưởng tượng và liên tưởng của người đọc, không ai nhìnthấy hình tượng văn học bằng mắt thường Bởi vì tính hình tượng của ngôn từvăn học không chỉ biểu hiện ở các biện pháp tu từ, các phương thức chuyểnnghĩa (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, nhân hóa, ngoa dụ…) mang tínhchất cục bộ bên ngoài mà còn nằm sâu trong bản chất hình tượng của sángtác Ví dụ như:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôiNày của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi”

(Mời trầu- Hồ Xuân Hương)

Trang 17

Ở đây Hồ Xuân Hương đã sử dụng những hình ảnh như: “Cau nhỏ”,

“miếng trầu hôi”; các thành ngữ chỉ hành động như: “Mời trầu”; các từ ngữchỉ màu sắc: “Xanh như lá”, “bạc như vôi”; các biện pháp tu từ như: so sánh,

ẩn dụ… Qua đây Hồ Xuân Hương đã giới thiệu về miếng trầu, đồng thời thểhiện thái độ xót thương với người phụ nữ trong xã hội cũ đẹp đấy nhưng lạimang thân phận nhỏ bé, không quyết định được số phận của mình Từ đâycũng nói lên khát vọng hạnh phúc, lên án xã hội phong kiến đã chà đạp lênquyền sống và quyền hưởng hạnh phúc của người phụ nữ Ta có thể thấy tínhhình tượng thể hiện ở cách diễn đạt thông qua một hệ thống hình ảnh, màusắc, biểu tượng… để người đọc rút ra bài học nhân sinh

Mặt khác, ngôn từ nghệ thuật không chỉ là cái vỏ bên ngoài, không phải

là cái áo khoác của tư tưởng nhằm thể hiện hình tượng một cách tiêu cực Một

số nhà lí luận đã coi nhẹ vai trò của ngôn từ văn học, cho nó chỉ là một thứ vỏbọc bên ngoài, cái nội dung bên trong đó như chi tiết, hình ảnh mới là thứquan trọng Sở dĩ coi nhẹ vai trò của ngôn từ như vậy là vì họ quan niệm ngôn

từ có thể dịch từ tiếng này sang tiếng khác, thậm chí cải biên thành phim ảnh

mà không làm thay đổi chất lượng của tác phẩm Họ không hiểu được rằngtác phẩm dịch là một sản phẩm được sáng tạo lại thành một thứ tiếng khác sovới nguyên tác và họ không thấy được sự “mất mát” về sắc thái trong quanđiểm dịch thuật Viện sĩ Nga V.Xtepanôp đã khẳng định: Văn bản ngôn từ làvăn bản duy nhất, nó không thể được diễn tả theo cách khác mà không làmtổn hại đến sắc thái độc đáo của nó

1.1.2.2 Tính cá thể hóa.

Tính cá thể hóa của ngôn từ nghệ thuật là một đặc trưng nghệ thuật, thựcchất là tính độc đáo cá nhân trong sáng tạo ngôn từ của nhà văn Mỗi nhà vănkhi sáng tác đều để lại dấu ấn sáng tạo của riêng mình thông qua ngôn từ nghệthuật, mỗi nhà văn đều có ý thức xây dựng cho mình một phong cách riêng

Trang 18

trên nền tảng một truyền thống văn học, văn hóa nhất định M.B.

Khrapchenko trong công trình Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển

của văn học đã khuấy động yếu tố cá tính sáng tạo đối với ngôn từ nghệ thuật.

[13, 219]

Chẳng hạn cùng viết về mùa thu nhưng Nguyễn Khuyến và Lưu Trọng

Lư có những điểm riêng trong sáng tác của mình Với mùa thu của NguyễnKhuyến, ta thấy ngôn từ nghệ thuật ở đây chỉ mức độ về khoảng cách màusắc, trạng thái hoạt động với nhịp 4/3 và các hình tượng như bầu trời bao la,trong sáng tĩnh lặng, nhẹ nhàng Còn với mùa thu trong sáng tác của LưuTrọng Lư ta thấy ông sử dụng những từ ngữ chỉ âm thanh để gợi cảm xúc vớinhịp 3/2 và các hình tượng âm thanh xào xạc lá vàng chuyển mùa Về lĩnhvực văn xuôi ta thấy Vũ Trọng Phụng có giọng châm biếm, đả kích trực diện,sâu cay, với lớp từ “đô thị” nói như giáo sư Đỗ Đức Hiểu: “Nói nhại mộtngôn ngữ đã hình thành, hổ lốn, tạp nham, lổn nhổn, không ăn khớp” [9, 224].Còn Nguyễn Công Hoan tuy cũng dùng giọng châm biếm, hài hước nhưng lạidùng từ ngữ bình dân, suồng sã, với nguyên tắc “lột mặt nạ” và dùng “cái tục”

để đả kích cái xấu, cái rởm đời, cái vô đạo đức [18, 156]

Tính cá thể hóa là yếu tố chủ đạo chi phối phong cách nhà văn và nó làmột trong những đặc trưng quan trọng của ngôn từ nghệ thuật

1.1.2.3 Tính cấu trúc

Khác với ngôn từ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, ngôn từ nghệ thuật

được lựa chọn, đúc kết chặt chẽ, nó có tính cấu trúc rõ ràng Trong Dẫn luận

thi pháp học, Giáo sư Trần Đình Sử xét cấu trúc ngôn từ nghệ thuật từ bình

diện cụ thể lời nói và ý thức của lời nói, mà chủ thể ấy do nhà văn sáng tạonên Như thế văn học có thể phản ánh vô vàn tiếng nói của cuộc đời Tínhcấu trúc sẽ giúp cho chúng ta tránh được sự nhầm lẫn, đồng hóa chủ thể trữtình, hình tượng người kể chuyện và bản thân tác giả Như vậy, không chỉ cómột mình tác giả kể chuyện nên các tác phẩm văn học thêm phong phú và hấpdẫn

Trang 19

Chẳng hạn, trong bài thơ Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh, tác giả

đã tránh đi để cho nhân vật em tự bộc lộ những tâm tư tình cảm của mình,những lo âu về tình yêu mà vốn nó luôn tồn tại trong chính bản thân tác giả

Hay trong bài Lá diêu bông, tác giả Hoàng Cầm cũng tránh đi, để cho người

em - chủ thể lời nói đứng ra phát ngôn

“Em ở đầu làng chiều xuống ven đêTheo sau chị đi tìm chợt nghe lời chị nói

Ai mà tìm được lá diêu bông

Từ nay chị sẽ lấy làm chồng”

Như vậy, một khi chủ thể phát ngôn trong văn học tách ra khỏi chính tácgiả thì nó trở thành một hình tượng văn học có vai trò to lớn trong việc tạonhiều giọng điệu khác nhau trong sáng tác văn học

1.1.2.4 Tính biểu cảm

Tính biểu cảm là khả năng của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm vănhọc có thể biểu hiện cảm xúc của đối tượng được miêu tả trong tác phẩm, cóthể tác động đến tình cảm người đọc, truyền đạt được những tình cảm, xúccảm tới người đọc người nghe Nghệ thuật là quy luật của tình cảm, văn học

là một loại hình nghệ thuật nên ngôn từ văn học không thể thiếu tính biểucảm Văn học tác động đến đời sống bằng con đường tình cảm, con đường tráitim Để dẫn dắt người đọc đến những bến bờ xa xôi của lý trí thì trước hết vănhọc phải tác động đến trái tim người đọc, có những câu văn, câu thơ có khảnăng tác động và đọng lại trong trái tim người đọc, để giúp người đọc, ngườinghe cảm thụ đời sống một cách mới mẻ hơn theo quy luật của cái đẹp Ví dụ

như tác phẩm Bức tranh, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu…

Ngôn từ nghệ thuật thuộc thể loại tự sự (văn xuôi, văn vần, thơ tự sự)phải hàm chứa được những yếu tố thời gian Nhà văn cần phải có tư duy địnhlượng, cái trước làm nền móng cho cái sau, hạn chế đến mức tối đa sự đoántrước của độc giả

Trang 20

Như vậy, tính hình tượng, tính cá thể, tính cấu trúc, tính biểu cảm… lànhững thuộc tính cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật Nhờ những thuộc tính đó

mà văn học phản ánh đời sống theo đúng đặc trưng của nó, không giống bất

kỳ một loại hình nghệ thuật nào khác Căn cứ chủ yếu để phân biệt ngôn ngữnghệ thuật với các hình thái của hoạt động ngôn ngữ chính là ở chỗ, ngôn ngữnghệ thuật là hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mĩ Nó được sử dụng đểphục vụ nhiệm vụ trung tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệthuật Vì vậy tính hình tượng, cấu trúc, cá thể và biểu cảm là những thuộc tínhbản chất, xuyên thấm vào mọi thuộc tính khác quy định những thuộc tính ấy

1.2 Vài nét về Nhật ký Đặng Thùy Trâm

1.2.1 Vài nét về ký

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Ký là một loại hình văn học trung gian

nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự nhưbút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút… Do tính chất trunggian mà có người liệt ký vào cận văn học [6, 162]

Không nên chỉ căn cứ vào cách gọi tên của nhà văn đối với tác phẩm để

xác định thể loại Chẳng hạn Tây sương ký của Vương Thực Phủ thực ra là một vở kịch, Tây du ký của Ngô Thừa Ân là một tiểu thuyết, Nhật ký người

điên của Lỗ Tấn là một truyện ngắn Ký có đặc trưng riêng, do nội dung và

quan điểm thể loại của ký quy định

Ký ra đời rất sớm trong lịch sử văn học nhân loại Nhưng phải đến thế kỉXVIII, đặc biệt từ thế kỉ XIX, khi đời sống lịch sử của các dân tộc ngày càngphát triển theo hướng tăng tốc, khi kĩ nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học

mở cửa, xé rào để thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác, nhàvăn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào những cuộc đấu tranh xã hội,

ký mới thực sự phát triển mạnh mẽ [6, 163]

Đối tượng nhận thức thẩm mỹ của ký không phải việc miêu tả quá trìnhhình thành tính cách của các cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh, hay

Trang 21

những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lên thành các vấn đề xã hội Mà đốitượng thẩm mỹ của ký thường là một trạng thái đạo đức - phong hóa xã hội,một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đền nóng bỏng Do ký làghi chép sự việc, khác với truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, ký có quanđiểm thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu Nhàvăn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống đượcphản ánh trong tác phẩm, ký dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cáchsinh động, chứ không xây dựng các hình tượng mang tính khái quát Tínhkhái quát do tác giả ký thể hiện bằng suy tưởng.

Trong văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, ký giữ một vaitrò đặc biệt quan trọng Nhiều tác phẩm thật đặc sắc và sáng giá đã góp phầntạo nên bộ mặt đa dạng của đời sống văn học nước nhà Khi thời đại thông tinđại chúng phát triển như hiện nay thì ký lại càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ

1.2.2 Thể loại nhật ký

1.2.2.1 Quan niệm về nhật ký

Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật, từ ngôi thứ nhất số ít,dưới dạng những ghi chép hằng ngày có đánh số ngày tháng (…) bao giờcũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì nếm trải, thể nghiệm; nó ít hồicố; được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến được việccông chúng tiếp nhận [10, 1257]

Từ điển thuật ngữ văn học cũng coi “nhật ký là một thể loại thuộc loại

hình ký” hay “Nhật ký là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dướidạng ghi chép hằng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đờisống mà tác giả hay nhân vật chính là người tham gia hay chứng kiến Khácvới hồi ký, nhật ký thường ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ “vừa mớixảy ra” chưa lâu” [6, 237]

Trang 22

Theo giáo trình Lý luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học do

Giáo sư Trần Đình Sử chủ biên định nghĩa về nhật ký như sau: “Nhật ký làthể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hằng ngày của chính người viết,

là những tư liệu có gái trị về tiểu sử và thời đại của người viết [20, 261]

Như vậy, có thể nói rằng nhật ký chính là những ghi chép cá nhân vềnhững sự kiện, những cảm xúc, suy nghĩ trước sự kiện xảy ra trong ngày haytrong thời điểm gần

1.2.2.2 Đặc điểm của thể loại nhật ký

Là một tiểu loại của ký, nhật ký mang những đặc điểm chung nhất của

ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể loại.Nhật ký là thể loại mang tính chất riêng tư đời thường nhiều nhất Nếu mụcđích của truyện ngắn, tiểu thuyết… là để giao lưu với người khác thì nhật kýtrái lại chỉ giao lưu với chính mình; mình viết để cho mình, nói với mình.Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật ký Tính riêng tư cũng là điều hấp dẫncủa nhật ký vì có liên quan đến bí mật của người khác, nhất là của nhữngnhân vật được xã hội quan tâm

“Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật ký, người viết có thể

tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm tình cảm và thái độ trước một sự thật”[17, 215] Nhật ký ghi chép cảm xúc suy nghĩ theo ngày tháng, có thể liên tục,nhưng cũng có thể ngắt quãng Đặc điểm lời văn của nhật ký là ngắn gọn, tựnhiên bởi nó là lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng

tư, những tâm sự thầm kín, ý nghĩa thành thực, nên thường kết hợp linh hoạt

tự sự và trữ tình Một tập nhật ký có phẩm chất văn học khi thể hiện một thếgiới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá nhân, tác giả giúp ngườiđọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại Hình tượng tác giả trong nhật ký

là hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng - thẩm mĩ lớn lao Như nhật ký Ở

rừng của Nam Cao ghi chép lại chân thực những ngày tháng gian khổ mà

đầy ý nghĩa

Trang 23

trong ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn, đó cũng là những gian khổkhó khăn thách thức các văn nghệ sĩ trong việc “nhận đường”… Tác phẩmthành công bởi nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thểhiện tư tưởng tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật, sự việc.

Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luônthấy tác giả hay nhân vật luôn giữ ngôi thứ nhất Nếu như trong các thể loạinhư: phóng sự, tùy bút, bút ký, trung tâm thông tin không phải là tác giả mà làcác vấn đề xã hội, thì ở nhật ký văn học người viết luôn là trung tâm So vớicác thể loại khác, “vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật ký văn học baoquát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm Tác giả không ngần ngại xuất hiện trongtừng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quantrọng trong việc tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe

kể về những sự thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến” [17, 218]

Trong Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc

ghi nhật ký: Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thìđọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất Người ta sẽmạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có Nhưngnếu nhật ký mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều Họkhông dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dámnói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ Mà đóchính là điều tối kị khi viết nhật ký Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòibút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình

Với thể ký - thể loại được coi là “Sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vàođời sống xã hội” với đặc điểm nổi bật là sự ghi chép sự việc, thì tính xác thựccủa việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại Nhật kýcũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn học thìđều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại, vì

Trang 24

một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với chính bảnthân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải đãthể nghiệm Với các thể loại nhật ký ngoài văn học thì tính xác thực là yếu tốquan trọng hàng đầu, ví dụ như: Một cuốn nhật ký công tác hay nhật ký khoahọc đòi hỏi một sự chính xác cao, hay nhật ký riêng tư yếu tố bí mật là yếu tốquan trọng vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể không hướng tớimục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực Còn nhật ký văn học,

để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa lớn thì bản thân việc ghichép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm của độc giả cũngnhư xã hội

1.2.3 Nhật ký Đặng Thùy Trâm

1.2.3.1 Hành trình đến với bạn đọc

Trước những năm 1986, nhiều tác phẩm ký xuất hiện, nhưng theo thời

gian nó lại trở nên mờ nhạt như: Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh - Vũ Kỳ

Lân) hay các tác phẩm ký của Nguyễn Ngọc Tấn Tiếp đó là những trang nhật

ký viết dưới chiến hào của Hoàng Thượng Lân được trích đăng trên các báo:Quân đội Nhân dân, Tiền Phong Nhân dân vào đầu những năm 70… Tuynhiên những tác phẩm ấy chưa thực sự thu hút được sự quan tâm đông đảocông chúng cũng như giới nghiên cứu Phải đến những năm 2005, đặc biệt với

sự xuất hiện của Nhật ký Đặng Thùy Trâm của nữa bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy

Trâm gây xúc động trong lòng bạn đọc Đó là những dòng tâm sự suy nghĩ,tình cảm chân thật của một nữ bác sĩ đã trực tiếp sống và chiến đấu hi sinhquên mình vì lí tưởng của tuổi trẻ nơi mảnh đất Đức Phổ

Để đến được với bạn đọc cuốn nhật ký này đã trải qua một cuộc hànhtrình khá dài và gian nan Trước khi đến với bạn đọc là một cuộc hành trìnhtìm ngày trở về của cuốn nhật ký Sở dĩ nói như vậy là vì cuốn nhật ký của nữbác sĩ Thùy Trâm - người đã hi sinh trên chiến trường xưa đã được một cựuchiến binh người Mỹ lưu giữ và luôn trăn trở tìm lại gia đình nữ bác sĩ để trao

Trang 25

trả cuốn nhật ký đó Sau 35 năm, những dòng cảm xúc của người bác sĩ nămxưa đã về với những người thân của chị Trong những ngày ác liệt bác sĩThùy Trâm luôn gửi lòng mình vào những trang nhật ký Cuốn nhật ký đó đãđược Frederic Whithurs - một người lính trinh sát Hoa Kỳ có được và lưu giữ.Frederic Whithurs là một sĩ quan quân báo người Mỹ tham chiến ở chiếntrường Đức Phổ, Quảng Ngãi từ năm 1969 đến năm 1971 Trong chiến tranh,nhiệm vụ của Fred là thu thập các thông tin, tài liệu có giá trị quân sự để phântích tình hình truy tìm dấu tích quân giải phóng Theo quy định của quân đội

Mỹ, mọi tài liệu của địch thu được trên chiến trường phải chuyển lại cho bộphận quân báo nghiên cứu, chọn lọc các tài liệu có giá trị quân sự, số còn lại

họ vứt vào đống lửa Fred đang đốt thì thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu thôngdịch viên của đơn vị cầm một cuốn sổ nhỏ và đến bên cạnh anh mà nói: Fred,đừng đốt cuốn sổ này Bản thân trong nó đã có lửa rồi Năm 1972 Fred đượcrời Việt Nam về Mỹ Trong hành lý của anh có những kỉ vật nặng trĩu củachiến tranh trong đó có hai cuốn nhật ký của bác sĩ, một cuốn dày 118 trang,một cuốn 28 trang Lần theo địa chỉ liên hệ trong nhật ký cùng với sự giúp đỡcủa tổ chức Quaker Mỹ tại Việt Nam Fred đã tìm thấy gia đình bác sĩ ĐặngThùy Trâm để trao trả lại cuốn nhật ký này

Kể từ đây cuốn nhật ký nhanh chóng được dịch, in và xuất bản tại Nhàxuất bản Thế giới, Hà Nội rồi nhanh chóng đến với bạn đọc trong nước vànước ngoài Sau khi trở về Việt Nam cuốn nhật ký nhanh chóng đến với bạnđọc nước ngoài nhờ các tác giả văn học Việt Nam và trên thế giới dịch Côngviệc dịch thuật để đưa cuốn nhật ký đến với bạn đọc thế giới gặp muôn vànkhó khăn về mọi mặt Để đến với bạn đọc Nga, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàngcùng dịch giả tiến sĩ A.Xocolov và tiến sĩ Lê Văn Nhân cùng với sự tài trợcủa câu lạc bộ May mặc Thăng Long cuốn nhật ký đã được dịch ra tiếng Nga

và đến với bạn đọc trên khắp đất nước Nga, đặc biệt là các bạn thanh niênNga

Trang 26

Không chỉ đến với bạn đọc Nga, theo tạp chí VIETNAM KURIER của

Hội Hữu nghị với Việt Nam, Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được xuất bản ở

Đức bởi nhà xuất bản Kruger Verlag thuộc tổ hợp xuất bản Fisecher (một tậpđoàn hàng đầu chuyên xuất bản các sách phổ thông với số lượng lớn tại Đức),

có trụ sở chính tại Frankfurt, một trong những trung tâm xuất bản lớn nhất củaĐức Đầu đề tiếng Đức của cuốn nhật ký là: “Đêm qua tôi mơ thấy hòa bình.Một cuốn nhật ký từ chiến tranh Việt Nam” Đến nay cuốn nhật ký không chỉđược dịch ra tiếng Nga, Đức mà nó còn được dịch ra gần hai mươi thứ tiếngkhác như Anh, Pháp, Triều… đến với tay của rất nhiều bạn đọc trên khắpnăm châu

1.2.3.2 Hiệu ứng của Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Ngay sau khi Nhật ký Đặng Thùy Trâm trở về Việt Nam và nhanh chóng

được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới thì nó đã tạo thành một “cơn sốt”,gây nên hiệu ứng lớn lao trong toàn xã hội Đặc biệt là với văn hóa đọc, tưởngchừng sách in đã bị xem nhẹ khi có sự xuất hiện của các phương tiện thôngtin đại chúng hiện đại Tất cả những gì chị viết trong cuốn nhật ký đều rấtchân thành và đều rất thật, rất con người vì có lẽ nhật ký chính là người bạntri kỉ nhất của chị trong hoàn cảnh sống chết cận kề và khi viết nó chị cũngchỉ viết cho chính mình để giãi bày tâm sự, ghi lại những sự việc diễn ra hằngngày chứ không phải để cho người khác đọc Ở đây chúng ta tiếp cận với mộtvăn bản cá nhân, riêng tư Nó không phải là một cuốn tiểu thuyết, cũng khôngphải là một cuốn nhật ký hư cấu mà là cuốn nhật ký “người thật việc thật”, rõràng viết ra không phải để công bố rộng rãi Bản thân Đặng Thùy Trâm cũngchỉ nghĩ nếu chẳng may chị bị hi sinh thì cuốn nhật ký này nên được chuyểnđến gia đình mình Cuốn nhật ký không phải là một cuốn sách viết về bệnh xánơi chị công tác hoặc mô tả diễn biến chiến sự ác liệt như thế nào, mặt dùđiều đó diễn ra hằng ngày và không xa, nhưng khi đọc nhật ký này chắc hẳn

Trang 27

ai trong chúng ta cũng sẽ hình dung ra đây là những dòng tâm sự của một tâmhồn lãng mạn bởi chất trữ tình và bi tráng của nữ bác sĩ - chiến sĩ cảm nhậngiữa chiến trường về gian khổ chiến tranh Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhànnhận xét: “Cuốn nhật ký có số phận kì lạ nhất; cuốn nhật ký mà người con gái

Hà Nội cương nghị, thủy chung, trong sáng đến thánh thiện đã viết với baobuồn vui, cay đắng, đau đớn và nước mắt; cuốn nhật ký mà người con gái haimươi bảy tuổi đã chút vào đó cả nỗi nhớ cháy bỏng khôn nguôi về gia đình,

về những ngõ phố của một Hà Nội yên ấm, cả cơn đau xé ruột khi mỗi ngàytrôi qua một đồng đội thân thương lại ngã xuống…” Quả thực cuốn sổ nhỏ bé

đó phải có sức hút ghê gớm khiến cho Frederic Whitehurst gìn giữ nó nhưmột báu vật suốt 35 năm và đau đáu tìm ngày trở về của nó Sự xuất hiện của

Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã tạo tiếng vang lớn cho xã hội Vượt lên tất cả,

cao hơn tất cả mà chúng ta có thể cảm nhận được qua cuốn nhật ký này là lýtưởng cách mạng trong sáng, tình yêu quê hương đất nước Tư tưởng nàyvượt lên không gian, thời gian, phạm vi lãnh thổ đất nước, đồng thời nhờ sựgiúp sức của các phương tiện thông tin đại chúng, các bài báo mạng, báo giấy

đã giúp nó lan tỏa ra khắp thế giới

Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã tạo ra được hiệu ứng mạnh hơn rất nhiều so

với bất cứ tác phẩm nào, ít nhất ở thời điểm mà tác phẩm này ra mắt côngchúng Công chúng quan tâm đến “Cái xã hội” chứ không phải “cái thẩm mỹ”

ở chúng Bạn đọc ở mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp đều đã đón nhận cuốn

sách bằng tất cả lòng nhiệt thành và sự say mê của mình Người đọc đọc Nhật

ký Đặng Thùy Trâm và nhận ra “Đặng Thùy Trâm là một Paven Cooscaghin

của Việt Nam” và hình thành “một lẽ sống Đặng Thùy Trâm” chỉ khi chínhcuốn sách đó mang lại cho họ niềm đồng cảm sâu sắc, giúp họ nhận thức rõhơn lí tưởng cuộc đời, vẻ đẹp con người và giá trị bản thân Dõi theo dư luận

của bạn đọc về Nhật ký Đặng Thùy Trâm trong thời gian qua ta dễ dàng nhận

Trang 28

thấy họ đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm để mang trong mình niềm cảm phục với

hình ảnh người con gái tuổi đôi mươi khao khát tình yêu lí tưởng cũng hết sức

kiên cường, những thanh niên lầm lạc đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm và tìm lại

cho mình những ước mơ đã mất, tìm thấy những nghị lực để làm lại cuộc đời

Còn bạn đọc ở Pháp, Mỹ, Australia… những nơi mà Nhật ký Đặng Thùy

Trâm được giới thiệu trong đó có người từng là kẻ thù của Thùy Trâm đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm và nhận ra rằng đất nước Việt Nam, dân tộc Việt

Nam là một dân tộc anh hùng vì luôn có những người con như bác sĩ ĐặngThùy Trâm Rõ ràng đó không phải là sự ngẫu nhiên hay sự “lây lan” theophong trào Chỉ có thể hiểu là chính cuốn sách chứ không phải ai khác đã tựthể hiện giá trị đích thực của một tác phẩm văn học

Thậm chí, ở Việt Nam còn có cả bệnh viện mang tên người bác sĩ trên

mảnh đất Quảng Ngãi anh hùng Bệnh viện Đặng Thùy Trâm Và khi nhật

ký của chị được các nhà đạo diễn chuyển tải thành phim truyện Đừng đốt thì

sức lan tỏa của nó nhân lên gấp bội Tại trường Holly Cross (Worcester, Mỹ),

hơn 40 sinh viên tại đây đã đọc rất kĩ cuốn nhật ký trước khi xem phim Đừng

đốt và giao lưu với đạo diễn Đặng Nhật Minh Giáo sư nhân học Ann Marie

Leshkowich và giáo sư sử học Diane NiblackFox của trường đại học Holly

Cross đã đưa cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Bản dịch tiếng Anh tại Mỹ là

Last night, I dreamed of peace) vào chương trình học giành cho sinh viên tạitrường

Bên cạnh đó không thể phủ nhận ảnh hưởng của cuốn sách này trongviệc khai phá thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu cũng như công chúngvới thể loại nhật ký Trước khi có sự xuất hiện của dòng sách này thể loại nhật

ký trong văn học chưa thực sự được chú ý Nhật ký Đặng Thùy Trâm xuất

hiện góp phần không nhỏ trong việc tạo ra một chỗ đứng cho thể loại nhật ký

trên diễn đàn Văn học nghệ thuật Việt Nam Như vậy, sự có mặt của Nhật ký

Trang 29

Đặng Thùy Trâm không chỉ có đóng góp lớn về mặt thể loại mà còn mang đến

sự mới lạ cho đời sống văn học, tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đếntâm hồn con người với hiệu ứng xã hội tích cực Nó như một minh chứng lịch

sử nhắc nhở các thế hệ Việt Nam nhớ đến công lao to lớn của cha anh đã hisinh để cống hiến cho Tổ Quốc và đặc biệt có giá trị giáo dục nhận thức và lốisống của giới trẻ hiện nay

1.3 Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật trong hoạt động sáng tạo và tiếp nhận văn học

1.3.1 Trong hoạt động sáng tạo

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có tính

chất nghệ thuật của tác phẩm văn học Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có

ý nghĩa rộng hơn, nhằm bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng mộtcách chuẩn mực trong các biên bản nhà nước, trên báo chí, trên đài truyềnthanh, trong văn hóa và khoa học” [6, 214]

Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt trong đời sống của con người Nó chính làphương tiện giao tiếp không thể thiếu Trong tác phẩm văn học thì ngôn ngữcũng chính là yếu tố quan trọng đặc biệt Nó gắn liền với các đặc trưng như:Tính hình tượng, tính cá thể hóa, tính cấu trúc, tính biểu cảm… Trong hoạtđộng sáng tạo văn học ngôn ngữ chính là chất liệu của văn học mang giá trịthẩm mĩ Nếu như các loại hình nghệ thuật khác như kiến trúc, hội họa, điêukhắc hình tượng nghệ thuật được tác động trực tiếp vào thị giác con ngườithông qua những đường nét, hình khối thì hình tượng trong văn học lại hiệnlên trong trí não người đọc thông qua ngôn từ, buộc người đọc phải tư duy,tưởng tượng, liên tưởng để hình dung ra

Từ đây ngôn ngữ còn cho ta thấy vai trò trong việc khai thác và khámphá văn học Ngôn ngữ giúp cho văn học mở rộng phạm vi, đối tượng nghiêncứu Ngôn ngữ giúp các nhà văn dễ dàng phản ánh mọi sự việc theo trình tự ý

Trang 30

muốn của tác giả Thời gian hiện thực là thời gian được tính theo chiều hiệntại - quá khứ - tương lai Điều này giúp tác giả thành công trong việc xâydựng tác phẩm văn học theo ý muốn của mình Đồng thời qua đây làm cho tácphẩm văn học thêm phần phong phú Như vậy, chính ngôn ngữ văn học đãgiúp người đọc mở rộng tầm hiểu biết của mình.

Hơn thế nữa, ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tínhsáng tạo của nhà văn Thông qua ngôn ngữ ta có thể thấy được những nét đặcsắc riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ về tính cách tâm lí, quan điểm, lập trường.Mỗi người nghệ sĩ đều có một nét riêng nhất định trong việc sử dụng ngônngữ trong hoạt động sáng tạo Có thứ ngôn ngữ mực thước, nghiêm trang củangười uyên thâm tao nhã, có thứ ngôn ngữ chua xót, đau đớn, hoài nghi củangười luôn trăn trở về nhân tình thế thái, lại có thứ ngôn ngữ bông đùa mỉamai, châm biếm của người có tư duy trào lộng Nhưng dù thế nào đi nữa mộtkhi đã gắn với nghệ sĩ thì ngôn ngữ cũng là thứ được ý thức sáng tạo mộtcách sâu sắc

1.3.2 Trong hoạt động tiếp nhận

M.Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Nếu nhưngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành nên tác phẩm thì nó cũng cóvai trò to lớn trong hoạt động tiếp nhận văn học Nó có có vai trò trong việcdẫn dắt người đọc tiếp nhận tác phẩm, đưa hoạt động tiếp nhận tác phẩm củabạn đọc một cách nhanh nhất Khi đọc một tác phẩm văn học chúng ta cầnnắm rõ được ngữ cảnh mà trong đó ngữ cảnh đầu tiên mà người đọc cần phảinắm được đó chính là quy tắc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Tiếp cận vănhọc từ nhiều góc độ trong đó có góc độ từ ngôn ngữ sẽ giúp cho người đọctránh được sự sáo mòn, thụ động, đồng thời tránh được sự suy diễn, hiểu mơ

hồ về một vấn đề nào đó Ngôn ngữ văn học là cầu nối văn bản với tác phẩm,

Trang 31

tác phẩm với người đọc, người đọc với tác giả Bạn đọc chính là người đồngsáng tạo với nhà văn.

Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong việcgiúp người đọc tiếp cận với tác phẩm văn học và là một cây cầu nối quantrọng giữa bạn đọc với nhà văn Giải thích văn học bằng ngôn ngữ đã và đang

là một xu thế của tiếp cận văn học hiện nay Văn học chân chính là văn học sửdụng hệ thống ngôn ngữ có ý thức

Trang 32

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG

NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM

Nhật ký là những bộc bạch, tâm sự thầm kín của chủ thể sáng tạo viết

ra không nhằm mục đích giao lưu, xuất bản thành sách Vì vậy ở đó ngườiviết bộc lộ toàn bộ tâm tư, tình cảm, những sự kiện xảy ra xung quanh mìnhmột cách chân thực nhất Đó là những dòng tâm tư tình cảm, sự lắng đọngcảm xúc của tâm hồn những lúc chất chứa những tâm trạng, nhiều cảm xúcnhất muốn tự mình chiêm nghiệm lại những sự kiện vừa mới xảy ra, đang xảy

ra hoặc đang được chứng kiến Để thể hiện được điều này, ngôn từ là mộtphương tiện hữu ích nhất Qua đó ta có thể gặp được những phút giây độcthoại với chính mình của bác sĩ Đặng Thùy Trâm thông qua ngôn từ hướngtâm độc thoại Ta thấy được tình cảm của chị dành cho người thân, đồng đội,bệnh nhân và đặc biệt là tình cảm với M - người chị luôn yêu thương thôngqua ngôn từ mang tính quy ước ẩn dụ Không chỉ vậy ta còn thấy được mộtThùy Trâm - một cô gái Hà Thành luôn có những triết lí chiêm nghiệm vềcuộc đời thông qua ngôn từ giàu chất triết lí Ta cũng thấy do bản thân ThùyTrâm phải đối diện với những khó khăn, gian khổ, giữa những bom đạn chiếntranh, nơi mà ranh giới sự sống và cái chết vô cùng mong manh nên trongcuốn nhật ký của chị ta bắt gặp những ngôn từ mang giọng điệu buồn thương

mà dường như sự xuất hiện của nó đã tạo ra sức hấp dẫn đối với độc giả.Chính những điều này đã mang đến sức hấp dẫn trường tồn của thể loại nhật

ký nói chung và cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm nói riêng đối với độc giả.

2.1 Ngôn từ mang tính quy ước ẩn dụ

Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học sáng tạo, tiếp nhận và đánh giávăn học nói chung và nhật ký nói riêng không thể thiếu yếu tố này Ngôn từ

Trang 33

trong văn học vô cùng phong phú, điều này phụ thuộc vào khả năng sáng tạo

và vận dụng của người viết

Ngôn từ nghệ thuật (Ngôn từ văn học) là sự phân từ khác của ngôn ngữ

tự nhiên, “tương xâm” nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ tự nhiên Nhật

ký Đặng Thùy Trâm là sự kết hợp tài tình vừa mang ngôn ngữ đời thường vừa

kết hợp yếu tố tự sự, trữ tình lãng mạn Chị ghi chép những công việc haynhững sự kiện đến với mình hằng ngày như “Một ngày mệt nhọc vô cùng Ba

ca thương nặng vào một lúc Suốt một ngày đứng bên bàn mổ, đầu óc căngthẳng vì những vết thương, vì tiếng khóc xé ruột xé lòng của chú Công (chaHường) và những tin buồn dồn dập” [26, 208]

Hay những phút giây lãng mạn thả hồn mình vào thiên nhiên với giọngđiệu hết sức mượt mà đậm chất văn thơ của nữ bác sĩ sinh ra ở Miền Bắc “Kỳ

lạ thật, giữa rừng núi âm u mưa dầm rả rích sao trước mắt mình cứ hiện rõmột vườn hoa rực rỡ trong ánh nắng mùa xuân tươi đẹp Những luống hồng,

la đơn, cúc, đào chen chúc nhau những hoa… mình và một người bạn thâncùng nhau dạo bước” [26, 84]

Ngôn từ quy ước, ẩn dụ là thứ ngôn ngữ được sử dụng khá phổ biếntrong nhật ký đặc biệt trong nhật ký chiến tranh, tác giả sử dụng nó như một

ký hiệu riêng trong những trang nhật ký của mình, để gọi tên thân thương nào

đó và để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc thái độ của mình một cách kín đáo vàkhách quan nhất Đó là tên gọi của đồng đội, bạn bè thậm chí là người yêu làcách tác giả tự nói với mình hay hình dung ra người thân yêu đang hiện diện

để thổ lộ tâm sự, tình cảm của mình với họ Trong nhật ký thông thường, cách

sử dụng này cũng xuất hiện, nhưng với nhật ký chiến tranh thì với mật độ vôcùng dày đặc, các ký hiệu viết tắt như: M, TH … được sử dụng liên tục trongmỗi trang nhât ký

Ngày đăng: 03/10/2019, 09:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristot (2005), Nghệ thuật thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thi ca
Tác giả: Aristot
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
2. Đỗ Hữu Châu (2004), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Sưphạm Hà Nội
Năm: 2004
3. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, In lần thứ 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 1997
4. Ferdinand de Saussure (1993), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Tổ Ngôn ngữ học Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngữ học đại cương
Tác giả: Ferdinand de Saussure
Nhà XB: Nxb Khoahọc xã hội
Năm: 1993
5. G.N. Pôxpêlôp (chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận nghiên cứu văn học
Tác giả: G.N. Pôxpêlôp (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từđiển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
7. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
8. Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Tái bản lần thứ ba, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữnghĩa
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
9. Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội - Nxb Mũi Cà Mau, Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phê bình văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội -Nxb Mũi Cà Mau
Năm: 1994
10. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học (bộ mới)
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
11. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, In lần thứ hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
12. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
13. M.B Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học (Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triểncủa văn học
Tác giả: M.B Khrapchenkô
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1978
14. M.B Khrapchenkô (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lí luận và phương pháp luậnnghiên cứu văn học
Tác giả: M.B Khrapchenkô
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2002
15. Mác, Ăngghen, Lê Nin (1962), Bàn về ngôn ngữ, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về ngôn ngữ
Tác giả: Mác, Ăngghen, Lê Nin
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1962
16. Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, In lần thứ 5, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1997
17. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và phê bình văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1996
18. Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Trí (2001), Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp truyện ngắn tràophúng Nguyễn Công Hoan
Tác giả: Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Trí
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
19. Trần Đình Sử (2004), “Bản chất xã hội thẩm mĩ của ngôn từ văn học”, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất xã hội thẩm mĩ của ngôn từ văn học”
Tác giả: Trần Đình Sử
Năm: 2004
20. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Giáo trình Lí luận văn học tập 1, 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lí luận văn học tập 1, 2
Tác giả: Trần Đình Sử (chủ biên)
Nhà XB: NxbĐại học Sư phạm
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w