Nhà máy chế biến mủ cao su Mai Vĩnh 1 Quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện (Trang 60)

- Trong điều kiện nhân tạo:

2.2.Nhà máy chế biến mủ cao su Mai Vĩnh 1 Quy trình sản xuất

2.2.1. Quy trình sản xuất

- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cao su SVR 3L:

Hình 2.8. Công nghệ sản xuất sản phẩm cao su SVR 3L của NMCBMCS Mai Vĩnh (Nguồn: Huỳnh Sơn Tùng, Khảo sát thực địa tại nhà máy, 2013)

Mủ cao su nước Đo độ mủ Axit formic,

nước

Đánh đông trong

mương Nước rửa mương đánh đông Nước thải Nước Cán kéo Nước thải Cán mỏng Nước Băm mủ Nước thải Xếp hộc, để ráo Nhiệt từ

lò sấy Sấy khô

Cân, ép bành, lưu kho

- Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cao su SVR 3L:

Mủ nước thu mua, được vận chuyển về nhà máy và xả vào từng mương đánh đông. Nước sạch được thêm vào để pha loãng theo tỉ lệ nhất định. Sau đó thêm acid formic vào và khuấy đều để đánh đông mủ.

Sau khi đánh đông, mủ được rửa sạch và cho vào cán kéo trước khi đưa vào máy cán ép tạo tấm. Mủ tấm được đưa vào máy băm, cắt tạo tấm. Mủ cốm được chuyển vào từng thùng sấy để đưa vào lò sấy tự động.

Sau khi sấy chín, mủ được mang ra và chuyển vào máy đóng khuôn. Mủ thành phẩm được đưa vào đóng khối theo khối lượng quy định và cho vào bao dán kín. Sau khi hoàn tất, mủ thành phẩm được đóng kiện và lưu kho chờ xuất.

- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cao su SVR 10:

Hình 2.9. Công nghệ sản xuất sản phẩm cao su SVR 10 của NMCBMCS Mai Vĩnh (Nguồn: Huỳnh Sơn Tùng, Khảo sát thực địa tại nhà máy, 2013)

Mủ chén, mủ tạp

Nhiệt từ lò sấy

Băm

Nước Hồ quậy để rửa

sạch Sấy chín Nước Cán mỏng Nước Cân, ép bành, lưu kho Phả mủ Nước thải Nước thải Nước thải

- Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cao su SVR 10:

Quy trình sản xuất sản phẩm cao su SVR10 cũng qua các bước tương tự giống quy trình sản xuất sản phẩm cao su SVR3L, chỉ khác ở nguyên liệu đầu vào là sử dụng mủ tạp đã đông nên trong quy trình sản xuất không có khâu đánh đông.

2.2.2. Các nguồn phát sinh nƣớc thải

- Nước thải sản xuất:

Nước thải phát sinh từ quy trình sản xuất sản phẩm cao su SVR 3L gồm các quá trình như: Quá trình rửa mương đánh đông, cán kéo, băm mủ.

Nước thải phát sinh từ quy trình sản xuất sản phẩm cao su SVR 10 gồm các quá trình như: Quá trình quậy rửa mủ, cán mỏng, băm mủ.

Nước thải phát sinh từ quá trình rửa xe chở mủ, vệ sinh máy móc và nhà xưởng. Tổng lưu lượng xả thải từ quá trình sản xuất khoảng 800 m3/ngày.

- Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt khoảng 8 m3

/ngày, phát sinh từ hoạt động ăn uống, vệ sinh cá nhân của công nhân viên.

2.2.3. Công nghệ xử lý nƣớc thải hiện hữu tại nhà máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.10. Công nghệ xử lý nước thải của NMCBMCS Mai Vĩnh (Nguồn: Huỳnh Sơn Tùng, Khảo sát thực địa tại nhà máy, 2013)

Nước thải Bể gạn mủ Bể điều hòa Bể ổn định Bể kỵ khí Bể hiếu khí Bể lắng Hồ sinh học Bể chứa Thải ra suối Tham Rớt

2.2.4. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sau xử lý trong ba năm gần nhất của nhà máy máy 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2011 2012 2013 64 15 22 150 17 57 22 20 10 56.5 13.7 19.8 4.1 0.6 1.8 BOD5 COD SS N-tổng N-NH3

Hình 2.11. Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý trong ba năm 2011 - 2013 của NMCBMCS Mai Vĩnh

(Nguồn: Huỳnh Sơn Tùng, Kết quả thống kê và so sánh mẫu nước thải trong ba năm gần nhất từ kết quả thanh kiểm tra của Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, 2011-2013)

Nhận xét:

Từ kết quả thống kê và so sánh mẫu nước thải sau xử lý trong ba năm gần nhất 2011, 2012, 2013 cho thấy:

- Trong năm 2011: Chỉ tiêu BOD5 vượt (2,13 lần), COD vượt (3 lần), N tổng vượt (3,76 lần), các chỉ tiêu còn lại đạt quy chuẩn cho phép.

- Trong năm 2012: Qua quá trình cải tạo hệ thống xử lý nước thải, ta thấy kết quả lấy mẫu nước thải đầu ra đều đạt quy chuẩn cho phép.

- Trong năm 2013: Chỉ tiêu COD vượt (1,14 lần), N tổng vượt (1,32 lần) so với quy chuẩn cho phép.

2.2.5. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải đầu vào và đầu ra trong thời gian thực địa

2.2.5.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại nhà máy

Hướng Bắc

Nhà máy CBMCS Mai Vĩnh

Vườn cao su

Suối Tham Rớt Đường giao thông nông thôn

Vườn cao su Vườn cao su

Hình 2.12. Vị trí nhà máy chế biến mủ cao su Mai Vĩnh (Nguồn: Huỳnh Sơn Tùng, Khảo sát thực địa tại nhà máy, 2013)

2.2.5.2. Thành phần nước thải đầu vào

Theo kết quả lấy mẫu nước thải ngày 06/9/2013 và kết quả phân tích mẫu ngày 13/9/2013, các thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải chế biến mủ cao su được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4. Thành phần nước thải đầu vào của NMCBMCS Mai Vĩnh

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

QCVN 01:2008/ 01:2008/ BTNMT (A) 1 pH - 5,77 6 - 9 2 BOD5 mg/l 874,7 30 3 COD mg/l 3325,0 50 4 SS mg/l 586,4 50 5 N tổng mg/l 371,974 15 6 N - NH3 mg/l 109,87 5

(Nguồn: Huỳnh Sơn Tùng, Kết quả lấy mẫu và phân tích mẫu nước thải tại Công ty CP DV TV Môi trường Hải Âu, Mã số mẫu: 09.13.NT10, 2013)

Ghi chú:

QCVN 01:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên. Cột A quy định giá trị của các thông số ô nhiễm tối đa cho phép trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Nhận xét:

Kết quả phân tích thành phần nước thải trước khi xử lý tại nhà máy chế biến mủ cao su Mai Vĩnh cho thấy mức độ ô nhiễm rất cao, cụ thể là: BOD5 vượt 29,15 lần, COD vượt 66,5 lần, SS vượt 11,72 lần, N tổng vượt 24,79 lần, N - NH3 vượt 21,97 lần.

Việc sử dụng những hóa chất dùng trong chống đông mủ như amôni (NH3) và những hóa chất dùng trong đánh đông mủ như axit formic, axit acetic là những nhân tố gây ô nhiễm. Do đó, để đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm bởi nước thải chế biến mủ cao su thì nước thải tại nhà máy cần được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.

2.2.5.3. Thành phần nước thải đầu ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5. Thành phần nước thải đầu ra của NMCBMCS Mai Vĩnh

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

QCVN 01:2008/ 01:2008/ BTNMT (A) 1 pH - 8,40 6 - 9 2 BOD5 mg/l 26,4 30 3 COD mg/l 49,1 50 4 SS mg/l 17,0 50 5 N tổng mg/l 21,315 15 6 N - NH3 mg/l 2,9 5

(Nguồn: Huỳnh Sơn Tùng, Kết quả lấy mẫu và phân tích mẫu nước thải tại Công ty CP DV TV Môi trường Hải Âu, Mã số mẫu: 09.13.NT11, 2013)

Ghi chú:

QCVN 01:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên. Cột A quy định giá trị của các thông số ô nhiễm tối đa cho phép trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Nhận xét:

Qua kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý của nhà máy, ta thấy các chỉ tiêu đều đạt ngoại trừ chỉ tiêu N tổng hơi vượt (1,42 lần) so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên.

2.2.6. Đánh giá hiệu quả xử lý nƣớc thải tại nhà máy

2.2.6.1. Đánh giá kết quả trước và sau xử lý nước thải của nhà máy

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 BOD5 COD SS N tổng N-NH3 874.7 3325 586.4 371.974 109.87 3026.4 5049.1 5017 1521.315 5 2.9

Đầu vào QCVN Đầu ra

Hình 2.13. So sánh kết quả trước và sau xử lý nước thải của NMCBMCS Mai Vĩnh (Nguồn: Huỳnh Sơn Tùng, So sánh kết quả trước và sau xử lý nước thải của nhà máy, 2013)

3.2.6.2. Đánh giá hiệu suất sau xử lý nước thải của nhà máy

Hiệu suất xử lý = [(chỉ tiêu nước thải đầu vào - chỉ tiêu nước thải đầu ra) : chỉ tiêu nước thải đầu vào] x 100%.

HBOD5 = [(874,7 – 26,4) : 874,7] x 100% = 96,98%. HCOD = [(3325 – 49,1) : 3325] x 100% = 98,52%. HSS = [(586,4 - 17) : 586] x 100% = 97,10%.

HN tổng = [(371,974 - 21,315) : 371,974] x 100% = 94,26%. HN-NH3 = [(109,87 - 2,9) : 109,87] x 100% = 97,36%.

0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 96.98 98.52 97.1 94.26 97.36 N-NH3 N-tổng SS COD BOD

Hình 2.14. Kết quả tính hiệu suất xử lý nước thải của NMCBMCS Mai Vĩnh (Nguồn: Huỳnh Sơn Tùng, Kết quả tính hiệu suất xử lý nước thải của nhà máy, 2013)

2.2.7. Đánh giá tác động của nƣớc thải sau xử lý đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt xung quanh khu vực xải thải mặt xung quanh khu vực xải thải

Nước thải sau khi xử lý sẽ được thải ra môi trường theo đường cống và ra suối Tham Rớt cách nhà máy khoảng 250m.

- Vị trí lấy mẫu: Suối Tham Rớt.

+ Vị trí 1: Về hướng thượng nguồn suối Tham Rớt, cách điểm xả thải 50m. + Vị trí 2: Tại điểm xả thải của nhà máy.

Bảng 2.6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt suối Tham Rớt STT Chỉ tiêu/ đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/ BTNMT VT1 VT2 VT3 1 pH 7,7 7,8 7,7 5,5 - 9 2 BOD5 (mg/l) 8,6 10,3 9,1 15 3 COD (mg/l) 13 14 14,3 30 4 SS (mg/l) 10 10 11 50 5 N tổng (mg/l) 3,4 < 5 < 5 10,54 6 N-NH3 (mg/l) 0,09 0,06 0,06 0,5 7 Dầu mỡ (mg/l) KPH KPH KPH 0,1 8 DO (mg/l) 4,38 4,52 4,49 ≥ 4 9 Coliform (MPN/100ml) 4 2 3 7500

(Nguồn: Huỳnh Sơn Tùng, Kết quả thống kê từ kết quả thanh kiểm tra của phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản tỉnh Bình Dương, 2013)

Ghi chú:

QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu sử dụng nước tương tự.

Nhận xét:

So với QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 kết quả phân tích mẫu nước mặt suối Tham Rớt cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép.

Đánh giá chung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả phân tích chất lượng nước mặt của suối Tham Rớt cho thấy chất lượng nước mặt của nguồn tiếp nhận khá tốt. Việc xả thải của nhà máy được công ty cao su Mai Vĩnh, ủy ban nhân dân xã Tân Long, người dân xung quanh khu vực nhà máy

giám sát chất lượng nước thải nên nước mặt khu vực xả thải khá tốt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện (Trang 60)