Khả năng gây ô nhiễm của nƣớc thải chế biến mủ cao su

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện (Trang 25 - 26)

Bảng 1.4. Đặc tính ô nhiễm của nước thải chế biến mủ cao su

Chỉ tiêu (mg/l) Chủng loại sản phẩm Cao su khối từ mủ nƣớc Cao su khối từ mủ tạp Cao su tờ Mủ ly tâm COD 3540 2720 4350 6212 BOD 2020 1594 2514 4010 Tổng N 95 48 150 565 N-NH3 75 40 110 426 TSS 114 67 80 122 pH 5,2 5,9 5,1 4,2

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Bích, Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến cao su Việt Nam, 2003)

Nước thải chế biến mủ cao su có pH trong khoảng 4,2 – 5,9 do việc sử dụng axit để làm đông tụ mủ cao su. Đối với mủ skim đôi khi nước thải có pH thấp hơn nhiều (pH = 1), đối với cao su khối được chế biến từ nguyên liệu đông tụ tự nhiên thì nước thải có pH cao hơn (pH = 6) và tính axit của nó chủ yếu là do các axit béo bay hơi, kết quả của sự phân hủy sinh học các lipid và phospholipid xảy ra trong khi tồn trữ nguyên liệu.

Hơn 90% chất rắn trong nước thải chế biến mủ cao su là chất rắn bay hơi. Phần lớn chất rắn này ở dạng hòa tan, còn ở dạng lơ lửng chủ yếu chỉ có những hạt cao su còn sót lại.

Hàm lượng nitơ hữu cơ thường không cao lắm và có nguồn gốc từ các protein trong mủ cao su, trong khi hàm lượng nitơ dạng amôni là rất cao do việc sử dụng amôni để chống đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ mủ cao su, khi có sự phân hủy yếm khí thì gây ra mùi hôi thối, làm tăng độ đục nguồn tiếp nhận.

Tóm lại, nước thải chế biến mủ cao su có tính chất gây ô nhiễm nặng. Những chất ô nhiễm mà nó chứa thuộc 2 lọai: Chất ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng. [1]

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)