- Trong điều kiện nhân tạo:
1.4.3.2. Phương pháp kỵ khí Trong điều kiện tự nhiên:
- Trong điều kiện tự nhiên: Ao hồ kỵ khí:
Ao hồ kỵ khí là loại ao sâu từ 2,5 - 3,5m, có ít hoặc không có điều kiện hiếu khí. Các vi sinh vật kỵ khí hoạt động không cần oxi của không khí, chúng sử dụng oxi ở các hợp chất như nitratm sulfat... Để oxi hóa các chất hữu cơ thành các axit hữu cơ, các loại rượu và CH4, H2S, CO2, H2O.
Ao hồ kỵ khí thường dùng để lắng và phân hủy cặn lắng ở vùng đáy. Nước thải lưu ở hồ kỵ khí thường sinh ra mùi hôi, do đó không nên bố trí ao hồ này ở khu vực gần khu dân cư.
Cấu tạo của hồ nên có 2 ngăn: 1 ngăn làm việc và 1 ngăn dự phòng khi nạo vét bùn cặn. Cửa dẫn nước vào hồ nên đặt chìm nhằm đảm bảo cho việc phân bố cẳn đồng đều trong hồ. Cửa xả nước ra khỏi hồ theo kiểu thu nước bề mặt. [6]
- Trong điều kiện nhân tạo:
Bể kỵ khí kiểu đệm bùn dòng chảy ngược - UASB:
Được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông cốt thép, có nắp kín bằng nhựa, bê tông hoặc kim loại. Bể gồm 2 ngăn: Ngăn lắng và ngăn lên men. Trong bể diễn ra 2 quá trình: Lọc trong nước thải qua tầng cặn lơ lửng và lên men lượng cặn giữ lại.
Nhờ các vi sinh vật có trong bùn hoạt tính mà các chất bẩn trong nước thải đi từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn bị phân hủy. Trong bể, các vi sinh vật liên kết liên kết nhau lại và hình thành các hạt bùn lớn đủ nặng để không bị rửa trôi ra khỏi thiết bị. Bùn được xả ra khỏi bể từ 3 - 5 năm/lần nếu nước thải đưa vào qua bể lắng I, hoặc từ 3 - 6 tháng/lần nếu nước thải đưa vào xử lý trực tiếp. [8]