Những công nghệ đang được áp dụng tại một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện (Trang 32 - 34)

- Trong điều kiện nhân tạo:

1.5.1.1. Những công nghệ đang được áp dụng tại một số nước trên thế giớ

Một số nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan đã nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ trong xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Các công nghệ áp dụng này chủ yếu là công nghệ xử lý sinh học, bao gồm:

- Hệ thống các hồ kỵ khí - tùy nghi:

Công nghệ này thích hợp đối với các nhà máy sản xuất cao su tờ, có nồng độ BOD khoảng 1500 mg/l. Các chất hữu cơ trong hồ kỵ khí phân hủy theo hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Là giai đoạn axit hóa, chuyển các chất hữu cơ thành axit và mạch ngắn.

Hồ kỵ khí có chiều sâu từ 3,5 - 5m, tại trọng 0,15kg BOD/m3/ngày, thời gian lưu nước từ 13 - 15 ngày, hiệu suất xử lý BOD 80%. Trên mặt hồ thường xuất hiện lớp váng cao su, do đó cần loại bỏ để tránh gây tắc nghẽn.

Sau hồ kỵ khí, nồng độ BOD còn lại khoảng 300 mg/l, tiếp tục xử lý trong hồ tùy nghi. Hồ tùy nghi có chiều sâu 1 - 2m thích hợp cho sự phát triển của tảo và vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ. Hồ tùy nghi có tải trọng hữu cơ 0,03 kg/m3/ngày, thời gian lưu nước từ 20 - 25 ngày, hiệu suất xử lý BOD 45%. Lớp váng cao su nổi trên bề mặt phải được loại bỏ thường xuyên để tạo điều kiện cho ánh sáng mặt trời xuyên qua, giúp tảo phát triển.

Ưu điểm của hệ thống này là chịu được nồng độ chất hữu cơ gia tăng đột ngột, chi phí thấp. Tuy nhiên, hệ thống hồ cần diện tích rộng và phát sinh mùi hôi.

- Hệ thống các hồ kỵ khí - thoáng khí:

Công nghệ này áp dụng cho nước thải chế biến mủ tạp, có BOD khoảng 1500 mg/l. Nhờ tăng cường oxi nên thời gian xử lý được rút ngắn còn khoảng 4 ngày. Sau hồ thoáng khí là các hồ lắng để lắng sinh khối với thời gian lưu nước khoảng 3 ngày.

Ưu điểm của hệ thống này là hiệu quả xử lý BOD cao 95 - 98%, tuy nhiên chi phí vận hành cao hơn. Hồ thoáng khí có độ sâu khoảng 3m, các chất hữu cơ trong hồ thoáng khí được phân hủy nhờ các hệ vi sinh vật như vi khuẩn, xạ khuẩn, động vật nguyên sinh... Sau hồ thoáng khí nồng độ SS > 900 mg/l, do đó cần có các hồ lắng để lắng sinh khối với thời gian lưu nước khoảng 3 ngày.

- Hệ thống các hồ làm thoáng:

Hệ thống này có hiệu quả xử lý cao hơn hai hệ thống hồ nêu trên, đặc biệt là N tổng và N-NH3.

- Mương oxi hóa:

Mương oxi hóa có quá trình làm thoáng kéo dài và cường độ sục khí cao hơn so với bể thoáng khí thông thường. Trong mương oxi hóa có mật độ bùn cao, bùn được tuần hoàn để duy trì mật độ vi sinh vật trong mương oxi hóa, hiệu quả xử lý BOD đạt

khoảng 90 - 96%.

Ưu điểm của mương oxi hóa là hoạt động ổn định, ít mùi hôi, kích thước nhỏ hơn hệ thống các hồ. Tuy nhiên, khả năng chịu được nồng độ chất hữu cơ gia tăng đột ngột kém, tiêu hao nhiều năng lượng. [11]

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)